Top 9 Điều bạn cần chú ý khi mới đi làm

Linh Nhung 604 1 Báo lỗi

Sau khi trải qua các giai đoạn phỏng vấn và thi tuyển, thì việc bắt đầu một công việc mới là một còn đường dài mà bạn phải thích nghi. Những ngày đầu làm việc ... xem thêm...

  1. Hãy đến cơ quan sớm hơn 15 phút mỗi buổi sáng và tan sở trễ hơn mọi người. Bạn nên tạo thói quen đó ngay từ ngày đầu tiên đi làm, nếu bạn có việc riêng như đi khám bệnh … hãy cố gắng báo cho người quản lý càng sớm càng tốt. Dù chỉ ra ngoài 10 phút, bạn cũng nên báo cáo với sếp để xin phép. Và trước khi rời cơ quan đừng quên đến chỗ sếp báo cáo và xác nhận công việc đã hoàn thành.


    Hãy thử cố gắng đi làm sớm trước 15 phút mỗi ngày và dành khoảng thời gian thừa đó để làm một số việc như dọn dẹp bàn làm việc, đọc sách, tập vài động tác thể dục văn phòng. Cảm giác thoải mái khi bắt đầu một ngày làm việc như vậy chắc chắn sẽ hấp dẫn bạn và bạn luôn muốn đi làm sớm vào những ngày sau.

    Đi làm sớm hơn hoặc đúng giờ
    Đi làm sớm hơn hoặc đúng giờ
    Đi làm sớm hơn hoặc đúng giờ
    Đi làm sớm hơn hoặc đúng giờ

  2. Khi mới bắt đầu đi làm, hãy cố gắng đi ăn trưa với đồng nghiệp trong cơ quan, đây là thời gian để xây dựng mối quan hệ. Đồng nghiệp biết bạn nhiều họ sẽ hỗ trợ hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên cho bạn. Dần dần bạn sẽ loại bỏ được những căng thẳng, lo lắng của những ngày đầu tiên đi làm trong đời.


    Đó là cách bạn hiểu hơn về tính cách, về sở thích, sở ghét của những người đồng nghiệp, từ đó có những cách tiếp cận khác nhau để công việc trôi chảy hơn. Suy cho cùng, mọi công việc đều có thể trơn tru hơn nếu bạn giao tiếp một cách hiệu quả.

    Ăn trưa cùng đồng nghiệp
    Ăn trưa cùng đồng nghiệp
    Ăn trưa cùng đồng nghiệp
    Ăn trưa cùng đồng nghiệp
  3. Những trang phục bạn nên cân nhắc khi mặc chúng đến công sở là: Trang phục bó sát, quá gợi cảm, trang phục không phù hợp hoặc quá hở hang ….


    Bên cạnh đó, những ngày mới đi làm bạn nên tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp và cấp trên của bạn thông qua ngoại hình, tóc, thời trang, móng tay, trang điểm, giày, túi xách… Tốt nhất nên gọn gàng, sạch sẽ, đơn giản, nhưng vẫn làm cho người khác thấy được cá tính của mình.

    Ăn mặc chỉnh tề, đúng mực
    Ăn mặc chỉnh tề, đúng mực
    Ăn mặc chỉnh tề, đúng mực
    Ăn mặc chỉnh tề, đúng mực
  4. Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là một trong những kỹ năng quan trọng, đảm bảo năng suất chất lượng của công tác văn phòng, đồng thời cũng là một trong những kỹ năng giúp cho cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.


    Bạn sẽ trả lời như thế nào nếu một nhân viên cũ nhờ bạn lưu hồ sơ, hoặc in một văn bản, hay phô tô một loại giấy tờ nào đó. Đương nhiên bạn không thể biết sử dụng hết tất cả các thiết bị văn phòng, nhưng bạn cũng không thể không biết sử dụng một thiết bị văn phòng nào đó. Trước khi đi làm, bạn hãy hỏi các anh chị, người quen cách sử dụng các thiết bị văn phòng phổ biến như máy in, bấm ghim …

    Học cách thành thạo các thiết bị văn phòng
    Học cách thành thạo các thiết bị văn phòng
    Học cách thành thạo các thiết bị văn phòng
    Học cách thành thạo các thiết bị văn phòng
  5. Điều mà các nhân viên cũ hoặc cấp trên của bạn không mong đợi ở bạn trong những ngày làm việc đầu đi làm là thấy bạn sử dụng thời gian làm việc để lên các mạng xã hội hoặc làm việc riêng. Cái họ muốn nhìn thấy là bạn tập trung vào giải quyết các công việc bạn được giao. Những việc riêng, giải trí bạn hãy dành vào các thời gian nghỉ ngơi của bạn.


    Giả sử tất cả mọi người trong một nhóm đều đang chăm chỉ làm việc để hoàn thành dự án thì bạn lại làm việc riêng, lúc nào cũng tỏ ra bận rộn nhưng không thấy kết quả gì thì vô cùng khó xử.

    Không làm việc riêng trong giờ làm việc
    Không làm việc riêng trong giờ làm việc
    Không làm việc riêng trong giờ làm việc
    Không làm việc riêng trong giờ làm việc
  6. Môi trường công sở là nơi hội tụ nhiều mối quan hệ: đồng nghiệp với đồng nghiệp, sếp với trưởng phòng, trưởng phòng với nhân viên,... Nếu chúng ta không biết điều hoà những mối quan hệ này một cách hợp lý, có thể nảy sinh những vấn đề khó xử và nan giải.


    Nói xấu người khác là điều tối kỵ đối với người nhân viên đặc biệt là người nhân viên mới, bạn sẽ không biết một câu nhận xét vô tình của bạn sẽ đi về đâu. Và hãy nhớ, khi bạn làm việc chung với các nhân viên cũ bạn có thể nghe được một vài câu nói đùa hoặc thậm chí nói xấu về sếp của bạn, bạn nên tỉnh táo, chỉ nên lắng nghe và cho mình nhận định riêng, không nên góp phần tham gia vào câu chuyện của họ.

    Không nói xấu người khác
    Không nói xấu người khác
    Không nói xấu người khác
    Không nói xấu người khác
  7. Một trong những kiến thức quý giá nhất mà bạn có thể có được trong những ngày đầu đi làm chính là cách thức hoạt động của các bộ phận trong công ty thông qua cách nhìn của các đồng nghiệp các phòng ban. Nếu bạn thể hiện rằng mình rất thân thiện và dễ tiếp cận, bạn sẽ có một khởi đầu rất thuận lợi.


    Một người tự tin luôn có sức hút với người đối diện. Đừng sợ bắt chuyện với ai đó khác biệt với bạn. Chỉ cần nở một nụ cười tươi và gửi lời chào thân thiện, cả hai sẽ dễ dàng bắt chuyện với nhau, rồi từ từ gợi mở ra những câu chuyện mà cả hai đều muốn chia sẻ.

    Bắt chuyện và đặt câu hỏi
    Bắt chuyện và đặt câu hỏi
    Bắt chuyện và đặt câu hỏi
    Bắt chuyện và đặt câu hỏi
  8. Điều tốt nhất trong những ngày đầu đi làm là lắng nghe và quan sát. Đây chưa phải là lúc để bạn bày tỏ mạnh mẽ quan điểm cá nhân. Hãy tỏ ra thân thiện, gặp gỡ mọi người, mỉm cười và lắng nghe.


    Đây là cơ hội quý báu để tìm hiểu những mục tiêu mà sếp và những nhân viên khác đề ra cho công ty, cho từng phòng ban hoặc các dự án hàng đầu. Đó là dịp để bạn nắm được bức tranh tổng thể cũng như đề ra những ưu tiên hàng đầu trong công việc sắp tới của bạn. Lời khuyên ở đây là bạn hãy ghi chép thật nhiều và tỉ mỉ những điều cần ghi nhớ.

    Lắng nghe và quan sát
    Lắng nghe và quan sát
    Lắng nghe và quan sát
    Lắng nghe và quan sát
  9. Cùng một vị trí, cùng một công việc nhưng có người lại hoàn thành rất nhanh và xuất sắc nhiệm vụ được giao, có người lại luôn bị cấp trên phê bình vì những rắc rối không thể giải quyết khiến công việc bị đình trệ. Sắp xếp, quản lý công việc chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa mọi người với nhau. Nếu bạn biết cách quản lý công việc, sắp xếp công việc một cách khoa học thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.


    Hãy quan quan tâm đến việc sắp xếp công việc của bạn thật hợp lý ngay từ đầu, không chỉ giúp bạn hoàn thành tốt công việc của bạn, nó còn giúp tạo thiện cảm và ghi điểm trong mắt mọi người xung quanh, đặc biệt là với cấp trên của bạn.

    Sắp xếp công việc thật hợp lý
    Sắp xếp công việc thật hợp lý
    Sắp xếp công việc thật hợp lý
    Sắp xếp công việc thật hợp lý



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy