Top 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Hầu trời" của Tản Đà hay nhất

Bình An 4949 0 Báo lỗi

Tản Đà (1889- 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu sinh ra và lớn lên trong thời buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu nên con người ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài văn phân tích tác phẩm "Hầu trời" của Tản Đà số 1

    Tản Đà là một trong những nhà thơ lớn vào những năm đầu thế kỷ XX. Những đóng góp của ông cho nền văn chương Việt Nam với những tác phẩm đặc sắc làm xao động cả giới văn đàn. Tản Đà được ví như là một cầu nối giữa hai thế kỷ và là nhân tố tiêu biểu đặt nền móng cho sự phát triển của dòng thơ mới.


    Đọc các tác phẩm thơ của Tản Đà chúng ta sẽ thấy được chất từ giản dị trong câu thơ, thấy được một tâm hồn lãng mạn nhưng cũng đầy phong cách. Thơ của Tản Đà rất độc đáo nhưng vẫn giữ được cốt cách của thơ ca dân tộc. Ngày hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích bài thơ “Hầu Trời” để thấy được cái tôi của nhà thơ Tản Đà.

    Phân tích bài thơ “Hầu Trời” để thấy được cái tôi của nhà thơ Tản ĐàVới lối thơ thất ngôn trường thiên tự do và phóng khoáng. Cộng với chất tự sự các yếu tố trong tình huống, nhân vật hay lời kể đã tạo nên một tác phẩm rất đặc biệt. Tác phẩm “Hầu Trời” chính là một sự hư cấu tưởng tượng của chính tác giả.


    Sau khi đọc bài thơ chúng ta sẽ thấy được sự say mê trong đó, sự kết hợp của cảm hứng lãng mạn và hiện thực. Ba sự việc được trình bày một cách khá trật tự từ việc lý do lên trời đọc thơ, cảnh đọc thơ và thái độ ngợi ca tán thưởng của trời và chư tiên, và cuộc chia tay trong xúc động và lưu luyến. Cách mở đầu câu chuyện của thi sĩ Tản Đà thực sự gây ấn tượng với người đọc:


    Đêm qua chẳng biết có hay không,

    Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.

    Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

    Thật được lên tiên – sướng lạ lùng,


    Đây chỉ là một lời thông báo về sự việc “được lên tiên – sướng lạ lùng” vào đêm qua mà nhiều người chúng ta nghĩ là chuyện bịa. Nhưng cách dẫn dắt của thi nhân khiến người ta tin đó là thật, mà thật một cách đầy tự nhiên, chứ không hề gượng gạo. Ông cũng đặt ra nghi vấn chẳng biết có hay không theo kiểu khoa học nhưng vẫn khẳng định rằng: không hoảng hốt, không mơ mòng và có đến bốn cái thật khiến người ta tin.


    Cách mở đầu câu chuyện vì thế mà đầy khéo léo và duyên dáng, đến nỗi nhà thơ Xuân Diệu cũng trầm trồ, thán phục. Tình huống độc đáo, hấp dẫn của câu chuyện được mở ra. Ngay sau đó, thi sĩ trình bày lý do được lên tiên cũng đầy lạ lùng. Trong đêm khuya trăng sáng, lúc canh ba, nằm buồn một mình, tác giả ngồi dậy đun nước uống rồi ngâm nga văn thơ.


    Bỗng thấy hai cô tiên xuống,

    vì tiếng ngâm vang cả sông

    Ngân Hà khiến Trời không ngủ được

    nên Trời mời lên đọc để nghe qua.


    Đúng là có vẻ khó tin nhưng cách giải thích đầy hóm hỉnh và tự nhiên như thế khiến người đọc thấy được sự thú vị, đời thường và cũng đáng tin. Câu chuyện vì thế càng gợi thêm sự tò mò, hấp dẫn. Vậy đối diện với Trời, thi sĩ sẽ thể hiện mình như thế nào?


    Thi nhân được đón tiếp vô cùng nồng nhiệt, được ngồi ghé bành như tuyết vân mây, được thể hiện tài năng của mình, được những khán giả đặc biệt theo dõi đó chính là Trời và các chư tiên. Thật là một điều thú vị chưa từng có, đến mơ cũng chẳng mơ đến được. Chỉ đến đây thôi chúng ta cũng thấy được thi sĩ Tản Đà thực sự là có một tâm hồn bay bổng. Lên trời để ngâm thơ, đọc thơ, thực sự hứng khởi, thực sự tự hào:


    – Đọc hết văn vần sang văn xuôi

    Hết văn thuyết lí lại văn chơi

    – “Bẩm con không dám man cửa Trời

    Chửa biết con in ra mấy mươi?”


    Đáng chý ý nhất ở đoạn này không phải là “gia tài văn chương” nhiều, đa dạng mà thi nhân nhắc tới, càng không có ý phô diễn tài năng giày thay, lắm lối hay cố ý khoe cái hay, cái đẹp do mình tạo ra, mà đó là niềm say mê, tự hào, niềm phấn chấn, hào hứng đối với những sáng tác của mình.


    Sở dĩ có được điều đó là bởi vì dường như thi sĩ đã tìm thấy một đối tượng tri âm nghệ thuật quá đỗi đặc biệt như thế. Nghe thơ văn của người đời mà Trời, các chư tiên nào là nở dạ, lè lưỡi, chau đôi mày, lắng tay đứng, cùng vỗ tay, lại còn hưởng ứng trên mức yêu thích:


    Chư tiên ao ước tranh nhau dặn

    – “Anh gánh lên đây bán chợ Trời!”


    Những lời tán thưởng của Trời càng khẳng định điều đó:

    Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

    Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

    Êm như gió thoảng, tinh như sương!

    Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!


    Có thể nói khung cảnh tuy trên trời nhưng cũng không hề xa lạ, cung cách rất đời thường và ngay cái cách chư tiên gọi thi sĩ là “anh” cũng rất dễ thương. Có lẽ bởi vậy mà việc được hầu Trời đọc thơ văn là một cách để nhà thơ Tản Đà bộc lộ hết thảy sự sảng khoái của bản thân, cũng là cách tự đề cao, tự khẳng định mình trước xã hội rất tinh tế. Đồng thời cũng có cả nỗi niềm khao khát được tri âm, đồng cảm của cuộc đời. Qua đây thấy được một cái tôi đầy phóng khoáng, táo bạo, cái tôi ngông đầy tài hoa.


    Vậy là việc lên trời của thi nhân không đơn thuần là “trần thế em nay chán nửa rồi”, là để tự khẳng định tài năng, cá tính độc đáo của nhà thơ, mà đó còn là cái cớ để giãi bày tâm sự về chuyện nghề, chuyện đời. Trời nghe văn thơ xong, khen nức nở liền hỏi danh tính. Tản Đà thật đến độ cũng chẳng giấu giếm gì, tên tuổi, nghề nghiệp đều nói ra.


    Trời sai suy xét thì phát hiện có tên Nguyễn Khắc Hiếu, đày xuống hạ giới vì tội ngông, thực chất là sai xuống làm việc “thiên lương” của nhân loại. Vẫn biết bài thơ thể hiện rất rõ đặc trưng của hồn thơ Tản Đà, nhưng chắc hẳn đến đây nhiều người đọc nghĩ, có thể đến mức này thì quả là một cá tính quá ngông và táo bạo.


    Tài năng đã vượt xa mức bộc lộ, cái ngông, cái khát vọng làm những việc thiện cho đời. Tản Đà đã từng một đời ôm mộng tưởng cải cách văn chương nhưng không thành. Và có lẽ qua câu chuyện chúng ta thấy được nhà thơ nhắc tới cái sứ mệnh này. Và có nhiều lý do để cho thấy Tản Đà thực sự quá sức với mệnh trời ban.


    Bởi: – “Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó”. Vào thời đại của mình, Tản Đà được biết đến là người đầu tiên đem “văn chương ra bán phố phường”. Nhưng sự đời ngặt nghèo không dễ dàng như người ta tưởng, gia tài là bụng văn nhưng tấc đất không có, nào giấy, nào mực, nào cửa hàng đều của người, giá lại rẻ, lãi ít mà tiêu nhiều, học hành thêm thì tuổi đã cao.


    Nói đến việc thiện lương trong cái cuộc sống đời thường này không chỉ đối với tản đà mà giới văn nghệ sĩ đầu thế kỷ XX này cũng thực sự chật vật, khó khắn. Lên được đến trời là cơ hội để ông giãi bày sự tình ấy. Với bút pháp hiện thực, nhà thơ đã trải lòng mình như mong mỏi một niềm cảm thông, khát khao tìm kiếm được sự tri âm, sự khẳng định bản thân giữa cuộc đời.


    Cuộc vui nào cũng có hồi chấm dứt. Trở về trần thế trong niềm tiếc nuối ngậm ngùi. Những câu thơ cuối vang lên có một chút buồn bã, nhưng đầy thi vị. Tiếng gà gáy, tiếng người nơi trần thế đã đánh thức nhà thơ. Cái cảm giác lên mây tựa gió ngâm thơ kết thúc. Cuộc đời thi sĩ Tản Đà thực sự bay bổng, thèm khát được lên trời. Những giây phút thăng hoa của nhà thơ sau khi đọc lên bài thơ chính là những thăng hoa trong nghệ thuật, trong cái tôi cả Tản Đà.


    Một cái tôi vô cùng phóng túng, hiểu rõ về tài năng giá trị của bản thân mình. Một sự khao khát giữa cái đời thường một điều chẳng có thật. Nhưng bất cứ ai sau khi đọc xong bài thơ “Hầu Trời” đều thấy được những nét gần gũi, và hóm hỉnh đầy tự nhiên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài văn phân tích tác phẩm "Hầu trời" của Tản Đà số 2

    Tản Đà được coi là “người nằm vắt mình qua hai thế kỉ”, là gạch nối giữa thơ mới và thơ cũ, là người đặt nền móng cho thơ mới. Những đánh giá ấy đã xác nhận vị trí quan trọng của Tản Đà đối với văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Ông là đại diện tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn này, giai đoạn văn học dân tộc có những bước chuyển mình, bắt đầu cho giai đoạn hiện đại hoá mau lẹ. Hầu trời là một bài thơ có rất nhiều điểm mới.


    Bài thơ thể hiện đậm nét cá tính sáng tác của Tản Đà. Mạch thơ được triển khai theo lôgíc một câu chuyện với các chi tiết cụ thể, rành mạch, khiến cho bài thơ hấp dẫn và có sức thuyết phục: Nằm một mình, buồn nên dậy đun nước uống rồi ngâm văn, động đến Trời, tiên xuống hỏi rồi đưa lên gặp Trời, Trời cùng chư tiên đón tiếp long trọng, mời đọc thơ, giới thiệu về mình rồi đọc thơ và giãi bày cảnh ngộ cùng Trời, Trời giải thích, khen ngợi rồi cho đưa về trần giới. Nhà thơ đã chọn một cách rất độc đáo để thể hiện tâm sự của mình.


    Chuyện hầu Trời bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ khẳng định tài năng của bản thân và bộc lộ quan niệm mới mẻ của ông về nghề văn, đồng thời thể hiện ý thức của cái Tôi cá nhân đầy cá tính của mình. Nhà thơ đã mở đầu câu chuyện của mình bằng một giọng điệu rất hấp dẫn, bịa mà rất tự nhiên, hóm hỉnh:


    Đêm qua chẳng biết có hay không,

    Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.


    Lí do được Trời mời lên hầu cũng thật đời thường và dễ tin : Nằm buồn dậy đun nước uống, rồi ngâm thơ, chơi trăng. Và “Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà” đã làm Trời mất ngủ. Thế là được lên Trời. Cuộc hội kiến với Trời và chư tiên được kể lại chi tiết, hồn nhiên, nghe tự nhiên như thật. Tác giả đã chọn lối kể chuyện nôm na của dân gian để tái hiện câu chuyện hầu Trời.


    Nhà thơ tưởng tượng tình huống gặp Trời để giới thiệu về mình. Giới thiệu rõ, chính xác tên tuổi, quê hương, đất nước, nghề nghiệp, kể tên các tác phẩm của mình. Nhà thơ đã chọn tình huống độc đáo: Gặp Trời, ngâm thơ cho Trời cùng chư tiên nghe, qua đó khẳng định tài năng của mình. Khẳng định một cách rất tự nhiên :


    Đương cơn đắc ý đọc đã thích

    Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.

    Văn dài, hơi tốt ran cung mây!…


    Tự khen tài của mình nhưng lại chọn hình thức để Trời cùng chư tiên khen ngợi. Đây là một kiểu ngông đáng yêu. Sau khi giới thiệu các tác phẩm, có phân chia rõ ràng thành từng loại theo quan điểm của bản thân (văn thuyết lí, văn chơi, văn tiểu thuyết, văn vị đời và lối văn dịch) thì đưa ra nhận xét, cùng với những nhận xét của Trời “Văn đã giàu thay, lại lắm lối” (đa dạng về thể loại, giọng điệu). Nhà thơ lại còn mượn lời của Trời để khẳng định tài năng của bản thân:


    Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt

    Văn trần được thế chắc có ít!…

    Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”


    Nhà thơ đã hiên ngang khẳng định cái Tôi của mình, gắn liền với tên tuổi thật của mình. Đó là thái độ ngông của người có tài và biết trân trọng, khẳng định tài năng của mình. Trong thời đại của Tản Đà, đất nước đang mất chủ quyền, tự giới thiệu như còn là biểu hiện của sự tự hào, tự tôn dân tộc. Hóm hỉnh hơn, nhà thơ còn khẳng định cả phong cách ngông của mình:


    - “Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

    Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”


    Qua cuộc đối thoại tưởng tượng với Trời, nhà thơ còn khẳng định nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mình nói riêng và của người nghệ sĩ nói chung là lo việc “thiên lương” của nhân loại:


    Trời rằng: “Không phải là Trời đày,

    Trời định sai con một việc này

    Là việc “thiên lương” của nhân loại,

    Cho con xuống thuật cùng đời hay.”


    Tạo tình huống tưởng tượng này để an ủi mình, đồng thời cũng là để nói lên ý nghĩa cao quý của văn chương, của nhà văn. Cũng nhân đây, nhà thơ giãi bày tâm sự của mình về nghề văn. Tản Đà được coi là người đặt nền móng cho thơ Mới, không chỉ bởi thơ ông mang hơi thở hiện đại của thời đại với cái Tôi cá nhân sừng sững giữa trang văn mà còn vì ông là nhà thơ đầu tiên “mang văn chương ra bán phố phường”, coi nghề văn là nghề kiếm sống.


    Khi giãi bày cảnh ngộ với Trời, nhà thơ đã kể lể rất chi tiết về nghề làm văn kiếm sống này. Tản Đà cũng đã dùng lời Trời để tự an ủi mình. Với Hầu Trời, Tản Đà đã mang đến cho văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX một không khí mới. Dưới hình thức một bài thơ - câu chuyện tưởng tượng vui và đầy hào hứng, nhà thơ đã khẳng định cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ. Nhà thơ vừa tự tin khẳng định tài năng của mình vừa nói lên quan điểm làm văn chương, đó là viết văn để phục vụ thiên lương. Viết văn hay làm cho đời đẹp hơn là nhiệm vụ trời đã trao cho người nghệ sĩ.


    Sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật của Tản Đà là đã đưa ngôn ngữ đời thường nôm na, dễ hiểu, dung dị mà vẫn rất gợi cảm vào thơ ca. Ngôn ngữ thơ ở Hầu Trời đã có sự xâm nhập của giọng điệu văn xuôi và ngôn ngữ bình dân. Không quá câu nệ vào vần luật nên mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên và cái Tôi cá nhân đã thoả sức bộc lộ và thể hiện mình.


    Điểm độc đáo và thành công của bài thơ còn thể hiện ở chỗ tạo ra cái cớ là tình huống hầu Trời để tự khẳng định tài năng và quan niệm của mình. Đó là một kiểu ngông rất nghệ sĩ, vui vẻ và đáng yêu.


    Bài thơ cũng đã phác hoạ một chân dung thi sĩ Tản Đà với phong cách ngông độc đáo, đó là cái ngông của một nhà nho tài tử ở thời kì mà ý thức cá nhân bắt đầu được trân trọng và khẳng định.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài văn phân tích tác phẩm "Hầu trời" của Tản Đà số 3

    Tản Đà (1889 – 1939) là người có lối sống và sự nghiệp văn chương mang dấu ấn "người của hai thế kỉ". Vào những năm 20 của thế kỉ XX, Tản Đà nổi được ví như một ngôi sao sáng trên thi đàn thơ văn Việt Nam,ông có những tác phẩm tiêu biểu như: "Thơ Tản Đà" (1925); "Giấc mộng lớn" (tự truyện – 1928); "Còn chơi" (thơ và văn xuôi – 1921)...hồn thơ Tản Đà thể hiện "cái tôi" lãng mạn, bay bổng vừa phóng khoáng lại vừa cảm thương.


    Hầu trời là một trong số bài thơ tiêu biểu trong tập "còn chơi" thể hiện rõ nét nhất tâm hồn phóng khoáng, đôi khi là nét ngông, và cũng góp phần khẳng định giá trị bản thân trước cuộc đời của Tản Đà.


    Cách vào đề của "Hầu trời" cũng rất độc đáo, gây ấn tượng người đọc với cách vào đề, dẫn dắt độc giả vào thế giới thơ một cách cuốn hút. Bằng những câu thơ, thủ thỉ tâm tình như đang kể cho độc giả một câu chuyện như vừa mới xảy ra vậy, câu chuyện đó bắt đầu từ một giấc mơ, nhưng tác giả lại không thể biết được đó là thật hay mộng, thực hay ảo.


    Sự đối lập được nêu ra khi bốn từ "thật" được sử dụng trong 2 câu, chứng tả tác giả không hề mơ mộng mà nó thực chất là một giấc mơ, thế tại sao lại có sự mâu thuẫn như vậy. Nhưng dẫu sao thì nó vẫn mang lại cảm xúc thích thú vui sướng cho chính tác giả.


    "Đêm qua chẳng biết có hay không

    Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng

    Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể

    Thật được lên tiên – sướng lạ lùng"


    Ở những khổ thơ tiếp theo, tác giả kể về lí do được lên "hầu trời" của mình, với những câu thơ đầy tính thuyết phục, với ngòi bút của mình, Tản Đà vẽ ra một câu chuyện như vừa mới xảy ra đây thôi:


    "Nguyên lúc canh ba nằm một mình

    Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh

    Nằm buồn, ngồi dậy đun ấm nước

    Uống xong ấm nước, ngồi ngâm văn.....

    Vào trông thấy Trời, sụp xuống lạy

    Trời sai tiên nữ dắt lôi dậy

    Ghế bành như tuyết vân như mây

    Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy".


    Không gian thời gian của câu chuyện mặc dù là của một giấc mơ nhưng lại rất rõ ràng, tác giả giải thích lí do của buổi "hầu trời" là do "tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà" khiến Trời mất ngủ. Trời bèn sai tiên nữ xuống gọi thi sĩ lên đọc văn cho Trời nghe. Lí do của buổi "hầu trời" mà tác giả đưa ra như một khẳng định rằng: Cái may mắn được lên hầu trời do những phút cao hứng trong thơ văn của nhà thơ.


    Câu chuyện của buổi "hầu trời" diễn ra rất tự nhiên và hợp lí, như chính tác giả vừa mới trở về từ chốn đó vậy: "Theo lệnh của Trời", thi sĩ đọc văn và ngâm văn của mình cho Trời và các chư tiên nghe.


    "Truyền cho văn sĩ đọc văn nghe

    Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc".


    Với niềm phấn khích và đầy hứng khởi của mình, sự say sưa trong giọng đọc thơ, cũng ẩn ý cho niềm say mê trong văn chương đã khiến cho tác giả rất tự tin, thể hiện niềm khát khao và đam mê của chính bản thân mình. Và qua những câu thơ, người ta cũng thấy được tài năng của ông khi biết được nhiều thể loại:


    "Đọc hết văn vần sang văn xuôi

    Hết văn thuyết lí lại văn chơi

    Đương cơn đắc ý đọc đã thích

    Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi".


    Mọi người sau khi được Tản Đà đọc thơ, lấy làm rất thích thú, ai cũng bộc lộ sự hân hoan tán thưởng, kể cả ông trời cũng phải buông ra những lời tán dương mà mới nghe cũng thấy sung sướng hạnh phúc. Thái độ của người nghe được thể hiện ở nét mặt, cử chỉ, điệu bộ: "Tâm như nở dạ"; "Cơ lè lưỡi"; "Hằng Nga, Chức nữ chau đôi mày"; "Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng" và khi hết mỗi bài thì tất cả cùng đồng loạt vỗ tay.


    Thi sĩ còn kể ra hàng loạt các tập thơ của mình như: "Khối tình", "Đài gương", "Lên sáu"...Nhận được sự ngưỡng mộ, thi sĩ được các chư tiên dặn: "Anh gánh lên đây bán chợ trời". Đoạn thơ tiếp theo thể hiện rõ ý thức về "cái tôi" cá nhân của tác giả rất cao:


    "Trời lại phê cho: văn thật tuyệt!

    Văn trần được thế chắc có ít

    Nhời văn chau chuốt đẹp như sao băng!

    Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

    Êm như gió thoảng, tinh như sương!

    Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!"


    Những câu thơ góp phần thể hiện "Cái tôi" phóng khoáng, tác giả đã cố ý mượn lời của Trời để ca ngợi thơ văn của mình. Nó không những chứng tỏ Tản Đà rất có ý thức về tài năng văn chương vượt trội của bản thân mà còn như khẳng định chính Tản Đà là người khơi nguồn cho một cuộc cách mạng về thơ ca, đúng với cái tên "người của hai thế kỉ" mà Hoài Thanh đã gọi.


    Cái hay, cái đẹp trong thơ ca của Tản Đà được tác giả đem so sánh với vẻ đẹp tuyệt vời của các hiện tượng, sự vật trong vũ trụ như: sao băng, mây, gió, sương, tuyết..., qua đây cũng thấy được thái độ của tác giả tỏ ra rất tự hào, kiêu hãnh về tài năng văn chương của mình. Theo yêu cầu của Trời, thi sĩ tự xưng tên tuổi và thân thế:


    " – Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa

    Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

    Quê ở Á châu về địa cầu

    Sông Đà núi Tản nước Nam Việt"


    Trời ngờ ngợ một lúc lâu rồi sai Thiên tào kiểm tra lại. Thiên tào tra sổ rồi bẩm báo:


    " – Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

    Đày xuống hạ giới vì tội ngông".

    "- Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

    Trần gian thước đất cũng không có...

    Trời lại sai con việc nặng quá

    Biết làm có được mà dám theo"


    Khi được trời hỏi, sau một hồi đối đáp thì cũng lộ ra một điều rằng, vốn dĩ Tản Đà ở hạ giưới chỉ vì tội ngông. Đoạn thơ tái hiện bức tranh hiện thực được vẽ bằng bút pháp tả chân thực, tỉ mỉ và rất cụ thể, phản ánh đời sống cùng cực của tầng lớp văn nghệ sĩ một cách chính xác và tình hình lộn xộn của thị trường văn chương thời ấy.


    Cảm xúc ở đoạn thơ khi thi sĩ đọc thơ cho Trời nghe hứng khởi bao nhiêu thì đoạn này lại càng thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, chua xót bấy nhiêu. Giấc mơ "hầu trời" như sự biểu hiện khát khao được thể hiện tài năng của thi sĩ. Dường như Trời cũng thấu hiểu được tình cảnh của thi sĩ nên khuyên nhủ:


    "Rằng: Con không nói Trời đã biết

    Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết

    Thôi con cứ về mà làm ăn

    Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết"


    Những lời khuyên của trời dù ngắn ngủi nhưng lại vô cùng có giá trị, cuộc chia tay tiễn biệt giữa trời các chư tiên và tác giả cứ quyến luyến.


    "Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi

    Trông xuống trần gian vạn dặm khơi

    Thiên tiên ở lại, trích tiên xuống

    Theo đường không khí về trần ai"


    Mặc dù đã tỉnh khỏi giấc mộng nhưng vẫn lấy làm hối tiếc khi một năm có bao nhiêu ngày nhưng may mắn chỉ có 1 đêm để hầu trời. Điều này càng chứng tỏ, lòng khát khao muốn dùng thơ văn và niềm đam mê của mình để ai ai cũng biết tới, và những ai trân trọng nó.


    "Một năm ba trăm sáu mươi đêm

    Sao được mỗi đêm lên hầu Trời".


    Từ một câu chuyện dường như không có thật, "hầu trời" đã phản ánh khá rõ tính cách của Tản Đà, ông đã mạnh dạn tự biểu hiện "cái tôi" cá nhân, một "cái tôi" ngông, phóng túng. Qua đó tác giả cũng ý thức rất rõ về tài năng, dám công khai cái tài văn chương hơn người của mình.


    Bài thơ "Hầu trời" là một bài thơ hay và độc đáo, tiêu biểu cho tính chất giao thời giữa cái mới và cái cũ trong nghệ thuật thơ Tản Đà, một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cả hồn thơ Tản Đà và cả phong trào thơ mới.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài văn phân tích tác phẩm "Hầu trời" của Tản Đà số 4

    Khi chốn nước non này còn lặng lẽ vào những năm đầu thế kỉ XX, người ta bỗng thấy một nhà thơ đã làm xao động cả giới văn đàn. Ông được gọi là người “nằm vắt mình qua hai thế kỉ”, “gạch nối giữa hai thế kỉ”, người đặt nền móng đầu tiên cho thơ mới.


    Ông chính là Tản Đà. Điều ông mang tới là một hồn thơ lãng mạn, bay bổng mà vẫn đầy cảm thương, phong cách tài hoa, độc đáo mà vẫn giữ được cốt cách thơ ca dân tộc. Một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho cái tôi trong thơ ấy là Hầu Trời. Thi phẩm được in trong tập Còn chơi xuất bản vào năm 1921 đã tạo nên ấn tượng đặc biệt và khẳng định tài năng của nhà thơ.


    Được viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên khá phóng khoáng, tự do, lại thêm cách thể hiện đậm chất tự sự với các yếu tố cốt truyện, tình huống, nhân vật, lời kể… đã tạo nên một cấu tứ rất đặc biệt của tác phẩm này. Đó là một câu chuyện “hầu Trời” của nhân vật chính là tác giả - một thi sĩ, hoàn toàn hư cấu, tưởng tượng, nhưng lại được kể với một giọng điệu say mê, tự nhiên và rất bình dị.


    Kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và hiện thực, câu chuyện ấy có thể tóm tắt lại qua ba sự việc theo trật tự thời gian: trình bày lí do được lên Trời đọc thơ, cảnh đọc thơ hào hứng của tác giả và thái độ ngợi ca, tán thưởng của Trời và các chư tiên, và cuộc chia tay đầy lưu luyến, xúc động. Chắc hẳn nhiều người vẫn còn quá ấn tượng với cách mở đầu câu chuyện này của thi sĩ Tản Đà:


    Đêm qua chẳng biết có hay không,

    Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.

    Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

    Thật được lên tiên – sướng lạ lùng,


    Đây chỉ là một lời thông báo về sự việc “được lên tiên – sướng lạ lùng” vào đêm qua mà nhiều người chúng ta nghĩ là chuyện bịa. Nhưng cách dẫn dắt của thi nhân khiến người ta tin đó là thật, mà thật một cách đầy tự nhiên, chứ không hề gượng gạo.


    Ông cũng đặt ra nghi vấn chẳng biết có hay không theo kiểu khoa học nhưng vẫn khẳng định rằng: không hoảng hốt, không mơ mòng và có đến bốn cái thật khiến người ta tin. Cách mở đầu câu chuyện vì thế mà đầy khéo léo và duyên dáng, đến nỗi nhà thơ Xuân Diệu cũng trầm trồ, thán phục. Tình huống độc đáo, hấp dẫn của câu chuyện được mở ra.


    Ngay sau đó, thi sĩ trình bày lý do được lên tiên cũng đầy lạ lùng. Trong đêm khuya trăng sáng, lúc canh ba, nằm buồn một mình, tác giả ngồi dậy đun nước uống rồi ngâm nga văn thơ. Bỗng thấy hai cô tiên xuống, vì tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà khiến Trời không ngủ được nên Trời mời lên đọc để nghe qua. Đúng là có vẻ khó tin nhưng cách giải thích đầy hóm hỉnh và tự nhiên như thế khiến người đọc thấy được sự thú vị, đời thường và cũng đáng tin. Câu chuyện vì thế càng gợi thêm sự tò mò, hấp dẫn. Vậy đối diện với Trời, thi sĩ sẽ thể hiện mình như thế nào?


    Được đón tiếp nồng nhiệt, trang trọng, ngồi ghế bành như tuyết vân như mây, uống chè trời nhấp giọng, thi nhân bước vào một cuộc thể hiện tài năng, mà khán giả không ai khác là Trời và các chư tiên. Chỉ nghĩ đến đây thôi đã thấy quả là một câu chuyện hư cấu đầy thú vị, độc đáo chưa từng có. Việc lên tiên, lên trời không phải là một đề tài xa lạ, ngay cả với bản thân thi sĩ Tản Đà, nhưng việc lên đó để ngâm văn, đọc thơ thì chắc chắn là chỉ có ông mà thôi. Bởi vậy với bút pháp lãng mạn, nhà thơ đã tái hiện lại cảnh đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe đầy hứng khởi, tự hào:


    - Đọc hết văn vần sang văn xuôi

    Hết văn thuyết lí lại văn chơi

    - “Bẩm con không dám man cửa Trời

    Chửa biết con in ra mấy mươi?”


    Đáng chý ý nhất ở đoạn này không phải là “gia tài văn chương” nhiều, đa dạng mà thi nhân nhắc tới, càng không có ý phô diễn tài năng giày thay, lắm lối hay cố ý khoe cái hay, cái đẹp do mình tạo ra, mà đó là niềm say mê, tự hào, niềm phấn chấn, hào hứng đối với những sáng tác của mình. Sở dĩ có được điều đó là bởi vì dường như thi sĩ đã tìm thấy một đối tượng tri âm nghệ thuật quá đỗi đặc biệt như thế. Nghe thơ văn của người đời mà Trời, các chư tiên nào là nở dạ, lè lưỡi, chau đôi mày, lắng tay đứng, cùng vỗ tay, lại còn hưởng ứng trên mức yêu thích:


    Chư tiên ao ước tranh nhau dặn

    - “Anh gánh lên đây bán chợ Trời!”

    Những lời tán thưởng của Trời càng khẳng định điều đó:

    Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

    Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

    Êm như gió thoảng, tinh như sương!

    Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!


    Có thể nói khung cảnh tuy trên trời nhưng cũng không hề xa lạ, cung cách rất đời thường và ngay cái cách chư tiên gọi thi sĩ là “anh” cũng rất dễ thương. Có lẽ bởi vậy mà việc được hầu Trời đọc thơ văn là một cách để nhà thơ Tản Đà bộc lộ hết thảy sự sảng khoái của bản thân, cũng là cách tự đề cao, tự khẳng định mình trước xã hội rất tinh tế. Đồng thời cũng có cả nỗi niềm khao khát được tri âm, đồng cảm của cuộc đời. Qua đây thấy được một cái tôi đầy phóng khoáng, táo bạo, cái tôi ngông đầy tài hoa.


    Vậy là việc lên trời của thi nhân không đơn thuần là “trần thế em nay chán nửa rồi”, là để tự khẳng định tài năng, cá tính độc đáo của nhà thơ, mà đó còn là cái cớ để giãi bày tâm sự về chuyện nghề, chuyện đời. Trời nghe văn thơ xong, khen nức nở liền hỏi danh tính. Tản Đà thật đến độ cũng chẳng giấu giếm gì, tên tuổi, nghề nghiệp đều nói ra. Trời sai suy xét thì phát hiện có tên Nguyễn Khắc Hiếu, đày xuống hạ giới vì tội ngông, thực chất là sai xuống làm việc “thiên lương” của nhân loại.


    Vẫn biết bài thơ thể hiện rất rõ đặc trưng của hồn thơ Tản Đà, nhưng chắc hẳn đến đây nhiều người đọc nghĩ, có thể đến mức này thì quả là một cá tính quá ngông và táo bạo. Câu chuyện hầu Trời, đọc thơ đã vượt xa mức bộc lộ tài năng là vì thế. Mà ở đó, Tản Đà chia sẻ cái cá tính ngông hay cái khát vọng làm việc thiên lương cho đời. Có một thời ông đã từng ôm mộng cải cách xã hội bằng văn chương, nhưng không thành. Và có lẽ đây là lý do nhà thơ nhắc tới sứ mệnh này trong bài thơ.


    Và có nhiều lý do để cho thấy Tản Đà thực sự quá sức với mệnh trời ban. Bởi: - “Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó”. Vào thời đại của mình, Tản Đà được biết đến là người đầu tiên đem “văn chương ra bán phố phường”. Nhưng sự đời ngặt nghèo không dễ dàng như người ta tưởng, gia tài là bụng văn nhưng tấc đất không có, nào giấy, nào mực, nào cửa hàng đều của người, giá lại rẻ, lãi ít mà tiêu nhiều, học hành thêm thì tuổi đã cao.


    Đừng nói việc thiên lương mà ngay cả cuộc sống rất bình thường với ông vô cùng chật vật. Hơn thế, đó là tình cảnh chung của giới văn nghệ sĩ những thập kỉ đầu thế kỉ XX. Lên được đến trời là cơ hội để ông giãi bày sự tình ấy. Với bút pháp hiện thực, nhà thơ đã trải lòng mình như mong mỏi một niềm cảm thông, khát khao tìm kiếm được sự tri âm, sự khẳng định bản thân giữa cuộc đời.


    Bài thơ kết thúc bằng một niềm tiếc nuối, ngậm ngùi khi phải trở về với trần thế. Tiếng gà, tiếng người đã đánh thức nhà thơ. Không phải chỉ một năm mà có lẽ cả một đời thi sĩ luôn thèm khát được lên trời như thế. Nhưng ấn tượng của người đọc về những giây phút lên tiên hay chính là giây phút thăng hoa trong nghệ thuật của nhà thơ Tản Đà.


    Từ đó người đọc được chứng kiến một cái tôi cá nhân, cái tôi ngông phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. Bởi vậy, dù là một câu chuyện chẳng có thật nhưng người ta luôn nhớ về Hầu Trời qua những nét rất đỗi gần gũi, giản dị, tự nhiên và đầy hóm hỉnh như thế.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài văn phân tích tác phẩm "Hầu trời" của Tản Đà số 5

    “Tản Đà con người của hai thế kỉ”. Cả cuộc đời, lối sống và sự nghiệp văn chương của ông đều mang dấu ấn hai thời đại: trung đại-hiện đại. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại phong kiến, giữa buổi Đông Tây giao thời Hán học suy tàn, Tây học cũng mới bắt đầu nên thi sĩ không theo nghiệp thi thố làm quan mà mưu sinh bằng nghề sáng tác thơ ca, viết báo, làm văn. Thơ văn của ông có thể xem là dấu gạch nối giữa hai thời đại.


    Trong đó đặc sắc nhất là bài thơ “Hầu trời” thể hiện cái tôi cá nhân phóng túng, tự do tự khẳng định mình bằng cảm hứng lãng mạn nhưng không thoát li khỏi hiện thực xã hội. Không giống như các nhà thơ trung đại sử dụng thể thơ cũ như: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát hay song thất lục bát thi sĩ sử dụng thể thất ngôn trường thiên tự do không bị ràng buộc bởi bất cứ kết cấu nào nên mạch cảm xúc được bộc lộ rất thoải mái, xuyên suốt trong toàn bài. Mở đầu tác phẩm thi sĩ vào chuyện độc đáo và rất có duyên bằng bốn câu thơ:


    “Đêm qua chẳng biết có hay không

    Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng

    Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

    Thật được lên tiên-sướng lạ lùng.


    Tác giả là chủ thể của câu chuyện nhưng lại không biết “có hay không”, lại càng khiến cho người đọc hoang mang bởi hai từ phủ định “chẳng”, “không” tạo mối nghi vấn, gợi trí tò mò, bán tính bán nghi nhưng thi sĩ lại khẳng định ngay là câu chuyện có thật bằng bốn từ “thật” được lặp đi lặp lại để củng cố lòng tin độc giả vào sự việc mà nhà thơ sắp kể tạo sự hấp dẫn về việc “Thật được lên tiên-sướng lạ lùng”.


    Đúng như lời bình của Xuân Diệu “Vào đột ngột câu đầu cũng ra vẻ đặt vấn đề cho nó khách quan, nghi ngờ theo khoa học, để ba câu sau hoàn toàn là khẳng định, ăn hiếp người ta”. Tiếp đến nhà thơ trình bày lí do, thời gian, không gian mà mình được “lên tiên” là do nguyên lúc canh ba nằm không ngủ được nên dậy uống nước ngâm văn vẫn chưa thể chợp mắt nên ra ngoài “chơi trăng”. Bỗng có hai nàng tiên xuống nói rằng:


    “Trời nghe hạ giới ai ngâm nga

    ...Có hay lên đọc, Trời nghe qua”.


    Đó chính là lí do vì sao thi sĩ được ngâm thơ ở chốn “thiên môn đế khuyết”. Với tất cả cảm hứng, tài năng thi nhân Tản Đà đã ngâm thơ cho Trời và các chư tiên nghe với sự đắc ý và cao hứng đến tột bậc.


    “Đọc hết văn vần sang văn xuôi

    Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi”


    Thi sĩ đã đưa người đọc đi vào câu chuyện của mình một cách thật tự nhiên để cùng ông trải qua phút giây “sướng lạ lùng” khi được hầu trời bằng văn chương. Văn thơ của Tàn Đà được Trời khen “Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay” và được các chư tiên nghe xúc động tán dương “Tâm như nở dạ, cơ lè lưỡi”, “chau đôi mày”, “lắng tai nghe”, “Đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay”. Nhà thơ tự do, thoải mái khẳng định tài năng và cái tôi cá nhân khi liệt kê các tập văn thơ như: văn lí thuyết “Khối tình”, văn chơi “khối tình con”, văn tiểu thuyết “Thần tiên”, “giấc mộng”, văn vị đời “Đài gương”, “lên sáu” và cuối cùng là quyển “Lên tám”.


    Văn chương của thi sĩ được trời khen “Văn đã giàu thay lại lắm lối”, “văn thật tuyệt”, “văn trần được thế chắc có ít”, còn các chư tiên ao ước tranh nhau dặn: “Anh gánh lên đây bán chợ Trời”. Qua lời khen ngợi của Trời và các chư tiên dành cho thi sĩ người đọc thấy được tài năng văn chương hiếm có của Tản Đà khiến cho chốn thần tiên cũng phải bùi ngùi xúc động, tấm tắc khen văn hay chữ tốt. Thi sĩ khi nghe trời hỏi tên họ, quê quán ông không ngần ngại xưng danh tính:


    “Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

    Quê ở Á Châu về Địa cầu

    Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”


    Trong thơ ca trung đại với đặc trưng cái tôi cá nhân bị lu mờ nhưng cũng có không ít trường hợp tự tin, không ngần ngại xưng danh như Hồ Xuân Hương “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương đã quệt rồi” hay Nguyễn Công Trứ với câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Tuy nhiên cách nói của Tản Đà đặc biệt hơn các nhà thơ trước. Ông công khai lí lịch rõ ràng và rất hiện đại có đầy đủ họ tên, quê quán, quốc tịch, châu lục, hành tinh…


    Dù chỉ qua đôi nét lời kể của Tản Đà nhưng ta có thể thấy được con người tài năng và phẩm chất đáng quý của ông. Thi sĩ ý thức tài năng văn chương bản thân và tự tin bộc lộ bản ngã cá nhân không chút ngần ngại không những vậy ta còn thấy được tấm lòng yêu nước sâu sắc của bậc trí thức kiêu hãnh công khai mình ở “Sông Đà núi Tản nước Nam Việt” trong hoàn cảnh chủ quyền đất nước bị xâm lăng, nền độc lập dân tộc bị đe dọa. Chính điều đó khẳng định tinh thần tự tôn dân tộc của thi sĩ.


    Tuy cảm hứng chủ đạo bài thơ là lãng mạn nhưng thi sĩ cũng không vì quá thăng hoa mà thoát li hiện thực cuộc sống. Nhà thơ không ngại trình bày hoàn cảnh bản thân cũng như bao văn sĩ khác dưới hạ giới:


    “Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó

    ..Biết làm có được mà dám theo”.


    Thi sĩ đang sống trong hoàn cảnh “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”, lối so sánh văn chương với bèo cho thấy giá trị thơ ca không có chỗ đứng, số phận của ông cũng như bao nhà văn nhà thơ khác lúc bấy giờ: một thước đất cắm dùi không có, kiếm được đồng lãi rất khó vì giấy người, mực người, thuê người in, làm quanh năm cũng chẳng đủ ăn, tuổi già sức yếu, học ngày một kém cuộc sống bấp bênh biết bao nhiêu.


    Nhà thơ vốn là con người tài năng trong lĩnh vực văn chương nhưng cả cuộc đời ông phải sống trong cảnh nghèo, quẩn quanh lo cơm áo gạo tiền mà vẫn không xong: “Hôm qua chửa có tiền nhà/ Suốt đêm thơ chẳng nghĩ ra câu nào”. Chính xã hội thực dân nửa phong kiến đã đối xử bất công với những cây bút tài hoa như Tản Đà và giới văn nghệ sĩ, người ta chạy theo lối Tây tàu nhố nhăng mà quên mất giá trị văn học dân tộc.


    Lời Trời rằng không phải Tản Đà bị đày xuống hạ giới mà do Trời sai xuống “Là việc thiên lương của nhân loại” cùng với lời động viên: “Thôi con cứ về mà làm ăn/ Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết” đã củng cố niềm tin, cho thêm hi vọng vào cuộc đời. Qua đó cho ta thấy thi sĩ có cái nhìn tích cực vào cuộc sống của những con người chân chính, lương thiện.


    Nếu giọng thơ trước đó rất vui tươi, hào hứng khi khẳng định cái tôi cá nhân thì đến đây ta thấy sự bùi ngùi, xót thương và cũng buồn biết bao nhiêu khi tiếng gà gáy xao xác, người dậy cũng là lúc thi nhân trở về với cõi trần thực tại trong nuối tiếc:


    “Một năm ba trăm sáu mươi đêm

    Sao được mỗi đêm lên hầu trời”.


    Tác phẩm đã khép lại với sự thành công khi thể hiện cái tôi cá nhân đầy dấu ấn, táo bạo, mãnh liệt. Thi sĩ mượn lời của trời để thể hiện tài năng bản thân với cảm xúc được bộc lộ rất thoải mái, tự do khi lựa chọn thể thơ thất ngôn trường thiên. Ngôn ngữ gần gũi đời thường ít ước lệ quy phạm mà giàu sức gợi hình gợi cảm. Lối kể chuyện hấp dẫn, giọng kể bình dân, khôi hài, hóm hỉnh mà có duyên đưa người đọc vào câu chuyện rất tự nhiên, lôi cuốn.


    Bài thơ “Hầu trời” đã thể hiện được phong cách thơ rất “ngông” của Tản Đà nhưng vẫn mang tâm hồn lãng mạn đúng với nhận xét của Xuân Diệu “Chủ nghĩa lãng mạn với cá thể đã bật nứt ra trong văn học Việt Nam những năm đầu của thế kỉ XX bằng Tản Đà_Nguyễn Khắc Hiếu”. Tác phẩm đã để lại cho ta nhiều ấn tượng về phẩm chất và tài năng của một con người được coi là dấu gạch nối giữa hai thế kỉ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài văn phân tích tác phẩm "Hầu trời" của Tản Đà số 6

    Tản Đà dấu gạch nối, bản lề khép mở giữa hai giai đoạn văn học Việt Nam. Ông để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, phong phú trên nhiều thể loại. Tác phẩm của ông thể hiện cái tôi vừa lãng mạn, bay bổng vừa ngông nghênh. Chính những yếu tố đã tạo nên dấu ấn riêng biệt cho thơ văn Tản Đà. Hầu trời có thể coi là một trong những tác phẩm hay nhất, kết tinh giá trị nội dung, nghệ thuật của Tàn Đà. Cách Tản Đà mở đầu tác phẩm của mình hết sức đặc biệt:


    Đêm qua chẳng biết có hay không,

    Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng

    Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

    Thật được lên tiên sướng lạ lùng.


    Câu thơ đầu tiên là nỗi băn khoăn hết sức chân thật, liệu đêm qua có là thực, hay chỉ là hư. Hỏi đấy rồi để câu thơ 2,3,4 ông đã tự trả lời cho chính những băn khoăn ấy: Tản Đà khẳng định giấc mơ đêm qua bằng cách phủ định liên tiếp, từ “thật” được lặp lại bốn lần: thật hồn, thật phách, thật thân thể, thật được lên tiên để nhấn mạnh những cung bậc cảm xúc mà đêm qua chính ông đã được trải nghiệm, đó là nỗi “sướng lạ lùng”. Đây chính là cách Tản Đà dìu dắt người đọc vào thế giới mộng tưởng, vào giấc mơ đêm qua của ông.


    Trong đêm trăng thanh gió mát, giữa lúc canh ba yên ắng, tĩnh mịch, Tản Đà nằm buồn uống nước và ngâm văn thì bỗng thấy có hai cô tiên xuống đón ông lên trời. Chuyện dường như hoàn toàn hư cấu, khó lòng có thể tin được nhưng bằng cách giải thích dí dóm, hải hước, Tản Đà đã khiến cho lí do đó trở nên chân thực, đồng thời còn khẳng định được tài năng của bản thân:


    “Trời nghe hạ giới ai ngâm nga

    Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà

    Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng

    Có hay lên đọc, Trời nghe qua”.


    Trước sự đón tiếp nồng hậu, nhiệt tình của thiên giới, thi sĩ hăng say thể hiện bản thân:


    Đọc hết văn vần sang văn xuôi

    Hết văn thuyết lí lại văn chơi


    Và ông tự lên tiếng khẳng định, tự khen tài năng văn chương của bản thân “văn dài hơi tốt”, “văn đã giàu thay lại lắm lối”. Ông khẳng định tài năng của bản thân không chỉ ở phần nội dung, nghệ thuật mà văn chương còn đồ sộ về số lượng, phong phú về thể loại. Trước tài năng của Tản Đà ai nấy đều cảm thấy vui sướng, hạnh phúc: Trời “lấy làm hay” “bật buồn cười”.


    Các vị chư tiên “nở dạ” (sung sướng), “lè lưỡi” (thán phục), “chau mày” (suy ngẫm), “lắng tai” (chăm chú), “cùng vỗ tay” (tán dương), ao ước mong mỏi sở hữu những bài thơ bài văn ấy. Và họ tranh nhau dặn: - “Anh ghánh lên đây bán chợ Trời”. Những lời tán dương, ngợi khen của các vị chư tiên lại một lần nữa khẳng định tài năng của Tản Đà:


    Nhời văn chuốt đẹp như sao băng

    Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

    Êm như gió thoảng, tinh như sương

    Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết.


    Hàng loạt hình ảnh so sánh đẹp đẽ nhất, tinh khiết nhất: sao băng, mây chuyển, tinh như sương, đầm như mưa sa, lạnh như tuyết, đã diễn tả những vẻ đẹp đa dạng, phong phú trong thơ văn Tản Đà. Đồng thời cho thấy niềm sây mê ngưỡng mộ của họ đối với thi nhân.


    Niềm đam mê văn chương đã xóa nhòa khoảng cách giữa một người trần mắt thịt với những người của nhà Trời. Dường như đến với nghệ thuật, chính cái hay, cái đẹp là sợi chỉ kết nối những tâm hồn nghệ sĩ với nhau, giữa chiếu văn chương không còn người nhà Trời với người trần, không còn người bề trên với kẻ bề tôi, mà chỉ còn quan hệ giữa tác giả và độc giả.


    Đoạn thơ đã cho người đọc phần nào thấy được con người của Tản Đà, ông là một người tự tin, kiêu hãnh với tài năng của bản thân, ông ý thức được giá trị của chính mình. Nhưng đồng thời cuộc vượt thoát lên chốn tiên giới này cũng cho thấy sự cô đơn, lạc lõng của ông với cuộc đời. Ông khao khát tìm được tri âm để có thể thấu hiểu tất thảy những tâm tư, tình cảm của mình. Đây đồng thời cũng là khát vọng chung của những người nghệ sĩ đương thời.


    Sau khi đem tài năng thể hiện cho mọi người, Tản Đà đồng thời cũng đem những tâm sự rất thực chia sẻ với Trời cùng các chư tiên: “Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó/ Trần gian thước đất cũng không có”. Cái ông có chỉ là “một bụng văn” nhưng lại bị o ép nhiều chiều: thuê giấy mực, in, lại thuê cửa hàng, hao công tốn của nhưng văn chương hạ giới lại rẻ mạt, “Kiếm được đồng lãi thực rất khó” “Làm ăn quanh năm chẳng đủ tiêu”.


    Câu thơ đậm cảm xúc ngậm ngùi, nghi ngại về sứ mệnh của kẻ cầm bút. Để rồi sau đó, Trời đưa ra những lời động viên hết sức chân thành: “Thôi con cứ về mà làm ăn/ Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết”. Lời động viên cũng chính là lời tự an ủi chính mình và các văn sĩ cùng thời. Đoạn thơ này lại cho thấy cái “ngông” trong con người Tản Đàm tự tin, kiêu hãnh về giá trị của bản thân đồng thời ông cũng có ý thức trách nhiệm với cuộc đời.


    Bằng thể thơ thất ngôn trường thiên, với ngôn ngữ trong sáng, giọng điệu tự nhiên Tản Đà đã mạnh dạn thể hiện cái tôi của bản thân. Đó là cái tôi : ngông ngạo, phóng túng, tự ý thức sâu sắc về tài năng, giá trị đích thực của mình, khao khát được khẳng định giá trị của mình trước cuộc đời.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Top 7

    Bài văn phân tích tác phẩm "Hầu trời" của Tản Đà số 7

    Tản Đà là một người của hai thế hệ – thời kì Hán học đã tàn và Tây học mới bắt đầu. Xuất thân trong một gia đình quan hệ phong kiến theo học chữ Hán và chữ quốc ngữ. Tản Đà có lối sống phóng khoáng, không chịu ép mình trong khuôn khổ chơi ngông với cuộc đời. Bài “Hầu Trời” là một trong những tác phẩm đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật phong cách thơ của thi sĩ.


    “Đêm qua chẳng biết có hay không

    Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mộng

    Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

    Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy

    Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi.

    Một năm ba trăm sáu mươi đêm.

    Sao được đêm đêm lên hầu Trời!”


    Câu chuyện “Hầu Trời” được bắt đầu bằng hàng loạt các chi tiết sắp xếp theo một trình tự hợp lí để tạo ra cốt truyện chặt chẽ và tự nhiên. Mở đầu câu chuyện tác giả thật khéo léo và hợp lí với tự nhiên. Tản Đà kể cho người đọc một câu chuyện về một cảm giác bang khuâng, bang khuâng của người đi trong mộng với câu hỏi nghi vấn. Thi sĩ đã tự hỏi mình “có hay không” “thật hay giả” và tác giả đã nghiêng câu hỏi về một hướng khẳng ddingj đó là sự thật của cảm xúc vẫn còn rất “thời sự”.


    Mới chỉ là đêm qua, cái thật của khát vọng được thỏa chỉ cho đôi cánh, tài năng tự do bay bổng. Đó là một điều hấp dẫn đặc biệt đưa người đọc từ thế giới thực bước vào cảm xúc lãng mạn cùng với tác giả và câu chuyện Hầu Trời.

    Trời mời tác giả lên hầu Trời, lên đọc thơ, thời gian nhà trời uy nghiêm, rực rỡ, không gian đọc thơ rất sang trọng “Bành như tuyết, vân như mây” “Các chư tiên ngồi quanh để chờ đợi, trước khi đọc thơ”.


    Trời sai pha nước để nhấp giọng “cho tiếng thơ thêm sang sảng” Khi nhà thơ cất tiếng lên thì không gian sang trọng ấy đã nhường chỗ cho cảm xúc của trần thế. Trời và các chư tiên không chỉ thích thơ mà còn bộc lộ những cảm xúc rất đỗi con người “Nở dạ” vì sung sướng “lè lưỡi” thán phục tài năng “chau mày” ngẫm nghĩ lắng tai để nghe cho rõ “đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay” Ngồi trên ghế cao trời cũng bật cười trước sự lắm lỗi phá cách và tự quảng cáo của thi sĩ. Các chư tiên say thơ háo hức đón chờ thơ, như đứa trẻ con đón chờ quà.


    “Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:

    Anh gánh lên đây bán chợ Trời!”


    Qua ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ giữa thi sĩ và các nhân vật ;úc đầu còn là yêu cầu truyền lệnh, sai gọi, con xin đọc… những khi tiếng thơ được cất lên một cách hào hứng say xưa thì chỉ còn là mối quan hệ giữa tác giả và độc giả… Nhiệt tình, phấn khích và họ không ngần ngại gọi thi sĩ bằng anh.


    Câu chuyện Hầu Trời thấp thoáng nụ cười nhẹ nhàng khôi hài vừa đạo mạo vừa suồng sã. Nó tạo lên một tiếng cười mang tinh thần dân chủ, thể hiện rõ nét con người có tính sáng tác của tác giả, thể hiện cái tôi tài hoa của tác giả. Tản Đà công khai đắc ý nói về mình:


    “Văn đã giàu thay, lại lắm lối

    Trời nghe Trời cũng bật cười!”


    Để chứng minh cho Trời và các chư tiên thi sĩ đã dẫn ra hàng loạt những tác phẩm đã được in và bán dưới hạ giới. Thi sĩ cũng tự tôn tài năng của mình qua thái độ trầm trồ, thán phục, suýt xoa của các vị chư tiên. Trời khen văn tài thi tài cao cường.


    “Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!

    Văn trần được thế chắc có ít?

    Nhời văn truốt đẹp như sao băng!

    Khí văn hùng mạnh như mây truyển!

    Êm như gió thoảng! tinh như sương!

    Đầm như mưa sa! lạnh như tuyết!”


    Thi sĩ rất đắc ý và sung sướng tán thưởng lời thẩm định của Trời như một thước đo chính xác cho tài năng của mình. Đó là sự giàu có về nội dung đa dạng về hình thức.


    Thi sĩ đã tự nhận mình là trích tiên được trời tin tưởng giao phó nhiệm vị thiên lương được lương thịnh dưới hạ giới. Khẳng định cái ngông, cái tài hoa văn học. Cuộc hầu Trời trong tưởng tượng diễn ra khoảng hai canh giờ nhưng đã để lại nỗi niềm bang khuâng và một khát khao chân thành tha thiết của thi sĩ:


    “Một năm ba trăm sáu mươi đêm

    Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!”

    Hầu Trời quả là bài thơ hay, độc đáo, có nhiều nét mới về mật thi pháp, rất tiêu biểu cho tính chất “giao thời” trong nghệ thuật thơ Tản Đà. Qua bài thơ, có thể nhận ra được nhiều điều về xu hướng phát triển của thơ Việt Nam trong những nãm hai mươi của thế kỉ XX. Khát vọng sống với văn thơ với những con người yêu và sành thướng văn thơ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Top 8

    Bài văn phân tích tác phẩm "Hầu trời" của Tản Đà số 8

    Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn và Tây học cũng mới bắt đầu nên con người ông kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn “người của hai thế kỉ”(Hoài Thanh). Vào những năm 20 của thế kỉ XX, tên tuổi Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn, một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: “Thơ Tản Đà” (1925); “Giấc mộng lớn” (tự truyện – 1928); “Còn chơi” (thơ và văn xuôi – 1921)…


    Thơ Tản Đà thể hiện “cái tôi” lãng mạn, bay bổng vừa phóng khoáng lại vừa cảm thương, chính vì vậy ông đã được nhà phê bình văn học Hoài Thanh xếp ở vị trí đầu tiên trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”. Một bài thơ thể hiện khá rõ nét phong cách này của Tản Đà là bài “Hầu trời. Bài thơ được in trong tập “Còn chơi”, xuất bản năm 1921, thể hiện rõ nhất “cái tôi” cá nhân ngông nghênh, phóng túng và khao khát được khẳng định giá trị bản thân trước cuộc đời của Tản Đà.


    Bài thơ “Hầu trời” gây ấn tượng sâu sắc với người đọc bằng cách vào đề, cách dẫn dắt khá bất ngờ và thú vị, cuốn hút người đọc vào câu chuyện mà tác giả sắp kể:


    “Đêm qua chẳng biết có hay không

    Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòngThật hồn!

    Thật phách! Thật thân thể

    Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”


    Chính tác giả là chủ thể của giấc mơ cũng không dám khẳng định là giấc mơ đó có hay không, thực hay hư ảo. Nhưng ở các câu thơ tiếp theo với việc dùng ngữ điệu mãnh mẽ như để khẳng định yếu tố thực của giấc mơ. Từ “thật” được lặp lại bốn lần cũng như để nhấn mạnh sự thật của các chi tiết, hình ảnh trong giấc mơ. Ở những khổ thơ tiếp theo, tác giả kể về lí do được lên “hầu trời” của mình:


    “Nguyên lúc canh ba nằm một mình

    Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh

    Nằm buồn, ngồi dậy đun ấm nước

    Uống xong ấm nước, ngồi ngâm văn.….….

    Vào trông thấy Trời, sụp xuống lạy

    Trời sai tiên nữ dắt lôi dậy

    Ghế bành như tuyết vân như mây

    Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy”.

    Câu chuyện hoàn toàn hư cấu mà giống như một câu chuyện có thật vì có đủ tình huống, không gian, thời gian diễn ra sự việc và tác giả là nhân vật chính. Tác giả giải thích lí do của buổi “hầu trời” là do “tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà” khiến Trời mất ngủ. Trời bèn sai tiên nữ xuống gọi thi sĩ lên đọc văn cho Trời nghe.


    Lí do của buổi “hầu trời” mà tác giả đưa ra như một khẳng định rằng: Cái may mắn được lên hầu trời gắn liền với những phút cao hứng trong thơ văn của nhà thơ. Khi đã đưa ra lí do, tác giả kể tiếp diễn biến của buổi “hầu trời”. Câu chuyện diễn ra rất tự nhiên và hợp lí. Theo lệnh của Trời, thi sĩ đọc văn và ngâm văn của mình cho Trời và các chư tiên nghe.


    “Truyền cho văn sĩ đọc văn nghe

    Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc”.


    Đúng với niềm đam mê của mình, thi sĩ đọc với tất cả sự nhiệt tình và phấn khích. Có lẽ chưa bao giờ thi sĩ lại cảm thấy hứng thú và thăng hoa đến như thế này nên đọc liền một mạch:


    “Đọc hết văn vần sang văn xuôi

    Hết văn thuyết lí lại văn chơi

    Đương cơn đắc ý đọc đã thích

    Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi”.


    Thái độ của người nghe rất chăm chú và ai cũng tán thưởng, bộc lộ sự hâm mộ qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ: “Tâm như nở dạ”; “Cơ lè lưỡi”; “Hằng Nga, Chức nữ chau đôi mày”; “Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng” và khi hết mỗi bài thì tất cả cùng đồng loạt vỗ tay. Thi sĩ còn kể ra hàng loạt các tập thơ của mình như: “Khối tình”, “Đài gương”, “Lên sáu”…Nhận được sự ngưỡng mộ, thi sĩ được các chư tiên dặn: “Anh gánh lên đây bán chợ trời”. Đoạn thơ tiếp theo thể hiện rõ ý thức về “cái tôi” cá nhân của tác giả rất cao:


    “Trời lại phê cho: “văn thật tuyệt!

    Văn trần được thế chắc có ít

    Nhời văn chau chuốt đẹp như sao băng!

    Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

    Êm như gió thoảng, tinh như sương!

    Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”


    “Cái tôi” được thể hiện ở việc tác giả đã cố ý mượn lời của Trời để ca ngợi thơ văn của mình. Hiện tượng này từ trước đến nay trong lịch sử văn chương chưa từng thấy, nó không những chứng tỏ Tản Đà rất có ý thức về tài năng văn chương vượt trội của bản thân so với các nhà văn, nhà thơ cùng thời mà còn như khẳng định chính Tản Đà là người khơi nguồn cho một cuộc cách mạng về thơ ca, đúng với cái tên “người của hai thế kỉ” mà Hoài Thanh đã gọi.


    Cái hay, cái đẹp trong thơ văn Tản Đà được chính tác giả đem so sánh với vẻ đẹp tuyệt vời của các hiện tượng, sự vật trong vũ trụ như: sao băng, mây, gió, sương, tuyết…, thái độ của tác giả tỏ ra rất tự hào, kiêu hãnh về tài năng văn chương của mình. Đây chính là cái “ngông” của thi sĩ, tự khẳng định một cách rất “ngông”, rất Tản Đà. Theo yêu cầu của Trời, thi sĩ tự xưng tên tuổi và thân thế:


    “ – Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa

    Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

    Quê ở Á châu về địa cầu

    Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”


    Trời ngờ ngợ một lúc lâu rồi sai Thiên tào kiểm tra lại. Thiên tào tra sổ rồi bẩm báo:


    “ – Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

    Đày xuống hạ giới vì tội ngông”.


    Lúc ấy Trời mới phán rằng đó không phải là Trời đày mà là nhờ làm việc “thiên lương” của nhân loại. Thấy Trời phán vậy, thi sĩ liền trình bày một mạch nỗi khổ của bản thân và những khó khăn của nghề kiếm sống bằng ngòi bút:


    “- Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

    Trần gian thước đất cũng không có…

    Trời lại sai con việc nặng quá

    Biết làm có được mà dám theo”


    Đoạn thơ này là một bức tranh hiện thực được vẽ bằng bút pháp tả chân thực, tỉ mỉ và rất cụ thể, phản ánh chính xác đời sống cùng cực của tầng lớp văn nghệ sĩ và tình hình lộn xộn của thị trường văn chương thời ấy. Cảm xúc ở đoạn thơ khi thi sĩ đọ thơ cho Trời nghe hứng khởi bao nhiêu thì đoạn này lại ngậm ngùi, chua xót bấy nhiêu. Giấc mơ “hầu trời” như sự biểu hiện tha thiết, mãnh liệt của khát khao được thể hiện tài năng của thi sĩ. Dường như Trời cũng thấu hiểu được tình cảnh của thi sĩ nên khuyên nhủ:


    “Rằng: Con không nói Trời đã biết

    Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết

    Thôi con cứ về mà làm ăn

    Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết”


    Tiếng gà gáy xao xác, tiếng người dậy báo hiệu đã hết đêm. Cuộc chia tay giữa thi sĩ với Trời và các chư tiên diễn ra trong niềm xúc động:


    “Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi

    Trông xuống trần gian vạn dặm khơi

    Thiên tiên ở lại, trích tiên xuống

    Theo đường không khí về trần ai”


    Thi sĩ đã tỉnh khỏi giấc mộng nhưng những sự việc diễn ra vẫn còn đầy ấn tượng khiến thi sĩ phải thốt ra như sự tiếc nuối:

    “Một năm ba trăm sáu mươi đêmSao được mỗi đếm lên hầu Trời”.


    Câu chuyện “hầu trời” đã phản ánh khá rõ tính cách của Tản Đà, ông đã mạnh dạn tự biểu hiện “cái tôi” cá nhân, một “cái tôi” ngông, phóng túng tác giả ý thức rất rõ về tài năng, dám đàng hoàng công khai cái tài văn chương hơn người của mình. Bài thơ “Hầu trời” là một bài thơ hay và độc đáo, tiêu biểu cho tính chất giao thời giữa cái mới và cái cũ trong nghệ thuật thơ Tản Đà.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Top 9

    Bài văn phân tích tác phẩm "Hầu trời" của Tản Đà số 9

    Được coi là một dấu gạch nối giữa hai nền văn học truyền thống và văn học hiện đại, Tản Đà có lẽ là nhà thơ đặc biệt nhất trong nền thi ca của Việt Nam. Ông là nhà thơ, "là hiện tượng phức tạp vào bậc nhất nhất trong lịch sử văn học Việt Nam". Ở thơ của ông, chủ đạo không chỉ là sự lãng mạn, bay bổng mà còn là một cái "tôi" ngông ngạo, bất chấp.


    Đọc bất cứ bài thơ nào của Tản Đà,ta cũng có thể cảm nhận được ở trong đó cái chất thơ ngông cuồng của ông. Và "Hầu trời" là một trong những tác phẩm khiến cho ta cảm nhận được rõ cái chất thơ đặc sắc ấy!


    Bài thơ "Hầu trời" được sáng tác năm 1921, đã thể hiện cái tôi, cái bản sắc nhất của Tản Đà. Cả bài thơ là lối thơ với phong cách ngông ngạo vốn có cùng với chất thơ lãng mạn và lối tư duy sáng tạo mới mẻ mà ít nhà thơ nào thể hiện được. Đọc "Hầu trời", người đọc được thấy được một cái tôi đầy sảng khoái, tự đắc của tác giả.


    Ngoài ra, tác phẩm còn thể hiện ý thức về trách nhiệm của người thi nhân đối với nền văn học nước nhà và khát vọng được cống hiến của ông cho thơ văn. Cả bài thơ là một câu chuyện kể được sáng tạo bằng trí tưởng tượng và được dẫn dắt bởi lối thơ hóm hỉnh, kể về một cuộc dạo chơi lên trời của Tản Đà, ông được đọc thơ văn cho trời nghe.


    Ở đó, nhà thơ được nhà trời đón tiếp vô cùng long trọng, được nhà trời khen ngợi và say mê, yêu thích văn chương của mình. Cuối cùng là trách nhiệm mà nhà trời trao cho nhà thơ "làm việc thiên lương của nhân loại". Bước vào bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu ngay câu chuyện của mình:


    " Đêm qua chẳng biết có hay không

    ....

    Thiên môn đế khuyết như là đây!"

    Mở đầu bài thơ bằng một câu nghi vấn, đầy sự thắc mắc:

    "Đêm qua chẳng biết có hay không

    ....

    Thật được lên tiên sướng lạ lùng"


    Tác giả đã khéo léo kéo người đọc vào một câu chuyện kể tự bịa của mình nhưng lạihào hứng y như một câu chuyện thật sự.Câu chuyện của Tản Đà kể ra nhưng chính Tản Đà cũng nghi ngờ "chẳng biết có hay không". Thế nhưng ngay sau câu hỏi vào đầu câu chuyện, nhà thơ đã khẳng định ngay tính chân thật của câu chuyện mình đang định kể rằng:


    " Chẳng phải hoảng hốt, chẳng mơ mòng

    Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

    Thật được lên tiên, sướng lạ lùng"


    Thật là một lời mở màn khiến người đọc phải bối rối.Mở đầu bằng một câu hỏi, nhưng ba câu thơ tiếp, nhà thơ lại khẳng định một cách chắc chắn rằng chuyện của mình chuyện thật, chính mình đã trải qua, không phải là "mơ mòng".Điệp từ "thật" ba lần được lặp lại chính là để khẳng định cho người đọc cũng chính là khẳng định cho tác giả rằng ông được "lên tiên, sướng lạ lùng".


    Câu chuyện lại được Tản Đà tiếp diễn bằng những câu thơ mang đầy văn phong kể chuyện của dân gian ta. Lối thơ hóm hỉnh, nhẹ nhàng, dân dã dẫn người đọc chúng ta đi qua câu chuyện kể của ông một cách thật hài hòa.Ông kể rằng trong một đêm nằm thao thức một mình "dưới bóng ngọn đèn xanh", rồi "nằm chán, ngồi dậy đun ấm nước" và ngâm văn chơi cùng trăng. Trong bầu không khí đang cô quạnh, buồn chán, chợt thấy hai cô tiên từ trên trời bay xuống, tủm tỉm cười nói với ông rằng:


    "Trời nghe hạ giới ai ngâm nga

    ....

    Có hay lên đọc, trời nghe qua".


    Chỉ vì nằm ngâm thơ một mình vậy thôi mà nhà thơ được mời lên trời để đọc văn cho nhà trời thưởng thức. Một câu chuyện lên tiên đầy bất ngờ, đầy yếu tố hư hư thực thực.Bằng những câu thơ vừa mang tính chất tự sự lại vừa mang yếu tố lãng mạn, nhà thơ đã mở đầu câu chuyện của mình chỉ bằng hai mươi tư câu thơ ngắn ngủi.Những câu thơ ấy đã kết hợp nhuần nhuyễn cả cái trữ tĩnh lẫn cái tự sự cũng với lối kể chuyện hóm hỉnh đầy dân dã của mình, Tản Đà đã khiến người đọc như được chìm trong một câu chuyện cổ tích thực sự.


    Qua những câu thơ này, chúng ta cũng cảm nhận được một cái tôi đầy lãng mạn, bay bổng của Tản Đà.Và không thể thiếu trong đó là cái tôi vô cùng đắc ý của mình, tự hào nhận thức được chính mình. Tiếp theo trong câu chuyện kể về việc lên trời, lên tiên, nhà thơ đã dẫn người đọc chứng kiến cuộc hội ngộ với Trời và chư tiên của mình:


    "Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc

    ....

    Anh gánh lên đây bán cho Trời"


    Đây là phần thơ mà nhà thơ dùng để miêu tả cảnh mà mình đọc thơ cho Trời cùng chư tiên ngồi nghe. Cuộc đọc văn, chơi văn ở chốn thiên đình được Tản Đà kể lại một cách vô cùng sinh động. Khi nhà thơ lên tới trời, chư tiên đã có mặt cùng nhà Trời đông đủ để chuẩn bị nghe ông đọc thơ, bình thơ. Không chỉ vậy, nhà thơ còn được nhà Trời "pha nước để nhấp giọng" cùng với chư tiên "tĩnh túc", im lặng, chăm chú ngồi quanh để chuẩn bị được nghe đọc thơ. Khi cuộc đọc văn bắt đầu, nhà thơ đã dùng hết tài năng của mình để:


    "Đọc hết văn vần lại văn xuôi

    Hết lý thuyết lại văn chơi"


    Tất cả những gì nhà thơ sáng tác đều mang ra đọc cho Trời nghe, càng đọc lại càng "đắc ý", càng "văn dài hơi tốt ra cùng mây". Nhà Trời và chư tiên quanh đó cũng vô cùng chăm chú lắng nghe, cũng phải "lấy làm hay" với văn chương của tác giả. Ở đây, ta như thấy được một cái tôi đang trong cơn đắc ý của Tản Đà khi ông miêu tả:


    "Tân như nở dạ, Cơ lè lưỡi

    ...

    Đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay"


    Nếu như ở dưới hạ giới, nhà thơ còn "lo văn ế" thì ở đây, văn chương của ông lại được hoan nghênh, đón đợi, chào mời. Đó chẳng phải là một cái tôi ngông ngạo, kiêu hãnh, tự hào với chính văn thơ và tài năng của mình hay sao? Văn thơ của ông tuy không được đón chào nơi hạ giới nhưng lại được chư tiên trên trời "chăm chú lắng nghe", thưởng thức và khen hay.


    Mỗi chư tiên đều có cách biểu cảm của riêng mình, có người "nở dạ", người "le lưỡi, người lại "chau đôi mày", ... nhưng đều tán thưởng mỗi bài thơ mà Tản Đà đọc. Một loạt biểu cảm của các tiên trên trời được Tản Đà liệt kể ra như để chứng minh sức hấp dẫn của thơ văn của mình đối với nhà trời vậy. Không chỉ vậy, sau khi đọc xong các bài "văn vần lại văn xuôi", nhà thơ lại kể tên một loạt những tác phẩm nổi tiếng của mình như để chứng minh tài năng:


    "Những áng văn con in cả rồi

    ...

    Chửa biết con in ra mấy mươi?"


    Kể ra đây, nhà văn như đang khẳng định sự nghiệp văn chương giàu có của mình khiến cho nhà trời cũng phải tấm tắc khen rằng:


    "Văn đã giàu thay lại lắm lối

    ...

    Anh gánh lên đây bán cho trời"


    Đọc đến đây, người đọc lại một lần nữa được cảm nhận cái tôi đặc sắc trong thơ của Tản Đà.Đó là một cái tôi đầy cao hứng và tự đắc, một cái tôi tràn đầy niềm kiêu hãnh, tự hào về tài năng của bản thân. Với những tác phẩm của mình, nhà thơ tự hào khi được nhà trời khen ngợi, được các chư tiên "ao ước tranh nhau dặn". Đối với một nhà thơ, được người đọc khen ngợi và hưởng ứng tác phẩm của mình đó chẳng phải là một điều đáng tự hào hay sao? Và với cách kể chuyện duyên dáng, hóm hỉnh, nhà thơ lại tiếp tục câu chuyện kể của mình:


    " Trời lại phê cho "Văn thật tuyệt!""

    ...

    Sao được mỗi đêm lên hầu trời."


    Sau khi đọc văn cho trời nghe và được Trời khen về tài làm văn của mình, nếu với tài năng ấy, ắt hẳn sẽ không bao giờ "lo văn ế", ấy vậy mà không, nhà thơ đã phản ánh ngay cái thực trạng đáng buồn của lớp văn sĩ thời bấy giờ khi văn chương không được chú ý, được đánh giá đúng tầm giá trị của nó:


    "Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu

    Quanh năm luống những lo văn ế

    Thân thế xem thua chú hát chèo"


    Thế nên khi được Trời khen bằng những lời khen ngợi vô giá, tác giả đã vô cùng sung sướng. Trời khen rằng văn thơ :"thật tuyệt", "văn trần được thế chắc có ít", rồi:


    "Nhời văn chuốt đẹp như sao băng

    ...

    Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!"


    Đây là những lời khen ngợi vô giá dành cho Tản Đà khi văn thơ của ông được đem ra so sánh với những gì đẹp nhất trên trời như sao băng, mây chuyển, gió thoảng, tinh như sương,...Ở đoạn thơ này, tác giả đã thật tài tình khi không chỉ bộc lộ được cái tài hoa trong lối viết thơ của mình mà còn lồng trong đó, ý thức về cái tôi vô cùng mạnh mẽ. Nếu như chúng ta thường đánh giá cái tôi của Nguyễn Tuân là độc đáo, là đặc sắc, ta cũng không thể quên cái tôi ngông của Tản Đà khi ông tự nhận rằng:"Đày xuống hạ giới vì tội ngông".


    Cái ngông của ông ở đây chỉ là ý thức về giá trị của bản thân mình, ý thức được những thành tựu to lớn và giá trị của các tác phẩm trong sự nghiệp thơ văn của mình. Đó là những điều mà ở xã hội thời bấy giờ chưa được đánh giá đúng tầm với Tản Đà. Mặc dù kể một câu chuyện hư ảo, nhưng nhà thơ vẫn phỏng trong đó cái hiện thực thời của chính mình.


    " Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

    ...

    Biết làm có được mà dám theo?"


    Đọc đoạn thơ này, người đọc được thấy đoạn đối thoại của Trời đối với Tản Đà, đó là sự giao phó trách nhiệm đối với nhà thơ:


    "Trời định sai con làm việc này

    Là việc thiên lương của nhân loại"


    Đây là sự ý thức về trách nhiệm đồng thời là lời tự an ủi mình của nhà thơ về ý nghĩa cao quý của thi nhân đối với con người và cuộc sống. Thế nhưng có một sự thật rằng cái nghèo khó luôn là bạn song hành của những thi nhân chân chính thời bấy giờ đã được Tản Đà phơi bày ra cho nhà Trời. Nỗi khổ có tài nhưng không được trân trọng "văn chương rẻ như bèo" rồi cái đói khi "lo ăn lo mặc hết ngày tháng".


    Những hiện thực về thân phận của mình được Tản Đà kể lại một cách đầy sinh động và rõ ràng. Những mối lo lắng, bận tâm cơm áo gạo tiền của người thi nhân sẽ khiến cho họ khó có thể thực hiện được cái "thiên lương" mà Trời đã ban cho.


    Đoạn thơ kết kể lại phần cuối khi nhà thơ được nhà trời sai đưa về.Cuộc tiễn đưa thi nhân đầy trang trọng và lưu luyến. Và khi "trăng đã tà", "tiếng gà xao xác", ... tới tận khi đứng giữa sân nhà mình, nhà thơ không khỏi ngậm ngùi, luyến tiếc cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Trời và than rằng:


    "Một năm ba trăm sáu mươi đêm

    Sao được mỗi đêm lên hầu trời."


    Bài thơ khép lại nhưng lại để lại trong lòng người đọc những dư âm khó quên. Một câu chuyện biết rằng chỉ là tưởng tượng nhưng lại khiến cho người đọc cảm nhận được sự gần gũi, sống động tới lạ kì. Có được điều đó phải kể tới giọng thơ vô cùng hóm hỉnh, dân dã, mà giản dị của Tản Đà cùng với lối thơ tự sự, lãng mạn đầy linh hoạt.


    Thể thơ được nhà thơ sử dụng là thể thất ngôn trường thiên nhưng được biến đổi với cách gieo vần linh hoạt.Ở bài thơ này, chúng ta có thể thấy rõ phong cách thơ vô cùng đặc sắc và ấn tượng của Tản Đà với ý thức về một cái tôi ngông cuồng mạnh mẽ. Một cái ngông thể hiện ở một con người có bản lĩnh, tài năng với ý thức trách nhiệm của người thi nhân.


    Bài thơ "Hầu trời" đã mang đến cho văn học Việt Nam một tác phẩm với một câu chuyện không chỉ hóm hỉnh vui tươi mà còn mang đầy tính triết lý về cái tôi của người nghệ sĩ. Có thể nói, với tác phẩm này, Tản Đà đã thổi một làn gió mới vào văn học Việt lúc bây giờ nên có thể hiểu tại sao ông được coi là "dấu gạch nối giữa hai nền văn học".


    Và cũng ở tác phẩm này, với lối thơ của mình, ông đã thể hiện cái tôi vô cùng sâu sắc với cái ngông hiếm thấy trong nền thi ca Việt.Có thể nói, với văn học Việt, Tản Đà quả là một cái tên sáng, một thi nhân chân chính và tài năng nhất

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Top 10

    Bài văn phân tích tác phẩm "Hầu trời" của Tản Đà số 10

    Nhà văn Tản Đà là đại diện tiêu biểu của kiểu nhà nho tài tử buổi giao thời. Ông được xem là người đầu tiên “mang văn chương ra bán phố phường”. Dường như các sáng tác của Tản Đà thể hiện một cá tính nghệ sĩ tài hoa, tài tử. Tản Đà rất đa tài ông viết cả văn và làm thơ nhưng ông nổi tiếng với tư cách nhà thơ hơn. Thơ của thi sĩ Tản Đà mang màu sắc cổ điển về hình thức và mới mẻ về nội dung, ông được gọi là cầu nối giữa hai thời đại văn học trung đại và hiện đại. “Hầu trời” là một tác phẩm độc đáo của ông.


    Người ta biết đến “Hầu trời” là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tản Đà. Bài thơ như đã được viết dưới dạng tự sự, kể một tình huống tưởng tượng cảnh nhà thơ lên gặp trời để ngâm thơ cho trời nghe. Qua đó thì tác giả đã thể hiện ý thức cá nhân và thái độ của nhà thơ về nghề văn, về cuộc đời.


    Thi sĩ Tản Đà được coi là “người nằm vắt mình qua hai thế kỉ” ông chính là gạch nối giữa thơ mới và thơ cũ, đồng thời là người đặt nền móng cho thơ mới. Dường như những đánh giá ấy đã xác nhận vị trí quan trọng của Tản Đà đối với văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Ông chính là một đại diện tiêu biểu cho văn học Việt Nam giai đoạn này. Thời kì văn học giai đoạn văn học dân tộc có những bước chuyển mình, bắt đầu cho giai đoạn hiện đại hoá mau lẹ.


    Thi phẩm “Hầu trời” được biết đến là một bài thơ có rất nhiều điểm mới. Bài thơ dường như đã thể hiện đậm nét cá tính sáng tác của Tản Đà. Mạch thơ của toàn bộ bài thơ được triển khai theo lôgíc một câu chuyện với các chi tiết cụ thể, rành mạch, khiến cho bài thơ hấp dẫn và có sức thuyết phục như nằm một mình, buồn nên dậy đun nước uống rồi ngâm văn, động đến Trời, lúc này thì tiên xuống hỏi rồi đưa lên gặp Trời.


    Trời cùng các chư tiên đón tiếp rất nhiệt thành và tổ chức long trọng, mời đọc thơ, giới thiệu về mình rồi đọc thơ và giãi bày cảnh ngộ cùng Trời.Trời đã giải thích, khen ngợi rồi cho đưa về trần giới một cách an toàn. Nhà thơ Tản Đà dường như đã chọn một cách rất độc đáo để thể hiện tâm sự của mình.


    Câu chuyện hầu Trời được vẽ ra bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ khẳng định tài năng của bản thân và bộc lộ quan niệm mới mẻ của tác giả Tản Đà về nghề văn, đồng thời thể hiện ý thức của cái Tôi cá nhân đầy cá tính của mình. Nhà thơ thật tunh tế khi đã mở đầu câu chuyện của mình bằng một giọng điệu rất hấp dẫn, bịa mà rất tự nhiên, hóm hỉnh:


    Đêm qua chẳng biết có hay không,…

    Thật được lên tiên sướng lạ lùng.


    Lấy lí do là được Trời mời lên hầu cũng thật đời thường và dễ tin “Nằm buồn dậy đun nước uống, rồi ngâm nga bài thơ, chơi trăng. Và đương như những “Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà” đã làm Trời mất ngủ. Thế là được lên Trời. Thi phẩm “Hầu trời’ vẽ ra cuộc hội kiến với Trời và chư tiên được kể lại chi tiết, hồn nhiên, nghe tự nhiên như thật. Tác giả thật tinh tế khi đã chọn lối kể chuyện nôm na của dân gian để tái hiện câu chuyện hầu Trời.


    Nhà thơ dường như đã tưởng tượng tình huống gặp Trời để giới thiệu về mình. Giới thiệu rõ, chính xác cả tên tuổi rồi cả tên quê hương, đất nước, nghề nghiệp, kể tên các tác phẩm của mình. Nhà thơ đã kuawj chọn thật kĩ càng, chọn tình huống độc đáo: gặp Trời, ngâm thơ cho Trời cùng các chư tiên nghe lời thơ mình, qua đó khẳng định tài năng của mình.


    Đương cơn đắc ý đọc đã thích

    Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.

    Văn dài, hơi tốt ran cung mây!…


    Việc nhà thơ tự khen tài của mình nhưng lại chọn hình thức để Trời cùng chư tiên khen ngợi. Đây là một kiểu ngông đáng yêu và tếu táo. Sau khi đã tự mình giới thiệu các tác phẩm, có phân chia rõ ràng thành từng loại theo quan điểm của bản thân (văn thuyết lí, văn chơi, văn tiểu thuyết, văn vị đời và lối văn dịch) thì lúc này nhà văn đã đưa ra nhận xét, cùng với những nhận xét của Trời “Văn đã giàu thay, lại lắm lối” (đa dạng về thể loại, giọng điệu). Nhà thơ lại còn mượn lời của Trời để khẳng định tài năng của bản thân:


    Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt

    Văn trần được thế chắc có ít!…

    Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”


    Nhà thơ Tản Đà dường như đã hiên ngang khẳng định cái Tôi của mình, gắn liền với tên tuổi thật của mình. Đó chính là mộtthái độ ngông của người có tài và biết trân trọng, khẳng định tài năng của mình. Có thể nói trong thời đại của Tản Đà, đất nước lúc này đang mất chủ quyền, tự giới thiệu như còn là biểu hiện của sự tự hào, tự tôn dân tộc. Hóm hỉnh hơn thế nữa, nhà thơ còn khẳng định cả phong cách ngông của mình:


    “Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

    Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”


    Chir thông qua cuộc đối thoại tưởng tượng với Trời, nhà thơ như còn khẳng định nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mình nói riêng và của người nghệ sĩ nói chung là lo việc “thiên lương” của nhân loại:


    Trời rằng: “Không phải là Trời đày,

    Trời định sai con một việc này

    Là việc “thiên lương” của nhân loại,

    Cho con xuống thuật cùng đời hay.”


    Việc xây dựng tình huống, tạo tình huống tưởng tượng này để an ủi mình, đồng thời cũng là để nói lên ý nghĩa cao quý của văn chương, của nhà văn. Cũng nhân đây, nhà thơ Tản Đà như đã ngầm giãi bày tâm sự của mình về nghề văn. Tản Đà đã được coi là người đầu tiên đặt nền móng cho thơ Mới.


    Và không chỉ bởi thơ ông mang hơi thở hiện đại của thời đại với cái Tôi cá nhân sừng sững giữa đất trời, giữa trang văn mà còn vì ông là nhà thơ đầu tiên “mang văn chương ra bán phố phường”, coi nghề văn là nghề kiếm sống. Và khi ông đã giãi bày cảnh ngộ với Trời, nhà thơ đã kể lể rất chi tiết về nghề làm văn kiếm sống này. Tản Đà cũng đã dùng lời Trời để tự an ủi mình.


    Với thi phẩm độc đáo “Hầu Trời” tác giả Tản Đà đã mang đến cho văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX một không khí mới. Dưới hình thức một bài thơ đang kể câu chuyện tưởng tượng vui và đầy hào hứng, nhà thơ đã khẳng định cái tôi cá nhân rất riêng và độc đáo của người nghệ sĩ. Nhà thơ Tản Đà như vừa tự tin khẳng định tài năng của mình vừa nói lên quan điểm làm văn chương, đó là viết văn để phục vụ thiên lương. Viết văn hay chính là đã góp sức làm cho đời đẹp hơn là nhiệm vụ trời đã trao cho người nghệ sĩ.


    Cùng với những sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật của Tản Đà là đã đưa ngôn ngữ đời thường nôm na, dễ hiểu, dung dị mà vẫn rất gợi cảm vào thơ ca một cách tự nhiên. Và có thể thấy rằng điểm độc đáo và thành công của bài thơ còn thể hiện ở chỗ tạo ra cái cớ là tình huống hầu Trời để tự khẳng định tài năng và quan niệm của mình. Đó chính là một kiểu ngông rất nghệ sĩ có chút tếu táo, vui vẻ và đáng yêu.


    Bài thơ độc đáo “Hầu trời” cũng như đã phác hoạ một chân dung thi sĩ Tản Đà với phong cách ngông độc đáo, đó là cái ngông của một nhà nho tài tử ở thời kì mà ý thức cá nhân bắt đầu nhen nhói được trân trọng và khẳng định.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy