Top 10 Điều bí ẩn ít ai biết về Tử Cấm Thành, Trung Quốc

Châu Châu 113 0 Báo lỗi

Đi du lịch Bắc Kinh đến Tử Cấm Thành, chắc chắn bạn sẽ tò mò về những chuyện ‘drama’ hậu cung xưa kia, hay cảnh thật sự trong cung cấm có như trên phim không. ... xem thêm...

  1. Đôi nét về Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành hay còn gọi với một cái tên khác là Cố Cung, đây là trung tâm chính trị, nơi vua và các quần thần bàn việc quốc gia. Đồng thời, Cố Cung cũng là nơi ở của hoàng đế cùng với các phi tần, hoàng tử, công chúa. Đây từng là cung điện của các triều đại từ thời nhà Minh đến cuối đời nhà Thanh. Toàn bộ công trình đều được làm bằng gỗ cho đến nay vẫn giữ nguyên nét đẹp cũ, bao gồm 800 cung và 9.999 phòng và rộng khoảng 720.000 m2. Tử Cấm Thành có sự bao bọc bởi hoàng thành kiên cố bằng đá. Di tích lịch sử này do nhiều kiến trúc sư nổi tiếng thiết kế, trong đó có một người Việt Nam (thái giám Nguyễn An). Hiện đây được xem là viện bảo tàng lớn nhất thế giới lưu giữ những báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc.


    Thời phong kiến, để trị vì đất nước hoàng đế sẽ tự cho mình là “thiên tử”, tức con trời. Họ sẽ thay cho trời để quản lý đất nước, thế nên vua sẽ có quyền lực tối cao nhất trong xã hội. Ngoài ra, nơi ở của dòng dõi hoàng gia dân thường không thể đặt chân đến. Do đó, bạn sẽ cảm thấy mình thật may mắn khi sống trong thời đại này, chỉ cần đi tour Bắc Kinh giá rẻ là sẽ có cơ hội tham quan nơi ở của Hoàng thân quốc thích thời xưa.

    Tử Cấm Thành cung điện lớn nhất
    Tử Cấm Thành cung điện lớn nhất
    Tử Cấm Thành cung điện lớn nhất
    Tử Cấm Thành cung điện lớn nhất

  2. Khu vực Tử Cấm Thành được chính thức xây dựng vào đầu tháng 7/1406 dưới thời Hoàng đế Minh Thành Tổ (1360-1424), huy động hơn 1 triệu nhân công làm việc trong 14 năm ròng, từ năm 1406-1420. Sau khi đưa vào sử dụng dạo cuối năm 1420, quần thể cung điện Tử Cấm Thành có chiều dài 961m và chiều rộng 753m gồm 980 tòa nhà, là nơi cư ngụ vào mùa đông của các Hoàng đế Trung Hoa trong hơn 5 thế kỷ (từ 1420-1924). Từ năm 1987, khu vực Tử Cấm Thành đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới, cũng như được UNESCO xếp vào danh sách các công trình kiến trúc cổ bằng gỗ lớn nhất hành tinh được bảo tồn.


    Ngoài ra, khu Tử Cấm Thành là bảo tàng được du khách muôn phương viếng thăm nhiều nhất trên địa cầu, với số lượng trung bình hàng năm là 14 triệu lượt người, hơn gấp đôi Bảo tàng Louvre nổi tiếng ở Paris (Pháp) được xếp thứ 2 - với hơn 7 triệu lượt người mỗi năm. Từ năm 2012, Tử Cấm Thành đón trung bình 14 triệu du khách mỗi năm và đón hơn 19 triệu du khách riêng trong năm 2019, có thể nói rằng đây là bảo tàng bận rộn để đón khách du lịch nhất thế giới. Với giá trị ước tính hơn 70 tỷ đô la Mỹ, Tử Cấm Thành trở thành cung điện và phần bất động sản đắt đỏ nhất trên toàn thế giới

    Công trình được UNESCO công nhận
    Công trình được UNESCO công nhận
    Công trình được UNESCO công nhận
    Công trình được UNESCO công nhận
  3. Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vì cung điện lớn nhất thế giới này không biết đã trải qua bao nhiêu biến động thăng trầm của lịch sử vẫn cứ sừng sững với vẻ đẹp kỳ vĩ đến mê lòng. Xuất phát từ thần thoại “Tử Vi Tiên” cho rằng Ngọc hoàng và các vị thần tiên ở Tử Vi cung (cung điện màu tím), mà Hoàng đế tự xưng là thiên tử, uy quyền một cõi nên cũng phải ở một nơi tương tự như Tử Vi Cung để tỏ uy nghiêm.


    Được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420, tính đến ngày nay, Tử Cấm Thành đã có mặt sừng sững hiên ngang được hơn 600 năm tuổi, chứng kiến biết bao biến động lịch sử, thay đổi, đổi mới của từng thời đại. Và ý nghĩa Tử Cấm Thành cũng có nhiều thay đổi theo thời gian, đây không chỉ đơn thuần là một kinh thành màu tím theo truyền thuyết ban đầu. Ở Tử Cấm Thành không chỉ là địa điểm tổ chức các sự kiện triều chính, những cuộc họp trọng đại của đất nước mà đây còn là nơi sinh sống của vua và các phi tần và cũng là nơi cố thủ của hoàng tộc khi có biến cố xảy ra,… Ngày nay, Tử Cấm Thành được biết là nơi lưu giữ các bảo vật quý giá của các triều đại Minh – Thanh với tên gọi viện bảo tàng lớn nhất thế giới.

    Tử Cấm Thành xây dựng 14 năm
    Tử Cấm Thành xây dựng 14 năm
    Tử Cấm Thành xây dựng 14 năm
    Tử Cấm Thành xây dựng 14 năm
  4. Tử Cấm Thành xuất hiện trong không biết bao nhiêu bộ phim đình đám châu Á. Bởi thế, chắc chẳng ai còn lạ gì những vụ xung đột tranh giành quyền lực, những câu chuyện chết chóc hãm hại nhau nơi đây. Chính vì lẽ đó, các câu chuyện lạ lùng về ma quái từ đó được lan truyền. Nếu có dịp đến thăm Tử Cấm Thành và trò chuyện với người dân địa phương, bạn có thể được nghe họ kể thêm nhiều câu chuyện ma quái nữa liên quan đến điểm du lịch đông khách này. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất tại Tử Cấm Thành kể về một người phụ nữ hay vận đồ trắng toát, đi lại trong khuôn viên Tử Cấm Thành với tiếng khóc nỉ non. Nhiều người canh gác ở đây còn cho biết họ nghe thấy tiếng sáo cất lên giữa đêm từ bên trong di tích.


    Cho tới nay, vẫn chưa có bất kỳ cuộc điều tra khoa học nào diễn ra trong Tử Cấm Thành để nghiên cứu về các “hồn ma”. Nguyên do là vì người dân đã có niềm tin quá lớn vào sự tồn tại của những hiện tượng siêu nhiên, mặt khác cũng vì chính sách bảo vệ của chính phủ Trung Quốc. Vì vậy mà, tấm màn bí ẩn về những điều kì quái diễn ra mỗi khi màn đêm bao phủ quanh Tử Cấm Thành vẫn còn đó và tiếp tục phát triển.

    Những hồn ma ở Tử Cấm Thành
    Những hồn ma ở Tử Cấm Thành
    Những hồn ma ở Tử Cấm Thành
    Những hồn ma ở Tử Cấm Thành
  5. Công trình "bất tử" cùng thời gian, "thách thức" cả trận động đất lớn nhất lịch sử. Tường thành dày hơn 8m, cao 6m và hoàn toàn bao bọc phần bên trong. Về cơ bản, phải cần rất nhiều vật liệu mới có thể xây được Tử Cấm Thành. Cũng giống như nhiều công trình cổ đại, quá trình xây dựng tòa thành này là một bí ẩn trong suốt hàng trăm năm.


    Một trong những điều đặc biệt đó là, trải qua hơn 600 năm lịch sử, công trình này hứng chịu hơn 200 trận động đất lớn nhỏ, bao gồm cả trận đại địa chấn Đường Sơn xảy ra năm 1976. Trận động đất kinh hoàng lên tới 9,5 độ richter được các chuyên gia ví có sức công phá tương đương với 2 tỷ tấn thuốc nổ TNT, được coi mạnh nhất thế kỷ 20, nhưng Tử Cấm Thành vẫn trụ vững. Điều gì tạo nên một công trình kiên cố như "bất tử" đến vậy?


    Theo các nhà nghiên cứu, từ 500 năm trước Công nguyên, các kiến trúc sư người Trung Quốc đã phát triển cấu trúc chống thiên tai theo khung gỗ hình chữ nhật, còn gọi là "đấu củng". Lối kiến trúc này được cấu tạo từ một bộ các khối gỗ (đấu) và các tay xà ngắn (củng) được lắp đặt đúng vào khuôn và ăn khớp với nhau. Đấu củng thường nằm ở vị trí dưới hiên và mái nhà mà không dùng bất cứ thứ keo dính nào kết nối với nhau. Tài liệu cổ ghi lại cho thấy thiết kế này vốn được dùng rộng rãi từ thời Xuân Thu (khoảng năm 770 - 476 trước Công Nguyên) tại Trung Quốc.

    Kiến trúc
    Kiến trúc " Đấu Củng "
    Kiến trúc
    Kiến trúc " Đấu Củng "
  6. Ngay từ đầu, hoàng cung khổng lồ hoàn toàn không được thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh. Vậy câu hỏi đặt ra là Hoàng đế, phi tần và hàng chục nghìn cung nữ, thái giám, thị vệ, nô tì,... sống trong Tử Cấm Thành suốt mấy trăm năm trước đây đã "giải quyết nhu cầu" căn bản hằng ngày này như thế nào? Câu trả lời thật ra cũng khá đơn giản, đó là các chậu (thùng) vệ sinh có nắp, bên trong trải tro.


    Với vua chúa, những người địa vị cao, thiết kế của chiếc thùng này cũng phải khác biệt, xa xỉ và được gọi là quan phòng. Chúng được làm bằng gỗ đàn hương, bên trong chứa tro gỗ đàn hương và các hương liệu để cản bớt mùi hôi. Phần phần miệng thùng được mài nhẵn để người ngồi không bị khó chịu hay bị trầy xước. Một số chiếc bồn cầu di động còn được thiết kế cầu kỳ hẳn hoi với đệm lót gấm, có chỗ gác tay hai bên.


    Thực chất, việc sử dụng thùng, chậu để đi vệ sinh trực tiếp như hàng chục ngàn con người từng sống trong Tử Cấm Thành không phải vì không có lựa chọn nào khác. Từ thời xưa, nhà xí, nhà vệ sinh dạng thô sơ cũng đã xuất hiện. Thế nhưng vì bấy giờ, những chất thải của con người bị coi là thứ ô uế, tổn hại đến tôn nghiêm hoàng cung nên nhà vệ sinh mới bị cấm xây dựng. Với số lượng người lớn, cộng với kiểu nhà vệ sinh như trước đây thì chắc chắn Tử Cấm Thành lúc nào cũng có mùi hôi hám khó chịu nên tốt nhất chúng đã bị cấm tiệt ngay từ đầu.

    Không có nhà vệ sinh
    Không có nhà vệ sinh
    Không có nhà vệ sinh
    Không có nhà vệ sinh
  7. Tử Cấm Thành hay Cố Cung là một trong những di sản lớn nhất của Trung Quốc. Cố Cung rộng 720.000 m2 và được chia thành 2 phần là Tiền triều và Hậu cung. Tam Đại điện ở Tiền triều là nơi hoàng đế làm việc, chiếm 1/10 tổng diện tích cung, lại hoàn toàn không có một bóng cây. Mặc dù lời giải cho điều này vẫn là ẩn số, người đời sau đã đưa ra 4 giả thuyết dưới đây.


    Tôn lên vẻ uy nghi của triều đình. Tiền triều là nơi hoàng đế tổ chức các nghi lễ và thực thi quyền lực. Đồng thời, đây cũng là nơi thể hiện uy quyền tối cao, biểu tượng của quyền lực đế quốc. Trong triều nhà Minh và nhà Thanh, hoàng đế được coi là "thiên tử" hay con của trời. Vì vậy, không một vật nào được phép cao hơn điện Thái Hòa, kể cả cây xanh. Đề phòng thích khách. Lý do thứ 2 để không trồng cây xanh trong tam đại điện là để triệt tiêu chỗ ẩn nấp cho kẻ gian, thích khách.


    Đề phòng hỏa hoạn. Xuyên suốt chiều dài lịch sử nhà Thanh và nhà Minh, ba cung ở Tam Đại điện liên tiếp có hỏa hoạn và phải đổi tên nhiều lần. Yếu tố phong thủy. Ngoài vẻ đối xứng, các điện được bố trí dọc theo trục nam, bắc và thiết kế tuân thủ theo thuyết âm dương ngũ hành. Vào thời nhà Minh, Tam Đại điện nằm ở trung tâm nên được coi là thổ. Theo quy luật của ngũ hành, mộc khắc thổ và có thể đem lại vận xấu nên Tam Đại điện không trồng cây xanh.

    Tử Cấm Thành không có cây xanh
    Tử Cấm Thành không có cây xanh
    Tử Cấm Thành không có cây xanh
    Tử Cấm Thành không có cây xanh
  8. Tử Cấm Thành có 70 giếng nước nhưng một điều kỳ lạ rằng không một ai dám uống vì những lý do khiến người ta "rợn người". Một lão thái giám từng kể lại rằng trong Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước nhưng không ai dám uống nước trong những giếng này. Nước của những chiếc giếng này chỉ thực sự được sử dụng vào thời gian đầu cung điện đi vào hoạt động mà thôi. Khoảng 500 năm cuối cùng của thời đại phong kiến, sử sách và các chuyên gia sử học đều cho rằng người trong cung tuyệt nhiên không ai dám dùng nước giếng Tử Cấm Thành nữa.


    Dù nhìn bên ngoài, nguồn nước giếng Tử Cấm Thành vẫn khá trong và ngọt, nhưng nhà vua tuyệt đối không bao giờ đụng vào thứ nước này. Ngay cả các cung nữ, thái giám nhỏ bé trong cung cũng hạn chế tối đa việc phải dùng nước giếng. Hàng ngày, nguồn nước sinh hoạt cho cả hoàng cung được vận chuyển từ suối trên núi Ngọc Tuyền nằm ở rất xa. Lượng nước mỗi người được nhận cũng được phân chia tùy theo cấp bậc, địa vị, ví dụ phi tần thì được 40 can nước, thái giám thì chỉ được 2 can mà thôi.


    Mặc dù không dùng làm nước uống nhưng gần 100 chiếc giếng trong Tử Cấm Thành cũng rất hữu ích trong việc chữa cháy. Thời bấy giờ, các cung điện được xây dựng bằng gỗ quý rất nhiều. Vậy nên mỗi khi bị sét đánh hoặc có bất cẩn nhỏ, hỏa hoạn rất dễ xảy ra. Khi có cháy, người trong cung đều múc nước từ các giếng xung quanh để ứng cứu kịp thời. Số lượng miệng giếng nằm rải rác dày đặc khắp cung đã góp phần chữa cháy rất nhanh chóng.

    Giếng nước không ai dám uống
    Giếng nước không ai dám uống
    Giếng nước không ai dám uống
    Giếng nước không ai dám uống
  9. Tử Cấm Thành có vô số phòng ốc mà người ta cho rằng, nếu một thái tử mỗi đêm ngủ trong một căn phòng thì phải mất gần 24 năm mới ngủ hết các phòng trong Tử Cấm Thành. Tuy nhiên, không phải nơi nào trong Tử Cấm Thành rộng lớn cũng được trang hoàng lộng lẫy, dập dìu người qua lại. Các hoàng đế Trung Quốc xưa luôn tuyển cho mình rất nhiều cung tần, mỹ nữ. Một số người được hoàng đế yêu chiều, cho hưởng vinh hoa phú quý, một số khác bị lãng quên nên phải sống trong lãnh cung lạnh lẽo.


    Một nữ nhân không được hoàng đế coi trọng bị đưa vào lãnh cung đồng nghĩa với việc sẽ không nhận được sự kính trọng của ai khác, không có kẻ hầu người hạ. Nếu không có xuất thân vững vàng hay có cơ hội, đa phần họ sẽ không có kết cục tốt đẹp. Có nhiều người phỏng đoán rằng, lãnh cung chẳng khác nào địa ngục chốn cung đình thời xưa, nhiều cung tần mỹ nữ bị đày vào lãnh cung đem lòng oán hận đã tự tử. Nhiều người tuyệt vọng đến phát điên hoặc chết trong cô đơn. Theo quan niệm thời xưa, việc đến thăm những nơi lạnh lẽo như vậy sẽ không tốt vì nơi đây âm khí nặng nề.


    Ngoài những phi tần bị thất sủng, lãnh cung còn là nơi ở của những góa phụ trong cung. Nhiều mỹ nữ tiến cung khi tuổi đời còn khá trẻ. Nhiều người khi hoàng đế băng hà cũng chỉ mới mười tám đôi mươi. Có nhiều người phỏng đoán rằng, lãnh cung chẳng khác nào địa ngục chốn cung đình thời xưa, nhiều cung tần mỹ nữ bị đày vào lãnh cung đem lòng oán hận đã tự tử. Nhiều người tuyệt vọng đến phát điên hoặc chết trong cô đơn.

    Lãnh cung Tử Cấm Thành
    Lãnh cung Tử Cấm Thành
    Lãnh cung Tử Cấm Thành
    Lãnh cung Tử Cấm Thành
  10. Bên trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc có một bảo tàng. Đó là bảo tàng Cung điện được thành lập năm 1925. Nơi đây lưu giữ, bảo quản và trưng bày hơn 1 triệu cổ vật có từ đời nhà Minh và nhà Thanh. Vào năm 1925, bảo tàng Cung điện được thành lập tại Tử Cấm Thành. Kể từ đó đến nay, nơi đây lưu giữ và trưng bày hơn 1 triệu cổ vật. Mỗi năm hàng triệu du khách ghé thăm bảo tàng trong Tử Cấm Thành để chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá của vua chúa Trung Quốc thời phong kiến.


    Số cổ vật này được xem là một kho báu khổng lồ của Trung Quốc được lưu giữ qua nhiều thế kỷ. Dù có niên đại hàng trăm năm tuổi nhưng đa số báu vật đó còn gần như nguyên vẹn. Bảo tàng Cung điện tại Tử Cấm Thành lưu giữ nhiều món đồ gốm Cảnh Đức, đồ tạo tác bằng vàng bạc, đồ mỹ nghệ, cổ vật sơn mài...


    Mỗi năm, bảo tàng Cung điện trưng bày khoảng 10.000 cổ vật. Nhiều cổ vật trong số này được đánh giá là vô cùng quý hiếm. Chính vì vậy, một số văn vật không được trưng bày trong các buổi triển lãm. Một số cổ vật nổi tiếng nhất tại bảo tàng Cung điện được nhiều du khách biết đến như cốc Vĩnh cố của Hoàng đế Càn Long và ấn ngọc nhà Tống. Trong số này, cốc Vĩnh cố của hoàng đế Càn Long được làm bằng vàng. Càn Long cho người chế tác cốc rượu này vào dịp sinh nhật 30 tuổi. Trên chiếc cốc có khắc dòng chữ "Kim ân vĩnh cố" có nghĩa triều đại nhà Thanh mãi trường tồn.

    Những cổ vật ở viện bảo tàng
    Những cổ vật ở viện bảo tàng
    Những cổ vật ở viện bảo tàng
    Những cổ vật ở viện bảo tàng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy