Top 11 Bài thơ hay nhất của nhà thơ Tản Đà
Tản Đà tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và ... xem thêm...sông Đà, quê hương ông. Trong khoảng một thập kỷ tính từ những năm 1920 thì trên thi đàn văn học Việt Nam, không có nhà thơ nào nhận được nhiều sự yêu mến như Tản Đà. Và dưới đây hãy cùng Toplist điểm qua các bài thơ hay nhất của nhà thơ Tản Đà.
-
Thề Non Nước
Nước non nặng một nhời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Giời tây chiếu bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi nhời thề.
-
Cảnh Vui Nhà Nghèo
Trong trần thế cảnh nghèo là khổ
Nỗi sinh nhai khốn khó qua ngày
Quanh năm gạo chịu tiền vay
Vợ chồng lo tính hôm rày hôm mai.
Áo lành rách vá may đắp điếm
Nhà ở thuê chật hẹp quanh co
Tạm yên đủ ấm vừa no
Cái buồn khôn xiết, cái lo khôn cùng.
Con đi học con bồng con dắt
Lớn chưa khôn lắt nhắt thơ ngây,
Hôm hôm lớn bé sum vầy
Cũng nên vui vẻ mà khuây nỗi buồn.
Nghĩ thiên hạ cho con đi học
Cảnh phong lưu phú túc nói chi!
Những ai bần bạc hàn vi
Lo buồn, đã vậy, vui thì cũng vui.
Tan buổi học mẹ ngồi tựa cửa
Mắt trông con đứa đứa về dần
Xa xa con đã tới gần
Các con về đủ quây quần bữa ăn.
Cơm dưa muối khó khăn mới có,
Của không ngon, nhà khó cũng ngon.
Khi vui câu chuyện thêm giòn
Chồng chồng vợ vợ con con một nhà.
Ăn rồi học, tối qua lại sáng,
Ít tiền tiêu ngày tháng thảnh thơi,
Chiều chiều tối tối mai mai
Miễn sao no đủ, việc đời quản chi!
Con nhà khó nhiều khi vất vả,
Ngoài học đường thư thả được đâu,
Khi thời quẩy nước tưới rau
Chợ tan đón gánh theo sau mẹ già.
Việc giấy bút vẫn là đi học
Cảnh gia đình khó nhọc nhường ai?
Ví chăng có chí có tài
Khi nên, trời cũng cho người làm nên.
Khắp xã hội nghèo hèn ai đó
Mẹ thương con thời cố công nuôi
Những con nhà khó kia ơi
Có thương cha mẹ thời vui học hành!
Cũng chẳng kể thành danh lúc khác
Trời đã cho bước bước càng hay
Nghèo mà học được như nay
Vinh hoa chưa dễ sánh tày cái vui.
Trong trần thế nhiều nơi phú quý
Nỗi buồn riêng ai ví như ai?
Bày ra cái cảnh có trời
Vui buồn cũng ở tự người thế gian. -
Đời Đáng Chán
Người đời thử ngẫm mà hay
Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!
Còn ai ai tỉnh ai mê
Những ai thiên cổ đi về những đâu?Đời đáng chán hay không đáng chán?
Cất chén quỳnh, riêng hỏi bạn tri âm
Giá khuynh thành nhất tiếu thiên câm
Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục
Giang hà nhật hạ nhân giai trọc
Thiên địa lô trung thục hữu tình
Đón đưa ai gió lá chim cành
Ấy nhân thế phù sinh là thế thế
Khách phù thế chửa dứt câu phù thế
Người phong lưu càng đượm vẻ phong lưu
Bức khăn hồng nâng đỡ hạt châu
Chuyện kim cổ một vài câu phải trái
Châu Nam Hải, thuyền chìm sông Thuý Ái
Sóng Tiền Đường, cỏ áy bến Ô giang
Ngẫm nghìn xưa: ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang
Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ
Đời đáng chán biết thôi là đủ
Sự chán đời xin nhủ lại tri âm
Nên chăng nghĩ lại kẻo nhầm. -
Lại say
Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thời hư vậy, say thời cứ say.
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười?
Say chẳng biết phen này là mấy!
Nhìn non xanh chẳng thấy, lại là say.
Quái! Say sao say mãi thế này?
Say suốt cả đêm ngày như bất tỉnh.
Thê ngôn tuý tửu chân vô ích
Ngã dục tiêu sầu thả tự do
Việc trần ai, ai tỉnh ai lo
Say tuý luý nhỏ to đều bất kể.
Trời đất nhỉ, cái say là sướng thế!
Vợ can chồng, ai dễ đã chừa ngay?
Muốn say lại cứ mà say! -
Thăm mả cũ bên đường
Chơi lâu nhớ quê về thăm nhà,
Đường xa, người vắng, bóng chiều tà,
Một dãy lau cao làn gió chạy,
Mấy cây thưa lá sắc vàng pha.
Ngoài xa trơ một đống đất đỏ,
Hang hốc đùn lên đám cỏ gà.
Người nằm dưới mả, ai ai đó?
Biết có quê đây hay vùng xa?
Hay là thuở trước kẻ cung đao?
Hám đạn liều tên quyết mũi đao.
Cửa nhà xa cách vợ con khuất,
Da ngựa gói bỏ lâu ngày cao,
Hay là thuở trước kẻ văn chương?
Chen hội công danh nhỡ lạc đường.
Tài cao phận thấp chí khí uất,
Giang hồ mê chơi, quên quê hương.
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
Hay là thuở trước khách phong lưu?
Vợ con đàn hạc đề huề theo.
Quan san xa lạ đường lối khó,
Ma thiêng nước độc phong sương nhiều.
Hay là thuở trước bậc tài danh?
Đôi đôi, lứa lứa cũng linh tinh
Giận duyên tủi phận hờn ân ái,
Đất khách nhờ chôn một khối tình!
Suối vàng sâu thẳm biết là ai?
Mả cũ không ai kẻ đoái hoài!
Trải bao ngày tháng trơ trơ đó,
Mưa dầu, nắng dãi, trăng mờ soi!
Ấy thực quê hương con người ta
Dặn bảo trên đường những khách qua:
Có tiếng khóc oe thời có thế
Trăm năm ai lại biết ai mà! -
Gặp xuân
Gặp xuân ta giữ xuân chơi
Câu thơ chén rượu là nơi đi về
Hết xuân, cạn chén, xuân về
Nghìn thu nét mực xuân đề vẫn xuân!
Xuân ơi xuân hỡi!
Vắng xuân lâu ta vẫn đợi, chờ, mong
Trải bao nhiêu ngày tháng hạ, thu, đông
Ròng rã nỗi nhớ nhung, xuân có biết?
Khứ tuế xuân qui, sầu cửu biệt
Kim niên xuân đáo, khách tương phùng
Gặp ta nay xuân chớ lạ lùng
Tóc có khác, trong lòng ta chẳng khác
Kể từ thuở biết xuân bốn chín năm về trước
Vẫn rượu thơ non nước thú làm vui
Đến xuân nay ta tuổi đã năm mươi
Tính trăm tuổi, đời người ta có nửa
Còn sau nữa lại bao nhiêu xuân nữa
Mặc trời cho, ta chửa hỏi làm chi
Sẵn rượu đào xuân uống với ta đi
Chỗ quen biết kể gì ai chủ khách
Thiên cổ vị văn song Lý Bạch
Nhất niên hà đắc lưỡng Đông quân
Dẫu trăm năm gặp gỡ đủ trăm lần
Thơ với rượu cùng xuân, ta cứ thế
Ngoài trăm tuổi, vắng ta trần thế
Xuân nhớ ta chưa dễ biết đâu tìm!
Cùng nhau nay hãy uống thêm! -
Gần tết tiễn năm cũ
Tháng một qua rồi, tháng chạp đến
Năm tàn Bính Tý nay gần tết
Ngoài đường tấp nập chợ đi đông
Quang cảnh trông ra gần lại tết
Ông Công ngựa cá đã lên giời
Hạ giới cùng nhau tết đến nơi!
Kẻ có tha hồ vui vẻ tết
Nhà nghèo tết đến cũng lôi thôi!
Tết nhất từ xưa đã biết bao?
Vui xuân năm ấy giống năm nào
Cỗ bàn, bánh pháo mừng thên tuổi
Một bước đời lên, một bước cao
Gần tết bao nhiêu cảnh khác nhau
Người vui sắm sửa, kẻ lo sầu
Phong lưu thiên hạ nghe chừng ít
Lo tết trần gian chẳng thiếu đâu!
Quanh năm luống những túng cùng lo
Tết nhất thêm ra cũng lắm trò
Lễ nghĩa muốn thôi, thôi chẳng dứt
Nợ nần vay trả khất quanh co!
Độp cái, năm tàn chóng hết thôi
Để chi đeo đuổi bận lòng ai
Còn năm luống những lo không dứt
Lo mãi quanh năm chán cả đời
Gần tết bao nhiêu, rát bấy nhiêu
Cái lo đâu đến đủ trăm chiều
Mong sao chóng hết năm tàn đó
Để mấy ngày chi lẵng đẵng theo!
Tiễn năm ta có mấy vần thơ
Năm hết cho người cũng hết lo
Sắp sửa cành nêu, xuân đón chúa
Thử xem năm mới có ra trò! -
Phong cách thơ Tản Đà?
Tản Đà, tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong cách thơ của Tản Đà nổi bật với những đặc điểm sau:
- Sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại: Tản Đà sử dụng ngôn ngữ thơ phong phú và hình ảnh đa dạng, kết hợp yếu tố cổ điển của thơ Đường và cảm hứng hiện đại của thơ tự do. Ông thể hiện sự hòa quyện giữa các phong cách, từ đó tạo ra những tác phẩm có chiều sâu và sự mới mẻ.
- Tinh thần lạc quan, hào hứng: Thơ Tản Đà thường mang tính chất lạc quan, hào hứng, thể hiện sự yêu đời, yêu thiên nhiên, và cảm xúc mạnh mẽ. Ông thường mô tả vẻ đẹp của cảnh vật và cuộc sống một cách tươi sáng và sinh động.
- Lối viết tự do và linh hoạt: Mặc dù Tản Đà có kiến thức vững về thơ cổ điển, ông thường thử nghiệm với các thể thơ và cách viết mới. Điều này cho phép ông có sự tự do trong việc sáng tạo và thể hiện cảm xúc cá nhân.
- Chất thơ dân gian và truyền thống: Tản Đà không ngần ngại sử dụng các yếu tố dân gian và truyền thống trong thơ của mình. Ông thường xuyên sử dụng các điển tích, câu ca dao, và các biểu tượng văn hóa dân gian trong các tác phẩm của mình.
- Tư duy triết lý và sâu sắc: Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, thơ Tản Đà cũng thể hiện sự suy tư về nhân sinh, thời cuộc, và những vấn đề triết lý sâu sắc. Ông thường đưa ra những nhận xét, quan điểm về cuộc sống, con người và xã hội.
- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh: Tản Đà sử dụng ngôn ngữ thơ rất phong phú với nhiều hình ảnh và biểu cảm sinh động. Ông thường tạo ra những hình ảnh độc đáo và mới lạ, khiến cho thơ của ông dễ dàng ghi dấu ấn trong tâm trí người đọc.
Các tác phẩm nổi tiếng của Tản Đà như "Bích câu kỳ ngộ," "Chùa Hương," hay "Lục bát" đã thể hiện rõ ràng những đặc điểm phong cách thơ này và chứng tỏ sự đóng góp quan trọng của ông vào nền văn học Việt Nam.