Top 11 Bài thơ hay nhất của nhà thơ Tú Mỡ
Nhà thơ Tú Mỡ, tên thật là Hồ Trọng Hiếu. Ông sinh ngày 14 tháng 3 năm 1900, tại phố Hàng Hòm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trong một gia đình tiểu thủ công nghèo. ... xem thêm...Nói đến Tú Mỡ là người ta dễ liên hệ đến bậc đàn anh Tú Xương. Hai ông là những đỉnh cao của thơ trào phúng. Mà đã là thơ trào phúng ắt sẽ phải chạm đến tâm hồn Việt. Tuyệt nhiên không có thứ thơ trào phúng lai căng, nhập ngoại. Ở Tú Mỡ, bên trong cái buồn cười, đầy vẻ trào lộng ấy lại là một con người rất mẫn cán với công việc và nhân hậu với cuộc đời, bằng hữu, đặc biệt là với người thân trong gia đình.
-
Thương ông
Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng, khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần,
Âu yếm, nhanh nhảu:
“Ông vịn vai cháu,
Cháu đỡ ông lên.”
Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng
Quẳng gậy, cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu:
“Hoan hô thằng bé!
Bé thế mà khoẻ
Vì nó thương ông.”
Đôi mắt sáng trong
Việt ta thủ thỉ:
“Ông đau lắm nhỉ?
Khi nào ông đau
Ông nhớ lấy câu
Bố cháu vẫn dạy
Nhắc đi nhắc lại:
- Không đau! Không đau!
Dù đau đến đâu,
Khỏi ngay lập tức.”
Tuy chân đang nhức,
Ông phải phì cười:
“Ừ, ông theo lời
Thử xem có nghiệm”
Ông bèn nói liền:
“Không đau! Không đau!”
Và ông gật đầu:
“Khỏi rồi! Tài nhỉ!”
Việt ta thích chí:
“Cháu đã bảo mà...!”
Và móc túi ra:
“Biếu ông cái kẹo!”
Nửa đầu của bài thơ này được trích giảng trong sách giáo khoa cấp I trong nhiều năm.
Nguồn: Định Hải, Hương cốm, NXB Kim Đồng, 1975
-
Khóc người vợ hiền
Bà Tú ơi! Bà Tú ơi!
Té ra bà đã qua đời, thực ư ?
Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác,
Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm bao
Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào,
Nào đâu bóng dáng ra vào hôm mai
Đâu bóng dáng con người thùy mị,
Tuy tuổi già xấp xỉ bảy mươi,
Vần còn khỏe mạnh, vui tươi,
Le te, nhanh nhẹn như thời xuân xanh.
Nhìn sau lưng vô tình cứ ngỡ
Một cô nào thiếu nữ thanh tân.
Vậy mà cái chết bất thần
Cướp bà đi mất, vô ngần xót xa!
Kể từ thuở đôi ta kết tóc,
Thấm thoát gần năm chục năm qua
Thủy chung chồng thuận vợ hòa,
Gia đình hạnh phúc thật là ấm êm.
Tôi được bà vợ hiền thuần thục,
Cảm thấy mình tốt phúc bao nhiêu!
Đôi ta cùng một cảnh nghèo,
Đạo chồng vợ lấy chữ yêu làm nền.
Nhớ khi giường bệnh đã nằm,
Bà còn thủ thỉ tình thâm thương chồng
"Tôi mà chết thì ông sẽ khổ,
Vì, cứ theo câu cổ ngữ ta
Xưa nay con cái nuôi cha
Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông.
"Bà ơi, hãy dầu lòng yên dạ,
Giấc nghìn thu cho thoả vong hồn,
Bà đi, đã có dâu con,
Một lòng phụng dưỡng, chăm nom bố già.
Tôi có khổ, âu là chỉ khổ
Vì thiếu bà, nhà cửa vắng tanh,
Khổ khi thức giấc tàn canh
Bên giường trống trải một mình nằm trơ.
Khổ nhớ lại sớm trưa ngày trước
Pha ấm trà chén nước mời nhau.
Giờ tôi chẳng thấy bà đâu,
Bên bàn thờ nhắp chén sầu đầy vơi...
Khổ những lúc ra sân mê tỉnh
Ngắm vườn nhà thấy cảnh thênh thang,
Mà bà khuất núi cho đang,
Quả cau tươi, lát rầu vàng ai xơi?
Khổ trông thấy cái cơi còn đó,
Đã khô trầu, khô vỏ, khô cau.
Ba thước đất đã vùi sâu
Cặp môi cắn chỉ ăn trầu đỏ tươi
Ngẫm: cảnh già cuộc đời sung sướng,
Tưởng vợ chồng còn hưởng dài lâu
Không ngờ con tạo cơ cầu,
Bà đi, để tủi dể sầu cho tôi
Ôi! Duyên nợ thế thôi là hết,
Năm mu_ơi năm thám thiết yêu nhau!
Bà về trước, tôi về sau
Thôi đành tạm biệt, nuốt sầu gượng vui
Bà đi rồi nhưng tôi phải ở,
Công việc đời còn dở tí thôi,
Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi,
Về nơi cực lạc, lại tôi với bà...
(19-11-1968)
-
“Phở” đức tụng
Trong các món ăn “quân tử vị”,
Phở là quà đáng quý trên đời.
Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi,
Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ.
Náy bánh cuốn, này thịt bò, này nước dùng sao nhánh mỡ,
Ngọn rau thơm, hành củ thái trên.
Nước mắm, hồ tiêu, cùng dấm, ớt điểm thêm,
Khói nghi ngút đưa lên thơm ngát mủi.
Như xúc động tới ruột gan bàn phổi,
Như giục khơi cái đói của con tì.
Dẫu sơn hào, hải vị khôn bì,
Xới một bát nhiều khi chưa thích miệng.
Kẻ phú quý cho chí người bần tiện,
Hỏi ai là đã nếm không ưa,
Thầy thông, thấy phán đi sớm về trưa,
Điểm tâm phở, ngon ơ và chắc dạ.
Cánh thuyền thợ làm ăn vất vả,
Phở xơi no cũng đỡ nhọc nhằn.
Khách làng thơ đêm thức viết văn,
Được bát phở cũng đỡ băn khoăn óc bí…
Bọn đào kép, con nhà ca kỹ,
Lấy phở làm đầu vị giải lao.
Chúng chị em sớm mận tối đào,
Nhờ có phở cũng đỡ hao nhan sắc.
Phở là đại bổ, tốt bằng mười thang thuốc bắc,
Quế, phụ sâm, nhung chưa chắc đã hơn gì.
Phở bổ âm, dương, phế, thận, can, tì,
Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch.
Anh em lao động đồng tiền không rúc rích,
Coi phở là môn thuốc ích vô song.
Các bậc vương tôn thường chả phượng, nem công,
Chưa chén phở, vẫn còn chưa đủ món.
Chớ chê phở là đồ ăn hèn mọn,
Dẫu sao thành Ba-Lê còn phải đón phở sang.
Cùng các cao lương vạn quốc phô trương,
Ngon lại rẻ, thường hay quán giải.
Sống trên đời, phở không ăn cũng dại,
Lúc buông tay ắt phải cúng kem.
Ai ơi, nếm thử kẻo thèm.
Nguồn: Việt Nam thi nhân tiền chiến, Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng, Xuân Thu tái bản, 2000
-
Ông và cháu
Làm được ông
Không phải dễ
Biết yêu trẻ
Cho ra yêu;
Biết nuông chiều
Cho đúng độ;
Biết dạy dỗ
Chẳng cần roi;
Biết trò chơi
Cho trẻ thích;
Chuyện cổ tích
Biết thật nhiều;
Kể thế nào
Nghe thật khoái;
Biết gấp giấy
Làm thằng người,
Làm thuyền mui,
Làm tên lửa,
Làm con ngựa,
Làm chim cò...
Biết làm bò
Cho cháu cưỡi;
Bài hát mới
Biết dăm ba,
Dậy hát ca
Và biểu diễn;
Biết xử kiện
Cho thông minh,
Được cảm tình,
Không trái lẽ.
Tính con trẻ
Hay tò mò
Hỏi bất ngờ
Vài câu hóm
Oái oăm gớm
Ai? Tại sao?
Làm thế nào?
Nhiều lúc bí...
Ông phải nghĩ
Đáp cho thông.
Cháu với ông
Hai thế hệ
Già hợp trẻ,
Trẻ hợp già
Vui cửa nhà
Thật hạnh phúc!
-
Mười thương
Một thương tóc lệch đường ngôi,
Hai thương quần trắng, áo mùi, khăn san.
Ba thương hôm sớm điểm trang,
Bốn thương răng ngọc hai hàng trắng phau.
Năm thương lược Huế cài đầu,
Sáu thương ô lục ngả màu thanh thiên.
Bảy thương lắm bạc nhiều tiền,
Tám thương động tí nữ quyền giở ra.
Chín thương cô vẫn ở nhà,
Mười thương... thôi để mình ta thương mình...
Nguồn: Tú Mỡ, Giòng nước ngược - Tập I, Trung Bắc Tân Văn, 1934
-
Thề đi
Vì tiền có vụ kiện nhau
Thần công lý chẳng biết đâu mà rờ.
Mượn, vay, tờ chữ mập mờ,
Kẻ kêu chưa giả, người thưa giả rồi.
Thật là rắc rối, lôi thôi,
Quan toà chẳng rõ ai người gian ngay.
Các ngài đành chịu bó tay
Muốn ra manh mối phải xoay thần quyền.
Sức cho bên bị, bên nguyên
Ra đền Hàng Trống mà tuyên lời thề.
Ai ngay, Thánh để cho về...
Ai gian, Thánh vật xuống hè chết tươi.
Đền Hàng Trống? Các ngài ơi,
Các ngài hãy để cho tôi phì cười.
Đền Hàng Trống dạo vừa rồi
Bị thẳng kẻ trộm vào moi hòm tiền.
Thánh Bà nếu quả linh thiêng,
Đã làm cho nó đảo điên rụng rời..!
Nói chi đến việc thề bồi,
Bầy trò che mắt con người thế gian!
Từ xưa, bao kẻ khai man,
Vẫn nguây nguẩy sống, bình an như thường.
Thần thiêng, ồ chuyện hoang đường!
Thề trê chui ống, trò mường ai tin?
Nguồn: Báo Ngày nay, số 89, ngày 12-12-1937
-
Sư cô ở cữ
Chùa Yên Lạc, phủ Khoái Châu
(Tên sao khéo đặt nên câu hữu tình!)
Có bà sư trẻ xinh xinh,
Tuổi chừng ba chục xuân xanh đang vừa.
Vẻ người bầu bĩnh dễ ưa,
Nõn nà tay ngọc, mởn mơ má hồng.
Tuy duyên lộ vẻ mặn nồng,
Sư bà vẫn muốn hết lòng chân tu.
Nhưng rồi một sáng mùa thu,
Người ta thấy vị ni cô sượng sùng.
Bụng đeo cái trống cà rùng,
Đến nhà thương để tìm phòng khai hoa.
Các ngài Bồ Tát, Thích Ca,
Độ trì phù hộ sư bà trẻ son.
Đẻ ra một cậu sư con,
A Di Đà Phật! Mẹ tròn con vuông.
Đẻ xong từ giã nhà thương,
Gởi con nhà nước lên đường lại tu.
Dốc lòng tu… hú, tu… mu,
Tại miền khoái lạc, cảnh chùa yên vui.
Phật thương rồi cứ quen mùi,
Sẽ năm một, ba năm đôi xòn xòn.
Sinh năm đẻ bảy sư con,
Càng ngày quả phúc càng tròn hơn xưa.
Ngẫm ngày mùng tám tháng tư,
Bụt còn đẻ, nữa là sư?! Ngượng gì!
-
Phong cách thơ Tú Mỡ?
Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) là một nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20, nổi bật với phong cách thơ độc đáo và sáng tạo. Phong cách thơ của Tú Mỡ có những đặc điểm chính sau:
- Lối viết hài hước và châm biếm: Tú Mỡ nổi bật với lối viết hài hước, châm biếm, và có phần trào phúng. Ông thường dùng những câu thơ vui nhộn để phản ánh các vấn đề xã hội và con người, tạo ra những hiệu ứng thú vị và gây cười cho người đọc. Sự hài hước của ông thường không chỉ dừng lại ở mức giải trí mà còn mang những thông điệp sâu sắc về xã hội và nhân sinh.
- Những hình ảnh sinh động và cụ thể: Trong thơ của Tú Mỡ, hình ảnh được miêu tả rất sinh động và cụ thể. Ông sử dụng nhiều hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày và diễn đạt chúng một cách mới mẻ, sáng tạo, giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận.
- Ngôn ngữ giản dị nhưng tinh tế: Ngôn ngữ thơ của Tú Mỡ thường rất giản dị và dễ hiểu. Tuy nhiên, sự tinh tế trong cách chọn từ và sắp xếp câu chữ giúp bài thơ của ông có chiều sâu và sắc thái riêng biệt. Ông biết cách sử dụng ngôn từ để truyền đạt cảm xúc và ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả.
- Tinh thần lạc quan và yêu đời: Thơ Tú Mỡ thường mang tinh thần lạc quan và yêu đời. Ông có xu hướng nhìn nhận cuộc sống từ góc độ tích cực và thường tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ bé, giản dị của cuộc sống hàng ngày.
- Sự phê phán xã hội và nhân sinh: Mặc dù lối viết của ông có phần hài hước, nhưng Tú Mỡ không ngần ngại phê phán các thói hư tật xấu của xã hội và con người. Ông dùng sự châm biếm để chỉ trích và phản ánh các vấn đề xã hội, từ đó tạo ra sự phản ánh sâu sắc và có phần nghiêm túc về cuộc sống.
- Tư duy sáng tạo và đổi mới: Tú Mỡ là một nhà thơ tiên phong trong việc đổi mới thơ ca, thử nghiệm với các hình thức và nội dung mới. Ông không chỉ tiếp thu các yếu tố cổ điển mà còn đưa vào các yếu tố mới mẻ, hiện đại, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong thơ của mình.
Các tác phẩm của Tú Mỡ như "Bảo mẫu," "Tản mạn," và "Vui" đều thể hiện rõ phong cách thơ này, làm nổi bật sự sáng tạo và sự hài hước trong cách nhìn nhận cuộc sống của ông.