Top 10 Rau củ giúp phòng tăng huyết áp

Ly Ly 125 0 Báo lỗi

Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu ... xem thêm...

  1. Không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, cần tây còn mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao. Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng. Thân và hạt cần tây là nguồn vitamin và khoáng chất, cũng như chất chống oxy hóa dồi dào. Cụ thể, nó chứa hàm lượng cao vitamin K, vitamin A, vitamin B2, B6 và vitamin C. Ngoài ra, loại rau này còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng như folate, kali, mangan, axit pantothenic và chất xơ. Đồng thời, nó chứa các chất dinh dưỡng thực vật có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Đặc biệt, cần tây chứa ít calo và ít đường nên nó là một lựa chọn ăn nhẹ tốt cho sức khỏe. Nước ép cần tây cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.


    Cần tây giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng huyết áp cao. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã đánh giá khả năng hạ huyết áp của hóa chất 3-n-butylphthalide (3nB) chiết xuất trong hạt cần tây. 30 người bị huyết áp cao đã tham gia thử nghiệm. Mỗi người tiêu thụ 1 viên nang chứa 75mg chiết xuất hạt cần tây 2 lần/ngày trong vòng 6 tuần. Sau thời gian này, những người tham gia đều cho biết huyết áp giảm đáng kể. Theo các nhà nghiên cứu, 3nB trong cần tây có thể hạ huyết áp bằng cách làm giảm sự tích tụ chất béo trong động mạch và tăng tính đàn hồi của thành động mạch. Cần tây có chứa sắt, canxi, phốt pho, giàu protid, nhiều axit amin tự do, tinh dầu, inositol và nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, kích thích tuần hoàn máu, cải thiện hệ thống miễn dịch và bổ não. Chất hóa học tự nhiên apigenin có trong cần tây giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch máu.

    Cần tây
    Cần tây
    Cần tây giúp phòng tăng huyết áp
    Cần tây giúp phòng tăng huyết áp

  2. Theo chuyên gia dinh dưỡng bác sĩ Sarah Brewwer cho biết nước dừa giàu axit béo, hỗ trợ quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng. Uống nước dừa giúp ngăn ngừa các chất gây tăng huyết áp, giúp hạ chỉ số huyết áp (giảm 24/15 mmHg). Theo đó, trong thành phần của nước dừa có chứa nhiều ion Kali, nghiên cứu cho thấy hàm lượng kali cao gấp 2 lần trong quả chuối. Những bệnh nhân cao huyết áp có hàm lượng Kali máu khá thấp. Khi người bệnh uống nước dừa sẽ bổ sung một lượng kali cho cơ thể, từ đó giúp việc đào thải muối (ion Natri) qua hệ tiết niệu tăng lên. Khi đào thải natri sẽ kéo theo nước, làm giảm thể tích tuần hoàn, huyết áp theo đó cũng sẽ giảm xuống. Việc huyết áp giảm này không có nghĩa là tụt một cách đột ngột, giảm huyết áp do uống nước dừa ở bệnh nhân cao huyết áp là việc hoàn toàn có lợi.


    Trong nghiên cứu, so với nhóm chứng, nhóm bệnh nhân cao huyết áp uống nước dừa mỗi ngày có chỉ số huyết áp được cải thiện rõ rệt sau 2 tuần. Khi chọn mua nước dừa đóng chai bạn nên chọn loại 100% nguyên chất và không chứa đường. Biết rằng nước dừa là thức uống có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên lạm dụng quá nhiều lại trở thành có hại, hãy sử dụng một cách hợp lí nhất. Bên cạnh Kali, nước dừa còn bao gồm thành phần Canxi, muối khoáng kích thích ổn định nồng độ Cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm mỡ máu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Uống nước dừa ngoài tốt cho bệnh huyết áp vừa hỗ trợ tiêu hóa tốt nhờ axit lauric và có công dụng làm đẹp da, giảm cân và bổ sung thêm vitamin giúp tăng cường đề kháng.

    Nước dừa xiêm
    Nước dừa xiêm
    Nước dừa xiêm giúp phòng tăng huyết áp
    Nước dừa xiêm giúp phòng tăng huyết áp
  3. Trong dưa leo có nhiều vitamine B, C và các khoáng chất như:Canxi, kali, phospho,... Phần vỏ chứa tiền vitamine A và vitamine E. Vì giàu canxi nên nó rất tốt cho trẻ em chậm lớn và người già.Chất kali trong dưa chuột có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Do giàu kali, ít natri nên dưa chuột kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể, bù đắp lượng khoáng. Ngoài ra, loại quả này còn chứa một lượng lớn chất khoáng và năng lượng, là loại thực phẩm tránh béo phì. Dưa leo thái lát mỏng đắp lên mặt, tay, chân sẽ làm làn da mịn màng hơn và xóa nếp nhăn. Người ta còn chế ra các loại nước hỗn hợp gồm dưa chuột và cà chua hoặc cà rốt để bôi lên da, giúp cho làn da đẹp. Khi đi tắm biển, nếu da bị cháy, rộp, nên nghiền nát dưa chuột và đắp vào chỗ bỏng rát, những vùng này sẽ dịu lại và chóng lành.


    Dưa leo 2 - 3 trái ăn sống hoặc nấu canh ăn. Chữa tăng huyết áp do can hỏa, đau đầu, miệng khô khát, bụng đầy, tiểu ít...Món dưa leo trộn tỏi có tác dụng giảm cao huyết áp. Bạn cần 3 tép tỏi, 1 quả dưa leo, 1 muỗng giấm táo và 1 muỗng nước. Rửa và cắt dưa leo thành từng lát, sau đó khử tỏi. Trộn cả hai lại và thêm giấm táo cùng nước. Rắc một ít bạc hà và thưởng thức món salad này. Tỏi sống thường được dùng để chữa trị các vấn đề về tuần hoàn, xơ vữa động mạch, đau tim, bệnh mạch vành, cholesterol cao, huyết áp cao và huyết áp thấp. Allicin có trong tỏi hoạt động gần như thuốc chữa huyết áp. Nó có công dụng giảm cholesterol và giãn các mạch máu.

    Dưa leo
    Dưa leo
    Dưa leo giúp phòng tăng huyết áp
    Dưa leo giúp phòng tăng huyết áp
  4. Người bị huyết áp, tim mạch nên ăn rau dền, vì rau dền rất giàu kali 500mg, là chất có vai trò cho sự hoạt động bình thường của cơ tim. Rau dền tác dụng thanh nhiệt, mát gan, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp “thể can hỏa vượng”, biểu hiện đau đầu chóng mặt, bốc nóng lên đầu…Các phytosterol trong rau dền đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Nó giúp giảm mức huyết áp cao và hoạt động như một thuốc giải độc chống lại sự phát triển của bất kỳ bệnh tim mạch nào. Kết hợp rau dền vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Người bị huyết áp, tim mạch nên ăn rau dền, vì rau dền rất giàu kali 500mg, là chất có vai trò cho sự hoạt động bình thường của cơ tim.


    Rau dền tác dụng thanh nhiệt, mát gan, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp “thể can hỏa vượng”, biểu hiện đau đầu chóng mặt, bốc nóng lên đầu… Ngoài ra, tác dụng lợi tiểu, giảm bớt thể tích máu cũng giúp hạ huyết áp. Rau dền rất thích hợp với người đái tháo đường, kèm táo bón vì rau dền giàu magiê 105mg, là chất có vai trò chữa trị đái tháo đường, tăng huyết áp, táo bón… Rau dền rất tốt cho trẻ em còi cọc chậm lớn và người thiếu máu thiếu sắt. Nếu trẻ em thiếu protein sẽ chậm lớn, tầm vóc thấp bé khi trưởng thành. Rau dền chứa nhiều protein, sắt. Rau dền rất tốt cho người cao tuổi đau nhức do loãng xương, vì rau dền có chứa nhiều canxi, photpho, có vai trò ngăn ngừa loãng xương.

    Rau dền
    Rau dền
    Rau dền giúp phòng tăng huyết áp
    Rau dền giúp phòng tăng huyết áp
  5. Tăng huyết áp, còn được gọi là huyết áp cao, là tình trạng mạch máu đạt đến mức cao không kiểm soát được. Nó được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" bởi vì thường không có triệu chứng và hầu hết những người mắc bệnh thậm chí không nhận ra bệnh. Huyết áp cao nguy hiểm vì đặt người bệnh vào nguy cơ biến chứng sức khỏe, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ. Huyết áp cao có thể được chẩn đoán bằng cách thường xuyên kiểm tra huyết áp. Hơn nữa, ảnh hưởng của tăng huyết áp cũng có thể được kiềm chế dưới sự trợ giúp của đậu đen.


    Một nghiên cứu từ Trường Khoa học Sinh học Quốc gia Mexico, thuộc Viện Bách khoa Quốc gia (IPN-ENCB), đã nghiên cứu và phân lập hai protein chính trong đậu đen là fasolina và lectin. Các protein này được tìm thấy có các đặc tính giúp giảm glucose, cholesterol và chất béo trung tính. Đậu đen cũng chứa kali, loại khoáng chất làm giảm huyết áp tự nhiên bằng cách cân bằng các tác động tiêu cực của muối. Ăn muối làm tăng lượng natri trong cơ thể. Natri làm cho cơ thể giữ lại chất lỏng, tăng huyết áp. Duy trì lượng natri thấp là cần thiết để duy trì huyết áp ở mức bình thường.

    Đậu đen
    Đậu đen
    Đậu đen giúp phòng tăng huyết áp
    Đậu đen giúp phòng tăng huyết áp
  6. Cà chua làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Bên cạnh đó, cà chua còn có nhiều lợi ích với sức khỏe, đặc biệt là có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp và duy trì sức khỏe tim. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ gây bệnh và tử vong vì bệnh tim mạch. Bao gồm cà chua trong chế độ ăn có thể giúp giảm nguy cơ này. Điều này được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Một nghiên cứu đăng trên American Heart Journal kết luận rằng điều trị thời gian ngắn với chiết xuất cà chua giàu chất chống oxy hóa giúp giảm huyết áp ở những bệnh nhân bị cao huyết áp độ 1, những người không có bệnh thứ phát và không cần liệu pháp thuốc chống huyết áp cao hoặc thuốc hạ lipid.


    Cà chua giàu các carotenoid như lycopen và beta-caroten với những chất chống oxy hóa mạnh. Chế độ ăn tăng cường cà chua có thể giúp bạn làm bất hoạt các gốc tự do và đào thải độc tố gây hại ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy không chỉ làm chậm sự tiến triển của chứng xơ vữa động mạch mà còn làm giảm stress oxy hóa và giúp kiểm soát huyết áp của bạn. Cà chua cũng chứa vitamin E - chất chống oxy hóa và kali - khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể và kiểm soát huyết áp. Do đó, nếu bạn có nguy cơ tăng huyết áp hãy ăn nhiều cà chua. Tuy nhiên, bệnh nhân bệnh gút nên tránh cà chua vì nó làm tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Bạn có thể ăn cà chua sống như salad hoặc cùng với các loại rau, trái cây, nước ép khác.

    Cà chua
    Cà chua
    Cà chua giúp phòng tăng huyết áp
    Cà chua giúp phòng tăng huyết áp
  7. Các oxit nitric có trong củ cải giúp thư giãn và mở rộng các mạch máu, do đó làm giảm huyết áp và ngăn ngừa tăng huyết áp. Một cốc nước ép củ cải hằng ngày giúp hạ huyết áp. Hợp chất Betin trong củ cải đường làm giảm nồng độ humocysteine trong cơ thể. Nồng độ homocysteine cao có thể gây ra các vấn đề về tim mạch như đau tim và đột quỵ, theo Archy Worldys. Củ cải giúp giảm cholesterol và chất béo trung tính bằng cách tăng mức độ cholesterol tốt. Do đó, ăn củ cải đường giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch.


    Khi ăn củ cải, vi khuẩn có trong miệng sẽ chuyển hóa nitrate thành nitrite giúp cho các mạch máu giãn rộng ra, máu lưu thông tốt hơn, cung cấp oxy vào máu tốt hơn cho những vùng đang thiếu hụt hai nguồn dưỡng chất này, đặc biệt là lên não và giúp làm giảm huyết áp. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thử nghiệm ở 7 đàn ông và 8 phụ nữ có mức huyết áp tâm thu (huyết áp cực đại) từ 140 - 159mmHg chưa hề dùng thuốc hạ áp bao giờ uống một cốc nước ép củ cải đường 250ml, một nhóm khác uống một cốc nước lọc có hàm lượng nitrate thấp, sau 24 giờ tiến hành đo huyết áp. Kết quả, nhóm dùng nước ép củ cải đường giảm được 10mmHg huyết áp tâm thu so với nhóm dùng nước lọc.

    Củ cải
    Củ cải
    Củ cải giúp phòng tăng huyết áp
    Củ cải giúp phòng tăng huyết áp
  8. Hành tây rất giàu chất dinh dưỡng tự nhiên. Không chỉ giàu kali, vitamin C, axit folic, kẽm, selenium, chất xơ và chất dinh dưỡng khác. Nhờ đó, hành tây có nhiều lợi ích sức khỏe mà các thực phẩm khác không thể thay thế. Theo nghiên cứu, vỏ ngoài của hành tây có sắc tố chứa xeton có tác dụng hạ áp một cách tự nhiên. Ngoài ra trong thành phần có chứa Prostaglandin A có thể làm giãn mạch máu và làm giảm độ nhớt của máu do đó cũng góp phần làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành và ngăn ngừa huyết khối. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch.


    Theo nghiên cứu, vỏ ngoài của hành tây có sắc tố chứa xeton có tác dụng hạ áp một cách tự nhiên. Ngoài ra trong thành phần có chứa Prostaglandin A có thể làm giãn mạch máu và làm giảm độ nhớt của máu do đó cũng góp phần làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành và ngăn ngừa huyết khối. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch. Bạn có thể lấy một nắm vỏ hành tây khô, rửa sạch, thái nhỏ, nấu nước uống. Hoặc dùng nước ép hành tây mỗi ngày cũng có tác dụng rất tốt. Ngoài ra hành tây còn có tác dụng chữa một số bênh khác và giảm cân nữa nhé.

    Hành tây
    Hành tây
    Hành tây giúp phòng tăng huyết áp
    Hành tây giúp phòng tăng huyết áp
  9. Trung bình trong 100 gr nho khô có đến 32 mg ka li. Nhờ hợp chất quan trọng này mà nho khô có thể giảm được áp lực ở các mạch máu, từ đó giúp hạ huyết áp. Không chỉ vậy, các chất xơ có trong nho khô cũng tác động không nhỏ đến hóa sinh của các mạch máu, làm giảm độ cứng của các mạch máu nên có tác dụng giảm huyết áp rất hiệu quả. Nho khô là nguồn cung cấp chất sắt và đồng, cũng như phong phú hàm lượng các vitamin B phức hợp, rất quan trọng cho sự hình thành hồng cầu. Thường xuyên ăn nho khô sẽ giúp chữa bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thúc đẩy quá trình đông máu để làm lành vết thương.


    Các nhà nghiên cứu nhận thấy, so với những người ăn bánh quy, nhóm ăn nho khô giảm đáng kể huyết áp. “Nho khô chứa nhiều kali, chất xơ qua đó giúp giảm huyết áp”, hãng tin Reuters dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Harold Bays, Giám đốc y khoa thuộc Trung tâm nghiên cứu chứng vữa xơ động mạch và trao đổi chất Louisville (Mỹ), cho biết. Một nắm nho khô gồm khoảng 60 hạt chứa 1 gr chất xơ và 212 mg kali. Nhai một nắm nho khô 3 lần mỗi ngày có thể giúp những ai bị huyết áp cao giảm huyết áp sau khoảng 12 tuần.

    Nho khô
    Nho khô
    Nho khô giúp phòng tăng huyết áp
    Nho khô giúp phòng tăng huyết áp
  10. Sữa đậu nành là một trong 6 loại đồ uống bảo vệ sức khỏe, trong đó có tác dụng ổn định huyết áp. Thức uống này được chế biến từ hạt đậu nành có chứa các loại protein tốt nhất trong các loại protein từ thực vật. Sữa đậu nành có tác dụng “điều chỉnh huyết áp” và “lợi tiểu”. Đậu nành chứa stigmasterol và kali, magiê, là loại chất mạnh mẽ trong chống hấp thụ muối natri, còn muối natri là một trong những nguyên nhân chính gây tăng huyết áp và tái phát. Uống sữa đậu nành thường xuyên có thể cải thiện dinh dưỡng cơ tim, hạ cholesterol, tăng cường lưu thông máu và phòng ngừa co giật mạch máu. Nếu hàng ngày bạn uống đều đặn một ly sữa đậu nành, có thể giảm đến 50% tỷ lệ tái phát bệnh tim mạch vành. Đậu nành 40g hoặc hơn chế dạng sữa hoặc đậu hũ ăn. Chữa tăng huyết áp do âm hư, chóng mặt, váng đầu bốc hỏa,...


    Theo các bác sỹ, đậu nành rất tốt cho sức khỏe tim mạch, nên cần được bổ sung hàng ngày. Đậu nành giàu vitamin mà không chứa các axít béo, có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong máu và các nguy cơ về bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não… Đặc biệt, đậu nành rất giàu hoạt chất isoflavone - một dạng nội tiết tố estrogen thực vật rất tốt cho phụ nữ. Chất này có tác dụng giúp bình ổn huyết áp và giảm các khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh. Riêng sữa đậu nành đặc biệt tốt trong điều kiện thời tiết nắng nóng và đầu óc căng thẳng. Ngoài ra sữa đậu nành có rất ít bột đường nên có lợi cho những bệnh nhân béo phì, tiểu đường - những bệnh liên quan mật thiết với bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sử dụng các sản phẩm từ đậu nành, nhất là sữa đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch xuống 25%, giúp phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp.

    Sữa đậu nành
    Sữa đậu nành
    Sữa đậu nành giúp phòng tăng huyết áp
    Sữa đậu nành giúp phòng tăng huyết áp



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy