Top 7 Bài tóm tắt các tác phẩm văn xuôi thi THPT Quốc gia

Hà Ngô 160 0 Báo lỗi

Viết tóm tắt truyện là một cách tuỵệt vời để xử lý thông tin bạn đã đọc. Tóm tắt các tác phẩm là cách tốt nhất để đọc và nhớ được nội dung tác phẩm. Viết tóm ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài tóm tắt: Vợ chồng A Phủ

    Vợ chồng A Phủ là câu chuyện kể về cuộc đời của cô gái trẻ xinh đẹp tên là Mị, sinh ra trong một gia đình nghèo ở làng Hồng Ngài. Vì món nợ truyền kiếp do cha mẹ để lại, Mị bị A Sử trong làng bắt cóc về làm vợ để gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.


    Cuộc đời Mị lại tiếp tục những chuỗi ngày nghèo khổ và cơ cực hơn gấp ngàn lần, hàng ngày cô phải lao động quần quật không kể trời nắng hay mưa, vất vả hơn cả con trâu, con ngựa; trở nên ít nói hơn, suốt ngày lủi thủi trong nhà như con rùa nuôi trong xó cửa. Năm ấy tết đến, Mị tình cờ nghe được tiếng sáo ở đâu vọng lại, tâm hồn nàng trở nên bồi hồi, thiết tha, nàng nhớ lại những chuyện xưa kia và nàng muốn đi chơi, nhưng bị nhưng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị trong buồng tối.


    Cũng đêm đó, A Phủ một chàng trai khỏe mạnh, giỏi lao động nhưng vì nghèo và mồ côi, do đánh A Sử nên A Phủ đã bị phạt vạ phải làm ở đợ cho nhà thống lý để trừ nợ. Một mùa đông giá rét, rừng đói, hổ báo từng đàn ra phá nương, bắt bò ngựa. A Phủ vì mải mê bẫy nhím nên đã để hổ bắt mất một con bò. A Phủ bị thống lí Pá Tra bắt trói đứng vào một cây cột, suốt mấy ngày đêm - chờ khi nào A Sử bắn được hổ mới tha.


    Lúc ấy, tuy Mị đã trở thành một con người hoàn toàn vô cảm nhưng khi nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ lặng lẽ rơi trên hai hóm má xám đen vì kiệt sức, tuyệt vọng, Mị động lòng thương người cùng cảnh ngộ. Sau một hồi suy nghĩ, Mỵ đã cắt dây trói cho A Phủ. Rồi, Mị vụt chạy theo anh ta.


    Cả hai chạy trốn trong đêm, băng qua những cánh rừng để đến Phiềng Sa, họ thành vợ thành chồng xây dựng một cuộc sống mới. A Phủ đến với cách mạng,họ theo cán bộ A Châu và A Phủ trở thành đội trưởng du kích. Họ cầm súng đánh đuổi giặc thù bảo vệ gìn giữ bản làng

    Bài tóm tắt: Vợ chồng A Phủ
    Bài tóm tắt: Vợ chồng A Phủ
    Bài tóm tắt: Vợ chồng A Phủ
    Bài tóm tắt: Vợ chồng A Phủ

  2. Top 2

    Bài tóm tắt: Vợ nhặt

    “Vợ Nhặt” là câu chuyện kể về năm 1945, khi nạn đói khủng khiếp xảy ra khắp nơi, người chết chất đống không chỗ chôn, người sống thì như những bóng ma, dật dờ, gầy rộc người. Và nhân vật chính là Tràng, một người đàn ông xấu xí, dáng người thô kệch, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư.


    Tràng làm nghề kéo xe bò kiếm sống qua ngày nuôi mẹ già - bà cụ Tứ.Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ.


    Khi Tràng dắt người đàn bà xa lạ về, cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, những khuôn mặt u tối bổng rạng rỡ lên. Nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng không nổi bàng hoàng ngạc nhiên và lo lắng. Sau khi nghe Tràng giải thích, trong lòng bà xuất hiện bao nỗi niềm, ngỡ ngàng có, buồn có nhưng cũng vui và hi vọng hơn. Bà nói chuyện với con dâu không hề tỏ thái độ khinh rẻ người phụ nữ đã theo không con trai mình về. Rồi bà khóc... Đêm tân hôn của họ diễn ra lặng lẽ trong không khí thê lương với mùi rơm rạ và tiếng khóc vẳng tới từ những gia đình trong xóm của người chết.


    Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lói. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám. Khi nghe tiếng thúc thuế nổi lên, qua lời kể của người vợ, Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phất phới.

    Bài tóm tắt: Vợ nhặt
    Bài tóm tắt: Vợ nhặt
    Bài tóm tắt: Vợ nhặt
    Bài tóm tắt: Vợ nhặt
  3. Top 3

    Bài tóm tắt: Ai đã đặt tên cho dòng sông

    “Ai đã đặt tên cho dòng sông” với ngòi bút tài hoa trong nghệ thuật miêu tả độc đáo của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ nên vẻ đẹp của dòng sông xứ Huế trên các phương diện về không gian, thời gian, lịch sử và thi ca làm nên nét đẹp trữ tình của Hương giang.


    Bài bút kí đã ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với xứ huế mơ mộng đã đi vào lòng người và với truyền thống lịch sử xứ Huế. Ở mỗi thời điểm con sông lại có những vẻ đẹp riêng.


    Khi sông Hương chảy ở thượng nguồn thật hoang dại tựa như “bản trường ca rừng già”, “như cô gái Di-gan”, “người mẹ phù sa” vẻ đẹp đầy tinh tế và say đắm lòng người. Khi về đến thành phố, hai bên bờ sông nổi bật với màu đỏ của hoa đỗ quyên, sông Hương lúc này tựa như cô gái thức giấc, liên tục chuyển dòng, tạo thành những hình cung, ôm chân đồi Thiên Mụ, sông Hương lúc này đa màu sắc với sớm xanh, trưa vàng, chiều tím vẻ đẹp khiến con người mê mệt.


    Tạm rời xa thành phố sông Hương tiến thẳng về hướng Bắc, con sông ôm lấy đảo Cồn Hến chìm trong sương khói, và giữa màu xanh biếc tre trúc và vườn cau của làng Vỹ Dạ. Rồi con sông đột ngột rẽ sang hướng đông - tây quay lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Con sông trước khi trở lại với biển còn vấn vương với kinh thành Huế tựa như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng xưa kia.Không những vậy sông Hương còn là mang nhiều dấu ấn của lịch sử, thi ca. Đó là dòng sông chứng kiến nhiều trận chiến những trận chiến bảo vệ đất nước, giành độc lập tự do bi tráng của dân tộc. Từ những dẫn chứng cụ thể về cái tuyệt mỹ của cảnh quan sông Hương, sự gắn bó của sông Hương đối với lịch sử và văn hóa dân tộc, tác giả khẳng định: "Dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp của tâm hồn đất nước"

    Bài tóm tắt: Ai đã đặt tên cho dòng sông
    Bài tóm tắt: Ai đã đặt tên cho dòng sông
    Bài tóm tắt: Ai đã đặt tên cho dòng sông
    Bài tóm tắt: Ai đã đặt tên cho dòng sông
  4. Top 4

    Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa

    Theo yêu cầu từ trưởng phòng, Phùng phải đi về miền Trung thực hiện bộ ảnh để chào đón năm mới. Đây cũng là địa điểm mà anh từng tham chiến trong thời gian chống Mỹ. Sau khi tìm hiểu và quyết định chọn chủ đề cho bộ lịch đó là chiếc thuyền đánh cá trong một buổi sáng bình minh. Tại đây, ngoài chơi với Đẩu, Phùng có làm thân với cậu bé tên Phác.


    Sau nhiều ngày ăn nằm phục kích tại bờ biển, cuối cùng Phùng đã chụp được cảnh vô cùng đắt giá. Đó chính là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, đang lái vó trong làn sương sớm. Mũi thuyền được in nét mơ hồ loè nhòe trong bầu trời sương mù trắng pha chút ánh hồng do ánh mặt trời chiều vào tạo ra một vẻ đẹp tuy bình dị, thân thuộc nhưng lại vô cùng hoàn mỹ làm say đắm, hớp hồn chúng ta mỗi khi ngắm nhìn. Vậy nhưng khi chiếc thuyền cập bến, Phùng đã chứng kiến một cảnh tưởng nghiệt ngã, phi thẩm mĩ: “Hai vợ chồng người dân chài lặng lẽ bước vào bờ, người đàn bà với khuôn mặt rỗ, dáng người thô kệch đi trước, người đàn ông theo sau với mặt đỏ tía tai, chằm chằm nhìn vào lưng rồi bổng lao vào đánh đạp, chửi bới người đàn bà. Chúng mày chết hết đi!”. Rồi Phác, đứa con trai của hai vợ chồng vội xông lại bảo vệ mẹ và đánh cha mình.


    Trước cảnh tượng đầy nghịch lí ấy, Phùng đã quăng chiếc máy ảnh để lao đến bảo vệ người đàn bà, sau khi biết về cuộc sống như địa ngục của người đàn bà, Phùng đã quyết định ở lại vùng biển thêm vài ngày dẫu đã hoàn thành bộ lịch Tết để cùng Đẩu giúp đỡ người đàn bà li hôn với người chồng vũ phu.


    Thế nhưng, trước sự nhiệt tình của cả Phùng và Đẩu, người đàn bà đã từ chối sự giúp đỡ của hai người, thậm chí còn quỳ lạy van xin để không phải bỏ chồng. Ban đầu cả Phùng và Đẩu đều hết sức bất ngờ, không thể hiểu nổi hành động và lời nói của người đàn bà. Thế nhưng sau khi lắng nghe câu chuyện của chị ta, Phùng và Đẩu chợt hiểu ra tất cả phức tạp, rối ren của cuộc sống bởi cái người đàn bà cần không phải thoát khỏi người chồng vũ phu mà là giải pháp để cuộc sống của vợ chồng chị bớt khổ, để các con chị được ăn no, có một mái nhà đúng nghĩa. Cũng từ câu chuyện của người đàn bà, Phùng chợt nhận ra mối quan hệ của nghệ thuật và cuộc đời, thấy được trách nhiệm của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.


    Về sau khi quay trở lại thành phố mỗi khi anh nhìn vào tấm ảnh năm ấy, trong con mắt anh lại nhìn thấy hình ảnh người đàn bà làng chài lam lũ lại đến với anh, ẩn hiện sau lớp sương màu hồng hồng của ánh ban mai

    Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa
    Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa
    Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa
    Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa
  5. Top 5

    Bài tóm tắt: Rừng xà nu

    Truyện kể về làng Xô Man ở Tây Nguyên nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang từng ngày hứng chịu những trận đại bác của đồn quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau ba năm tham gia lực lượng Việt cộng, Tnú trở về thăm làng. Thằng bé Heng dẫn đường cho Tnú dẫn đường cho Tnú vì đường vào làng nay đã bố phòng nghiêm ngặt: Hầm chông, hố chống, dàn thò chăng chịt,...


    Đêm đó, Tnú ăn cơm và ở lại nhà cụ Mết. Cả làng tụ họp, Dít kiểm tra giấy phép xong, cụ Mết tự hào kể lại cho mọi người nghe về việc đấu tranh của làng - nó gắn bó với cuộc đời Tnú. Hồi ấy, bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa tấn công, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ Việt Cộng (Quyết). Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho Quyết, rồi được Quyết dạy chữ.


    Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị địch phục bắt, bị tra tấn nhưng anh không khai. Ở tù ba năm, Tnú vượt ngục, trở về làng thay anh Quyết chỉ huy buôn làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu và cưới Mai. Tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai địch. Dục đưa lính đến sùng vây ráp. Cụ Mết, Tnú cùng thanh niên lánh vào rừng. Không bắt được Tnú, địch bắt Mai cùng với đứa con nhỏ chưa đầy tháng. Từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị địch đánh đập. Sôi sục căm thù, Tnú nhảy xổ vào cứu vợ nhưng rồi Mai và đứa con đã chết, anh cũng bị bắt...


    Địch tẩm nhựa Xà nu đốt mười đầu ngón tay Tnú trước mặt dân làng. Tnú chịu đựng không kêu la. Có tiếng động xung quanh, Tnú thét lên một tiếng, dân làng đồng thanh, nhất tề nổi dậy, Dục và quân địch đã bị cụ Mết và thanh niên tiêu diệt sạch. Làng Xô Man giành phần thắng. Tnú gia nhập Việt Cộng. Tnú đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ, được chỉ huy cấp cho về phép thăm làng một đêm. Sáng hôm sau, cụ Mết, Dít tiễn Tnú lên đường. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, cạnh con nước lớn.

    Bài tóm tắt: Rừng xà nu
    Bài tóm tắt: Rừng xà nu
    Bài tóm tắt: Rừng xà nu
    Bài tóm tắt: Rừng xà nu
  6. Top 6

    Bài tóm tắt: Người lái đò sông Đà

    "Người lái đò sông Đà" kể về thiên nhiên hùng vĩ nhất là còn sông Đà và hình ảnh người lái đò tài giỏi, dũng cảm. Con sông Đà nổi tiếng hung tợn và vô cùng hiểm trở bởi đá ở bờ sông “dựng vách thành”, lòng sông thắt lại như yếu hầu, vô số những điểm “hút nước” vô cùng nguy hiểm cho thuyền bè. Chỉ cần di chuyển một quãng đường sẽ thấy vô số những khó khăn đó là đá nổi, đá chìm, sóng thác,...sẵn sàng cản bước những con thuyền có ý định vượt sông Đà.


    Bên cạnh đó sông Đà còn hiện lên với vẻ đẹp đầy thơ mộng, trữ tình nhất là khi nhìn từ xa dòng sông như mái tóc một người con gái, trong năm còn sống có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo. Vẻ hung bạo và trữ tình của dòng sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa rõ nét, sinh động để làm nổi bật lên hình tượng người lái đò sông Đà.


    Trên nền của thiên nhiên xuất hiện hình ảnh người lao động đó là người lái đò sông Đà những người thực hiện nhiệm bảo chèo lái con thuyền vượt sông Đà. Ông lái đò khỏe mạnh, rắn chắc và có thừa sự dũng cảm. Ông trong nghề đã nhiều năm và nắm vững bố trí bãi đá, con thác, thạch trận…mọi thứ đều lão ghi nhớ và nắm trong lòng bàn tay. Để chèo lái con thuyền vượt qua sông Đà thành công ông phải kết hợp kinh nghiệm của bản thân và sự dũng cảm, gan dạ. Dù thiên nhiên có hung bạo như quỷ dữ thì vẫn phải khuất phục trước lòng dũng cảm, trí tuệ và sự can trường của ông lão. Chiến thắng ấy là chiến thắng ý chí quyết tâm vượt qua thử thách gian khó trong cuộc sống. Chiến thắng của tài trí, sự hiểu biết và kinh nghiệm của những người nhiều năm gắn bó với nghề sông nước.


    Sau khi trở về bến ông và những người bạn còn toát lên vẻ đẹp của sự tài hoa và khiêm nhường họ xem những thử thách vừa trải qua là những công việc thường ngày. Người lái đò sông Đà đúng với cái chất vàng mười - “thứ vàng đã được thử lửa” trong tâm hồn những người lao động, cống hiến âm thầm cho đất nước.

    Bài tóm tắt: Người lái đò sông Đà
    Bài tóm tắt: Người lái đò sông Đà
    Bài tóm tắt: Người lái đò sông Đà
    Bài tóm tắt: Người lái đò sông Đà
  7. Top 7

    Bài tóm tắt: Hồn Trương Ba da hàng thịt

    "Hồn Trương Ba da hàng thịt" được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, ra mắt lần đầu năm 1984. Đây là tác phẩm Lưu Quang Vũ dựa vào cốt truyện dân gian để viết và đã rất thành công, để lại dư vang sâu đậm trong lòng độc giả nhiều thế hệ.


    Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu (hai vị quan trên thiên đình) mà Trương Ba - một người làm vườn tốt bụng, hiền lành, khỏe mạnh, giỏi đánh cờ bỗng dưng bị chết đột ngột. Vì thương quý Trương Ba mà tiên cờ Đế Thích đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết.


    Từ đó Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, rắc rối: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, vợ đòi bỏ đi, cháu gái không nhận ông. Còn tính nết Trương Ba thay đổi, trở nên phũ phàng, thô lỗ, bị mọi người xa lánh. Cuối cùng Trương Ba chọn cái chết, không nhập vào xác ai nữa. Đây là cách ông thấy mình được sống toàn vẹn bên cạnh những người thân yêu.

    Bài tóm tắt: Hồn Trương Ba da hàng thịt
    Bài tóm tắt: Hồn Trương Ba da hàng thịt
    Bài tóm tắt: Hồn Trương Ba da hàng thịt
    Bài tóm tắt: Hồn Trương Ba da hàng thịt




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy