Top 13 Bài tóm tắt tác phẩm "Làng" của Kim Lân hay nhất
Truyện ngắn "Làng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Kim Lân viết về làng quê và những người dân quê Việt Nam được viết trong thời kì đầu ... xem thêm...của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1948. Đây là tác phẩm độc đáo viết về lòng yêu nước của nhân vật ông Hai xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng sâu sắc của ông. Mời các bạn đọc một số bài tóm tắt truyện ngắn "Làng" của Kim Lân mà Toplist tổng hợp trong bài viết sau để thấy rõ hơn điều này.
-
Bài tham khảo số 1
Ông Hai là một người con của làng Chợ Dầu vì hoàn cảnh mà buộc phải sống xa làng, dù vậy ông vẫn luôn nhớ về quê hương nơi mình sinh ra lớn lên. Một hôm khi trở về làng ông nghe tin làng theo Tây, tin dữ đến một cách quá bất ngờ khiến ông thất vọng, hụt hẫng và không tin vào sự thật đó. Ông trở về nhà buồn bã, thất vọng, không dám đi đâu nhiều ngày liền. Sau đó có người trong làng chạy đến báo tin làng không theo Tây mà mọi người vẫn chiến đấu theo cách mạng ông mới vui vẻ trở lại, thì ra đó là tin đồn thất thiệt. Ông Hai khoe với mọi người làng đã bị Tây đốt, ngay cả ngôi nhà của mình cũng vậy, dù mất đi tài sản nhưng ông vẫn cảm thấy vui vì cả làng ông vẫn yêu nước, yêu cách mạng.
-
Bài tham khảo số 2
Truyện ngắn Làng kể về làng chợ Dầu một ngôi làng nghèo trong thời gian thực dân Pháp xâm lược. Ông Hai là nhân vật chính trong truyện, sinh ra và lớn lên từ làng nhưng di tản đi nơi khác. Ông hay khoe về làng của mình, kể với mọi người với tất cả mọi thứ với niềm tự hào to lớn. Tin đồn làng của ông bán nước theo giặc đã khiến ông thất vọng và tủi nhục. Từ xấu hổ với những người xung quanh ông đi đến quyết định làng theo giặc thì cũng là kẻ thù, ông khẳng định tinh thần yêu nước vượt lên những tình cảm cá nhân. Khi tin làng cải chính ông rất vui mừng, khoe với mọi người về ngôi nhà và cả việc làng bị Tây đốt sạch.
-
Bài tham khảo số 3
Làng chợ Dầu cũng như bao ngôi làng khác trên đất nước, khi thực dân Pháp đánh chiếm những người con nơi này phải di tản đến nơi khác. Ông Hai cũng là người làng Chợ Dầu phải di tản đến nơi khác, ông rất yêu làng và tự hào về điều đó. Ông kể với mọi người về con người nơi đây và tinh thần đánh Tây của họ. Trong những người chạy giặc, ông nghe tin làng chợ Dầu phản động, làm Việt gian ông rất xấu hổ và tủi nhục. Cảm giác thất vọng và đau đớn. Ông căm thù những kẻ đã vấy bẩn lên truyền thống cách mạng của ngôi làng mình. Khi tin làng chợ Dầu theo giặc đã được cải chính ông rất vui mừng và kể với tất cả mọi người với niềm tự hào nhân lên gấp bội.
-
Bài tham khảo số 4
Ông Hai theo lệnh của chính phủ cùng người dân trong làng Chợ Dầu di tản đến nơi khác. Thời gian này giai đoạn kháng chiến của quân ta và thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Ông Hai là con người yêu làng, yêu quê. Dù xa quê nhưng lúc nào cũng nghe ngóng thông tin và luôn tự hào về ngôi làng của mình. Ở một nơi xa nhưng ông bất ngờ nhận tin sét đánh, làng Chợ Dầu theo giặc, làm phản cách mạng. Ông xấu hổ, thất vọng và cả sự nhục nhã. Ông quanh quẩn ở nhà mà chẳng dám đi đâu, ngay cả chủ nhà trọ cũng muốn đuổi ông vì sống tại làng Việt gian bán nước. Ông luôn có sự đấu tranh lớn giữa tình yêu làng và cách mạng. Ông quyết định làng theo giặc phải thù làng chứ nhất định không phản cụ Hồ và cách mạng. Trong một lần nghe ngóng, ông nghe tin cải chính, làng Chợ Dầu không theo Tây, lòng ông vui trở lại, ngôi làng vẫn trung thành với cách mạng. Ông kể về ngôi làng bị Tây đốt sạch, không còn gì cả như một cách chứng minh làng vẫn theo cách mạng.
-
Bài tham khảo số 5
Làng là câu chuyện về nhân vật ông Hai và ngôi làng của mình trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Ông Hai sinh ra và lớn lên lại làng Chợ Dầu vì cách mạng ông phải di tản đến nơi khác. Tuy ở xa nhưng ông vẫn theo dõi tình hình làng và rất đỗi tự hào vì ngôi làng theo cách mạng kháng chiến. Một hôm ông nghe tin từ người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu theo Tây, ông tái mặt, không thở nổi và chỉ biết cúi gằm mặt mà đi về. Ông xấu hổ chỉ biết nằm ở nhà, không dám đi đâu. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi ông đi, ông Hai mới thực sự xác định tư tưởng giữa cá nhân và việc nước, nhất định phải thù làng vì phản cách mạng. Sau này khi chủ tịch xã lên thông báo làng không theo Tây. Lòng ông vui phơi phới và đi khoe với mọi người về làng bị Tây đốt phá sạch.
-
Bài tham khảo số 6
Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu. Một hôm ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức như mọi khi ông bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư tin làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến da mặt ông “tê rân rân”, cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại”, ông “lặng đi tưởng như đến không thở được” rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra giường mấy ngày không dám đi đâu, hoang mang lo lắng, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình ông đi nơi khác, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Không biết tâm sự cùng ai nỗi đau khổ trong lòng, ông trò chuyện với đứa con nhỏ một lòng ủng hộ cụ Hồ. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn.
-
Bài tham khảo số 7
Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.
Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng. Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.
-
Bài tham khảo số 8
- Ông Hai là người một người nông dân yêu tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình.
- Do yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. Xa làng ông nhớ làng da diết.
- Trong những ngày xa quê, ông luôn nhớ đến làng Chợ Dầu và muốn trở về.
- Một hôm, ông nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông Hai vừa căm uất vừa tủi hổ, chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ.
- Khi cùng đường, ông Hai nhất định không quay về làng vì theo ông “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.”
- Sau đó, ông được nghe tin cải chính về làng mình rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp. Ông hồ hởi khoe với mọi người tin này dù nhà ông bị Tây đốt cháy.
-
Bài tham khảo số 9
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng.. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
-
Bài tham khảo số 10
Truyện ngắn “Làng” được Kim Lân viết vào năm 1948, ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là thời kỳ chính phủ đang kêu gọi nhân dân “hãy tản cư”, những người dân đang nằm ở vùng tam chiến đi lên vùng chiến khu để cùng kháng chiến lâu dài.
Truyện đề cao tình cảm cao đẹp về làng quê Việt Nam, lòng yêu nước, và qua nhân vật ông Hai truyện đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc, cảm động về tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư.
Truyện “Làng” xoay quanh câu truyện về ông Hai – một lão nông rất cần cù chất phát, ông rất yêu làng của ông. Vì cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Hai phải dời làng tản cư đến sinh sống vùng khác, xa làng ông rất nhớ và yêu làng, luôn theo dõi các tin tức về làng mình. Ông Hai đi đâu cũng khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp luôn sẵn sàng kháng chiến của mình.
Ở nơi tản cư, tin chiến thắng của quân ta đang rầm rồ khiến ai cũng vui vẻ nhưng bổng ông Hai nghe được một tin dữ là dân làng Chợ Dầu trở thành Việt gian theo Tây. Ông vô cùng xấu hổ, cảm thấy cụt hứng, và nhục nhã. Ông suốt ngày quanh quẩn ở nhà, chẳng dám đi đâu, lúc nào cũng buồn chán, mụ chủ nhà khiến ông bế tắc, lo sợ hơn khi mụn muốn đuổi gia đình ông đi không cho ông ở nhờ nhà nữa vì ông là người ở làng Việt gian. Hằng ngày, ông chỉ biết trút bầu tâm sự của mình với đứa con trai nhỏ, đó thật ra chính là ông tự nói với lòng mình: “phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không theo bọn giặc hại nước, còn làng theo giặc thì phải thù làng”.
-
Bài tham khảo số 11
Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, trong những ngày tháng giặc Pháp tràn vào làng, ông cùng gia đình tản cư đến nơi khác. Làng của ông bị người ta đồn là làng Việt gian, bán nước, nhưng trong lòng ông vẫn giữ vững niềm tin về làng của mình. Khi đã sống ở nơi tản cư, ông Hai dù không biết đọc, nhưng hằng ngày vẫn đến phòng thông tin để nghe thông tin về kháng chiến, và đặc biệt là hỏi thăm thông tin về làng chợ Dầu của ông. Khi nghe người ở nơi tản cư đồn làng ông bán nước, ông Hai đã đau khổ, bức bối vô cùng, còn có cả suy nghĩ bỏ làng, nơi tản cư cũng không cho dân làng chợ Dầu ở nữa. Nhưng may thay, tới lúc gia đình ông chuẩn bị đi nơi khác thì tin làng ông theo Tây đã được cải chính, ông Hai sung sướng, tự hào vô cùng.
-
Bài tham khảo số 12
Trong kháng chiến, Ông Hai - người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng. Sống ở nơi tản cư, lòng ông luôn day dứt nhớ về quê hương. Ngày nào ông cũng ra phòng thông tin vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc tin rồi nghe lỏm chẳng xót một câu nào về tin tức của làng. Bao nhiêu là tin hay về những chiến thắng của làng... ruột gan ông lão cứ múa cả lên, trong đầu bao nhiêu ý nghĩ vui thích.
Tại quán nước đó, ông Hai nghe tin làng Dầu làm việt gian theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Về nhà ông nằm vật ra giường nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Lòng ông đau xót và nhục nhã khôn cùng. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà. Nghe bất cứ ai nói chuyện gì, ông cũng nơm nớp lo sợ, sợ rằng người ta nói chuyện ấy… Bà chủ nhà đã đuổi khéo vợ chồng con cái nhà ông. Ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc: không thể bỏ về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, cũng không thể đi đâu khác vì không đâu người ta chứa người làng chợ Dầu. Ông cảm thấy nhục nhã xấu hổ, chỉ biết tâm sự với đứa con về nỗi oan ức của mình. Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới vui vẻ và phấn chấn, ông cứ múa cả hai tay lên mà đi khoe với mọi người: Nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá. Và ông lại tiếp tục sang nhà bác Thứ để khoe về cái làng của mình.
-
Bài tham khảo số 13
Truyện ngắn Làng của Kim Lân kể về thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống giặc Pháp đầy ác liệt, cam go. Truyện để về ông Hai là một con người buộc phải xa làng vì chiến tranh để đến nơi di tản mới. Trong lòng ông vẫn luôn nhớ da diết ngôi làng của mình.
Trở về làng ông hay tin ngôi làng đã theo giặc Tây, sự xấu hổ, tủi nhục đến nỗi ông không dám đi đâu ra khỏi nhà nhiều ngày liền. Mọi việc càng tệ hơn khi chủ nhà không cho gia đình ông ở vì ông là ngôi của làng Việt gian
Bỗng ông hãy tin làng Chợ Dầu không hề theo Tây vẫn chiến đấu theo cụ Hồ theo cách mạng, trong lòng ông bỗng vui vẻ trở lại, ông khoe với mọi người khắp nơi rằng Tây đốt sạch làng Chợ Dầu đốt cả nhà của ông trong niềm vui, vui bởi làng vẫn yêu nước, yêu cách mạng. Đó là niềm vui của con người yêu làng, yêu quê hương chân chính.