Top 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Đò Lèn" của Nguyễn Duy hay nhất

Bình An 9946 0 Báo lỗi

Nguyễn Duy là nhà thơ có nhiều tác phẩm đặc sắc trong chương trình văn học phổ thông. Phong cách thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng trữ tình với ... xem thêm...

  1. Nguyễn Duy là một nhà thơ có nhiều đóng góp trong nền thơ ca Việt Nam, bản thân tác giả là một người sớm mồ côi cha mẹ nên cảm xúc của ông về tuổi thơ của mình thật gần gũi và nó gắn bó trong quãng đời của ông, chính vì vậy những cảm xúc đó đã tạo cho ông những nguồn cảm hứng để sáng tác lên bài Đò Lèn.


    Trong một lần về thăm lại quê hương những cảm xúc của quê hương lại vọng lại trong kí ức của tác giả, ông nhớ lại những kí ức xưa bên bếp lửa và những hình ảnh khác khi sống bên người bà của mình, những hình ảnh đó hiện lên trong con người của tác giả có lúc vui có lúc buồn nó đan xen và tạo nên những cung bậc đan xen và thầm kín sâu lắng.


    Mở đầu bài thơ tác giả đã nói về nỗi nhớ thương trong tâm hồn của tác giả và hình ảnh đó đã tạo nên những nỗi nhớ da diết và dâng trào trong trái tim của tác giả, hình ảnh ấy đã đọng lại trong tim tác giả một cách sâu sắc, hình ảnh trong những dòng thơ đầu thì cậu bé Duy là một người tinh nghịch, với những trò chơi dân gian phổ biến. Lúc thì đi bắt cá lúc thì đi bắt chim sẻ, những hình ảnh đó hiện lên thật sinh động trong con người của tác giả bởi hình ảnh đó hiện lên thật sinh động và ý nghĩa, niềm vui của tác giả về kí ức tuổi thơ khi được chơi những trò chơi đó.


    Trong kí ức về tuổi thơ có những hình ảnh về những mùi hoa huệ thơm ngào ngạt hòa vào cùng mùi hương bay thấp thoáng trong khoảng không gian ở chùa Trần, tác giả đã nói lên những nỗi nhớ về khoảng thời gian đã qua của mình, giờ đây khi tác giả hồi ức lại thì đó chỉ còn là những nỗi nhớ thương, và xen vào các hình ảnh khác đó là một hình ảnh lắng động nhiều cảm xúc và những nỗi nhớ miên man trong tình yêu tuổi thơ của mình:


    Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

    níu váy bà đi chợ Bình Lâm

    bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

    và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

    Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

    chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

    mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

    điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng


    Hình ảnh đó đã đan xen trong tâm hồn của tác giả sinh động và thật ngộ nghĩnh nó đang bao trùm lên một khoảng không gian vô tận và cuốn hút vào những thú vui của dân gian bằng những câu chuyện hay. Và nó đem lại cho tác giả nhiều cảm xúc và những hương vị ngọt ngào về một tuổi thơ của mình.


    Các hình ảnh khác cũng được hiện lên đó là những khoảng không gian thanh bình yên tĩnh nơi tác giả đã từng sống, niềm vui của tác giả là được hòa nhập và tạo nên những nỗi nhớ thương trong tâm hồn của tác giả. Những nỗi nhớ và hoài niệm đó đã làm cho tác giả nhớ mong và hồi ức lại kí ức tuổi thơ của mình. Toàn bộ những hình ảnh và kí ức của tuổi thơ đã được tác giả miêu tả lại để qua đó nói lên những nhịp điệu nhẹ nhàng và vô cùng tha thiết.


    Nó làm cho mỗi chúng ta đều cảm thấy nhớ thương trong kí ức của mình, hình ảnh về một con người tuổi thơ đã tràn ngập trong tâm trí của tác giả. Hàng loạt các hình ảnh khác cũng vô cùng thiêng liêng đã gắn bó với tác giả, sớm mồ côi cha mẹ nên tác giả phải ở cùng với bà ngoại. Hình ảnh gắn bó với người bà cũng đã hiện lên trong kí ức của tác giả:


    Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

    Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

    Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

    Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn


    Những hình ảnh trong kí ức của tác giả về người bà của mình đó là một người bà tần tảo chịu thương chịu khó, cả cuộc đời của bà lam lũ vất vả để kiếm tiền nuôi cháu. Dù cuộc sống của hai bà cháu vô cùng cực khổ vất vả nhưng người bà này vẫn lam lũ để có thể nuôi nấng người cháu của mình, hình ảnh ấy đã thấm đẫm trong tinh thần của người bà.


    Trong những ngày gió rét bà vẫn thập thững những bước đi để kiếm tiền nuôi cháu, có khi mò cua bắt cá nuôi cháu từng ngày. Kí ức về người bà làm cho tác giả nhớ tới những kỉ niệm của hai bà cháu, tác giả mong ước và đang hồi ức lại những thời gian bên bà, hình ảnh về người bà của mình đang lam lũ vất cả từng ngày để kiếm sống nó đã làm cho tác giả có những cái nhìn sâu sắc hơn về chính cuộc đời của bà mình.


    Nhiều những chi tiết đã được thể hiện sâu sắc qua bài viết qua đó nó thể hiện những nỗi nhớ thương và bao cung bậc cảm xúc dâng trào trong tâm hồn của tác giả, tác giả đang nhớ mong và có hồi ức đẹp về người bà của mình, sự tần tảo đó làm giờ đây khi tác giả nhớ thương lại tác giả có những cảm hứng về những niềm tin và mong ước được đền đáp công ơn nuôi nấng về người bà của mình.


    Trong những kí ức đẹp đấy tác giả đang nhớ mong và da diết trong tình cảm của mình đối với người bà, tác giả nhớ thương lại từ những hình ảnh thân thuộc và nó gần gũi trong tâm hồn của con người dường như tác giả đang cố nhớ lại những kí ức đó bởi kí ức đó thật đẹp.


    Và nó tạo nên nhiều ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn của con người, nhiều hình ảnh đẹp gợi cảm và vô cùng mạnh mẽ nó đã thu hút nhiều sự chú ý và cũng vô cùng sâu sắc của tác giả. Tác giả đang tạo nên những cung bậc khác nhạt nhòa và mang những dấu ấn mạnh mẽ trong tâm hồn tác giả. Vượt qua bao khó khăn và thử thách gian lao của cuộc sống người bà vẫn lặng lẽ và hy sinh cuộc đời của mình cho người cháu để làm nên những điều thật diệu kì.


    Tác giả đã hình dung nhiều hình ảnh khác cũng sinh động và hấp dẫn hơn, nó mang đậm nét những yếu tố diệu kì và cũng mang đậm những nét tiêu biểu cho những thế hệ khác:


    Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất

    đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

    thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

    bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

    Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

    dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi

    khi tôi biết thương bà thì đã muộn

    bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!


    Cảm xúc của nhà thơ đã được thể hiện chân thực và nó mang những dấu ấn trong tâm hồn của tác giả, ông dường như đang nói về những kí ức đó để hồi ức và nhớ thương có chút tiếc nuối về quãng thời gian đã qua của mình, hình ảnh xảy ra đã mang nhiều tiếc nuối trong tâm hồn của tác giả. Ông đang rung động và có những nỗi nhớ thương sâu sắc về kí ức tuổi thơ của mình, hàng loạt những hình ảnh khác cũng sinh động và vô cùng hấp dẫn nó tạo nên những cung bậc riêng và giàu cảm xúc trong lòng tác giả.


    Một trong những nỗi nhớ thương thầm kín và sâu sắc đó là nỗi nhớ về một quãng thời gian đã qua chúng ta không ai không từng có kí ức tuổi thơ. Vậy mà tác giả đã vẽ lại để mỗi chúng ta có những khoảng thời gian riêng để nghĩ về những kí ức và nhiều kỉ niệm vui đến vậy. Hình ảnh về người bà và hàng loạt những hình ảnh gắn với tuổi thơ của tác giả đã được tác giả thể hiện nó một cách cụ thể và sinh động hơn nó đã mang đậm và có những dấu ấn mạnh mẽ trong tâm hồn của tác giả, những nỗi nhớ mong đó đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người.


    Những lời sám hối và tiếc nuối về những khoảng thời gian đã qua đã được thể hiện sâu sắc trong tâm hồn của tác giả. Ông dường như đang tiếc nuối về những khoảng thời gian đã qua, nhiều hình ảnh khác cũng thể hiện được điều đó, những hình ảnh sinh động và hàng loạt những chi tiết gợi hình gợi cảm đã được thể hiện sâu sắc trong bài thơ. Mỗi chúng ta đều có quyền tự hào về kí ức của mình, nhưng chúng ta chắc hẳn cũng có những phút tiếc nuối về những gì đã qua đi.


    Những điều tác giả đã tiếc nuối trong khổ thơ này đó là những gì đã qua mà tác giả không làm được hình ảnh của những kí ức tuổi thơ đã vang vọng trong tâm hồn của người một cách mạnh mẽ nó đang cuốn hút và tạo nên nhiều khoảng không gian riêng và bao trùm sâu lắng lên tâm hồn của người.


    Những kí ức đó tác giả đang tiếc nuối vì chưa có cơ hội báo đáp công ơn nuôi dưỡng của bà, hình ảnh đó thể hiện những nhớ thương, khi giờ đây bà chỉ còn là nấm mồ tác giả đau xót và sám hối về lương tâm của mình, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta hãy sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc ở phút giây hiện tại và sống với hiện thực và đó là những điều mà khi qua đi chúng ta không thấy tiếc nuối nữa.


    Tình bà cháu đã thể hiện sâu sắc trong tác phẩm này đó là những lời ngọt ngào và sâu lắng từ trong trái tim của tác giả.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Nguyễn Duy viết bài thơ "Đò Lèn" vào tháng 9 năm 1983, in trong tập thơ "Ánh trăng", xuất bản năm 1984. Bài thơ có hai câu thơ bảy tiếng, một câu thơ chín tiếng, còn lại 32 câu thơ tám tiếng.


    Các dòng thơ nối tiếp xuất hiện như giọng kể tâm tình. Các địa danh thân thuộc của quê hương thân yêu từng gắn bó với tâm hồn của tác giả thời thơ bé, từng in dấu chân, hơi thở, nhịp sống của bà được nhắc lại xiết bao nỗi ân tình: Đò Lèn, cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng, Ba Trại,...


    Hình ảnh người bà nghèo khổ, tần tảo, đôn hậu... được tái hiện trong những vần thơ bình dị có một sức ám ảnh và cuốn hút kì lạ. Nguyễn Duy mồ côi mẹ, sống trong sự chăm chút yêu thương của bà ngoại, nên lời thơ mới chân thực và cảm động như vậy. Càng về cuối, giọng thơ càng bùi ngùi nhớ thương bà.


    Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ của một chú bé nhà nghèo, thích chơi bời lêu lổng, nghịch ngợm... chẳng kém ai: đi câu cá ở cống Na, theo bà đi chợ Bình Lâm, đi bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, cũng có "đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần". Có những câu thơ giản dị, bình dị như lời nói mà gợi lên nhiều rung động về cái hồn nhiên, ngộ nghĩnh của một cậu bé nơi làng quê trước đây:


    "níu váy bà đi chợ Bình Lâm

    bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

    và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần".


    Cũng đã từng "lên chơi đền Cây Thị". Với đôi chân đất của con nhà nghèo, vẫn háo hức trong mùa lễ hội, vẫn "đi đêm xem lễ đền Sòng". "Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh" (Tản Đà), giáp giới với tỉnh Ninh Bình thế mà chú bé vẫn lặn lội đất đi đêm xem lễ đền Sòng". Hoa huệ trắng, khói trầm, điệu hát văn và bóng cô đồng "lảo đảo" đã in sâu vào tâm hồn tuổi thơ của Nguyễn Duy:


    "mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

    điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng".


    Từ láy "lảo đảo" là cái thần của bức tranh về cô đồng mà chúng ta thường nhìn thấy ở một số lễ hội dân gian. Nguyễn Duy thường nhắc đến hoa huệ với màu trắng và mùi thơm bằng tất cả sự thanh khiết của tâm hồn mình. Hoa huệ trên bàn thờ mẹ:


    "Bần thần hương huệ thơm đêm

    khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn".

    (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)


    Trong bài thơ "Đò Lèn", ông cũng hai lần nhắc đến:

    mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm...

    cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm...


    Sức cuốn hút, ám ảnh của bài thơ "Đò Lèn" là ở hình tượng người bà. Đó là bà ngoại của Nguyễn Duy. Ân hận, khẽ trách mình vô tâm, vô tình: "Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế". Nhà nghèo, bà lặn lội "mò cua xúc tép" ở Đồng Quan để có tiền mua gạo nuôi cháu. Bà đi gánh thuê chè xanh Ba Trại, gánh nặng, đường xa và gồ ghề, đêm tối và gió rét, đôi chân bà "thập thững" bước đi.


    Đôi vai "chín dạn" vì gánh đòn tre. Chân bước cao bước thấp, lúc ngả lúc nghiêng, bước đi "thập thững" trong đêm tối, trong gió rét. Bà vất vả và cơ cực. Bà là hiện thân của đức hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam, của những cái cò lặn lội trong cuộc đời. Nguyễn Duy đã gửi gắm bao tình thương và biết ơn đối với bà:


    "Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

    Bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan

    Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

    Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn".


    Năm đói, một củ dong riềng luộc sượng bà dành cho cháu. Trong vị ngon ngọt của củ dong riềng, đứa cháu "nghe" được mùi thơm của huệ trắng, của hương trầm. Nguyễn Duy đã lấy mùi thơm của huệ trắng, hương trầm để diễn tả những xúc cảm về tình thương bao la, mênh mông của bà. Bà hiền lành, tâm hồn bà đôn hậu, thánh thiện. Tiên, Phật, thánh soi sáng lòng từ bi, bác ái mà bà hướng tới. Sống trong tình thương ấp ủ của bà, nên đứa cháu mới thấu hiểu được lòng bà, tâm hồn của bà:


    "Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực

    Giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần".


    Giữa thời khói lửa, bom đạn giội làm nhà bà "bay mất", đền Sòng cũng "bay", chùa chiền "bay tuốt cả",... Khi mà "thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết" bà vẫn trụ vững giữa cuộc đời, bà vẫn bươn bả kiếm sống, bà vẫn chống chọi với mọi khó khăn lam lũ: "Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn". Đó là một nét vẽ rất thực, rất đậm trong hình tượng về người bà của nhà thơ; và đó cũng là hình ảnh người bà rất gần gũi với mỗi gia đình Việt Nam chúng ta. Đoạn cuối nói lên nỗi xúc động của đứa cháu khi đứng trước ngôi mộ bà ngoại:


    "Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

    Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi

    Khi tôi biết thương bà đã muộn

    Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi".


    Sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc và tính triết lí đã tạo nên sự rung cảm sâu xa của vần thơ. Dòng sông xưa mà tác giả nói đến là sông Chu, sông Mã, sông Đò Lèn. Những năm dài chiến tranh loạn lạc đã đi qua. Quê hương đất nước thanh bình, ngày một đổi thay, ngày một tươi đẹp. Câu thơ "dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi" mang hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự đổi thay của quê hương xứ sở.


    Câu cuối bài thơ "bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi" cũng mang ý vị triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian và vũ trụ. Câu thơ của Nguyễn Duy man mác buồn, làm ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Gia Thiều trong "Cung oán ngâm khúc":


    "Trăm năm còn có gì đâu

    Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì".


    Bà ngoại đã mất, nhưng tình thương và sự tần tảo của bà vẫn còn lại mãi với con cháu.


    "Đò Lèn" là một bài thơ đặc sắc của Nguyễn Duy. Cùng với "Bếp lửa" của Bằng Việt, bài thơ "Đò Lèn" của Nguyễn Duy là bông hoa nghệ thuật tô đẹp hình tượng người bà kính yêu trong mỗi gia đình Việt Nam chúng ta. Hơn mười địa danh được nhà thơ nhắc đến đã làm cho ý nghĩa bài thơ thêm đẹp và sâu sắc: tình yêu bà, yêu gia đình gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết. "Đò Lèn" là một trang thơ cảm động về kí ức tuổi thơ của người lính.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng có một nhận xét rất thú vị về nhà thơ Nguyễn Duy như sau: "Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó". Có thể nói thơ Nguyễn Duy khá đặc biệt khi trong những vần thơ ngang tàn, phóng khoáng và hồn nhiên tưởng như không chút gì suy nghĩ, nhưng tận sâu bên trong lại là những ẩn ý chiêm nghiệm sâu sắc về chính cuộc đời, rất trầm tĩnh và lặng lẽ thấm vào tâm hồn người đọc, rồi đột nhiên vỡ ra khiến người ta phải giật mình suy nghĩ lại về những chặng đường, về tình cảm của bản thân trong suốt những năm tháng đã qua.


    Tiêu biểu cho cái lối viết ấy phải kể đến tác phẩm Ánh trăng, chiêm nghiệm về tấm lòng dễ đổi thay của con người xấu hổ trước sự thủy chung son sắt của trăng sáng trên cao. Nhưng rồi đến Đò Lèn người ta lại càng thấm thía hơn trong nỗi suy tư với cái vất vả của người bà trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, cùng với tuổi thơ hồn nhiên, chưa biết nghĩ của người cháu. Để rồi khi lớn lên, khi cháu đã trưởng thành, đã chinh chiến xa xăm, khi đất nước đã độc lập thì bà cũng chỉ còn một nấm cỏ xanh, người cháu nuối tiếc cũng đã muộn màng.


    Nguyễn Duy từng là một người lính thông tin tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, nên trong thơ ông hình tượng người lính cũng thường trở đi trở lại nhiều lần, đặc biệt là trong những đề tài chiến tranh với quê hương đất nước. Ở đó ông không đi tìm những vẻ đẹp hoành tráng, kiêu hùng mà thay vào đó Nguyễn Duy lại thường chú ý đến những vẻ đẹp đơn sơ, bình dị, thấm sâu trong từng ký ức tuổi thơ, là nỗi vất vả, cực nhọc trong lao động của những người nông dân trong kháng chiến.


    Ở Đò Lèn cũng vậy, cả bài thơ là một miền ký ức có vui vẻ, hồn nhiên nhưng cũng có những ký ức về một thời chiến tranh tàn phá ác liệt. Tuy nhiên đọc thơ của Nguyễn Duy không phải để buồn mà để suy nghĩ, để chiêm nghiệm, thế nên giọng thơ ông rất thoải mái, đôi chỗ mặc dù thực tế vô cùng tàn khốc nhưng ông cũng dùng cái giọng thơ hóm hỉnh để che lấp đi, rồi hướng người ta về một thứ tình cảm khác đó là tình thân. Xuyên suốt Đò Lèn là hồi ức của Nguyễn Duy, trong đó hai khổ thơ đầu là tuổi thơ của tác giả với những năm tháng rong chơi, hồn nhiên rất chân quê mộc mạc.


    "Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

    níu váy bà đi chợ Bình Lâm

    bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

    và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

    Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

    chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

    mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

    điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng"


    Có thể nói rằng qua hồi ức của Nguyễn Duy, nhà thơ đã có một tuổi thơ rất đẹp, rất đúng nghĩa, ở đó hiện lên hình ảnh một cậu bé tinh nghịch, năng động, rong chơi khắp làng xóm, vừa "câu cá" vừa "bắt chim", đôi khi có cả 'ăn trộm", rồi cũng rất ưa chỗ đông người, ưa thích món quà vặt nên mới "níu váy bà đi chợ". Các địa danh cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng hiện lên thật gần gũi và gắn bó chặt chẽ với tuổi thơ của tác giả, mang đậm nét văn hóa làng, xã của Việt Nam - cái đã làm nên Đất Nước theo như phong cách triết luận của Nguyễn Khoa Điềm.


    Thêm vào đó, chất thôn quê, dân dã còn hiện lên thông qua những chi tiết về phong tục tập quán đặc sắc của người Việt xưa trong cảnh "xem lễ đền Sòng", thấm đượm hồn quê với "với điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng", vấn vương cả mùi nhang trầm linh thiêng, cùng với hương huệ trắng tinh khiết cao nhã. Cùng với cái cảnh nghèo khó, bình dị, đơn sơ trong chi tiết "chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng" phản ánh tâm hồn trong sáng, thuần phác, hồn nhiên, ngộ nghĩnh của một cậu bé chân quê, đại diện cho cả một làng quê xưa.


    Bấy nhiêu đó thôi cũng khiến người ta hoài niệm, tự hào và thêm yêu thương những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Tuổi thơ Nguyễn Duy tuy nghèo khó, vất vả nhưng tác giả vẫn được rong chơi, nghịch ngợm trải nghiệm như thế phần lớn là nhờ sự gánh vác, trông nom của người bà. Trong tâm khảm Nguyễn Duy hình ảnh bà ngoại chính là hình ảnh gần gũi, thân thuộc nhất, để mỗi khi nhắc về nhà thơ lại mang nhiều cảm xúc ngổn ngang, là nối hối hận, xót xa, là nỗi niềm thương bà mình sao khổ cực quá.


    "Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

    bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

    bà đi gánh chè xanh Ba Trại

    Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn"


    Nguyễn Duy nhẹ thốt lên đầy hối hận và xót xa "Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế", điều ấy chẳng thể trách bởi với một đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn, sự ngây thơ, hồn nhiên và cái tính ham chơi, nghịch ngợm đã không để cho nhà thơ suy nghĩ được nhiều đến thế, chỉ đến khi đã lớn, đã chinh chiến xa xôi, Nguyễn Duy mới như bừng tỉnh, giật mình nhớ về dáng người bà năm xưa tảo tần nuôi mình khôn lớn.


    Ký ức như một cuốn băng chậm rãi đưa tác giả về những hình ảnh ố vàng vết bụi của thời gian đó là những ngày "bà mò cua xúc tép ở đồng Quan", những hôm "bà đi gánh chè ở Ba Trại", gót chân bà "thập thững những đêm hàn" cơ hồ đã nhẵn cả Quán Cháo, Đồng Giao. Hình tượng người bà chính là đại diện cho đức tính hi sinh, chịu thương chịu khó, dang đôi vai gầy gồng gánh hết khổ cực, một lòng lòng vì con cháu của người phụ nữ Việt Nam xưa.


    Có lẽ hình ảnh người bà và cảm xúc của Nguyễn Duy trong đoạn thơ này cũng tương đồng với Bằng Việt trong bài thơ Bếp lửa "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc", đó là tấm lòng yêu thương, kính trọng và nỗi xót xa cho những khó nhọc mà bà ngoại mình đã phải trải qua trong cả cuộc đời, để cho đứa cháu được một tuổi thơ êm đềm hạnh phúc, vô lo vô nghĩ. Trong đôi mắt của Nguyễn Duy tình cảm của bà ngoại dành cho ông thật ấm áp, dịu dàng và thánh khiết vô cùng.


    "Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực

    giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần

    cái năm đói củ dong riềng luộc sượng

    cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm"


    Nguyễn Duy đứng giữa "bờ hư-thực" để nghĩ về bà, dùng tấm lòng trong suốt, tinh tế để cảm nhận về bà và tình cảm của bà, bà luôn dành cho cháu thứ tình cảm nhân từ, độ lượng, yêu thương vô cùng. Bà nhường cháu "củ dong riềng luộc sượng" trong những năm đói mòn, đói mỏi, cháu ăn vào mà như ăn cả tình thương ấm áp, dịu dàng của bà, ôi sao ngon ngọt thế cái tình thương "mùi huệ trắng hương trầm" thiêng liêng, quẩn quanh tràn đầy trong ký ức.


    Cái mùi thơm của huệ trắng của nhang trầm ấy đã trở đi trở lại hai lần trong bài thơ, như ôm lấy một tuổi thơ nghèo khó nhưng tình cảm của Nguyễn Duy, tựa như tình thương, tựa ánh mắt hiền từ, độ lượng như tiên phật của bà dõi theo bước chân cháu cả cuộc đời, khiến cháu cứ nhớ mãi, thương mãi.


    "Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất

    đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

    thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

    bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn"


    Rồi chiến tranh quét ngang qua làng xóm, Nguyễn Duy đã dùng một cái chất giọng hóm hỉnh để diễn tả cái cảnh ác liệt ấy, hòng làm cho thơ mình nhẹ nhàng hơn, tha thiết hơn nhưng vẫn khắc sâu vào lòng người đọc với những hình ảnh ác liệt mà bom đạn đã để lại trên xóm làng "nhà bà tôi bay mất/đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền".


    Chỉ một từ "bay" nhẹ thế thôi, nhưng nó đủ để diễn tả được cái cảnh xóm làng bị tàn phá không còn lại gì, đến cười ra nước mắt với câu thơ rất hồn nhiên "thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết". Tất cả đã đi hết hoặc mất hết thế nhưng vẫn còn bà ngoại, bà vẫn trụ vững hơn cả nhà cửa, chùa chiền, kiêng cường hơn thánh, Phật bà vẫn ở lại đây để mưu sinh, vẫn "đi bán trứng ở ga Lèn", để nuôi đứa cháu trai còn thơ dại.


    Có thể nói chỉ có thứ tình cảm ruột thịt, tấm lòng hi sinh, chịu đựng của người bà, của người phụ nữ Việt Nam mới mạnh mẽ và kiên cố đến vậy, dù cho có là bom đạn, có là mưa sa bão táp, hay gian khó cuộc đời cũng chẳng bao giờ đánh sập được. Một thời ký ức đã qua, khi cháu đã lớn, đã bước ra chiến trường cháu mới biết thương bóng hình bà khó nhọc, kiên cường, nhưng trở về thì đợi cháu chỉ còn nấm mộ đã xanh cỏ từ lâu.


    Bà mạnh mẽ, kiên cường thế nhưng cũng không chống đỡ được bước đi của thời gian, khi cháu đã lớn khôn, đã biết nghĩ suy thì cũng đến lúc không cần sự bảo bọc chở che của bà nữa. Nguyễn Duy trở về quê hương, tìm về với bà, với những xóm làng quen thuộc thuở thơ ấu, mọi thứ đã đổi thay ít nhiều và bà cũng chẳng ở đó nữa.


    "Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

    dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi

    khi tôi biết thương bà đã muộn

    bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi"


    Nỗi xúc động nhìn dòng sông xanh biếc đại diện cho quê hương, chiến tranh đã qua đi ít lâu, quê hương lại trở về với vẻ thanh bình vốn có, cùng với niềm tiếc nuối muộn màng vì không biết trân trọng, yêu thương khi bà còn ở bên cạnh mà chỉ mải rong chơi. Nay bà đã về với cõi thần tiên, dưới gối Phật tổ, để lại một nấm cỏ xanh khiến tác giả ngậm ngùi, hối hận không thôi, hối hận về một tuổi thơ quá vô lo vô nghĩ mà không để ý mắt bà đã mờ, lưng bà đã mỏi, đôi tay bà cũng trở nên thô sần theo năm tháng.


    Khổ thơ cuối của Nguyễn Duy bỗng thức tỉnh tâm hồn người đọc, khiến mỗi chúng ta phải giật mình tự vấn lại bản thân xem liệu mình đã thực sự biết trân trọng, yêu thương người thân và những người đang hiện diện bên cạnh chúng ta chưa. Và mang đến một triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc: "Hãy học cách trân trọng, biết ơn những gì bạn đang có, trước khi để thời gian dạy cho bạn biết phải trân trọng những gì bạn đã từng có".

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Những kí ức về tuổi thơ và tình cảm gia đình luôn là những cảm xúc cháy bỏng trong tâm hồn Nguyễn Duy, những xúc cảm này cũng được thể hiện rõ nét trong những tác phẩm thơ văn của nhà thơ sau này. Đò lèn là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của NGuyễn Duy, bài thơ là những kí ức bên người bà hiền từ, giàu yêu thương.


    Nguyễn Duy sớm mồ côi mẹ từ nhỏ nên những năm tháng tuổi thơ lớn lên bên bà đã trở thành những miền kí ức đặc biệt luôn da diết, khắc khoải trong tâm hồn nhà thơ. Viết về những kỉ niệm bên bà cùng những tình cảm gắn bó thiêng liêng, bài thơ Đò Lèn chính là tâm sự, tình cảm chân thực nhất của nhà thơ muốn gửi gắm đến người bà của mình. Mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Duy đã mở ra những kí ước tuổi thơ bên bà:


    “Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

    Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

    Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

    Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần


    Những câu thơ giản dị mà đầy gần gũi của Nguyễn Duy như đưa mỗi độc giả trở về với tuổi thơ của chính mình, bởi nó quá đỗi thân thuộc mà bất cứ ai cũng đã từng trải qua. Do đó mà câu thơ tuy giản dị nhưng lại có thể gây ra những xúc động lớn lao đến vậy cho người đọc. Tuổi thơ bên bà của Nguyễn Duy cũng bình dị như bất cứ đứa trẻ vùng quê nào khác, đó là những lúc bắt cá, theo bà đi chợ hay bắt sẻ chim….


    “Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực

    Giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần”


    Trong dòng kí ức về tuổi thơ, có lẽ đọng lại sâu đậm nhất, da diết nhất của Nguyễn Duy chính là những kỉ niệm về người bà. Cùng với những trò chơi tuổi thơ, Nguyễn Duy còn nhớ như in những lúc theo bà lên đền Sòng hay khi nghe cô đồng hát, cảm nhận mùi thơm của hoa huệ cùng với khói trầm. Trong những câu chuyện bà kể, tác giả đã hình dung về người bà hiền hậu của mình như Tiên, như Phật. Qua câu thơ người đọc cũng cảm nhận được tình cảm yêu thương cũng như sự trân trọng của tác giả đối với người bà của mình.


    “Bom Mĩ dội, nhà bà tôi bay mất

    Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

    Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

    Bà tôi bán trứng ở ga Lèn”


    Xa bố mẹ từ nhỏ, bà chính là người thân duy nhất bên tác giả, bà không chỉ đóng vai trò của người cha mà còn gánh vác vai trò của một người mẹ, người bà. Cuộc sống cơ cực nhưng bà không lúc nào thôi quan tâm chăm sóc đến đứa cháu nhỏ. Trong cái dữ dội của chiến tranh, bom đạn không chỉ phá hoại quê hương mà còn mang đến những ám ảnh tuổi thơ đầy khốc liệt trong tâm hồn nhà thơ.


    “Thánh thần rủ nhau đi đâu hết” sự cảm nhận mơ hồ của nhà thơ lúc bấy giờ lại gợi ra sự xót xa vì khung cảnh thần tiên với cuộc sống hạnh phúc trong những câu chuyện cổ tích dường như đã bị vùi dập bởi chính thực tế quá đỗi phũ phàng. Khi đã trưởng thành, đi lính, gánh trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, quê hương nhưng trong tâm hồn người cháu ấy vẫn không thôi nhớ về bà:


    “Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

    Dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi

    Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

    Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”


    Bà đã ra đi và mang theo tất cả những kí ước tuổi thơ tươi đẹp nhất của người cháu, để khi đã trở thành người lính tình yêu của bà đã trở thành sức mạnh của cháu để cháu cầm súng chiến đấu bảo vệ những gì đẹp đẽ nhất của đất nước, quê hương. Có lẽ đây cũng chính là sự tiếp nối sự sống ý nghĩa nhất.


    Đò Lèn của Nguyễn Duy thể hiện sâu sắc tình cảm của người cháu dành cho bà, đồng thời qua đó hồi ức của nhà thơ cũng đưa chính người đọc về với tuổi thơ của mình để ta nhận ra những giá trị đích thực của cuộc đời, để biết yêu thương và trân trọng hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Bên cạnh sự thành công của các tác phẩm như: “Cát trắng”, “Ánh trăng”, “Đãi cát tìm vàng”,.. thì bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy cũng đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. Bài thơ này được ông viết năm 1983, trong một dịp trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.


    Nhắc đến tuổi thơ là nhắc đến những hình ảnh đẹp đẽ, yên bình nhưng Nguyễn Duy lại nhắc về tuổi thơ của mình với những kỉ niệm trong thời chiến tranh loạn lạc:


    “Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

    níu váy bà đi chợ Bình Lâm

    bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

    và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần.”


    Tuổi thơ của tác giả là những lần đi câu cá, theo bà đi chợ, bắt chim sẻ, đi ăn trộm nhãn. Không chỉ có vậy, trong tuổi thơ ấy tác giả còn được theo bà lên đền Cây Thị, đi xem lễ đền Sòng, đi nghe điệu hát văn của cô đồng. Chúng ta có thể nhận thấy đây là một cậu bé tinh nghịch, vô tư, hồn nhiên và rất hiếu động. Những kí ức tuổi thơ của cậu không gắn với bè bạn, những đứa trẻ đồng trang lứa mà lại gắn bó mật thiết với người bà ngoại.


    Nhờ có bà mà người cháu biết được những nơi chốn, địa điểm tâm linh của con người và đời sống tinh thần của họ vô cùng phong phú. Bà và cháu gắn bó với nhau thật khăng khít bởi cậu bé ấy luôn đi theo bà dù là đi chợ hay đi lên đền, lên chùa. Chính vì vô tư như vậy nên khi tác giả nhận ra sự lam lũ của bà cũng là lúc bản thân day dứt trong niềm ân hận:


    “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

    bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

    bà đi gánh chè xanh ba Trại

    Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.”


    Tuổi thơ ham chơi nên cậu đã không nhận ra được bà đã phải vất vả, tần tảo như thế nào vì cuộc sống mưu sinh. Hết đi mò cua xúc tép bà lại đi gánh chè, bán trứng. Bà đã gánh thêm cả trách nhiệm của người cha, người mẹ để nuôi cậu khôn lớn. Đến đây, tác giả không còn gợi nhắc đến những trò chơi của tuổi thơ nữa mà thay vào đó là hình ảnh kiên cường, sự hi sinh của người bà.


    “Tôi trong suốt giữa đôi bờ hư – thực

    giữa bà tôi và tiên phật thánh thần

    cái năm đói củ dong riềng luộc sượng

    cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm”


    Tình yêu thương của bà thật giống với tiên, Phật, thánh thần, cả luôn hi sinh, chịu những vất vả, cực nhọc để nuôi dưỡng cháu trưởng thành. Dù có gặp phải bao nhiêu khó khăn thì bà vẫn cam chịu, không lùi bước. Sự kham khổ trong những năm đói phải ăn củ dong riềng luộc sượng nhưng tác giả vẫn nghe thấy đâu đây mùi thơm của huệ trắng, hương trầm. Phải chăng mùi hương ấy là sự ám ảnh của quá khứ, của những ngày cậu đi theo bà lên đền Sòng, đền Cây Thị? Người bà đã chịu nhiều khổ cực nay lại phải kiên cường chống lại sự ác liệt của cuộc chiến tranh phi nghĩa:


    “Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất

    đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

    thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

    bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.”


    Cuộc sống cơ cực là thế, nhà bà bị bom Mĩ giội bay mất, những nơi linh thiêng phục vụ đời sống tinh thần con người nói chung và của bà nói riêng như chùa chiền cũng bay. Người bà lại một mình bươn trải với cuộc sống bằng nghề bán trứng. Còn gì vất vả hơn những gian khổ bà trải qua? Đạn bom không hủy diệt đi sức sống của bà mà nó khiến cho bà càng trở nên kiên cường, mạnh mẽ. Sự mạnh mẽ ấy chính là sự mạnh lẽ của những con người anh hùng, vĩ đại. Thời gian thoăn thoắt thoi đưa, chẳng mấy chốc cậu bé năm nào đã trưởng thành:


    “Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

    dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi

    khi tôi biết thương bà thì đã muộn

    bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.”


    Tác giả xót xa, ân hận vì cho đến tận khi trưởng thành mới thấu hiểu được nỗi cơ cực, sự hi sinh của bà. Khi người cháu muốn báo ơn thì người bà đã không còn nữa. Khổ thơ là sự đau đớn, giằng xé đến ngậm ngùi vì mất đi một người thân yêu, gần gũi nhất. Khi người cháu đi lính trở về, muốn được nhìn thấy, báo đáp công ơn của bà thì “bà chỉ còn một nấm cỏ thôi”, niềm xúc động đã vỡ òa bật thành tiếng khóc nức nở. Có ai không động lòng xúc động, không nghẹn ngào tiếng nấc trước cảnh tượng đó. Sự ân hận đã trở nên muộn màng, day dứt tâm can tác giả.


    Bằng giọng điệu chân thành, sâu sắc và sự thành công khi sử dụng phép đối giữa hai bờ hư - thực, giữa bà ngoại với tiên, Phật, thánh, thần và giữa sự hiếu động, vô tư của người cháu với những cơ cực, hi sinh của người bà đã góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm. Nguyễn Duy không cần mượn một hình ảnh biểu tượng nào thể hiện tình cảm với người bà mà ông đã trực tiếp biểu lộ tình cảm ấy qua hình ảnh người bà lam lũ, tần tảo. Chính điều đó đã để lại những dư âm vang vọng trong lòng độc giả.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ rất trẻ của nền văn học Việt Nam. Ngay từ khi còn là học sinh phổ thông, Duy đã đoạt giải Nhất cuộc tho thơ báo Văn nghệ. Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trưc tình với chất thế sự đậm đặc, nhiều bài là tiếng nói khảng khái, bộc trực đầy ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm và mang tinh thần công dân sâu sắc.


    Ông là một trong số không nhiều cây bút hiện nay đã góp phần làm mới thể thơ lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại, tạo nên nét độc đáo hấp dẫn. Viết về quê hương và tuổi thơ, Nguyễn Duy đã có một tác phẩm chiếm rất nhiều cảm xúc của người đọc: Đò Lèn.


    Bài thơ được sáng tác năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương sống với những kỉ niệm thân quen có nhiều buồn vui của thời thơ ấu. Trong miền ký ức ấy, Nguyễn Duy không thể nào quên được những trò chơi nghịch ngợm khi còn là một đứa trẻ con:


    Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

    níu váy bà đi chợ Bình Lâm
    và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

    Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

    chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

    mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

    điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.


    Không cần dùng ngôn từ hoa mĩ, tráng lệ, cũng chẳng có chút cầu kì, những kỉ niệm của một thời thơ ấu cứ thế tràn về trên trang thơ của nhà thơ. Chắc hẳn lúc này trong lòng Nguyễn Duy đang bồi hồi lắm, xao xuyến lắm. Ông để cái tôi trực tiếp của mình trong từng câu thơ. Ông muốn tự mình bộc bạch hết tất cả những cảm xúc đang dâng trào trong trái tim. Những kỉ niệm ấy rất đơn sơ, rất chân thành và mộc mạc, mang đậm chất quê hương của vùng nông thôn Việt Nam.


    Thuở bé ai đã từng lúi húi trốn đi trong những buổi trưa hè í ới gọi nhau đi câu cá, ai từng bám váy bà đi chợ rồi nằng nặc đòi bà mua cho cái bỏng, cái kẹo, ai đã từng chèo vắt vẻo trên cành cây sấu cây nhãn bắt tổ chim… Những kỷ niệm hết sức thân thương và quen thuộc,gợi lại cho người đọc những cảm giác miên man và như đang được sống lại thời thơ ấu của chính mình.


    Bởi trong những kỉ niệm mà Nguyễn Duy kể ra ở đây, cũng có nhiều người đã từng trải qua một thời như thế – ngây dại và hồn nhiên. Bởi thế, tôi đâu biết rằng những gì mà bà đang phải gánh chịu mỗi ngày:


    Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

    bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

    bà đi gánh chè xanh Ba Trại

    Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn


    Bà của Nguyễn Duy xuất hiện như từ trong câu chuyện cổ tích bước ra. Bà hiền từ, bà giàu tình yêu thương vô bờ bến. Bà mò cua xúc tép, bà gánh chè xanh đi bán, cả trong những đêm hàn bà vẫn thập thững bước đi. Dáng dấp bé nhỏ nhưng trái tim bà lớn lao đã lấy đi nước mắt của nhiều người đọc. Bà không những làm cha mà còn làm mẹ nuôi nấng Nguyễn Duy nên người. Để khi lớn khôn rồi, Nguyễn Duy nhớ về bà mà day dứt khôn nguôi. Và cứ thế, những kỉ niệm lần lượt hiện về trong tâm trí nhà thơ.


    Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực

    Giữ bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần

    Cái năm đói, củ dong giềng luộc sượng

    Cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm

    Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất

    đền Sòng bay, bat tuốt cả chùa chiền

    thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

    bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.


    Càng nhớ, cảm xúc của nhà thơ càng dâng trào. Giữa hiện thực nhưng ông thấy mình như đang chìm trong ký ức – nơi có người bà dấu yêu, có những cuộc chơi bời nghịch ngợm và quên mất những nỗi vất vả bà đang gồng gánh trên vai. Thế rồi, nạn đói hoành hành, Nguyễn Duy nhớ lại củ dong giềng luộc sượng nhưng vẫn mùi thơm huệ trắng, trầm hương.


    Lại thêm vào đó nỗi đau mất nhà mất nước khi bom Mĩ giội. Giữa những trận mưa bom bão đạn, hình ảnh người bà già nua, bé nhỏ lại xuất hiện với vai trò là người đi bán trứng ở ga Lèn. Vì cuộc sống mưu sinh, vì thằng cháu nhỏ ngây dại, một mình bà chịu đựng hi sinh nắng mưa dãi dầu chỉ mong con khôn lớn từng ngày. Và rồi, những hi sinh của bà cũng đến ngày được báo đáp khi:


    Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

    dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi


    Tôi lên đường chống lại bọn giặc ngoại xâm đã làm cho bà và bao mảnh đời cơ cực khác phải khổ. Suốt một thời thơ ấu đằng đẵng, khi tôi đang vui đùa nghịch ngợm lại là khi bà vất vả sớm hôm. Đến giờ phút này khi nhận ra tất cả, lại lúc lúc bà đã đi xa. Nguyễn Duy chỉ còn biết ngậm ngùi gửi nước mắt vào trang thơ:


    khi tôi biết thương bà thì đã muộn

    bà chỉ còn là một nấm mồ thôi.


    Nguyễn Duy cũng thôi không nhắc tới những ký ức tuổi thơ nữa. Bài thơ khép lại với hình ảnh nấm mồ của người bà kính yêu. Cả một cuộc đời bà đã vất vả gian lao, hi sinh hết mình, thương con thương cháu hết lòng. Bà chẳng ngại những sớm hôm mò cua xúc tép, những ngày đông băng giá thập thững gánh chè đi bán hàng rong. Từ thập thững nghe sao đầy day dứt và thương cảm mà tác giả muốn dành cho người bà trong ký ức. Nay bà đã đi xa rổi và tôi cũng khôn lớn rồi, đã trở thành một người lính can đảm, sẵn sàng chiến đấu. Hi vọng bà ở nơi xa kia có thể yên lòng nhắm mắt.


    Nguyễn Duy đã mang đến cho người đọc những vần thơ hết sức chân thật, giản dị và đầy cảm xúc về miền ký ức ngọt ngào nhưng cũng lắm gian truân của mình với hình ảnh người bà đáng kính, đáng mến. Tác giả không dùng bất kỳ một biện pháp nghệ thuật nào, tất cả đều hiện lên rất chân thật, rất tự nhiên. Đó cũng là tấm lòng của tác giả muốn dành cho người bà kính yêu của mình suốt một đời vất vả hi sinh.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Cuộc sống có những điều được gọi là nỗi nhớ, cứ xa xôi vô hình ; có những hình ảnh được gọi là hoài niệm mãi miên man, dằng dặc ; và có những tình cảm được gọi là yêu thương luôn ấm nồng sâu sắc mà thường đi xa rồi người ta mới biết cách gọi tên chúng. Ta gọi chúng như là hoài niệm, là nỗi nhớ, yêu thương …


    Cuộc đời người ngắn ngủi như chiếc lá, thoáng chốc thôi cũng đủ để mầm non chuyển sắc vàng. Người ta lớn lên, bon chen nhau mà sống để rồi biết bao lần lại tìm về tuổi thơ trong những nỗi nhớ xa xôi như thế. Với Nguyễn Duy đó lại là cả một thế giới của “ Đò Lèn “ – nơi lắng kết những giá trị vĩnh hằng – bài thơ mà cái tên thôi đã gợi lên giữa lòng người nhiều suy nghĩ.


    Những người đã biết sẽ thấy quen thuộc nhưng những người không biết lại dễ phân vân: cái gì là “ Đò Lèn “ ? Hai tiếng ấy vô tình trở thành một khái niệm khó hình dung trong khi thực chất nó lại vô cùng giản dị . Nó không phải là con đò, là dòng sông, bến nước hay cái gì đó chợt nảy ra khi lần đầu nghe đến. Đò Lèn là tên một miền đất như bao miền đất khác, nơi đã tạo nên tuổi thơ, hình thành hoài niệm trong bao lớp người xứ Thanh Hóa :


    Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

    níu váy bà đi chợ Bình Lâm

    bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

    và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần


    Tuổi thơ được tác giả gợi lên với hình ảnh của bà, với những trò chơi thuở nhỏ.Ở đó có cậu nhóc nào ham chơi mải mê câu cá, có cô bé nào nũng nịu : níu váy bà” ra chợ mua quà. Cái cống Na và chợ Bình Lâm hẳn đã là cả một thiên đường của nhà thơ. Ông viết nó giản dị và chân thật như vừa đem từ cuộc sống vào chứ không chỉ từ một nỗi nhớ thôi. Nào là đi bắt chim sẻ, rồi đi ăn trộm nhãn của chùa, …, được lang thang trên đồng ruộng, trong những ngôi chùa, khu vườn rộn ràng tiếng chim kêu.


    Không gian mở ra rộng lớn và mênh mông thỏa mãn tính hiếu động, đam mê khám phá của tuổi nhỏ, đưa chúng hòa nhập vào thiên nhiên, đất trời. Được chơi đùa, được nghịch ngợm thoải mái mới thấy hết niềm thích thú vô tận. Đó thật sự là tuổi thơ đúng nghĩa, khác hẳn với không gian nhỏ bé bao quanh bởi 4 bức tường chật hẹp bây giờ. Ta có thể hình dung ra trước mắt là hình ảnh một cậu bé tinh nghịch, lấm lem nhưng mắt sáng ngời.


    Không có quần áo đẹp, không có búp bê, siêu nhân , những tuổi thơ như thế hôm nay chỉ còn phảng phất trong nỗi nhớ người trưởng thành, trong ánh mắt lạ lẫm háo hức của trẻ con khi xem phim, đọc truyện ngày trước- cái thời của ba, của ông mình. Đoạn thơ như một cuốn phim quay chậm miên man , dằng dặc trôi đi:


    Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

    chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

    mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

    điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng


    Trở về tuổi thơ ta nhận ra niềm hạnh phúc ngây thơ, trong sáng với đôi chân nhỏ bé thoăn thoắt khắp nơi, ru mình trong làn hương và điệu hát. Bàn “chân đất" đã trở thành hình ảnh không thể nào quên đối với mỗi người, cái cảm giác được trực tiếp chạm chân vào đất mát lạnh đến vô cùng, nó ghi dấu hành trình những đêm lễ xa xôi.


    Và cũng như thế, mùi huệ trắng , làn khói trầm, điệu hát văn đã đi vào từ vô thức! Tất cả chúng góp phần hình thành tuổi thơ đầy hồn nhiên, tinh nghịch trong tâm hồn mỗi người đã đi qua tuổi thơ, nhiều khi phải xin “ cho tôi một vé đi tuổi thơ “. Từ ngày ấy đến bây giờ là cả một quá trình con người lớn lên, hình thành nhận thức. Ngày còn nhỏ vô tư, không lo nghĩ:


    Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

    bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

    bàđi gánh chèxanh Ba Trại

    Quán Cháo, Đồng Giao thập những đêm hàn


    Bà hiện lên trong cuộc sống của cháu lặng lẽ, âm thầm… Cái đầu non nớt và trái tim nhỏ dại đâu biết thế nào là nỗi cơ cực, nhìn mọi việc rồi cũng sớm quên đi. Không trách được bởi lẽ trẻ con đâu thể sâu sắc như người lớn mà hoặc giả có sâu sắc thì tâm hồn đã chai sạn đi rồi đâu còn là trẻ con với nét thơ dại- cái thơ dại được ấp ủ bằng mồ hôi và nước mắt bà. Yêu thương cao thượng giúp cho tâm hồn tránh những bão dông. Ngày còn nhỏ, yêu bà là yêu những câu chuyện cổ tích lung linh huyền ảo :


    Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực

    giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần


    Bà thổi vào tâm hồn non nớt cái hồn dân tộc bao thế kỉ trong dân gian. Truyện bà kể lung linh sắc màu cổ tích, mang cháu đến với thế giới của những phép màu kì diệu: Cô Tấm chui ra từ quả thị, Lọ Lem sánh duyên cùng hoàng tử . Bà có mái tóc bạc phơ, có nụ cười hiền như bà tiên trong truyện kể. Bà dọa cháu rằng chằn tinh rất dữ, bảo cháu phải nghe lời,… Nhiều, và nhiều lắm…


    Chính những câu chuyện đã giúp cháu biết yêu cái thiện, ghét điều ác, có ước mơ và hy vọng. Thỉnh thoảng, tìm về tuổi thơ là tìm đến những điều như vậy, nghe lòng mình kể lại lời bà ấm áp. Tâm hồn sẽ được thanh lọc và trong sáng hơn. Cái ranh giới hư thực trong suốt như chính tuổi thơ con người vậy. Dễ tin, dễ nhớ và cũng dễ quên.


    Lớn lên một chút cũng là lúc phải đối mặt với hiện thực , cái đói trở thành nỗi ám ảnh triền miên:


    cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng

    cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm

    Đọc câu thơ ta bỗng nhớ về khoảng thời gian:


    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

    Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

    Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!


    Nạn đói những năm 45 nhưmột nỗi kinh hoàng rải khắp đất nước. Củ dong, củ riềng cũng thành bạn, sượng sùng nhưng đáng nhớ, đáng thương. Mùi huệ trắng hương trầm cũng phảng phất như cái thoáng trở về bình yên… Những đứa trẻ ngây thơ mơ về một mùi hương đã lắng sâu vào đất, tâm hồn, thân thuộc và rất đỗi bình dị.


    Đói kém không làm mờ đục tấm lòng trong sáng của trẻ thơ mà ngược lại nó còn gợi nên những mơ ước, cảm tình thầm kín nhưng đáng yêu. Còn lại gì giữa nỗi nhớ cái bình yên ngày trước? Nó có là hoài niệm thương đau, chua xót?


    Bom Mỹ giội, nhà bà tôi bay mất

    đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

    thánh với phật rủ nhau đi đâu hết

    bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn


    Quê hương ngày khốc liệt in sâu vào tiềm thức khi mà những hình ảnh sự vật thân thuộc bị hủy hoại. Bom đạn không chỉ phá nát đất quê hương mà còn xóa nhòa đi tuổi thơ tươi đẹp. Bên cạnh không gian thiên đường thuở nào là đổ nát, hoang tàn. Nhà bà, đền, chùa, tất cả tan biến đi dường như quá nhanh đối với những đứa trẻ chưa kịp lớn hoàn toàn. “ thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết “ lay dậy niềm xót xa, như khẽ chạm vào vết đau nhạy cảm.


    Cái boăn khoăn hết sức trẻ con lại là niềm đau trong lòng người hiểu chuyện như bà. Không còn quá ngây thơ, có lẽ lũ trẻ hôm nào đã hiểu được cái nguyên cớ đằng sau nó. Nhưng như chưa tin vào chính mình nên mới thành nỗi băn khoăn chưa dám hỏi. Không còn nữa thánh, Phật mơ hồ, huyền diệu, thực tế dữ dội đối lập lại hoàn toàn. Còn bà vẫn vậy, lam lũ tháng ngày: “ Bà tôi đi bán trứng ở ga lèn”. Khi lớn lên , con người nhận thức được đầy đủ hơn, làm thành một hành trình trở về man mác:


    Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

    dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi

    khi tôi biết thương bà thì đã muộn

    bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.


    Tình cảm tập trung hướng về bà, con người lam lũ ngập tràn yêu thương. Bà nuôi lớn cháu để hôm nay cháu trở về đây chững chạc, đàng hoàng. Cháu đã và đang là một người lính bảo vệ mảnh đất này, bảo vệ những tuổi thơ như cháu ngày xưa. Chút gì là hối tiếc, yêu thương muộn màng. Đời người mấy ai mà vẹn tròn tất cả! Con sông kia cũng bên lở bên bồi như người vậy. Bảo rằng đã muộn nhưng chưa bao giờ là quá muộn cả.


    Yêu thương đâu cần biểu hiện rõ, cháu lớn lên thành người đã là cách thương bà tuyệt diệu nhất. Giờ đây đứng trước mộ bà những vất vả hy sinh ngày xưa càng trở nên thấm thía. Bà đã đi mang theo tất cả những điều đẹp nhất của tuổi thơ cháu bình yên trong khó nhọc. Mất đi không phải là kết thúc. Bà không còn- cháu lớn lên cống hiến cho đất nước, đó là cách tiếp nối sự sống đầy ý nghĩa. Nấm cỏ của bà chôn chặt mọi niềm đau, giữ lại miền ký ức trong sáng cho con người tìm về lúc mỏi mệt.


    Đất nước mình có biết bao người bà như thế! Bà là hiện thân cho phụ nữ Việt Nam hiền hậu, tảo tần hôm sớm. Những ngày đất nước chiến tranh, bà thay cha mẹ nuôi nấng con cháu, giữ cho cháu trọn vẹn một tuổi thơ. Đâu đâu ta cũng nghe nhắc về bà như một hình ảnh thiêng liêng nhất. Người bà đi vào trái tim mỗi người như một lẽ tự nhiên, là miền ký ức vĩnh hằng:


    “Tiếng gà trưa

    Mang bao nhiêu hạnh phúc

    Đêm cháu về nằm mơ

    Giấc ngủ hồng sắc trứng.”


    Bà, tuổi thơ và những hình ảnh thân thuộc bình dị trong cuộc sống tạo nên giá trị cao đẹp nhất. Đi tìm đâu cái xa xôi khi mà hạnh phúc luôn song hành trong cuộc đời mỗi người. Nó là tình yêu thương vô điều kiện, là những tháng ngày vui chơi thỏa thích. Chúng như mảng màu rực rỡ chiếu sáng tâm hồn, hướng con người về chỗ cái đẹp, cái thiện căn: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.


    Cùng với bà, quê hương Đò Lèn hiện lên sống động giữa tuổi thơ chan hòa. Nó hiện diện trong cái nghịch ngợm thiếu thời, trong từng giấc mơ trẻ thơ, là nơi con người vẫy vùng, ngụp lặn. Mảnh đất khi thanh bình, lúc đau đớn oằn mình vì đạn bom nhưng lúc nào cũng phảng phất hương huệ thơm ngần, cái thứ hương vị đã trở thành đặc trưng tồn tại giữa tiềm thức.


    Đò Lèn của cống Na, chùa Trần, con sông 2 bờ bồi lở, cái tên mộc mạc mà chân tình thiết tha. Đò Lèn – nơi đó có bà, có cháu, có tất cả hoài niệm yêu thương tồn tại vĩnh hằng cùng nỗi nhớ!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Nguyễn Duy là một cây bút tài hoa, đã từng có những bài thơ nằm lòng nhiều thế hệ như “Tre Việt Nam”; mặc dù đến nay tác giả tuyên bố “Gác bút” nhưng những gì ông để lại cho Văn học Việt Nam vẫn rất mới và ấn tượng. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài thơ “Đò Lèn” của ông với hơi thơ mộc mạc, phảng phất chất dân gian truyền cảm, màn độc thoại hoài niệm của nhà thơ về bến cũ đã mê hoặc những ai đọc nó.


    Viết về người bà cùng những kí ức tuổi thơ, gắn liền với địa danh, thân thiết của quê hương, trong niềm thương tiếc, ân hận, xót xa muộn màng của người cháu nay đã trưởng thành. Bài thơ không chỉ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước, yêu những người thân mà đặc biệt còn mang lại giá trị thức tỉnh rất nhân bản.


    Tuổi thơ và hồi ức dường như là một niềm xúc cảm đau đáu trong thơ Nguyễn Duy. Trong bài thơ “ánh trăng” ngày chiến thắng trở về thành thị, nhanh chóng thích nghi với cuộc sống đầy đủ tiện nghi vô tình lãng quên quá khứ gian khổ và nghĩa tình như một hình ảnh, một khoảnh khắc bất chợt của ánh trăng soi sáng khi thành phố mất điện đã bật thức trong anh bao nỗi niềm, bắt đầu là kí ức trong veo của đứa trẻ đồng quê lớn lên với thiên nhiên phóng khoáng và tiếc lại niềm xám hối chân thành còn quá khứ.


    Còn ở đây kí ức của một thời tuổi nhỏ được tái hiện qua một anh bộ đội khi đã trưởng thành, nghĩ về người bà đã mất của mình, tuổi nhỏ ấy được tái hiện chân thật và xúc động bởi nó chạm đến hồi ức và quan niệm một thời của hầu như hết thảy mọi người. lòng yêu thương những người ruột thịt bao giờ cũng là thước đo quan trọng nhất cho lòng nhân ái của con người.


    “Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

    níu váy bà đi chợ Bình Lâm

    bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

    và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”


    Kí ức hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ, rất sống động, rưng rưng cảm xúc, vừa riêng tư, vừa gần gũi với mọi người. một cậu bé sống ở làng quê, cuộc sống ấy nhiều mơ mộng và bình yên qua cảm nhận của cậu nhưng nó lại rất giản dị và đẹp đẽ. Cậu say mê những trò chơi con trẻ: bắt chim, níu váy bà đi chợ, trốn tìm, chỉ với 4 câu thơ nhỏ mà đong đầy kỉ niệm của một thời hồn nhiên, tinh nghịch và ngây thơ.


    Hình ảnh cậu bé quê vừa có nét gì rất riêng trong hoàn cảnh của nhà thơ vừa khiến người đọc thương mến bởi sự hồn nhiên, ngồ ngộ của cậu bé, đặc biệt câu mê nhân vật thánh thần như chơi đền cây thị,…ấn tượng sâu đậm nhất của cậu là hương trầm, hương huệ.


    “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

    bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan

    bà đi gánh chè xanh Ba Trại

    Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.”


    Những địa danh được nhắc tới trong bài thơ: “Đò Lèn, đồng Quan, chè xanh Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao”. Tưởng chỉ là phép liệt kê đơn giản những miền đất quê hương Thanh Hóa nhưng nhà thơ đã thổi hồn cho nó, khiến hình ảnh thân thương của quê hương hiện lên mang theo biết bao tình quê và hoài niệm, “đi vào cái nhỏ nhoi đời thường mà mang lại cái cao quý”. Kí ức chính là một điều kiện để thấu hiểu và gắn bó, các địa danh được nhắc tới với mật độ dày đặc, nơi nào cũng in dấu những kí ức của tuổi thơ.


    Kí ức cũng mang hình bóng người bà đó chính là sợi dây nối quá khứ với hiện, nối những con người hôm nay với những người đã khuất, nối cả cá nhân với cội rễ. Có thể nói đó là sự gợi nhắc nhỏ nhẹ và thấm thía. Trong cảm hứng về cội nguồn, trong nỗi niềm thương nhớ thì có thể nói đây chính là nét đẹp trong cảm xúc thơ Nguyễn Duy:


    “Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực

    giữa bà tôi và tiên phật thánh thần

    cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng

    cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm.

    Bom Mỹ giội, nhà bà tôi bay mất

    đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

    Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

    bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn!

    Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

    dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi

    khi tôi biết thương bà thì đã muộn

    bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!”


    Dù nói về đề tài gì trong cách nhìn mới mẻ của nhà thơ về chính mình là sự hồn nhiên, chân thật, không thi vị hóa hay tô hồng cuộc sống, chính hình đó đã làm cho hình ảnh thơ rất đỗi gần gũi và tạo nhiều xúc động trong lòng bạn đọc.


    Trong vô vàn những kí ức tuổi thơ thì hình ảnh đọng lại với rất nhiều những nỗi niềm, đó là cuộc đời lam lũ, tần tảo, âm thầm với muôn nghìn vất vả để nuôi dạy đứa cháu hiếu động, nghịch ngợm, ta cũng không thấy gì lạ về những người mẹ, người bà Việt Nam như thế nhưng đi vào thơ Nguyễn Duy lại xúc động lòng người và có sức ám ảnh đến vậy, bởi tính chân thực của đời sống và cái nhìn trìu mến, pha chút xót xa, hối hận của người cháu khi đã trưởng thành. Cuộc đời thực của bà được nhà thơ gửi lại trong bài thơ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Trong cuộc đời con người, có lẽ tuổi thơ là quãng thời gian trong sáng nhất, đẹp nhất. Có những tuổi thơ êm đềm, cũng có những tuổi thơ dữ dội nhưng dù thế nào, khi không thể trở lại, mỗi chúng ta vẫn có những phút giây hoài niệm đầy tiếc nuối. Xuân Quỳnh thương ổ trứng gà của bà, Tế Hanh nhớ con sông quê hương, Bằng Việt trở lại bếp lửa yêu thương… và Nguyễn Duy mải miết tìm về một Đò Lèn thuở nghe cổ tích.


    Cùng với Tre Việt Nam, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Ánh trăng… Đò Lèn là bài thơ được nhiều bạn đọc yêu thích bởi những xúc cảm yêu thương chân thành mà người viết đã phổ một cách tự nhiên trong đó. Bài thơ gồm sáu khổ. Hai khổ thơ đầu là những kí ức về tuổi thơ với những trò chơi ngày nhỏ. Hai khổ tiếp theo là nhận thức và cảm xúc của nhân vật trữ tình về những hi sinh thầm lặng của bà ngoại.


    Khổ thơ thứ năm là kí ức về một những ngày bom Mỹ đánh phá tan hoang nhà cửa, chùa chiền. Va khổ cuối cùng là tâm trạng bùi ngùi của nhân vật tôi khi bà ngoại không còn nữa. Xuyên suốt tác phẩm là tình yêu sâu nặng người cháu dành cho bà ngoại. Bài thơ bắt đầu bằng dòng hoài niệm, bằng những hồi ức về thuở xa xăm:


    Thuở nhỏ tôi ra Cống Na câu cá

    níu váy bà đi chợ Bình Lâm

    bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

    và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

    Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

    chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

    mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

    điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng


    Hai chữ “thuở nhỏ” mở đầu văn bản, được láy lại lần nữa ở khổ thứ hai không chỉ là dấu mốc thời gian mà như còn đong đầy nỗi ngậm ngùi. Chủ thể điểm nhìn trong bài thơ là nhân vật tôi – nhưng không phải là tôi của thuở nhỏ mà là tôi khi đã lớn khôn, trưởng thành. Đó là lí do những kỉ niệm ùa về rất nhiều nhưng tất cả chỉ được gọi tên vội vã: “câu cá”, “níu váy bà đi chợ”, “bắt chim sẻ", “ăn trộm nhãn”, “chơi đền Cây Thị” “xem lễ Đền Sòng”.


    Những trò chơi của cậu bé nông thôn được liệt kê với mức độ dày đặc. Ngần ấy trò cho phép chúng ta hình dung về một chú nhóc tinh nghịch, hiếu động. Điều đáng nói là kỉ niệm của cậu không gắn với lũ bạn cùng tuổi mà luôn quấn quýt với bà ngoại. Bà ngoại tôi chỉ xuất hiện duy nhất trong hành động đến chợ Bình Lâm nhưng tưởng như bước chân bà luôn theo đỡ bao kỉ niệm của thằng cháu ngoại.


    Trẻ con – nhất là những bé trai – vẫn thích tha thẩn nơi vườn cây, ao cá nhưng điểm đến của nhân vật tôi lại là những đền chùa, chợ búa – nơi các bà cụ thường lui tới. Nguyễn Duy nhắc đến năm địa danh thì trong số đó có đến ba tên chùa, đền. Chùa Trần, đền Sòng, đền Cây Thị, bà đến cũng chính là những nơi cậu bé theo đi, tất nhiên không phải để thành tâm lễ Phật như bà mà để khám phá bao điều kì thú ở đó.


    Có thể ngày bé, nhân vật tôi chỉ mải miết với những trò nghịch ngợm của mình, thậm chí sẽ bị bà ngoại quở trách vì các hành động “bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật”, “ăn trộm nhãn chùa Trần”. Nhưng rồi tất cả những gì trầm tích trong kí ức lại là “mùi huệ trắng quyện khói trầm” và “điệu hát văn” cùng bóng dáng cô đồng trong chùa. Giờ thì ta hiểu tại sao tác giả không dừng lại miêu tả cụ thể một trò chơi nào.


    Mùi hương thanh khiết, trầm tịch chốn thâm nghiêm và điệu hát cô đồng khó hiểu là tất cả những gì choán đầy nỗi nhớ nhân vật trữ tình. Điều phảng phất, thậm chí không cố tình được trẻ thơ lưu lại trong trí nhớ lại có sức bám đọng mãnh liệt nhất khi kí ức dội về. Căn nguyên là đâu? Có phải vì thấp thoáng trong khói hương thơm ngát và điệu hát văn thuở xưa là bóng dáng bà ngoại yêu dấu của nhân vật tôi? Sang khổ thơ tiếp theo tứ thơ có sự biến đổi đột ngột. Không còn là các trò tinh nghịch thuở thiếu thời nữa mà là nỗi yêu thương không thể nén kìm:


    Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

    bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

    bà đi gánh chè xanh ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn


    Dòng hoài niệm không dừng lại ở những trò chơi thuở nhỏ mà được tiếp nối bằng hình ảnh bà ngoại lam lũ, tảo tần. “Tôi đâu biết” – không hẳn là lời sám hối nhưng đó là lời tự trách đầy tiếc nuối, xót xa của người cháu khi trưởng thành. Tất cả những gì khuất lấp trong tuổi thơ giờ đã được nhận thức sáng tỏ.


    vẫn là thao tác liệt kê nhưng không phải là trò chơi thuở nhỏ mà là bao vất vả, “cơ cực” của bà. Thực ra, mò cua, xúc tép, gánh chè… là những việc quen thuộc của người phụ nữ nông thôn Việt Nam. Nếu ai đã đọc những câu thơ của Trần Đăng Khoa, chắc sẽ thương lắm dáng bà, dáng mẹ giữa trưa tháng sáu:


    Nước như ai nấu

    Chết cả cá cờ

    Cua ngoi lên bờ

    Mẹ em xuống cấy


    Nếu ai đã đọc Bèn kia sông Đuống của Hoàng cầm, sẽ thấy có sự đồng điệu giữa Hoàng Cầm và Nguyễn Duy trong hình ảnh thơ:


    Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

    Dăm miếng cau khô

    Mấy lọ phẩm hồng

    Vài thép giấy đẫm hoen sương sớm


    Những “cơ cực” đó lẽ ra không nên có ở những người bà đã đi qua bao nhọc nhằn trong cuộc sống, không nên có ở lứa tuổi lẽ ra phải được thảnh thơi, vui vầy bên con cháu. Một lần nữa Nguyễn Duy cho các địa danh xuất hiện, nhưng đó không còn là những đền chùa linh thiêng. Ba Trọi, Đồng Quan, Quản Cháo, Đồng Giao là nơi in dấu chân bà ngoại tảo tần sớm hôm.


    Không gian nối tiếp không gian, mở -rộng, kéo dài hành trình lam lũ của bà đồng thời khơi sâu thêm nỗi xa xót trong lòng cháu. Từ láy “thập thững” đựng lên trước mắt người đọc dáng đi không vững chãi, thậm chí siêu vẹo của người mắt kém đang phải mang gánh nặng trên vai. Cụm từ “những đèm lùm” vừa chỉ thời gian, vừa có giá trị mô tả không gian. Đêm là thời khắc muộn hơn tối.


    Cũng để chỉ cái lạnh nhưng Nguyễn Duy không viết “đêm lạnh”, “đêm rét” mà viết “đêm hàn”. Kết hợp từ khéo léo này mang lại hiệu quả nghệ thuật bất ngờ. Trong cái lạnh của đêm tối, ta còn cảm nhận được cả cái buốt giá của sương đêm. Những cơ cực của bóng dáng lầm lụi không được miêu tả chi tiết nhưng vẫn được gợi nên trong suy tưởng người đọc. Đó chẳng phải là những hi sinh âm thầm sao?


    Nhân vật trữ tình dường như không dám tin vào những điều mình nhận ra, không dám tin vào những điều thuở bé thơ mình không cảm nhận được. Cảm thức về bà ngoại cùng bao kí ức sâu đậm về những vị Phật tiên đã khiến nhà thơ phân vân:


    Tôi trong suốt giữa đôi bờ hư thực

    Giữa bà tôi và tiên phật thánh thần

    Cái năm đỏi củ dong riềng luộc sượng

    Cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm


    Có lẽ đây là khổ thơ hay nhất trong bài. Hay bởi cách nói và xúc động bởi chiều sâu tình cảm. “Trong suốt là tính từ chỉ tính chất sự vật, hiện tượng được Nguyễn Duy đưa vào lời thơ, đảm nhiệm chức năng của động từ tình thái. Thật khó để gọi tên chính xác cảm xúc của nhân vật trữ tình. Chỉ có thể khẳng định một điều, trạng thái này gần gũi với phút đốn ngộ của các bậc tu hành nhà Phật.


    Hình ảnh bà được đặt trong thế đối sánh ngang hàng với tiên phật, thánh thần thể hiện lòng ngưỡng mộ, tôn sùng của nhân vật tôi. Phải thực sự thấm thía, trân trọng công ơn của bà, nhân vật trữ tình mới có được tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đến vậy. Tình cảm đó được đặt trong thế đối lập giữa hai không gian: không gian trần tục và không gian tịnh độ.


    Cảm giác đói bị át đi bởi hương huệ trắng và hương trầm thanh khiết. Lần thứ hai hương thơm đó xuất hiện trong bài thơ. Nhưng lần này nó không được cảm nhận bằng khứu giác mà bằng thính giác. Cái tinh tế của ý thơ chính là ở chỗ này đây. Nếu chỉ là “cứ thoang thoảng” hay “cứ ngửi” thì hương huệ trắng và hương trầm chỉ là thứ hương của hiện tại.


    Đấy là chưa kể việc sử dụng từ “ngửi” sẽ làm mất đi ý vị tao nhã của hình ảnh thơ, của lời thơ. Phải là “nghe” thì mới thấy quá khứ vọng về, thì mới thấy sức ám ảnh của hương thơm quá khứ. Cảm thức về bà luôn gắn với sự thanh nhã, nhân hậu, đức độ. Bà như thần tiên, bà như cổ tích và bà luôn bất tử trong tâm thức cháu. Khổ thơ thứ tư là bản lề khép lại những kí ức thuở nhỏ và đến gần hơn với mất mát thực tế được gợi tả trong khổ thứ năm:


    Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất

    đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

    Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

    bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn


    Chiến tranh với những đau thương mất mát đã đi vào thơ ca và trở thành chủ đề xuyên suốt một thời đại. Mỗi người bước vào chiến tranh và đi ra với những mất mát riêng. Với Nguyễn Duy, đau thương nhất là sự tan hoang, đổ nát của những chùa chiền và ngôi nhà bà ngoại. Nhà thơ đã lựa cách nói để kìm giữ những tổn thương tinh thần.


    Không khắc họa “kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang” như Hoàng Cầm, Nguyễn Duy chỉ nhẹ nhàng kể: “nhà bà tôi bay mất”, “đến Sòng bay”, “bay tuốt cả chùa chiền”. “Bay” thực chất là tan, là đổ nát đấy chứ. Nhưng “bay” cũng là gắn với cảm thức tiên Phật. Nơi bình yên không còn yên bình nữa. Cái khốc liệt của chiến tranh in dấu ấn cả vào trong đời sống của thần tiên, huống gì con người?


    Điểm kết của những kí ức là hình ảnh người bà “đi bán trứng ở ga Lèn mặc cho “bom Mỹ dội”, mặc cho “Thánh với Phật” đã phải rủ nhau đi. Vẫn là sự tảo tần để mưu sinh? Hay sẽ là bắt đầu cho một bất trắc không lường trước được, một mất mát khôn cùng? Ga Lèn là điểm kết của câu thơ nhưng lại được chọn làm nhan đề cho bài thơ, điều đó chứng tỏ địa danh này gắn với sự kiện quan trọng. Phải chăng, chính tại nơi đây, những ngày được gắn bó cùng người bà kính yêu của nhà thơ – nhân vật trữ tình cũng hết?


    Thời gian trôi bẵng đi, khi đã trưởng thành, đã nhận ra những hi sinh lớn lao của bà, đã ý thức được tình cảm, trách nhiệm của mình, cũng là lúc nhân vật trữ tình mất bà mãi mãi. Hai câu cuối không đặc sắc về tứ thơ nhưng gây xúc động trong lòng người đọc. “Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!”- lời thơ nghe đầy xót xa, nuối tiếc.


    Đò Lèn là bài thơ không mới về chủ đề nhưng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ cách diễn tả độc đáo, nhờ sự phô bày những yêu thương chân thành của người viết. Tình yêu thương bà luôn gắn với cảm thức chùa chiền, tiên phật nên mang màu sắc thanh khiết, sáng trong. Hàng loạt những địa danh của quê hương được gọi tên càng tô dậm sự chân thực trong cảm xúc. Đó là những nét riêng, độc đáo để đọc Đò Lèn, chúng ta không nhầm với Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh, Bếp lửa của Bằng Việt…

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Trong đời sống văn học, có những bài thơ, câu thơ, khi ta mới đọc một lần chưa thuộc được, nhưng có cái gì đó nó cứ ám ảnh ta như một “ma lực” đầy hấp dẫn, tâm trí ta không thể nguôi ngoai được. Bởi lẽ những vần thơ ấy đã chạm vào ngõ ngách sâu kín tâm hồn ta, rung lên cái phần tiềm thức của tình cảm ấp ủ trong ta lâu nay. Cuộc sống bộn bề với những toan tính mưu sinh lắm khi không còn thời gian để ta tĩnh lặng, sống lại những kí ức đẹp đẽ, những hoài niệm về tuổi thơ…


    Thơ Nguyễn Duy đã làm thức dậy trong ta tất cả nét đẹp nhân bản ấy. “Nghĩa vụ công dân cao cả nhất của các nhà văn là viết cho hay, đánh thức những phần tốt đẹp nhất của lòng người, giúp cho con người được sống đánh giá các phần được sống ở trần gian” (Vũ Quần Phương). Thiết nghĩ đấy là thiên chức cao cả, là trách nhiệm lớn nhất của những cây bút tài năng mà nặng “tâm” với đời, với người.


    Nguyễn Duy tên là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 tại xã Đông Vệ (nay thuộc thành phố Thanh Hóa). Năm 1965, ông nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường nổi tiếng ác liệt thời chống đế quốc Mĩ như Khe Sanh, đường 9 Nam Lào. Xuất ngũ ông theo học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ năm 1977 đến nay, ông làm đại diện thường trú của báo Văn nghệ ở phía Nam. Như vậy trước khi cầm bút Nguyễn Duy đã “cầm súng” với tư cách là một chiến sĩ, theo đúng nghĩa đen của từ láy. Có lẽ, chính sự từng trải, cuộc thử thách giữa sống và chết, giữa chung thủy và phẫn nộ giúp ông có được cái tâm bền vững và đằm sâu.


    Nguyễn Duy có cả một mảng thơ quan trọng dành cho ông thể hiện tâm trạng của mình về những người trong gia đình, bạn bè, anh em, từng để lại kỉ niệm sâu sắc trong đời ông từ thuở ấu thơ đến khi đã luống tuổi. Bài Đò Lèn là một kí ức về bà ngoại trong những năm tháng đầy vất vả, cực nhọc khiến ông vô cùng xúc động và khâm phục.


    Khác với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt viết về người bà nhóm lên bếp lửa ngoài đời và cũng nhóm lên sự ấm áp của tình thương, của hi vọng, nâng bước chân người lính hành quân trên con đường dài ra trận hoặc trên đường đời, bài Đò Lèn nghiêng về thể hiện đúng dáng vẻ người bà với đức hi sinh âm thầm, nhẫn nại cho đến khi “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. Bài thơ khiến cho người đọc càng nghiền ngẫm, nhập tâm càng xúc động đến rơi lệ. Bóng dáng người bà như thế trong ta ai cũng có một phần dù hoàn cảnh sống có khác nhau.


    Bài thơ gồm sáu khổ thơ, tái hiện lại những mẫu kỉ niệm về người bà đã lùi rất xa về thời gian nhưng trong nỗi nhớ thì hiện hình mồn một. Khổ thơ đầu có những chi tiết thật xúc động và dí dỏm:


    “Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

    níu váy bà đi chợ Bình Lâm

    bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

    và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”


    Cứ thế hình ảnh “tôi” và “bà” cùng song hành trên con đường nỗi nhớ của nhà thơ. Kỉ niệm thật giản dị và chân thực, không thơ mộng cao siêu gì cả. Tuổi thơ “ngày hai buổi tới trường”, “bắt chim sẻ”, “ăn trộm nhãn chùa Trần” thật hồn nhiên biết bao nhưng với chúng ta, nó đã trở thành kí ức đẹp đẽ mà sau này đi xa và lớn lên ai cũng lưu luyến, nhớ nhung. Lời thơ mộc mạc diễn tả được cái vô tư trong sáng pha chút nghịch ngợm đáng yêu của tuổi ấu thơ.


    Tác giả còn hồn nhiên lắm, thích thú được “níu váy bà đi chợ Bình Lâm”. Hình ảnh bà cháu thật gần gũi, ấm áp và dân dã. Cháu đã nương tựa vào bà để sống, để lớn lên, coi đó như một lẽ tất nhiên. Bước chân tung tẩy theo bà đi chợ để lại dấu ấn của một thời hồn nhiên, trong sáng. Nhà thơ bồi hồi nhớ lại:


    “Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

    chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

    mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

    điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”


    Cảm giác của nhà thơ lúc ấy như đang sống giữa “hai bờ hư – thực”. Bà là hình ảnh “thực” ở đời còn thánh Phật là của cõi “hư”. Có lẽ đây là ấn tượng lôi cuốn nhà thơ mạnh nhất nên phần sau còn được nhắc đến nhiều lần. Bà đã hòa nhập vào cái thế giới huyền ảo ấy, thế giới của sự trong lành và của lòng tốt, đức độ, bao dung. Chữ “thơm lắm” nghe sao mà vương vấn ấm áp, đầy quyến rũ. Mùi hương ấy khiến nỗi nhớ không còn mốc thời gian:


    “Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch

    Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương”

    (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)


    Kỉ niệm hiện về đầy sức ám ảnh. Nhà thơ sống lại với dĩ vãng vì nó có sức hút kì lạ, có “bàn chân đất” và có “bóng cô đồng”, có “củ dong riềng luộc sượng”, cũng có “mùi huệ trắng hương trầm”. Vừa cụ thể vừa hư vô. Những đêm sống với đền Sòng Sơn như thế cho đến mãi sau này tác giả vẫn ghi sâu trong trí nhớ bao vóc dáng hình và cả không khí linh thiêng mà người ta hay nhắc đến câu: “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”.


    Hương khói nhập nhòa “mờ mờ nhân ảnh”, bóng bà hiện về trong nỗi nhớ, mãnh liệt mà bảng lảng như làn sương thu. Cái “thơm lắm” của hương trầm linh thiêng phải chăng còn là cái “thơm lắm” của tâm hồn bà. Những bông huệ trắng trên bàn thờ của bà hôm nay mang mùi hương xưa vời vợi. Đắm mình trong thế giới huyền ảo cao siêu ấy nhà thơ “giật mình” nhận ra:


    “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

    bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

    bà đi gánh chè xanh Ba Trại

    Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”


    Lời thơ có gì bùi ngùi, xót xa trước kí ức về người bà vật lộn với cuộc sống để mưu sinh cho mình và cho con cháu. Bà “cơ cực” mà “tôi đâu biết” vì tác giả còn hồn nhiên, vô tư quá! Lời thơ phảng phất một nỗi sám hối, tự trách mình mặc dù mình không có lỗi. Nhà thơ gạt đi lớp sương khói để nhìn bà ở phần trần gian cho rõ hơn.


    Đó là sự thực diễn ra hàng ngày mỗi sáng mỗi đêm về. Những địa danh cụ thể mà tác giả nhắc đến ở khổ thơ trên kéo ta trở về với thực tại một trăm phần trăm. Trong văn chương, tái hiện cuộc sống cũng là một cách bộc lộ thái độ, tình cảm. Nguyễn Duy dùng những từ ngữ thật sát với hiện thực để phơi bày cho được những cơ cực của bà. Người đọc rất xúc động trước câu thơ: “Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”.


    Chữ “thập thững” gợi lại rất đúng những bước cao, bước thấp, mò mẫm trên con đường gồ ghề mà sức khỏe của bà thì không còn nhiều. Đọc câu thơ thấy cả một sự cô đơn âm thầm và gió lạnh từ quá khứ thổi về. Chữ “thập thững” gợi hình nhưng cái chính là gợi cảm, có cái gì tội nghiệp trong đó.


    Người cháu nhớ lại và thương bà nhiều lắm! Và còn nhiều lắm những bước chân như thế của bao người bà, người mẹ ta gặp trên đường đời. Bà không đếm được và ta cũng không đếm được những bước chân còm cõi trong đêm. Trời đất chứng giám cho đức hi sinh của bà và nhắc ta đừng quên.


    Hai khổ thơ tiếp theo diễn tả một xúc cảm khác, mặc dù không xa lạ với phần trên: “Tôi trong suốt đời giữa hai bờ hư thực giữa bà tôi và tiên, Phật thánh thần cái năm đói củ dong riềng luộc sượng cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm Bom Mĩ dội – nhà bà tôi bay mất đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”.


    Xin hãy đừng vội mà cho rằng nhà thơ đã hạ cái “thánh thần” đi để nâng “bà” của mình lên. Như thế e không được, vì chốn ấy bà đã từng cúi mình cơ mà! Đó là phần thuộc đời sống tâm linh của bà. Vậy những dòng thơ trên nên hiểu theo nghĩa tự sự, nghĩa là sự thực thế nào, nhà thơ kể lại thế ấy.


    Chùa chiền “bay tuốt” rồi, bà không còn nơi để đi lễ nữa. Hiện hữu và tâm linh, đời thường hay cao siêu? Nhà thơ đứng giữa hai miền đất ấy, một chút phân tâm nhưng rồi cái đọng lại vẫn là hình ảnh người bà với bước chân như ngày nào: “Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”.


    Người ta thường nói “Phật tại tâm”. Bà tu tâm bằng lòng thương và đức hi sinh, bằng những bước chân cặm cụi trong đêm. Bà đã hóa thân vào tiên, vào Phật tự lúc nào không hay. Nhưng bà vẫn là bà thôi! “bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”. Câu thơ đọc lên mới đầu ta chỉ hiểu là diễn tả việc làm của người bà.


    Đơn giản thế thôi nhưng thơ không chấp nhận sự thưởng thức đơn giản, thô thiển. Đằng sau câu thơ là một bức họa để cháu tặng bà, ghi nhận những năm tháng gian nan để biết ơn. Câu thơ không dừng lại bởi bàn chân bà còn đi và rồi… Bà đi mãi… không về, để lại trong Nguyễn Duy một nỗi nhớ vời vợi, mênh mông.


    Bà đã trở về với đất một cách giản dị, giản dị nhưng cao cả. Đằng sau bàn chân đất và bên trong chiếc áo nâu vá víu là một tâm hồn, một trái tim canh cánh bao nỗi niềm con cháu. Nguyễn Duy không thêm lời bởi vì đến đây cần một sự lắng đọng để suy ngẫm, chiêm nghiệm – Thơ có kiểu tự sự rất thơ! Đoạn kết trong bài là cả một sự trăn trở:


    “Tôi đi lính… lâu không về quê ngoại

    dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi

    khi tôi biết thương bà thì đã muộn

    bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!”


    Cái dấu ba chấm giữa câu thơ đo đếm những bước chân hành quân những đêm ngủ giữa rừng và bao trận đánh, tháng năm. Đời người thì hữu hạn “Nhân sinh ba vạn sáu ngàn thôi” (Nguyễn Công Trứ), bà đã về với tiên tổ. Bà đã đi trọn một kiếp người. Hương trầm vẫn tỏa đâu đây chứng giám cho sự thành tâm và khâm phục của cháu với bà. Một chút sám hối nữa lại trở đi trở về làm cho Nguyễn Duy lớn thêm lên về tâm hồn và tư tưởng. Bạn đọc yêu thơ Nguyễn Duy vì cái tài nhưng quan trọng là cái tâm.


    Bài thơ khép lại khi một kiếp người đã khép lại: “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!”. Đọc câu thơ thấy có cái gì yên lặng đến vô cùng. Bà đã ra đi thanh thản bình dị, chìm lẫn vào cỏ xanh. Nhưng đấy là sự kinh dị của vàng ngọc. Mỗi người bà, người mẹ hi sinh cho đời ở những mức độ và lĩnh vực khác nhau, nhưng giống nhau ở trái tim đầy yêu thương.


    “Sống trong cái chết vùi trong cát

    Những trái tim như ngọc sáng ngời”(Mẹ Tơm – Tố Hữu)


    Hai câu cuối trong bài Đò Lèn phảng phất bi kịch tâm trạng của tác giả. Muốn gửi đến bà một tiếng nói biết ơn và thương mến bà nhưng “dạ đài cách mặt khuất lời” (Kiều – Nguyễn Du). Bài thơ kết thúc cũng là lúc nỗi xót xa trỗi dậy trong nỗi niềm của thi nhân.


    Để hiểu thêm về tác giả và bài thơ này, ta hãy đọc thêm vài đoạn thơ mà Nguyễn Duy dành cho cha mẹ, ông bà. vẫn là lời lẽ mộc mạc, thành thực, ẩn chứa một nỗi buồn sâu lắng:


    “Rơm rạ ơi, ta trở về đây

    Xin cúi lạy vong linh làng mạc

    Bà và mẹ hóa cánh cò cánh vạc

    Ông và cha man mác kiếp trâu cày ”(Về đồng)


    Có lúc ông liên hệ giữa thơ và đời như để nhắn nhủ mình:


    “Ta đi mơ mộng trên trời

    Để cha cuốc đất một đời chưa xong”


    Ông nhắc nhở mọi người cần biết sống chung thủy với quá khứ:


    “Bà nuôi mẹ, mẹ nuôi con

    Liệu mai sau các con còn nhớ không?

    Chân nhang lấm láp tro tàn

    Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào”


    Trong luồng mạch cảm xúc đó, bài Đò Lèn ẩn chứa sự cúi đầu trước một “vong linh làng mạc”. Có thể xem bài thơ này thay cho một nén nhang mà nhà thơ thắp lên để tưởng nhớ bà. Vì thế đọc thơ lên ta thấy câu chữ lúc nào cũng nặng trĩu sự tưởng nhớ, hoài niệm: “Thơ không chỉ là văn chương mà chính là gan ruột” (Tố Hữu).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy