Top 9 Triệu chứng của bệnh huyết áp cao mà bạn nên biết

Hoa Anh Túc 146 0 Báo lỗi

Muốn biết mình có bị huyết áp cao hay không thì hàng ngày đòi hỏi bạn phải luôn chú ý, quan sát từng chi tiết nhỏ của cơ thể, vì người mắc bệnh thời kỳ đầu ... xem thêm...

  1. Đầu choáng là triệu chứng gặp nhiều nhất của bệnh huyết áp cao, có một số trường hợp mang tính đột phát, thường xuất hiện lúc đột nhiên khom người, ngồi xuống hoặc đứng lên; cũng có một số trường hợp mang tính liên tục. Đầu choáng là nỗi khổ chủ yếu của người bệnh, phần đầu của họ có cảm giác nặng nề không thoải mái liên tục, làm trở ngại nghiêm trọng đến việc suy nghĩ, ảnh hưởng đến công việc, mất đi hứng thú đối với những sự vật xung quanh.


    Một số bệnh lý xảy ra khi huyết áp cao như các bệnh về tim mạch có thể khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt. Ngoài ra những bệnh nhân bị đột quỵ do cao huyết áp cũng sẽ có triệu chứng chóng mặt.

    Như vậy có thể thấy, mối liên quan chính giữa chóng mặt và huyết áp là do việc không kiểm soát được huyết áp dẫn đến chứng chóng mặt cùng với các triệu chứng khác. Chỉ một số ít trường hợp bị chóng mặt là do huyết áp cao hoặc huyết áp thấp, trong khi phần lớn là do những nguyên nhân khác. Thường thì các trường hợp liên quan đến chóng mặt và huyết áp chỉ là số ít và được giải quyết nhanh chóng.

    Đầu choáng là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh cao huyết áp
    Đầu choáng là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh cao huyết áp

  2. Đau đầu cũng là triệu chứng thường gặp của huyết áp cao, phần nhiều là đau đầu âm ỉ liên tục, hoặc đau từng cơn, thậm chí đau dữ dội giống như bị xé ra. Thường xảy ra khi sáng sớm ngủ dậy, rồi giảm nhẹ dần sau khi thức dậy hoạt động và sau bữa ăn. Chỗ đau phần nhiều xảy ra ở huyệt thái dương hai bên trán và ở phía sau đầu.

    Đau đầu là một hiện tượng thường thấy khi tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu nhỏ tại não, gây ra hiện tượng đau đầu căng thẳng, đây là dấu hiệu sớm của tai biến do tăng huyết áp. Một điều đáng lưu ý là hiện tượng đau đầu do tăng huyết áp rất dễ nhầm lẫn với đau đầu do nguyên nhân khác. Ở bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc cách phân biệt hiện tượng đau đầu do tăng huyết áp và cách xử lý khi thấy xuất hiện hiện tượng này.


    Lý giải cho hiện tượng đau đầu thường hay xuất hiện khi tăng huyết áp đó là tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu nhỏ tại não, gây ra hiện tượng đau đầu căng thẳng, đây là dấu hiệu sớm của tai biến do tăng huyết áp.

    Trong trường hợp nặng, áp lực dòng máu đột ngột tăng cao gây ra những cơn đau đầu dữ dội (gặp trong những cơn cao huyết áp ác tính) có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây xuất huyết não. Nếu những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, gây bít tắc các mạch máu. Tình trạng vỡ hay bít tắc các mạch máu não đều làm ngừng trệ việc cung cấp máu, gây ra thiếu máu cục bộ tại não, dẫn tới xuất hiện những triệu chứng lâm sàng, nhẹ là đau đầu hoa mắt chóng mặt, nặng là tai biến mạch máu não biểu hiện như méo miệng, hôn mê, liệt nửa người có thể dẫn tới tử vong.

    Đau đầu phần nhiều xảy ra ở hai bên trán và ở phía sau đầu
    Đau đầu phần nhiều xảy ra ở hai bên trán và ở phía sau đầu
  3. Tính tình người mắc bệnh huyết áp cao phần nhiều hay nôn nóng, khi gặp chuyện rất nhạy cảm, dễ kích động. Hồi hộp, mất ngủ là triệu chứng thường gặp; đa số mất ngủ vì khó ngủ hoặc thức dậy sớm, ngủ không yên, hay thấy ác mộng, dễ giật mình. Điều này có liên quan với sự rối loạn của chức năng vỏ não và sự mất điều hòa của chức năng thần kinh thực vật.


    Theo các chuyên gia y học, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và mất ngủ có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Bởi vì, huyết áp là áp lực của máu trong thành mạch, ảnh hưởng bởi lực co bóp của cơ tim. Khi thức, vận động, tim và mạch máu phải hoạt động nhiều để đưa máu đi khắp các hệ cơ quan trong cơ thể và hồi lưu máu về tim và khi ngủ, tim được nghỉ ngơi nhiều hơn, các hoạt động khác ít hoạt động hoặc nghỉ ngơi hẳn.


    Như vậy, nếu ít ngủ, thiếu ngủ, ngủ chập chờn hoặc mất ngủ kéo dài, thường xuyên, tim và hệ mạch máu phải hoạt động nhiều hơn nên dễ gây ra các rối loạn dẫn đến bệnh tăng huyết áp, tim mạch, nếu sẵn có tăng huyết áp, bệnh tim mạch, mất ngủ kéo dài sẽ làm bệnh tăng nặng thêm, thậm chí gây biến chứng.


    Theo Bộ Y tế, bệnh tăng huyết áp hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả nhờ lối sống lành mạnh. Cụ thể người dân cần duy trì chế độ ăn hợp lý: dưới 5g muối một ngày, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Đồng thời duy trì cân nặng hợp lý, duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ. Không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống bia rượu. Tăng cường hoạt động thể lực, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

    Đa số mất ngủ vì khó ngủ, hoặc thức dậy sớm, ngủ không yên, hay thấy ác mộng, dễ giật mình
    Đa số mất ngủ vì khó ngủ, hoặc thức dậy sớm, ngủ không yên, hay thấy ác mộng, dễ giật mình
  4. Thường bị tê ở ngón tay, ngón chân hoặc da có cảm giác như kiến bò, hoặc, cơ bắp lưng căng, nhức mỏi. Một số người bệnh thường cảm thấy ngón tay không linh hoạt. Thông thường thì sau khi chữa trị đúng cách tình trạng có thể chuyển biến tốt. Nhưng nếu tay chân tê hơi cứng đờ, thời gian kéo dài, hơn nữa chỉ xuất hiện ở một chỗ chi cố định, và kèm theo tay chân không có sức, gân rút, khi nhảy thì đau, phải kịp thời đến bệnh viện khám và chữa trị để phòng xảy ra trúng phong (tai biến mạch máu não).


    Người bị cao huyết áp có thể làm chân tay bị tê. Khi huyết áp đột nhiên tăng cao, các động mạch nhỏ trong cơ thể co giật, ống động mạch sẽ trở nên nhỏ, lưu lượng máu đến tứ chi cũng vì thế mà bị ảnh hưởng, gây ra triệu chứng tê. Tay chân bị tê, đồng thời kèm theo chóng mặt, thì cần phải kiểm tra huyết áp, bình thường sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ để khống chế huyết áp. Khi huyết áp không ổn định, cần nghỉ ngơi, không được vận động mạnh và giữ tâm trạng bình ổn. Hằng ngày, có thể dùng hoa cúc, hoa hòe, trà xanh, mỗi loại 3g, pha cùng nước sôi uống thay trà, phương pháp này có thể trợ giúp khống chế huyết áp.


    Tê bì chân tay là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về thần kinh và mạch máu. Bệnh có nhiều tên gọi khác như tê tay chân, tê bì tay chân, tê chân tay, hay bệnh bị tê nhức tay chân. Tê nhức chân tay thường xuất hiện ở nhiều đối tượng với những lứa tuổi đa dạng khác nhau và gây ảnh hưởng đến đời sống, công việc và sinh hoạt của người bệnh. Không những thế, nếu như bệnh tê bì tay chân không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều hậu quả khôn lường rất nguy hiểm.

    Tê tay chân
    Tê tay chân
  5. Những triệu chứng này trong thời kỳ đầu thường không rõ rệt, nhưng tùy theo phát triển của bệnh tình mà dần dần tăng nặng. Vì những lệch lạc gây khổ sở này mà thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy người bệnh đi khám, biểu hiện là sức chú ý không tập trung, trí nhớ kém, thường rất khó nhớ được những sự kiện gần, nhưng đối với những chuyện quá khứ như chuyện thời niên thiếu thì lại nhớ rất rõ.


    Tăng huyết áp làm cản trở lưu thông máu lên nuôi dưỡng cho não bộ vì vậy lâu ngày làm suy giảm trí nhớ biểu hiện là bệnh nhân hay quên. Mất tập trung là một trong những dấu hiệu của suy giảm trí nhớ. Biểu hiện của chứng mất tập trung phổ biến là: khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ suy giảm, rối loạn hoạt động hàng ngày và mất dần khả năng ghi nhớ trong công việc.


    Giảm trí nhớ mất tập trung sẽ rất có hại cho não bộ và sức khỏe nếu chúng ta không quan tâm và cố tình kéo dài tình trạng bệnh. Do đó khi thấy các biểu hiện giảm trí nhớ mất tập trung chúng ta nên đến các chuyên khoa thần kinh để bác sĩ trực tiếp khám, chụp phim và làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn diễn tiến xấu của căn bệnh gây ra.

    Sức chú ý không tập trung, giảm trí nhớ
    Sức chú ý không tập trung, giảm trí nhớ
  6. Hơi ít gặp, do huyết áp cao có thể dẫn đến xơ cứng động mạch, khiến mạch máu kém đàn hồi và giòn thêm, vì vậy dễ bị vỡ mà xuất huyết. Trong đó xuất huyết mũi là gặp nhiều, kế đến là xuất huyết kết mạc, xuất huyết đáy mắt, xuất huyết não. Theo thống kê, trong số bệnh nhân xuất huyết mũi có khoảng 80% người bị mắc bệnh huyết áp cao.


    Tần số tim tăng, lưu lượng tim tăng dần, thời kỳ đầu có hiện tượng co mạch để phân bổ lại máu lưu thông từ ngoại vi về tim phổi do đó sức cản mạch máu cũng tăng dần. Tim có những biểu hiện tăng hoạt động bù trừ và dẫn đến dày thất trái. Huyết áp và sức cản ngoại biên toàn bộ tăng dần. Lưu lượng tim và lưu lượng tâm thu càng giảm, cuối cùng đưa đến suy tim.


    Trong các biến đổi về huyết đông, hệ thống động mạch thường bị tổn thương sớm cả toàn bộ. Trước kia người ta nghĩ chỉ có các tiểu động mạch bị biến đổi co mạch làm gia tăng sức cản ngoại biên. Hiện nay, người ta thấy các mạch máu lớn cũng có vai trò về huyết động học trong tăng huyết áp. Chức năng ít được biết đến của các động mạch lớn là làm giảm đi các xung động và lưu lượng máu do tim bóp ra. Do đó thông số về độ dãn động mạch (compliance artérielle) biểu thị tốt khả năng của các động mạch. Sự giảm thông số này cho thấy độ cứng của các động mạch lớn, là diễn biến của tăng huyết áp lên các động mạch và về lâu dài sẽ làm tăng công tim dẫn đến phì đại thất trái. Đồng thời việc gia tăng nhịp đập (hyperpulsatilité) động mạch đưa đến sự hư hỏng các cấu trúc đàn hồi sinh học (bioelastomeres) của vách động mạch.


    Tại não, lưu lượng vẫn giữ được thăng bằng trong một giới hạn nhất định ở thời kỳ có tăng huyết áp rõ. Khi huyết áp tăng, sức cản ngoại biên tăng thể tích huyết tương có xu hướng giảm cho đến khi thận suy thể tích dịch trong máu tăng có thể tăng đưa đến phù.

    Xuất huyết
    Xuất huyết
  7. Ở thời kỳ đầu ảnh hưởng của hệ giao cảm biểu hiện ở sự tăng tần số tim và sự tăng lưu lượng tim. Sự hoạt động của hệ thần kinh giao cảm còn biểu hiện ở lượng Catecholamine trong huyết tương và dịch não tủy như adrenaline, no- adrenaline, tuy vậy nồng độ các chất này cũng rất thay đổi trong bệnh tăng huyết áp.


    Hệ thần kinh tự động giao cảm được điều khiển bới hệ thần kinh trung ương hành não-tủy sống và cả hai hệ này liên hệ nhau qua trung gian các thụ cảm áp lực. Trong tăng huyết áp các thụ cảm áp lực được điều chỉnh đến mức cao nhất và với ngưỡng nhạy cảm cao nhất. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của tai biến mạch máu não, có thể gây vỡ một nhánh mạch máu dẫn đến chảy máu trong não. Tai biến mạch não, thường gặp như nhũn não, xuất huyết não, tai biến mạch não thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu trú chỉ kéo dài, không quá 24giờ hoặc bệnh não do tăng huyết áp với lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, nôn mửa, đau nhức đầu dữ dội.

    Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xuất huyết não (đột quỵ) gấp 10 lần. Theo một nghiên cứu cho biết, ngay cả khi huyết áp hơi cao, bạn vẫn có nguy cơ bị đột quỵ. Thực tế đã chỉ ra huyết cao cao là nguyên nhân của 80% các cơn đau tim và đột quỵ. Tăng huyết áp làm suy yếu các mạch máu nhỏ trong não khiến chúng bị vỡ. Nếu bị gián đoạn lưu lượng máu đến não gây tình trạng thiếu máu não thoáng qua, hoa mắt, chóng mặt, nặng có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ, mất trí nhớ , đứt mạch máu não dẫn đến bị liệt, xuất huyết não dễ dẫn đến hôn mê và tử vong....


    Khi huyết áp tăng quá mức lâm sàng (HA tâm thu lớn hơn 180 – 200 mmHg, tùy theo từng trường hợp) sẽ xảy ra hội chứng bệnh não do THA ác tính: người bệnh nhức đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, yếu tay chân, tình trạng tri giác thay đổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn, người bệnh sẽ lơ mơ, hôn mê, co giật, thậm chí là tử vong trong vài giờ.

    Ảnh hưởng đến não
    Ảnh hưởng đến não
  8. Cao huyết áp nặng hoặc kéo dài có thể gây tổn thương các mạch máu cung cấp máu, oxy và chất dinh dưỡng tới thận. Khi sự cung cấp máu đến thận giảm, thận không thể loại bỏ được chất thải và chất lỏng dư thừa như bình thường. Ngược lại khi chất lỏng trong cơ thể tích trữ lại và không được đào thải ra ngoài lại khiến cho huyết áp tăng cao. Cứ như thế sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn và ảnh hưởng trực tiếp tới nhau.


    Như đã nêu trên, cao huyết áp sẽ khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn , gây áp lực lên thành mạch máu trong cơ thể, bao gồm cả mạch máu trong thận. Từ đó, gây ảnh hưởng tới chức năng lọc của thận trong việc đào thải các chất cặn bã và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh thận mạn tính. Với những người đã mắc bệnh thận trước khi phát triển cao huyết áp, thận sẽ ngày càng suy yếu. Theo nghiên cứu của American Association of Kidney Patients, điều trị cao huyết áp có thể làm chậm lại tiến triển của bệnh thận.


    Khi chức năng lọc của thận có vấn đề do ảnh hưởng của cao huyết áp, protein có thể bị rò rỉ vào nước tiểu của người bệnh. Nếu lượng lớn protein bị mất thông qua nước tiểu, mức protein trong máu (còn được gọi là albumin) sẽ giảm mạnh, dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng là hội chứng thận hư. Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ giữ tích tụ nước, gây ra hiện tượng chân sưng, mệt mỏi và chán ăn. Đôi khi những cục máu đông có thể hình thành trong bắp chân và phổi, sẽ gây tử vong nếu không được phát hiện sớm.


    Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của cao huyết áp là suy thận. Tại thời điểm này, nhiều trường hợp phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

    Ảnh hưởng đến thận
    Ảnh hưởng đến thận
  9. Tăng huyết áp có thể gây vỡ các mạch máu và chảy máu trong mắt, có thể gây mờ mắt hoặc mù mắt vĩnh viễn. Khi có máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc có thể là dấu hiệu của người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao. Việc xuất hiện vết máu trong mắt ít khi được phát hiện sớm, bởi mắt là vị trí chúng ta thường bỏ qua khi nhìn vào gương, khó có thể phát hiện được những vết máu li ti trong mắt bởi hay nhầm với tia máu trong mắt.

    Thường thì, khi bệnh nhân có vấn đề về mắt đi khám bác sĩ mới có thể phát hiện ra các tổn thương trong mắt. Vậy nên mọi người, đặc biệt là những người cao tuổi, nên tạo thói quen quan sát chi tiết bản thân hằng ngày, để nhận ra những thay đổi trên cơ thể dù là nhỏ nhất để có những biện pháp phòng ngừa và chữa trị thích hợp.


    Việc tăng huyết áp kéo dài, hoặc đột ngột sẽ khiến cho hệ thống mạch máu ở võng mạc bị tổn thương, gây tắc tĩnh mạch trung tâm của võng mạc, phình động mạch tại võng mạc… nặng hơn có thể gây đứt hoặc làm vỡ các mạch máu tại vùng này. Khi mạch máu bị nứt vỡ, dịch thoát ra ngoài gây xuất huyết pha lê thể (lớp dịch kính trong suốt, chiếm 2/3 thể tích nhãn cầu), phù võng mạc. Không những vậy, nếu như mạch máu bị co lại (teo) sẽ ra tình trạng thiếu máu ở võng mạc, làm teo dây thần kinh thị giác, bong võng mạc … tất cả những biến chứng này nếu không được điều trị sớm đều có thể dẫn đến mù lòa.


    Thời gian đầu khi bị biến chứng lên mắt, người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt nào, nên rất khó phát hiện ra cho đến khi đi kiểm tra thị lực, tiến hành soi đáy mắt… Bệnh chỉ phát hiện đối với trường hợp huyết áp tăng quá cao (thường trên 200/140mmHg), làm xuất hiện đột ngột các biểu hiện như nhức đầu, sợ ánh sáng, mờ mắt, thậm chí gây nhức mắt. Do đó, đối với người có tiền sử về cao huyết áp khi gặp những triệu chứng trên cần phải đi khám và kiểm tra thị lực ngay để được điều trị kịp thời.

    Ảnh hưởng của tăng huyết áp trên mắt
    Ảnh hưởng của tăng huyết áp trên mắt




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy