Top 8 bệnh dễ mắc nhất khi thời tiết giao mùa bạn cần chú ý

Nguyễn Trần Thu Hằng 137 0 Báo lỗi

Thời điểm giao mùa là thời điểm dễ khiến bạn mắc bệnh nhất nếu không biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe. Toplist chia sẻ tới bạn đọc những bệnh dễ mắc phải ... xem thêm...

  1. Nguyên nhân: Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm với nhiều khói, bụi. vệ sinh kém cùng việc dùng chung khăn mặt, chăn, gối... cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.


    Triệu chứng biểu hiện: Bệnh nhân có thể bị đỏ hoặc ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở mắt, bị cộm và tiết dịch chảy nước mắt cả. Khi thức dậy khó mở mắt do mắt bị dính chặt lại do màng rỉ mắt.

    Phòng ngừa: Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Nếu gia đình có người bệnh nên cách ly và điều trị cho thật tốt. Tránh đến những nơi như bệnh viện, trường học hay những nơi có khả năng bùng phát thành dịch. Rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng nhiều lần trong ngày, rỏ nước muối vệ sinh mắt... là cách bảo vệ chúng ta khỏi những phiền toái do viêm kết mạc dịch.

    Điều trị: Hiện chưa có thuốc diệt virut gây đau mắt đỏ, các thuốc kháng sinh như acyclovir, zovirax...chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của virut, những thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh thôi.

    Bệnh đau mắt đỏ
    Bệnh đau mắt đỏ
    Khi bị đau mắt đỏ không nên tự điều trị mà nên đến bác sĩ
    Khi bị đau mắt đỏ không nên tự điều trị mà nên đến bác sĩ

  2. Nguyên nhân: Vào lúc giao mùa, những người có vấn đề về tim mạch sẽ càng tăng nguy cơ bị bệnh tim. Vì lúc đó thời tiết thay đổi đột ngột nên để thích ứng với thời tiết thì có thể làm quá tải hệ thống tim mạch gây suy tim. Ngoài ra những bệnh nhân bị đái tháo đường, người sử dụng hóa chất điều trị hay uống nhiều rượu cũng có nguy cơ bị suy tim. Ngoài các nguyên nhân trên, suy tim còn là hậu quả của tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh kéo dài, mạn tính.

    Triệu chứng biểu hiện: Khó thở là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh suy tim. Cần đi khám để nên biết là khó thở do suy tim hay do các bệnh về đường hô hấp khác. Bên canh đó, ho cũng là dấu hiệu khác của suy tim. Người bệnh có thể bị ho kéo dài, kèm theo khạc ra đờm lẫn máu, ho tăng khi nằm ngủ. Suy tim do viêm cơ tim, tắc động mạch vành còn khiến người bệnh gặp phải những cơn đau xương ức lan ra cánh tay trái, mệt mỏi, phù, tiểu đêm cũng có thể là những dấu hiệu của bệnh suy tim.

    Phòng ngừa: Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và cá. Dùng dầu thực vật thay vì dùng mỡ động vật để hạn chế những chất béo no có hại cho cơ thể. Cần chăm chỉ tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ và không hút thuốc. Nếu bạn có tiền sử bị bệnh hay gia đình có ai bị bệnh cần luôn chú ý theo dõi và điều chỉnh hoạt động cả tim mạch và huyết áp ngăn chặn các cơn phát bệnh bất ngờ.

    Điều trị: Nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh suy tim là xác định nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay phương pháp chẩn đoán suy tim được sử dụng phổ biến là siêu âm tim, chụp xạ hình cơ tim, chụp cản quang buồng tim…Điều trị suy tim phải bắt đầu từ giai đoạn sớm vì khi để bệnh nặng thì sẽ không có cách nào cứu vãn. Khi đã xác định rõ nguyên nhân dẫn đến suy tim, bác sĩ sẽ tiến hành mổ hoặc sửa van tim hay dùng thuốc để ngăn chặn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.

    Bệnh suy tim
    Bệnh suy tim
    Uống nhiều rượu có thể dẫn tới suy tim
    Uống nhiều rượu có thể dẫn tới suy tim
  3. Nguyên nhân: Có ba loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là nhóm axit acetylsalicylic, các loại thuốc chống viêm, chữa khớp và thuốc hormone như sterol. Vi khuẩn Helicobacter pylori và do thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Những người ăn uống thất thường và uống nhiều rượu cũng có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày, tá tràng.

    Triệu chứng biểu hiện: Vùng bụng trên đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm gây buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Nếu người bệnh đi đại tiện phân đen như bã cà phê, có mùi khắm thì có thể đã bị chảy máu dạ dày. Bệnh nhân mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu.

    Phòng ngừa: Cần ưu tiên các thức ăn tinh bột giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì... Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như ớt, tiêu, giấm. Hạn chế ăn các món chiên, xào, nên ăn chất béo từ cá thay cho chất béo động vật.

    Điều trị: Thuốc viêm loét dạ dày, tá tràng bằng Tây Y có nhiều loại như thuốc tạo axit, thuốc tạo màng bọc, thuốc chống vi khuẩn HP. Những bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng theo Đông Y được người bệnh dùng như nghệ đen, mật ong, tinh bột nghệ...

    Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
    Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
    Triệu chứng, biểu hiện loét dạ dày - tá tràng
    Triệu chứng, biểu hiện loét dạ dày - tá tràng
  4. Nguyên nhân: Đau họng thường có nguyên nhân do kích ứng hoặc viêm. Nguyên nhân thường gặp nhất (80%) là viêm họng cấp tính do nhiễm virus ở vùng cổ họng. Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng, chấn thương và khối u, bệnh trào ngược dạ dày có thể đưa axit dạ dày lên vùng cổ họng và gây ra cơn đau họng.

    Triệu chứng biểu hiện: Đau đầu, sốt, buồn nôn, sưng họng, đôi khi họng tấy đỏ và amiđan có hạch nổi lên, khó ăn, khô họng, chảy nước mũi, khó thở.

    Phòng ngừa: Vệ sinh nơi ở xung quanh và vệ sinh cá nhân thật tốt. Rửa tay kĩ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sử dụng chất khử trùng tay có chất cồn như là một thay thế cho việc rửa tay xà phòng và nước khi không có sẵn. Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh.

    Điều trị: Thuốc giảm đau như các loại thuốc chống viêm không steroid và paracetamol có thể giúp giảm nhẹ cơn đau họng. Các chuyên gia y tế từ Mayo Clinic khuyên người bị đau họng nên súc miệng với nước muối ấm và hạn chế nói nhiều gây ảnh hưởng đến giọng nói. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian chữa đau họng như mật ong, quất, chanh đào, gừng...

    Trẻ em viêm họng nên uống thuốc gì?
    Trẻ em viêm họng nên uống thuốc gì?
    Đau họng ở trẻ em
    Đau họng ở trẻ em
  5. Nguyên nhân: Hen suyễn dị ứng là do cơ thể phản ứng với thứ gây dị ứng như bụi, mùi thơm lạ, khí lạnh, phấn hoa, lông thú, vật nuôi, nấm mốc...

    Triệu chứng biểu hiện: Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, và nhức đầu. Có thể ho khan và lên cơn hen suyễn. Triệu chứng bệnh này bao gồm ho khan, ho khò khè, tức ngực, khó thở. Về đêm, thời tiết lạnh với nhiệt độ hạ thấp khiến cho các triệu chứng càng trở nên trầm trọng.

    Phòng ngừa: Tránh xa những nơi có những thứ có thể gây dị ứng, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ và vệ sinh nơi ở xung quanh sạch sẽ, giữ ấm cổ và chân khi thời tiết giao mùa.

    Điều trị: Thuốc kháng histamine có thể được sử dụng để làm giảm tắc nghẽn và tránh phản ứng histamine trong cơ thể. Corticosteroid thường kê đơn cho người bị bệnh suyễn, thông thường ở dạng hít. Theophylline là một thuốc uống hàng ngày mà bệnh nhân hen suyễn có thể uống để giảm phù nề đường hô hấp. Những thuốc này được chứng minh là giảm thiểu hiệu quả những triệu chứng bệnh hen suyễn dị ứng.

    Hen suyễn dị ứng do phấn hoa
    Hen suyễn dị ứng do phấn hoa
    Ho là một biểu hiện thường thấy của hen suyễn dị ứng
    Ho là một biểu hiện thường thấy của hen suyễn dị ứng
  6. Nguyên nhân: Cảm cúm là bệnh cấp tính do virut có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa.


    Triệu chứng biểu hiện: Các triệu chứng của cảm cúm xuất hiện sau 1-3 ngày nhiễm virut bao gồm sốt, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, đau nhức cơ... Cảm cúm thông thường không biến chứng sẽ tự hết sau 7-10 ngày nhờ hệ miễn dịch của cơ thể. Mặc dù bệnh dễ mắc dễ khỏi, nhưng cảm cúm có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, bị gián đoạn công việc và giảm chất lượng cuộc sống.


    Phòng ngừa: Thường xuyên rửa tay,Không tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, Mở cửa sổ phòng ở hoặc dùng máy thanh lọc không khí, khi bị cảm cúm không nên ra ngoài, Luyện tập thể thao, duy trì nếp sống và sinh hoạt hợp lý, tiêm vắc xin phòng cúm.


    Điều trị: Các thuốc cảm cúm trên thị trường hiện rất đa dạng với nhiều tên biệt dược khác nhau nhưng có thành phần thuộc bốn nhóm chính sau: Thuốc hạ sốt, giảm đau; Thuốc giảm ho; Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi; Thuốc chống dị ứng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược có tác dụng trị cúm như tía tô, tỏi, hành hoa...

    Sổ mũi, hát hơi là biểu hiện thường thấy của bệnh cảm cúm
    Sổ mũi, hát hơi là biểu hiện thường thấy của bệnh cảm cúm
    Bệnh cảm cúm gây mệt mỏi cho con người
    Bệnh cảm cúm gây mệt mỏi cho con người
  7. Nguyên nhân: Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu virus Dengue (DEN) gây ra. Bệnh lây do loài muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) đốt từ người bệnh truyền sang cho người lành.


    Triệu chứng biểu hiện: Bệnh sốt xuất huyết có 2 triệu chứng điển hình là sốt và xuất huyết (chảy máu). Sự nguy hiểm của bệnh là giảm lượng tiểu cầu trong máu, nếu lượng tiểu cầu thấp có thể gây chảy máu không cầm được, nếu chảy máu ở nội tạng người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, sốt xuất huyết còn làm tăng tính thấm thành mạch làm huyết tương trong máu thoát ra ngoài, gây hiện tượng máu cô, dẫn đến giảm khối lượng máu lưu hành, tụt huyết áp và sốc. Nếu không được cấp cứu kịp thời cũng sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.


    Phòng ngừa: Để phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả chúng ta cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.


    Điều trị: Hiện bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Việc điều trị sốt xuất huyết hiện nay chủ yếu là nhằm điều trị triệu chứng.

    Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
    Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
    Muỗi vằn đốt gây bệnh sốt xuất huyết
    Muỗi vằn đốt gây bệnh sốt xuất huyết
  8. Nguyên nhân: Viêm mũi dị ứng chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các vật lạ được gọi là kháng nguyên hay dị nguyên với cơ thể. Một số dị nguyên thường gây bệnh như là bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông chó, mèo, ký sinh trùng, bào tử nấm mốc, chét, mò...

    Triệu chứng biểu hiện: Viêm mũi dị ứng thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh, hay đầu mùa nóng, hoặc mưa nắng thất thường, nóng ẩm. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như cảm thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi, có thể thấy cay mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt. Tiếp theo bệnh nhân sẽ bị chảy nhiều nước mũi trong như nước lã, có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu, họng...Các triệu chứng xuất hiện thành nhiều cơn vào ban ngày, đặc biệt vào buổi sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, đến tối lại dịu đi. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần.


    Phòng ngừa: Những người bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó mèo trong nhà, tiến hành vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế... để hạn chế ký sinh trùng tồn tại và phát triển, cần giữ cho nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ và tránh ẩm ướt nhằm hạn chế nấm mốc phát triển, cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ, cần tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi bằng cách đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và khi đi ra đường...


    Điều trị: Người bệnh có thể dùng thuốc kháng histamin, dùng thuốc kháng histamin, thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi, tránh các chất gây dị ứng...

    Viêm mũi gây hắt hơi, chảy nước mũi nhiều
    Viêm mũi gây hắt hơi, chảy nước mũi nhiều
    Bệnh viêm mũi dị ứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của con người
    Bệnh viêm mũi dị ứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của con người



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy