Top 10 Điều cần chú ý khi ký kết hợp đồng lao động

Trịnh Ngân 109 0 Báo lỗi

Thị trường lao động của nước ta hiện nay đang ngày càng sôi động, không chỉ bởi đất nước hội nhập quốc tế, tăng sự cạnh tranh giữa các ... xem thêm...

  1. Thời gian thử việc luôn là điều đáng quan tâm nhất, nếu bạn không để ý sẽ rất dễ bị doanh nghiệp lạm dụng kéo dài thời gian thử việc của mình. Theo pháp luật Việt Nam, thời gian thử việc tối đa là 60 ngày (2 tháng). Tính chất công việc sẽ quy định thời gian thử việc của bạn:

    • Công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: 60 ngày. Ví dụ như: kế toán, hành chính nhân sự, nhân viên ngân hàng, giám sát kỹ thuật...
    • Công việc cần trình độ trung cấp: 30 ngày.
    • Các công việc khác: 6 ngày. Các công việc này đa phần là đơn giản, không cần sử dụng nhiều chất xám, chỉ cần bắt tay vào làm và kiên trì là được, ví dụ như nhân viên giao nhận...

    Khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động với người lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 02-05 triệu đồng.

    Thời gian thử việc tối đa 60 ngày
    Thời gian thử việc tối đa 60 ngày
    Thời gian thử việc
    Thời gian thử việc

  2. Lương luôn là thứ nên quan tâm hàng đầu. Bạn hãy ghim trong đầu rằng mức lương thử việc ít nhất phải bằng 85% lương chính thức nhé. Đồng thời, lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.


    Các bạn chỉ cần tìm khu vực mình làm việc và xem mức lương có phù hợp với luật hay chưa nhé. Doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn 85% mức lương của công việc đó trong thời gian thử việc sẽ bị phạt tiền từ 02-05 triệu đồng.

    Tiền lương thử việc
    Tiền lương thử việc
    Tiền lương thử việc
    Tiền lương thử việc
  3. Bản gốc bằng tốt nghiệp chỉ được cung cấp duy nhất 1 lần, cho dù bạn có bị mất thì cũng không được cung cấp lại. Vậy nên khi làm việc ở đâu, bạn nên nhớ chỉ nên cung cấp bản sao. Nhiều nhà tuyển dụng dùng "chiêu" giữ bằng tốt nghiệp bản gốc để phòng trường hợp nhân viên phá vỡ hợp đồng trước thời hạn, giữ chân "nhân tài"...


    Hành vi giữ bản gốc của doanh nghiệp hoàn toàn sai pháp luật, theo Bộ luật lao động năm 2012, khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động (Điều 20). Doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu nếu vi phạm điều này (theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP).

    Không nộp bằng cấp bản gốc
    Không nộp bằng cấp bản gốc
    Yêu cầu nộp bằng tốt nghiệp bản gốc
    Yêu cầu nộp bằng tốt nghiệp bản gốc
  4. Pháp luật lao động chia hợp đồng lao động thành 3 loại, bao gồm:

    • Hợp đồng không xác định thời hjan
    • Hợp đồng xác định thời hạn: từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
    • Hợp đồng theo mùa vụ hoặc giao kết thực hiện một công việc nhất định (dưới 12 tháng).

    Đặc biệt, nếu công việc mà bạn đang làm có tính chất thường xuyên trên 12 tháng thì người sử dụng lao động không được phép ký hợp đồng thời vụ với bạn. Trừ trường hợp bạn là nhân viên được tuyển làm kế toán thay vị trí cho nhân viên kế toán đang nghỉ thai sản thì bên tuyển dụng vẫn có quyền ký hợp đồng thời hạn dưới 12 tháng với bạn.

    Loại hợp đồng lao động phụ thuộc vào tính chất công việc
    Loại hợp đồng lao động phụ thuộc vào tính chất công việc
    Loại hợp đồng lao động ký kết sau thử việc
    Loại hợp đồng lao động ký kết sau thử việc
  5. Nhiều người nhận công việc nhưng không hề được ký một bản hợp đồng lao động nào. Các bạn nên yêu cầu ký kết văn bản, mỗi bên giữ 1 bản để cho chắc chắn và phòng ngừa trường hợp bị lừa đảo. Tuy pháp luật vẫn cho phép việc giao kết quan hệ lao động bằng lời nói, nhưng chỉ với các công việc có tính chất tạm thời và thời hạn dưới 3 tháng.


    Tuy nhiên, lời khuyên là không nên làm việc. Cho dù bạn có làm việc cho người quen hay chăng nữa thì không bao giờ được chủ quan. Bởi vì khi xảy ra tranh chấp, “giấy trắng, mực đen” bao giờ cũng rõ ràng. Nếu khi ký hợp đồng bằng miệng, bạn sẽ chẳng thể nào kiểm soát được người làm chứng kia có bị NTD mua chuộc hay không. Khi tranh chấp mà không có cơ sở ràng buộc thì bên chịu thiệt lớn nhất là người lao động.

    Hình thức hợp đồng lao động
    Hình thức hợp đồng lao động
    Hình thức hợp đồng lao động
    Hình thức hợp đồng lao động
  6. Trước khi bắt đầu hay quyết định làm việc, bạn cần tìm hiểu rõ về công ty. Không đơn thuần là những thông tin cơ bản mà còn là văn hóa công ty. Công ty có lừa đảo hay không? Đối xử với nhân viên thế nào? Văn hóa công ty là gì? Bạn nên tự mình tìm ra câu trả lời trước khi đến bước ký hợp đồng.


    Để có được thông tin, bạn có thể hỏi trực tiếp những người đã hoặc đang làm ở công ty. Cho dù có trả lương cao nhưng đối xử với nhân viên không tốt thì bạn cũng không nên “liều lĩnh” mà ứng tuyển nhé. Vì thế, trước khi đến ký kết hợp đồng, bạn phải tìm hiểu và cân nhắc rất kỹ.

    Tìm hiểu trước về công ty
    Tìm hiểu trước về công ty
    Tìm hiểu trước về công ty
    Tìm hiểu trước về công ty
  7. Nhiều doanh nghiệp vì muốn cạnh tranh, thu hút lao động nên hay đưa ra lời hứa “ảo”. Lời hứa sẽ được đào tạo nâng cao chuyên môn sau khi làm thường xuyên được thêm vào. Tuy nhiên, khi làm việc thì chả thấy có chương trình nào cả. Những trường hợp hứa hẹn này ít khi được thực hiện. Vì vậy, khi đọc hợp đồng, nếu không thấy ghi rõ các mục đào tạo thì nên hỏi lại ngay.

    Chú ý đến các chương trình đạo tạo nâng cao
    Chú ý đến các chương trình đạo tạo nâng cao
    Chú ý đến các chương trình đạo tạo nâng cao
    Chú ý đến các chương trình đạo tạo nâng cao
  8. Rất nhiều trường hợp lao động do quá khó khăn mà khi tìm được việc là vội vàng ký ngay hợp đồng. Cho dù không biết rõ, biết kỹ về công việc nhưng họ cứ “điền bừa” như vậy. Hãy xem xét thực sự năng lực của mình có phù hợp hay không.


    Nếu nhận việc mà không phù hợp với bản thân, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Mà bạn biết đó, bỏ dở hợp đồng giữa chừng thì một là không nhận lương, hai là bồi thường. Vì vậy cần suy nghĩ kỹ trước khi bắt đầu công việc.

    Cần “biết mình biết ta”
    Cần “biết mình biết ta”
    Cần “biết mình biết ta”
    Cần “biết mình biết ta”
  9. Một bản hợp đồng thông thường sẽ dài từ 3-5 trang. Rất nhiều hợp đồng có thể lên đến chục trang. Nhiều người chỉ có thói quen đọc lướt, thậm chí là không đọc mà chỉ ký. Nếu bạn đã từng thực hiện điều hệt như trên thì hãy thay đổi ngay. Có rất nhiều công ty lợi dụng điều đó để bóc lột nhân viên.

    Dù dài đến đâu nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau: thời gian, địa điểm làm việc, mức lương. Ngoài ra, trong hợp đồng cần ghi rõ, cụ thể về nơi làm việc, có phải tăng ca không, chế độ lương thưởng. Nhiều công ty chỉ ghi là “bố trí theo nhu cầu” hoặc “thỏa thuận sau” thì bạn cần hỏi luôn và yêu cầu họ chỉnh sửa hợp đồng

    Nhiều trường hợp do không kiểm tra kỹ nên nơi làm lúc nộp hô sơ kiểu mà thực tế lại là một kiểu. Hoặc tệ hơn, bị bắt làm thêm giờ mà không hề hay biết. Đến lúc sự việc xảy ra rồi thì bạn chỉ có thể trách bản thân mình không đọc kỹ mà thôi. Ngoài ra, đọc kỹ về yêu cầu công việc sẽ tránh được việc bạn bị làm bộ phận không liên quan đến công việc tuyển dụng.

    Lưu ý về địa điểm, thời gian và công việc
    Lưu ý về địa điểm, thời gian và công việc
    Lưu ý về địa điểm, thời gian và công việc
    Lưu ý về địa điểm, thời gian và công việc
  10. Không hiểu biết về luật có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải những sai sót trong quá trình ký kết hợp đồng. Vì thế, để phòng tránh bạn nên chủ động cập nhật các thông tin về luật lao động hiện hành trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức.


    Ngoài việc giúp phòng tránh những sai sót thì nắm vững các quy định về luật lao động hiện thời còn giúp bạn đàm phán tốt hơn với doanh nghiệp, nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Các bạn có thể tham khảo các thông tin này qua internet nhưng cần chọn lọc, tốt nhất nên tham khảo trên các trang web chính thức của bộ, trang tư vấn luật uy tín, báo chí… để đảm bảo tính chính xác và tính tức thời.

    Chủ động tìm hiểu về luật lao động hiện hành
    Chủ động tìm hiểu về luật lao động hiện hành
    Chủ động tìm hiểu về luật lao động hiện hành
    Chủ động tìm hiểu về luật lao động hiện hành



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy