Top 10 Thực phẩm người bệnh gout không nên ăn nhất bạn cần chú ý

Nhuận Hạnh 230 0 Báo lỗi

Được cho là loại bệnh của những người nhà giàu, gout khiến bệnh nhân đau đớn, tê buốt thấu xương ở những khớp chân, tay... Nếu không chủ động kiêng cữ những ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bia, rượu

    Acid uric là nguyên nhân chính gây lên bệnh gout. Acid uric là sản phẩm của quá trình phân hủy chất đạm purin và được bài tiết khỏi cơ thể qua đường tiểu. Thói quen sử dụng các đồ ăn, thức uống giàu chất purin đều dẫn đến tăng axit uric trong máu. Ngoài các thức ăn bồ dưỡng như thịt bò, cá, tôm, cua, phủ tạng động vật… bia cũng được xem là nguồn cung cấp quá lớn nhân purin gây tăng acid uric trong máu và bệnh gout. Trong quá trình theo dõi hơn 47.000 nam giới trong vòng 12 năm, một nhóm chuyên gia đến từ bệnh viện Massachusetts (Mỹ) đã nhận thấy, những người uống 2 cốc bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uống.

    Đặc biệt, trong các cuộc nhậu, nam giới ít khi chỉ uống bia suông. Nào là các món sơn hào (thịt dê, thịt bê…) cho đến hải vị (tôm, cua, cá biển…) chứa rất nhiều purin gây nên bội thực lượng acid uric trong máu. Lượng acid uric trong máu tăng quá cao khiến thận không đào thải kịp gây lắng đọng tinh thể urat ở các khớp và gây nên cơn gout cấp. Điều này lý giải, tại sao gout lại “ghé thăm” các quý ông sau mỗi cuộc nhậu.


    Gout là một dạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin, làm tăng nồng độ acid uric trong máu gây viêm, đau khớp. Uống bia sẽ khiến bạn phải đối mặt với những cơn đau nhiều hơn do tăng nồng độ acid uric trong máu, thậm chí còn cản trở sự bài tiết acid này qua đường tiểu. Đối với những bệnh nhân nam mắc bệnh gout, việc kiêng uống bia, rượu thật khó khăn. Nhưng nếu không muốn chịu sự giày vò của cơn đau thấu thịt buốt xương ở các khớp thì hãy tránh xa bia, rượu càng sớm càng tốt.

    Người bị gout nên kiêng rượu bia
    Người bị gout nên kiêng rượu bia
    Người bị gout nên kiêng rượu bia
    Người bị gout nên kiêng rượu bia

  2. Top 2

    Hải sản

    Lượng axit uric trong máu cao là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout. Chúng sẽ tích tụ vào các khớp và gây ra triệu chứng như sưng, viêm, đau dữ dội. Các cơn đau gout thường xảy ra đột ngột, thất thường nhưng chủ yếu là vào ban đêm, kéo dài từ 3 - 10 ngày. Việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm là nguyên nhân khiến hàm lượng axit uric tăng cao. Với những người có sức khỏe tốt, chất đạm dường như không có hại nhưng trong trường hợp rối loạn chuyển hoá, suy giảm khả năng đào thải axit uric, việc nạp nhiều đạm sẽ khiến axit uric bị tích tụ, gây ra hiện tượng đau, mỏi khớp.


    Hải sản chứa nhiều đạm, chất dinh dưỡng, giàu vitamin và các khoáng chất như Canxi, kẽm, sắt, đồng, kali… Ngoài ra, hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa axit béo không no omega 3 - chất thiết yếu cho cơ thể. Người bị bệnh gout phải đặc biệt lưu ý về thực phẩm này, nhưng cũng không cần phải loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Các nhà khoa học chỉ ra rằng bệnh nhân bị gout không cần kiêng tuyệt đối các loại hải sản như tôm, cua, cá, mực, ốc… người bệnh có thể sử dụng một lượng vừa phải, không vượt quá tiêu chuẩn là 1g chất đạm/kg cân nặng mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bị gout có thể ăn các loại cá sông bởi chúng chứa ít purin.

    Người bị bệnh gout không nên ăn hải sản
    Người bị bệnh gout không nên ăn hải sản
    Người bị bệnh gout không nên ăn hải sản
    Người bị bệnh gout không nên ăn hải sản
  3. Top 3

    Thịt đỏ

    Các loại thịt đỏ như thịt bò hay thịt heo mặc dù chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nhưng đối với người mắc bệnh gout thì không nên tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này. Nguyên nhân là do trong thịt đỏ chứa hàm lượng chất đạm (Protein) khá cao. Điều này sẽ làm tăng nồng độ Axit Uric trong máu - là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.

    Mặc dù thịt đỏ là tác nhân gây ra bệnh gout nhưng không phải vì thế mà người bệnh phải kiêng tuyệt đối. Để đảm bảo nhu cầu về năng lượng và sức khỏe, thì người bệnh vẫn có thể ăn thịt bò, thịt lợn nhưng duy trì ở số lượng vừa phải. Hoặc chế độ ăn có thể thay thịt đỏ bằng thịt trắng để ngừa bệnh phát triển nặng thêm.


    Những người bị mắc bệnh gout nên hạn chế các loại thịt có màu đỏ tươi vì đây là những thực phẩm rất giàu chất đạm. Sở dĩ những người mắc bệnh xương khớp nói chung, gout nói riêng phải kiêng thịt đỏ là vì trong loại thịt này, hàm lượng purin cao hơn gấp nhiều lần những loại thịt trắng hoặc ít màu đỏ hơn.

    Người bị bệnh gout không nên ăn thịt đỏ
    Người bị bệnh gout không nên ăn thịt đỏ
    Người bị bệnh gout không nên ăn thịt đỏ
    Người bị bệnh gout không nên ăn thịt đỏ
  4. Top 4

    Một số loại đậu giàu đạm

    Nhiều người nghĩ rằng đạm chỉ có trong trứng hoặc các loại thịt động vật... Tuy nhiên, ở một số thực vật hàm lượng đạm cũng rất cao. Đậu nành, đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh... đều là những loại đậu giàu đạm, chúng làm acid uric trong máu nhiều hơn, tạo điều kiện cho các tinh thể muối xung quanh khớp phát triển.


    Những người bị bệnh gout thường được bác sĩ khuyên cắt giảm một số loại đậu, như đậu khô, đậu lăng và có thể là các loại đậu khác vì hàm lượng purin trong đậu cao. Purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu và có thể khiến bạn bị bệnh gout, cũng như khiến cho tình trạng bệnh gout trở nặng hơn. Thật tiếc là cái gì cũng có hai mặt của nó, kể cả việc ăn đậu. Thế nên dù nó tốt, nó ngon, nhưng cũng chỉ nên ăn vừa phải thôi nha bạn!

    Người bị bệnh gout không nên ăn các loại hạt họ đậu giàu đạm
    Người bị bệnh gout không nên ăn các loại hạt họ đậu giàu đạm
    Người bị bệnh gout không nên ăn các loại hạt họ đậu giàu đạm
    Người bị bệnh gout không nên ăn các loại hạt họ đậu giàu đạm
  5. Top 5

    Các loại đồ uống ngọt có ga

    Nước ngọt là các loại đồ uống công nghiệp và rất đa dạng về hương vị, màu sắc, mẫu mã. Đây cũng là loại thức uống rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và hầu như ai cũng sử dụng nó. Tuy nhiên, sử dụng các loại nước ngọt nhiều lại không hề tốt cho sức khỏe của con người, và người bị bệnh gout tuyệt đối không nên uống.

    Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra người thường xuyên sử dụng nước ngọt, các loại đồ uống có ga sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì và đặc biệt là tăng nguy cơ bị bệnh gout. Bệnh gout thường xảy ra khi acid uric trong máu quá cao và không kịp đào thải ra ngoài, chúng sẽ kết tinh thành các tinh thể muối urat và đi vào trong khớp gây ra những triệu chứng đau, sưng và nhức các khớp.


    Uống nhiều đồ uống ngọt có ga sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường do ảnh hưởng không tốt đến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, những lượng nước này chứa quá nhiều đường sẽ làm bạn tăng cân, kích thích sản xuất acid uric nhiều hơn, lắng đọng cặn muối tại các khớp gây phù nề, sưng tấy rất đau đớn. Tốt nhất, người mắc bệnh gout chỉ nên uống nước lọc mỗi ngày để đào thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể như acid uric, phân, nước tiểu...

    Người bị bệnh gout không nên uống nước ngọt có ga
    Người bị bệnh gout không nên uống nước ngọt có ga
    Người bị bệnh gout không nên uống nước ngọt có ga
    Người bị bệnh gout không nên uống nước ngọt có ga
  6. Top 6

    Nội tạng động vật

    Nội tạng từ động vật là một trong những món ăn gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mắc bệnh. Hàm lượng Cholesterol cao cùng với mỡ động vật sẽ gây khó khăn trong việc phân hủy purin. Ngoài ra việc không thể chuyển hóa thức ăn sẽ dẫn đến các biến chứng khác. Vì vậy người mắc bệnh gút cần tuyệt đối không ăn những thực phẩm từ nội tạng.


    Ở các nước châu Á, việc sử dụng nội tạng động vật để chế biến món ăn rất phổ biến. Đây là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gout. Trong các bộ phận như gan, thận, tim, bao tử... có hàm lượng purin rất lớn, khiến cho acid uric trong máu tăng mất kiểm soát, làm bệnh tình trở nên trầm trọng. Thêm vào đó, ăn nhiều món ăn từ nội tạng động vật sẽ đẩy bạn đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh giun sán, vi rút... rất nguy hiểm.

    Người bị bệnh gout không được ăn nội tạng động vật
    Người bị bệnh gout không được ăn nội tạng động vật
    Người bị bệnh gout không được ăn nội tạng động vật
    Người bị bệnh gout không được ăn nội tạng động vật
  7. Top 7

    Thực phẩm nhiều đường

    Nếu tiêu thụ thực phẩm có quá nhiều đường không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các bệnh liên quan đến hệ xương khớp như bệnh gout. Do đó, trong danh sách “Bệnh gout kiêng ăn gì?”, các bạn không nên bỏ sót chúng nhé. Bởi, thực phẩm chứa nhiều đường như bánh quy, bánh ngọt, chè… sẽ gây cản trở việc hấp thu canxi của cơ thể. Từ đó khiến hệ cơ xương khớp đã tổn thương, nay lại càng yếu đi.


    Đặc biệt, với những bệnh nhân đang dùng các loại thuốc có Corticoid như Cortison, Prednisolon thì càng nên hạn chế đường trong khẩu phần ăn của mình. Để đảm bảo cho sức khoẻ của chính mình, nếu không may bị gout, bạn hãy cắt hẳn hoặc hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều đường nhé.

    Người bệnh gout không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường
    Người bệnh gout không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường
    Người bệnh gout không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường
    Người bệnh gout không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường
  8. Top 8

    Thực phẩm chế biến sẵn

    Với lối sống hiện đại, chúng ta đã quá quen với các thực phẩm chế biến sẵn. Mặc dù thực phẩm chế biến sẵn mang lại sự tiện lợi rất lớn cho con người, đặc biệt là những người bận rộn, tuy nhiên thực phẩm chế biến sẵn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe. Đặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh gout.


    Tuy thực phẩm chế biến sẵn không ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp. Nhưng các biến chứng của bệnh tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp mà thực phẩm chế biến sẵn gây ra, lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp, khiến các bạn dễ bị mắc bệnh gout hơn. Do đó, để hạn chế tối đa những tác hại mà thực phẩm chế biến sẵn gây ra cho con người thì tốt nhất chúng ta hạn chế tối đa việc sử dụng chúng.

    Người bệnh gout không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn
    Người bệnh gout không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn
    Người bệnh gout không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn
    Người bệnh gout không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn
  9. Top 9

    Trứng vịt lộn

    Bệnh gout vốn là căn bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến ăn uống, nguyên nhân do nồng độ axit uric trong huyết tương quá cao dẫn đến lắng đọng tinh thể urat hay tinh thể axit uric. Khi các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric lắng đọng ở khớp, nó sẽ dẫn đến tình trạng viêm khớp, gây ra đau đớn và biến dạng, thậm chí cứng khớp.


    Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bệnh gout. Dù là món giàu chất dinh dưỡng, nhưng trứng vịt lộn lại không nằm trong danh sách món ăn mà người bệnh gout nên ăn. Trứng vịt lộn là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt. Trứng được ấp dở đã hình thành con, chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với trứng thông thường. Dù là thực phẩm rất bổ dưỡng nhưng với người phải thực hiện chế độ kiêng khem nghiêm ngặt như bệnh gout thì không nên ăn chút nào.

    Người bị bệnh gout không nên ăn trứng vịt lộn
    Người bị bệnh gout không nên ăn trứng vịt lộn
    Trứng vịt lộn
    Trứng vịt lộn
  10. Top 10

    Đồ ăn nhiều dầu mỡ

    Đồ ăn nhiều dầu mỡ là một trong những thực phẩm mà bệnh nhân bị mắc bệnh gút cần phải kiêng. Bởi, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, da đông vật, mì tôm, thức ăn nhanh… có chứa quá nhiều đạm sẽ làm bệnh gout nặng hơn, thường xuyên bị đau nhức hơn.


    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Úc tại Đại học Công nghệ Queensland, chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ và carbohydrate có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp xương do axit béo bão hòa dễ bị lắng đọng ở sụn, làm thay đổi chuyển hóa, khiến sụn yếu đi và dễ bị tổn hại.

    Người bị gout không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ
    Người bị gout không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ
    Đồ ăn nhiều dầu mỡ
    Đồ ăn nhiều dầu mỡ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy