Top 10 Bí quyết khiến ai cũng thích bạn

Ngân JB 1421 0 Báo lỗi

Không phải hạ mình hay nịnh nọt để lấy lòng người khác mà chính cách bạn cư xử cũng khiến mọi người có cái nhìn thiện cảm về bạn. Thử kiểm tra xem bạn có những ... xem thêm...

  1. Những người thân thiện luôn niềm nở khi gặp người mới, có vẻ dễ gần với bạn bè lẫn người quen và là người thường hay bắt chuyện với người khác trên máy bay, khi xếp hàng ở siêu thị hoặc khi ngồi xe buýt. Bạn cảm thấy khó để được như vậy phải không? Không hẳn là khó đâu. Trở nên thân thiện tức là bạn làm cho người khác cảm thấy thoải mái khi ở cạnh mình - chẳng hạn như bạn thật sự thích trò chuyện với họ.


    Chẳng ai là không đem lòng quý mến một người luôn mỉm cười thân thiện với mọi người cả. Hãy cư xử thân thiện và lịch sự trong bất kỳ một mối quan hệ nào, có thể bạn không thích họ, nhưng hãy khiến họ cảm thấy họ được tôn trọng khi nói chuyện với bạn. Đi cùng với sự thân thiện chính là thái độ lịch sự, luôn biết cảm ơn và xin lỗi khi cần thiết, như vậy mọi người sẽ đều yêu thích bạn mà thôi.

    Thân thiện và lịch sự
    Thân thiện và lịch sự
    Thân thiện và lịch sự
    Thân thiện và lịch sự

  2. Nếu không có ai nói yêu bạn mỗi ngày, thì hãy tự làm điều đó cho chính mình. Bởi nếu bạn không biết cách yêu thương bản thân thì chẳng có ai biết cách yêu thương bạn. Một người biết tự chăm lo cho bản thân, biết học cách yêu cơ thể và tôn trọng bản thân thì người đối diện sẽ tự động tôn trọng và yêu thương bạn.


    Cuộc sống có quá nhiều khó khăn hay bạn vấp ngã liên tục, bạn luôn buồn phiền và than trách bản thân. Hãy dừng ngay việc đó lại, hãy tự tin và tin tưởng chính bản thân mình, vì không có ai hoàn hảo cả, bạn cũng vậy, học cách yêu bản thân hơn, chăm chút cho vẻ đẹp bên ngoài và hoàn thiện vẻ đẹp bên trong bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ và tập hình thành những thói quen tốt. Có như vậy thì người khác mới cảm thấy tôn trọng bạn và sẽ yêu mến bạn nhiều hơn đấy!

    Biết yêu bản thân
    Biết yêu bản thân
    Biết yêu bản thân
    Biết yêu bản thân
  3. Đem người khác ra làm trò tiêu khiển, cười cợt chẳng thể làm cho người đó xấu đi, hay tồi tệ hơn. Thay vì nói xấu người khác thì bạn hãy dành thời gian rảnh để chăm lo cho bản thân, bạn có thể đọc sách mở mang kiến thức, đi café thư giãn, hoặc mua sắm cho mình một bộ đồ thật đẹp để bản thân cảm thấy thoải mái hơn.


    Trong cuộc sống, ai cũng đã từng mắc sai lầm, và bạn cũng vậy, không lúc này thì lúc khác, vậy hà cớ gì bạn lại cười đùa và phê phán sai lầm của người khác? Hãy thử tưởng tượng nếu bạn là người mắc sai lầm và mọi người xung quanh cười đùa bạn, cảm giác đấy thật sự rất khó chịu. Người khác còn xem hành động đó của bạn là vô duyên, bất lịch sự. Thay vì cười đùa, giễu cợt, thì hãy tìm cách giúp đỡ họ giải quyết và đưa ra một số lời khuyên hữu ích cho những trường hợp như vậy.

    Đừng cười đùa trên sai lầm của người khác
    Đừng cười đùa trên sai lầm của người khác
    Đừng cười đùa trên sai lầm của người khác
    Đừng cười đùa trên sai lầm của người khác
  4. Khen ngợi ở đây không phải là kiểu nịnh nọt, lấy lòng người khác mà chính là biết trân trọng sự nỗ lực và thành công của mọi người. Nếu một người bạn của bạn làm tốt một việc gì đó, hãy khen ngợi họ, hay đồng nghiệp của bạn hoàn thành tốt công việc, hãy biểu dương nỗ lực của họ. Trân trọng sự nỗ lực đó và khen ngợi một cách chân thành nhất. Họ sẽ cảm nhận được lời khen của bạn và cảm thấy tinh thần được cải thiện nhiều hơn. Vì vậy, nếu muốn được mọi người yêu quý, hãy biết khen ngợi họ, nhưng đừng quá nhé, người ta sẽ nghĩ là bạn đang nịnh nọt đó.


    Việc khen người khác một cách thật lòng sẽ làm cho bạn và người khác cảm nhận được sự thân thiện của chính bạn. Chỉ cần một lời khen nhỏ vào đúng thời điểm sẽ khiến người khác nghĩ rằng "Anh ấy/cô ấy thật đáng yêu!" và sẽ làm họ cảm thấy thoải mái cũng như vui vẻ khi ở cạnh bạn. Bạn không cần phải khen một cách khoa trương đặc biệt là trong lần gặp mặt đầu tiên, chỉ cần đưa ra vài câu bình luận dễ nghe về trang sức, trang phục, kiểu tóc của người ấy hoặc khen họ có khiếu hài hước. Khi trò chuyện với ai đó, hãy tự hỏi bản thân đặc điểm nổi bật nào của người ấy làm bạn muốn khen? Như vậy, bạn sẽ nhanh chóng biết mình phải khen điều gì.

    Biết khen ngợi
    Biết khen ngợi
    Biết khen ngợi
    Biết khen ngợi
  5. Nhiều người có thói quen ưa nói lỗi lầm của người khác. Và đôi khi chính họ không nhận thấy thói quen ấy và chỉ nhận diện được nó sau khi đã nói xong. Vậy thì động cơ ở đằng sau việc nói lỗi lầm của người khác, đằng sau xu hướng muốn hạ thấp người khác là gì? Như ngài Ngawang Dhargye, đã từng nói: “Quý vị ngồi lại với nhau và nói về lỗi lầm của một người khác, về những việc làm sai trái của người đó. Thế rồi quý vị tiếp tục thảo luận về những sai phạm và những phẩm chất tiêu cực của người khác, bởi vì quý vị tự thừa nhận với nhau rằng quý vị là những người tốt nhất trên thế giới”.


    Tất nhiên bạn sẽ gặp phải những người bạn không thích trong cuộc sống nhưng hãy cư xử thông minh và lịch sự. Hãy lịch sự và tốt tính với tất cả mọi người. Đừng bỏ hàng giờ ra để buôn chuyện nói xấu người khác hay tham gia vào những cuộc trò chuyện nói xấu một ai đó, nói xấu người khác chẳng khiến bạn tốt đẹp lên mà còn hình thành thói quen xấu ở bạn. Chính vì vậy, nếu không bị người khác nhìn bạn với ánh mắt khó chịu thì hãy tránh những cuộc trò chuyện vô bổ nhé.

    Đừng nói xấu người khác
    Đừng nói xấu người khác
    Đừng nói xấu người khác
    Đừng nói xấu người khác
  6. Là một khái niệm tâm lý học, "sống thật" mang ý nghĩa đơn giản, bao gồm việc bạn thực sự là ai - xuất phát từ tận đáy lòng, và hành động phù hợp với những giá trị và niềm tin của riêng mình. Nhiều nhà tâm lý học xã hội định nghĩa điều này dựa trên cách tiếp cận như hầu hết mọi người. Nói cách khác, tính chân thật là một sự phán xét chủ quan. Chỉ có bản thân chúng ta mới biết được khi nào chúng ta hành xử đúng với chính mình hay không.


    Đừng cố biến mình thành người khác hay học cách sống thật sang, thật "lạ" để được như người khác. Mỗi người có một tính cách riêng, một lối sống riêng, vì vậy, đừng cố gồng mình để sống theo lối sống của người khác. Mọi người sẽ yêu quý chính con người bạn khi bạn sống thật với đúng con người bạn. Hãy tự nhiên nhất và mọi người sẽ dành những cái nhìn thiện cảm cho bạn.

    Sống thật với bản thân
    Sống thật với bản thân
    Sống thật với bản thân
    Sống thật với bản thân
  7. Lắng nghe không đơn thuần chỉ là nghe, lắng nghe là cả một nghệ thuật. Bạn vẫn thường nghĩ mình đã biết lắng nghe, khi đối thoại với người khác là mình đã lắng nghe rồi. Thế nhưng đó chỉ là việc nghe thông thường. Trong giao tiếp, nếu bạn và người đối thoại nói quá nhiều mà bỏ qua việc lắng nghe nhau thì cuộc nói chuyện sẽ không mang lại hiệu quả hoặc thậm chí dẫn đến mẫu thuẫn. Không một ai lại thích nghe một người chỉ biết đến bản thân mình mà không chịu lắng nghe người khác. Nếu phải sống với một người chỉ bắt người khác phải theo mình thì thật mệt mỏi phải không?


    Nếu ai đó muốn gặp bạn để tâm sự thì hãy cố gắng lắng nghe câu chuyện của họ, có thể chuyện đó thật nhạt nhẽo hay khó hiểu, thì hãy cố gắng lắng nghe một cách chân thành nhất, họ phải rất tin tưởng và quý mến bạn thì họ mới tâm sự với bạn. Trong cuộc trò chuyện thì đừng có chăm chăm vào điện thoại nhé, thực sự rất vô duyên đấy!

    Biết lắng nghe
    Biết lắng nghe
    Biết lắng nghe
    Biết lắng nghe
  8. Trong cuộc sống ai cũng cần tình thương, sự quan tâm, sự đồng cảm, cũng muốn có người chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mình. Trong suy nghĩ của một số người, giúp đỡ người khác thì bản thân sẽ bị thiệt. Đó chỉ là cách suy nghĩ hẹp hòi, ích kỷ. Sự quan tâm, chia sẻ thật lòng trong những lúc khó khăn nhất là hành động đáng trân trọng đối với người khác, đồng thời làm cho tâm hồn mình thanh thản, rộng mở. Sự quan tâm, chia sẻ đó không mất đi, mà ít nhất cũng nhận được sự đền đáp xứng đáng bằng sự yêu quý không chỉ của người nhận.


    Với những người xung quanh bạn, hãy quan tâm họ nếu có thể. Ví dụ như sinh nhật người bạn nào đó, hay là ngày lễ Tết thì hãy gửi những lời chúc tốt đẹp, chỉ bằng hành động "nhỏ nhưng có võ" này sẽ luôn giúp bạn ghi điểm trong mắt người khác. Chẳng ai lại không yêu mến một người luôn biết quan tâm đến người khác như bạn cả.

    Biết quan tâm
    Biết quan tâm
    Biết quan tâm
    Biết quan tâm
  9. Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng nuôi cao óc học hỏi, hoài bão trọng đại của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác. Những người vốn có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải tiến thêm nữa và cần phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa.


    Ngoài ra, một người có tính khiêm tốn sẽ biết cách điều phối cảm xúc, cách nói chuyện để duy trì được sự thoải mái khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Đối với người khác, khi xây dựng mối quan hệ với một người có đức tính khiêm tốn, họ cũng sẽ dễ có thiện cảm và vui vẻ hơn. Khiêm tốn có thể không đảm bảo cho bạn sự may mắn, nhưng khiêm tốn giúp bạn nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan hơn, kể cái đối với sự thành công của bạn. Khi đó có thể bạn sẽ nhận ra, chỉ cần một cú hích nhỏ có thể tạo ra bước tiến lớn cho người khác. Khi đó bạn sẽ không cao ngạo nếu thành công, mà thay vào đó bạn sẽ động viên để những người xung quanh nhận ra rằng, họ cần phải nỗ lực và biết tìm kiếm may mắn để có thể đạt được một thành tựu nào đó.

    Biết khiêm tốn
    Biết khiêm tốn
    Biết khiêm tốn
    Biết khiêm tốn
  10. Người có lối sống lạc quan luôn tìm thấy được sự thanh thản, nhẹ nhàng để tận hưởng một ngày mới tràn ngập tiếng cười và hạnh phúc. 70 năm là tuổi thọ trung bình của con người và đa số chúng ta đều dành một nửa thời gian đó chỉ để ngủ, một số người đôi lúc còn ngủ nhiều hơn thế. Hãy sử dụng 35 năm ít ỏi còn lại của đời mình để tận hưởng cuộc sống với một tinh thần tốt, cái nhìn tích cực và tạo dựng cho mình và gia đình, bạn bè những khoảnh khắc hạnh phúc đáng nhớ. Chính vì vậy, tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực của bạn sẽ lan tỏa đến mọi người xung quanh, giúp họ thêm năng lượng và niềm vui. Từ đó, họ sẽ càng yêu quý bạn - một người bạn có lẽ sống và giúp "nâng đỡ" cảm xúc của họ.

    Khi bạn có một quan điểm lạc quan thì thất bại là cơ hội để bạn học hỏi, phát triển và có thêm động lực để tiến về phía trước. Thái độ của bạn càng tích cực, bạn càng nhanh chóng lấy lại tinh thần sau một thất bại. Điều này sẽ giúp bạn chủ động giải quyết được vấn đề của mình mà không làm ảnh hương đến việc chung. Một người giải quyết được việc cá nhân, không làm ảnh hưởng đến tập thể cũng là một người bạn ai cũng nể phục và yêu thích đấy.

    Duy trì tinh thần tích cực, suy nghĩ lạc quan
    Duy trì tinh thần tích cực, suy nghĩ lạc quan
    Duy trì tinh thần tích cực, suy nghĩ lạc quan
    Duy trì tinh thần tích cực, suy nghĩ lạc quan



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy