Top 10 Điều người bệnh cao huyết áp cần chú ý
Bệnh tăng huyết áp nghèo nàn về triệu chứng nhưng lại có rất nhiều biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân và để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Bệnh ... xem thêm...có rất nhiều biến chứng như cơn đau thắt ngực, nhũn não, xuất huyết não, suy thận, tăng áp động mạch võng mạc, rối loạn tiền đình, mù lòa….Khi bệnh nhân không được điều trị đúng cách sẽ rất nguy hiểm và nguy cơ biến chứng nặng tăng lên rất nhiều. Vậy mục tiêu khi điều trị tăng huyết áp cho bênh nhân là gì? Đó chính là điều trị nguyên nhân thứ phát (nếu có), nếu không điều trị được nguyên nhân, hay đó là tăng huyết áp vô căn thì mục tiêu điều trị nhằm loại bỏ yếu tố nguy cơ, kiểm soát mức huyết áp đề phòng biến chứng. Vậy người bệnh cao huyết áp cần lưu ý những điều gì, hãy cùng Toplist tìm hiểu nhé!
-
Huyết áp là lực tác động của máu lên các thành động mạch, cao huyết áp là một trạng thái trong đó máu lưu thông dưới một áp suất tăng cao lâu dài. Nếu áp lực quá cao thì tim phải hoạt động nhiều hơn mới đủ bơm máu đi khắp cơ thể. Vì thế, rất dễ gây ra những cơn đau tim, tổn thương thận và dẫn đến đột quỵ. Bệnh cao huyết áp thường gặp ở những người béo phì, thừa cân, người già, người bị bệnh tiểu đường, người bị mỡ máu cao. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể khẳng định huyết áp của mình vẫn bình thường. Cần quan tâm đến chỉ số huyết áp thường xuyên, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Mức huyết áp bình thường là 120/80 mm Hg. Chỉ số huyết áp từ 140/90 mm Hg trở lên thì bị cao huyết áp.
Mặc dù cao huyết áp thường diễn ra trong âm thầm, không có dấu hiệu gì rõ ràng, tuy nhiên cần để ý những triệu chứng sau: Hoa mắt chóng mặt, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, đau ngực, nôn ói, có vấn đề về thị giác và các vấn đề khác về hô hấp. Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim...
Một số loại tăng huyết áp chủ yếu, bao gồm:- Tăng huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp
- Tăng huyết áp thứ phát (Tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết.
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường.
- Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
- Tăng huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp
-
Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong cho người bệnh, tuy nhiên tăng huyết áp lại gần như không có dấu hiệu nhận biết. Chính vì vậy mà cao huyết áp còn được biết đến với tên gọi “kẻ giết người thầm lặng”. Cách duy nhất để nhận biết bạn có bị tăng huyết áp hay không đó là thông qua việc kiểm tra huyết áp thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có người thân cũng mắc tăng huyết áp. Bệnh cao huyết áp vô cùng nguy hiểm, vì thế người bệnh cần đi khám thường xuyên để:
- Kiểm tra chức năng thận: Đo lượng urea trong nước tiểu, lượng kali trong máu…
- Kiểm tra máu: Đo lượng đường, lượng calcium, lượng acid uric và lượng cholesterol trong máu.
- Đo điện tâm đồ.
- Chụp X quang lồng ngực.
- Kiểm tra chức năng thận: Đo lượng urea trong nước tiểu, lượng kali trong máu…
-
Nguyên lý đo huyết áp là bơm căng một băng tay bằng cao su, làm mất mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần và ghi lại những phản ứng của động mạch. Các chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giúp bác sĩ đánh giá được bệnh nhân có bị cao huyết áp hay không. Để đo huyết áp chính xác nhất, cần lưu ý những điều sau:
- Không ăn uống, hút thuốc hay tập thể dục ít nhất 30 phút trước khi đo. Khi đo phải thoải mái tinh thần, tránh căng thẳng sẽ làm tăng huyết áp, vì thế nên ngồi thư giãn khoảng 15 phút.
- Đo động mạch cánh tay phải, khi đo phải vén cao tay áo, không nắm chặt tay, đặt tay cao bằng độ cao của tim bởi đây là tư thế của mức huyết áp thường diễn ra hàng ngày.
- Băng quấn tay phải quấn được ít nhất 80% cánh tay người được đo, nên quấn vòng bít vào sát da tay hoặc có thể quấn trên một lớp áo mỏng.
- Nên đo ít nhất 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 phút. Trị số huyết áp chính xác là trung bình cộng của 2 - 3 lần đo đó.
- Không nói chuyện và cử động khi đang đo huyết áp, như thế sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo.
- Không ăn uống, hút thuốc hay tập thể dục ít nhất 30 phút trước khi đo. Khi đo phải thoải mái tinh thần, tránh căng thẳng sẽ làm tăng huyết áp, vì thế nên ngồi thư giãn khoảng 15 phút.
-
Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa bằng hoặc trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hoặc trên 90 mmHg. Một đặc điểm của huyết áp là có sự biến thiên khá lớn trong ngày và giữa các ngày. Do đó, chẩn đoán tăng huyết áp phải dựa vào nhiều lần đo tại các thời điểm khác nhau.
Cao huyết áp là một loại bệnh nguy hiểm, thường xuyên đo huyết áp sẽ giúp người bệnh có nhiều kiến thức hơn về phòng bệnh, giúp theo dõi quá trình điều trị bệnh. Đo huyết áp thường xuyên sẽ khiến người bệnh chủ động nắm được tình trạng của mình, không còn cảm thấy lo lắng vì áp lực bệnh tật, có trách nhiệm hơn với việc kiểm soát huyết áp của bản thân với một chế độ dinh dưỡng được cải thiện, hoạt động thể chất và sử dụng thuốc thích hợp.
-
Việc duy trì huyết áp bình thường trong cơ thể quả thật không đơn giản chút nào. Khi bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ bù lại bằng cách giữ lại natri. Đây là một mối nguy hại bởi vì natri liên quan trực tiếp đến bệnh tăng huyết áp. Trong khi cơ thể tiếp tục lưu giữ muối và nước, sự mất nước dai dẳng khiến cơ thể dần dần phong bế các mao mạch. Hệ mao mạch là một mạng lưới các mạch máu nhỏ, nơi các chất dinh dưỡng, khí và chất thải thực hiện chu trình trao đổi chất. Điều này dẫn đến sự tăng áp lực lên các động mạch và dẫn đến tăng huyết áp. Do đó, bệnh nhân cao huyết áp cần chú ý:
- Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
- Không đợi khát mới uống bởi nếu là người cao huyết áp, sự thiếu nước có thể làm tăng nguy cơ cho cả tim và não.
- Rất nhiều người cao tuổi bị mất cảm giác khát nước nên khi chăm sóc họ phải nhớ để cho uống nước từng ít một và rải đều trong ngày.
- Phụ nữ cho con bú sữa mẹ cần uống khoảng 3 lít gồm nước lọc, sữa và nước canh mỗi ngày.
-
Đối với người bệnh cao huyết áp ngoài việc thay đổi lối sống thì cần phải tuân thủ điều trị và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để có thể kiểm soát được huyết áp ổn định tránh những biến chứng và tai biến nghiêm trọng. Dùng viên uống huyết áp trước hay sau khi ăn đều được vì các viên uống huyết áp đều được điều chế uống không liên quan đến bữa ăn, sẽ không ảnh hưởng đến dạ dày. Có người có thói quen vừa mới ngủ dậy liền đo huyết áp và ghi lại vào sổ theo dõi rồi dùng viên uống luôn cũng không vấn đề gì. Người bệnh cao huyết áp cần lưu ý:
- Dùng viên uống hạ áp suốt đời để làm hạ huyết áp đến mức có thể chịu đựng, đồng thời phải chú ý bảo vệ tim, não, thận…
- Không uống nhiều viên uống có tác dụng khác nhau cùng một lúc sẽ gây phản ứng xấu.
- Uống không đúng cách sẽ gây hậu quả đáng tiếc.
- Cần chọn loại viên uống thích hợp, có hiệu quả lâu dài, tốt nhất là nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Dùng viên uống hạ áp suốt đời để làm hạ huyết áp đến mức có thể chịu đựng, đồng thời phải chú ý bảo vệ tim, não, thận…
-
Trong điều trị tăng huyết áp, chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố qua trọng, góp phần tăng hiệu quả điều trị. Vì vậy, dinh dưỡng cho người tăng huyết áp cũng là mối quan tâm hiện nay. Cùng với viên uống hạ áp, dinh dưỡng hợp lý cũng có vai trò trong kiểm soát tốt huyết áp. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tăng huyết áp nên giảm các loại thực phẩm chứa chất béo, muối, và hạn chế uống các đồ uống có cồn như rượu, bia. Tăng cường các loại thực phẩm như ngũ cốc thô, tôm, cá, đậu, các loại hạt... Ăn nhiều rau quả, ngũ cốc giúp giảm mỡ, điều hòa huyết áp. Đặc biệt nên ăn nhiều các loại thực phẩm như:
- Cần tây: Có tác dụng giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.
- Cải cúc: Có tác dụng thanh sáng đầu óc và làm giảm huyết áp.
- Rau muống: Có tác dụng duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và giữ huyết áp trong giới hạn bình thường.
- Măng lau: Có tác dụng hoạt huyết, tăng cường thể lực, lợi niệu, phòng chống ung thư.
- Cà chua: Có tác dụng phòng chống cao huyết áp, đặc biệt là khi xuất hiện xuất huyết đáy mắt.
- Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp.
- Cần tây: Có tác dụng giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.
-
Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hoặc tàn phế trong số các bệnh lý tim mạch. Trong điều trị bệnh tăng huyết áp, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì cần thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý. Đồng thời, trong các bữa ăn cần lưu ý:
- Ăn chậm, nhai kĩ.
- Nên ăn nhiều vào buổi sáng, buổi tối nên giảm khẩu phần ăn.
- Một tuần có thể nhịn ăn một ngày và thay bằng uống nước trái cây.
- Giảm bớt khẩu phần ăn, không nên ăn quá no cũng không được để đói.
- Ăn chậm, nhai kĩ.
-
Thời tiết lạnh là yếu tố rất bất lợi đối với đối với người mắc bệnh tăng huyết áp. Do đó, người bị huyết áp cao cần phải biết giữ ấm cơ thể, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Người bị bệnh huyết áp tăng không nên thức dậy quá sớm, theo thống kê có rất nhiều cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim vào buổi sáng ở những người cao tuổi, người có thói quen tập thể dục sáng sớm. Bởi sau một đêm, cơ thể thường kém đáp ứng với sự thay đổi bên ngoài, các mạch máu kém đàn hồi và khí huyết lưu thông kém hơn. Nếu dậy quá sớm, khi bước ra ngoài gặp gió lạnh khiến huyết áp tăng cao là nguyên nhân gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Người bệnh cao huyết áp cần chú ý một số điều về lối sống hằng ngày:
- Ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc.
- Tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn.
- Hạn chế tối đa sử dụng các sản phẩm có chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá...
- Những người 40 tuổi trở lên cần hạn chế ăn những thức ăn có nhiều cholesterol.
- Ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc.
-
Rèn luyện thể lực qua các hoạt động thể dục thể thao là một phần không thể thiếu trong quá trình thay đổi lối sống, điều trị bệnh tăng huyết áp. Thế nhưng, tùy vào từng giai đoạn mà người bệnh tăng huyết áp nên theo đuổi một số bài tập phù hợp nhằm cân bằng mức huyết áp của bản thân. Ngoài kiến thức về tập luyện theo từng giai đoạn bệnh, người tăng huyết áp cũng cần lưu ý một số điều sau để giữ động lực cho bản thân, tối đa hóa việc cân bằng huyết áp trong ngưỡng cho phép.
- Nên tham gia lao động chân tay ở mức phù hợp để nâng cao thể chất, làm cho mạch máu xung quanh các cơ giãn ra, giảm mệt mỏi cho đại não, hạn chế tăng huyết áp.
- Người lao động trí óc nên dành ra một khoảng thời gian nhất định để thư giãn, hoạt động nhẹ nhàng.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với những bài tập, động tác phù hợp.
- Nếu có điều kiện, hãy đến những trung tâm yoga để cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.
- Nên tham gia lao động chân tay ở mức phù hợp để nâng cao thể chất, làm cho mạch máu xung quanh các cơ giãn ra, giảm mệt mỏi cho đại não, hạn chế tăng huyết áp.