Top 9 Bí quyết thi văn đạt điểm cao trong kì thi THPT Quốc gia

Hà Ngô 97 0 Báo lỗi

Ngữ Văn là một trong 3 môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia, và là môn học khiến nhiều học sinh băn khoăn bởi để đạt điểm cao không phải dễ. Để giúp các ... xem thêm...

  1. Bất cứ môn học nào kiến thức trọng tâm luôn là yếu tố then chốt, nền tảng để các em bước đi tiếp theo trong quá trình ôn luyện. Riêng đối với môn Văn, học sinh phải đầu tư thời gian để nắm chắc các kiến thức trọng tâm cụ thể là: Từng thời kỳ Văn học gồm Trung đại, Trước và sau Cách mạng tháng 8,…; Tác phẩm nổi bật của từng tác giả, tiểu sử, phong cách sáng tác; Học thuộc lòng tất cả bài thơ, các chi tiết tiêu biểu và nắm được nội dung nghệ thuật trong từng tác phẩm;… Đây chính là sườn quan trọng giúp các em định hướng tốt trong việc ôn tập và triển khai ý khi làm bài.


    Các em nên dành thời gian để biên soạn tất cả các kiến thức trọng tâm cần phải nắm vững và học thuộc lòng chúng. Sẽ có nhiều em nghĩ môn Văn không cần học thuộc lòng nhưng các kiến thức quan trọng chúng ta không thể nhớ hết nếu chỉ đọc lướt qua. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải phân loại và học theo sơ đồ để có kiến thức một cách hệ thống trong sự so sánh tổng quan, bí quyết này giúp học sinh làm tốt các dạng đề thi mang tính tổng hợp nhiều tác phẩm khác nhau. Đặc biệt khi biên soạn kiến thức như vậy là ít nhất các em đã nhớ được 30% nội dung.


    Thêm vào đó, trong quá trình đọc các bài văn mẫu, đối với những bài phân tích hay, những đoạn văn viết nhiều cảm xúc. Học sinh nên cố gắng đọc lại nhiều lần để ghi nhớ cách viết, thậm chí nếu cần có thể học thuộc lòng để “tùy cơ ứng biến” nhằm tăng giá trị của bài thi. Các bài văn phân tích, bình giảng được đăng trên tạp chí Giáo dục hàng tháng của nhà xuất bản giáo dục thường rất sâu sắc và chất lượng, chủ yếu là những bài phân tích các đề tài khó và rất hay được sử dụng trong đề thi tuyển sinh đại học. Các em có thể tìm mua để làm tăng thêm giá trị nguồn tài liệu tham khảo của mình.

    Phải nắm chắc kiến thức trọng tâm
    Phải nắm chắc kiến thức trọng tâm
    Phải nắm chắc kiến thức trọng tâm
    Phải nắm chắc kiến thức trọng tâm

  2. Để giúp các em viết văn hay hơn, mượt mà hơn các em có thể áp dụng một số mẹo sau:


    • Sử dụng phép điệp để tạo điểm nhấn

    Để nói về hai ngục tù số phận của nhân vật Mi trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, các em có thể diễn đạt như sau:


    Trong vòng vây của cái ác, không phải không có lúc Mị có cả một khoảng trời xanh, dù đó chỉ là những hoài niệm. Mị vẫn mơ ước dù không nói là mình ước mơ. Nhưng, đau đớn thay, lòng ham sống ấy va phải hai lực cản thần quyền và cường quyền, dẫn đến tình trạng lưỡng phân. Có lúc Mị cảm thấy mình như con chim bị gãy cánh. Có lúc lại thấy tự do, dù khái niệm "tự do" được hiểu trong chốn ngục tù.


    • Áp dụng câu hỏi tu từ:

    Khi viết văn, muốn viết mượt mà, bạn có thể dùng một số từ như: Phải chăng, tôi tự hỏi, nếu... thì? Có ai thấy rằng? Liệu chúng ta có nhận ra...Ví dụ: Khi bàn về sự dũng cảm, các em có thể viết như sau:


    Thế nào là dũng cảm? Trẻ con nghĩ, dũng cảm là phải hy sinh như chú lính chì. Người lớn nghĩ, dũng cảm là phải lập chiến công, được ghi danh sử sách. Nhưng đôi khi, dũng cảm chỉ đơn giản là dám lên tiếng.


    • Sử dụng các kiểu câu mang ý so sánh, đối chiếu, tăng tiến

    Bạn có thể dùng một số từ như: Nếu...thì; Chẳng những... mà còn, Đâu chỉ bởi....mà còn là..., Tuy... nhưng...Ví dụ: Vẫn là vấn đề bàn về dũng cảm, các em có thể viết là:

    Chiến binh chân chính hỏi: Nếu tôi không chấp nhận rủi ro này thì sao?" Người bình thường hỏi: " Nhỡ tôi thất bại thì sao?" (Ronal Reaganl). Con người không phải bẩm sinh đã có lòng can đảm nhưng ắt có tiềm năng từ lúc chào đời. Để chiến thắng, chúng ta cần mang trong mình trái tim Danko, dũng cảm lao về phía trước.


    • Linh hoạt trong cách sử dụng các kiểu câu

    Sắp xếp và biến đổi các câu dài, vừa, ngắn trong một đoạn. Câu ngắn tạo cảm giác nhanh, hối hả, mạnh mẽ. Câu dài thể hiện chi tiết và sâu sắc (điều kiện là viết đúng). Câu vừa như một bước chuyển giữa câu ngắn và câu dài để tăng thêm nhịp điệi cho bài.

    Bạn hãy đa dạng hóa ba kiểu câu trên và xếp theo thứ tự bạn thích. Ví dụ một đoạn văn gồm 4 câu thì: ngắn - ngắn - dài - vừa hoặc vừa - vừa - dài - ngắn. Nhiều nhà văn đã khéo léo sử dụng nhịp điệu để hấp dẫn người đọc một câu chuyện không mấy ly kì.

    Trau dồi kĩ năng viết bài
    Trau dồi kĩ năng viết bài
    Trau dồi kĩ năng viết bài
    Trau dồi kĩ năng viết bài
  3. Một khi đã nắm vững các kiến thức trọng tâm, các em hãy thử tài làm sĩ tử của mình tại nhà bằng cách đóng cửa và tự kiểm tra kỹ năng làm bài thông qua các đề thi và đáp án của những năm trước đây. Việc tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và dự bị những năm trước của Bộ GD&ĐT, sẽ giúp học sinh có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi.


    Học sinh có thể nhờ thầy cô giáo chấm bài và góp ý cho mình những thiếu sót, như vậy mới có thể nâng cao kỹ năng làm bài thi và bổ sung những kiến thức còn thiếu sót. Quá trình rèn luyện này sẽ là vũ khí quan trọng và cho các em những kinh nghiệm cần thiết khi bước vào kỳ thi thật sự.


    Học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt… qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó, đồng thời so sánh các bài viết này với đáp án và biểu điểm của Bộ, xem bài làm thiếu ý nào, có ý nào mới hơn, tại sao lại được điểm cao như thế…

    Trau dồi kĩ năng viết bài
    Trau dồi kĩ năng viết bài
    Trau dồi kĩ năng viết bài
    Trau dồi kĩ năng viết bài
  4. Đây chính là bí quyết mà nhiều thí sinh luôn áp dụng, bởi áp lực về chất lượng bài thi, chúng ta cần tiết kiệm thời gian tuyệt đối. Mặt khác, khi các em đọc đề và mở bài tốt trong thời gian ngắn sẽ là “bệ phóng” rất tốt để làm tiếp phần thân bài hiệu quả do không phải suy nghĩ nhiều về phần mở đầu. “Đầu xuôi đuôi lọt”, ấn tượng ban đầu tốt đẹp sẽ giúp ích rất nhiều cho những cảm nhận về sau. Viết văn rất cần một mở bài hay sẽ khiến người đọc cảm thấy dễ chịu và muốn đọc tiếp những đoạn về sau hơn.

    Một mẹo nhỏ để viết văn đạt điểm cao, các em nên viết trước mở bài trong lúc ôn tập ở từng văn bản cụ thể, sau đó dựa theo mở bài sẵn ấy biến tấu theo yêu cầu đề, tránh mất thời gian quá nhiều vào phần mở đầu.


    Khi mở bài xong là học sinh đã bắt mạch được bài viết để tiếp tục những phần tiếp theo. Cách mở bài luôn gắn liền với giai đoạn văn học và tác giả là cách mở chung dễ áp dụng nhất. Các em hãy cứ đề cao nét đặc biệt của tác phẩm đang phân tích, sau đó hoàn thành phần mở bài một cách nhanh chóng và hiệu quả.

    Đừng quên sự quan trọng của mở bài hay
    Đừng quên sự quan trọng của mở bài hay
    Đừng quên sự quan trọng của mở bài hay
    Đừng quên sự quan trọng của mở bài hay
  5. Đây cũng là một bí quyết quan trọng, đối với bài thi môn Văn, các em cần triển khai đủ ý để nêu bật nội dung cần phân tích. Tuy nhiên, phải cố gắng viết rõ ràng, chữ đẹp càng tốt và viết dài nếu có thể, đối với bài thi môn Văn có thời lượng 120 phút ít nhất thí sinh phải viết được 10 trang giấy, vì như thế sẽ gây ấn tượng ban đầu cho người chấm bài thi bởi “ấn tượng bạn đầu là rất quan trọng”. Các em hãy nhớ rằng: Viết dài không có nghĩa là viết lan man, các ý và nội dung triển khai trùng lặp đâu nhé, vì như thế là lủng củng và càng bị trừ điểm.


    Đối với trình bày các em cần lưu ý đến nguyên tắc hình thức của một đoạn văn và bài văn. Đối với đoạn văn thì không được phép xuống dòng, có câu mở và kết đoạn và nên viết theo lỗi diễn dịch để thể hiện rõ quan điểm cá nhân. Còn đối với bài văn, đảm bảo đúng bố cục mở bài, thân bài và kết bài. Nên nhớ rằng, trong barem chấm điểm chắc chắn có điểm cho phần trình bày đúng bố cục nhé!

    Các em có thể kẻ/gấp nếp lề từ 1,5-2cm tính từ mép trái giấy thi (sử dụng thước kẻ 30cm). Việc này sẽ giúp người chấm có khoảng không gian để ghi điểm sang bên cạnh đồng thời nó cũng khiến bài viết trở nên thoáng đãng, rõ ràng hơn. Ngoài ra, việc kẻ lề cũng giúp các bạn "ăn gian" một chút xíu diện tích giấy thi, lúc này viết văn sang tờ thứ 2, thứ 3 trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

    Tuy nhiên, tuyệt đối không lạm dụng khi để lề quá nhiều vì việc này cũng có thể khiến bạn mất điểm trình bày và cũng không được kẻ lề bằng bút, khuyến khích kẻ bằng móng tay, nó sẽ hạn chế việc bạn tạo kí hiệu riêng trong bài thi mà điều này sẽ không tốt cho bạn chút nào.


    Hãy aáp dụng triệt để quy tắc "câu cách câu 2 dòng, ý cách ý 1 dòng". Ví dụ: Khi bạn làm xong câu 1 phần đọc hiểu bạn nên cách ra 2 dòng để bắt đầu câu 2 nghị luận xã hội. Tương tự, khi làm xong ý 1 bạn nên cách ra 1 dòng để làm tiếp ý 2. Việc này sẽ khiến bài viết được thoáng đãng, không ríu rít giữa các phần, đặc biệt ở những phút cuối cùng khi làm bài bạn chợt nhớ ra cần bổ sung thêm ý gì đó thì những dòng trống này sẽ là "cứu tinh" cho điểm trình bày của bạn đó!

    Và cuối cùng để viết văn điểm cao thì bạn cũng cần gây thiện cảm bằng cách hạn chế tối đa việc gạch xóa, sai chính tả. Chữ bạn có thể hơi xấu nhưng bắt buộc phải dễ đọc.

    Trình bày sạch - đẹp, thoáng,
    Trình bày sạch - đẹp, thoáng,
    Trình bày sạch - đẹp, thoáng,
    Trình bày sạch - đẹp, thoáng,
  6. Theo cấu trúc của đề thi tốt nghiệp môn Văn là môn có thời gian dài nhất tuy nhiên đề cũng dài nhất và cần có thời gian để các em có mạch cảm xúc để viết mượt mà. Trong đề thì các em phải trả lời những câu hỏi của phần Đọc – Hiểu văn bản ở mức nhận biết, tái hiện và thông hiểu, đồng thời viết hai đoạn văn nghị luận nhỏ.


    Quá trình làm bài các em cần lưu ý điểm số của từng câu được ghi trong đề thi để chủ động phân chia thời lượng cho từng câu một cách hợp lí. Không nên viết nháp đoạn văn rồi chép lại, vì như thế sẽ không đủ thời gian. Các em chỉ nên gạch ra các ý chính thông qua các gạch đầu dòng, thông qua các nhánh cây, rồi lựa chọn các hình thức diễn đạt và viết ngay thành lời văn vào giấy thi. Nên dành ra khoảng 4 – 5 phút cuối cùng của bài thi để đọc lại bài làm, ra soát các lỗi sai về chính tả, dấu câu, ngữ pháp,….

    Phân bố thời gian hợp lí
    Phân bố thời gian hợp lí
    Phân bố thời gian hợp lí
    Phân bố thời gian hợp lí
  7. Bài văn đạt điểm cao không chỉ cần đủ ý, với các đoạn văn được xây dựng chặt chẽ, diễn đạt khéo léo…, mà còn cần có các dẫn chứng được trích dẫn chính xác, tiêu biểu, có chọn lọc, giàu sức thuyết phục, góp phần làm sáng tỏ và nổi bật hơn hệ thống ý của bài văn.


    Dẫn chứng các em sử dụng khi viết văn phải cụ thể, xác thực, đặc biệt phải tiêu biểu. Khi các em đưa ra dẫn chứng cũng cần dựa vào đó để phân tích thêm. Nhớ rằng không đưa quá nhiều dẫn chứng vào trong bài. Trong bài viết chỉ từ 1 – 3 dẫn chứng tiêu biểu. Các em hạn chế tối đa đưa những dẫn chứng nghị luận văn học vào nghị luận xã hội.


    Để dùng dẫn chứng hiệu quẩ các em nên hiểu rõ mục đích của mỗi câu hỏi và áp dụng phù hợp. Đối với bài văn (400 – 600 chữ), Phần dẫn chứng chủ yếu các em nên đưa vào phần thân bài. Mỗi quan điểm cần một dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu nhất. Còn khi các em làm bài đối với đoạn văn (200 chữ) khi thi THPT Quốc gia, các em chỉ cần đưa 1 – 2 dẫn chứng phù hợp để đảm bảo sự hợp lý của dung lượng bài viết. Dẫn chứng thường đưa vào đoạn chứng minh luận điểm để tạo độ thuyết phục hơn. Áp dụng quy trình đưa dẫn chứng như sau:


    • Bước 1: Xác định vấn đề nêu ra liên quan đến mảng đề tài nào.
    • Bước 2: Xác định mảng đề tài có liên quan trực tiếp.
    • Bước 3: Suy nghĩ đến dẫn chứng điển hình nhất
    • Bước 4: Nêu và phân tích dẫn chứng, xoáy sâu vào vấn đề trọng tâm.

    Trong quá trình ôn, luyện cho kì thi sắp tới, mẹo giúp các em sưu tầm, xử lý nhanh dẫn chứng vào vấn đề đó là xem tivi (Chuyển động 24h, Cặp lá yêu thương,…), đọc báo, MXH hay cập nhật Toplist để có nhiều dẫn chứng thời sự nhất.. Cùng một dẫn chứng, các em có thể sử dụng cho nhiều đề bài khác nhau, chỉ cần biết cách đưa linh hoạt các dẫn chứng đó là đã thành công rồi.

    Đưa dẫn chứng mới và tiêu biểu
    Đưa dẫn chứng mới và tiêu biểu
    Đưa dẫn chứng mới và tiêu biểu
    Đưa dẫn chứng mới và tiêu biểu
  8. Khi làm bài thi môn văn muốn đạt điểm cao các em còn phải biết tạo sự khác biệt với các bài viết khác, cần tìm được những ý hay, mới lạ và độc đáo. Một bài văn đạt điểm cao cũng giống như một bữa cơm bình dân có thêm một số món đặc sản. Món bình dân là các món ăn ai cũng thưởng thức được, có tính chất đại chúng, cũng giống như bài làm có những ý trong sách giáo khoa, trong đáp án. Còn món đặc sản ở đây là muốn nói đến các ý sâu, mới, sáng tạo trong bài làm.


    Để làm được điều đó, đòi hỏi các em phải bỏ công sức, thời gian, trí tuệ và tâm hồn: đọc kĩ, đọc sâu văn bản tác phẩm, đọc rộng những tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, giai đoạn lịch sử, tham khảo các bài viết phân tích, nghiên cứu, phê bình của những nhà nghiên cứu, thầy cô và những bài viết của bè bạn, tích lũy cho mình vốn sống, vốn văn hóa, năng lực quan sát, tư duy, rèn luyện khả năng diễn đạt, làm giàu vốn từ... Đây là công việc không hề dễ nhưng nếu thực sự yêu thích và dành sự quan tâm cho môn ăn bạn sẽ làm được và được đền đáp xứng đáng. Một mẹo nhỏ giúp các em có thể tham khảo các bài văn mẫu phân tích trên Toplist.vn. Chắc chắn khi tham khảo những bài viết này, các em có thể năm được nội dung cách ghi và từ đó giúp các em tạo nên sự sáng tạo riêng trong bài viết của mình.

    Tạo sự khác biệt
    Tạo sự khác biệt
    Tạo sự khác biệt
    Tạo sự khác biệt
  9. Trong đề thi THPT Quốc gia có một phần rất quan trọng, tuy điểm số không quá cao nhưng lại rất dễ kiếm điểm tuyệt đối. Để làm tốt phần này các em cần đọc kỹ văn bản theo trình tự lần lượt sau. Lượt thứ nhất, đọc hết văn bản và các câu hỏi. Sau đó đọc lại lượt thứ hai trên cơ sở hướng đến việc trả lời các câu hỏi. Có thể lấy bút đánh dấu câu trả lời vào đề, hoặc ghi ra giấy nháp trước khi chính thức trả lời vào giấy làm bài. Chú ý đến các thông tin liên quan đến văn bản như nhan đề, nguồn trích dẫn, tác giả... (thường nằm cuối văn bản). Nhiều khi đây chính là cơ sở mà dựa vào đó cho ta đáp án. Chú ý đến số câu hỏi, các vế trong từng câu hỏi. 4 câu hỏi thường sắp xếp từ dễ đến khó theo các mức nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp với thang điểm là: 0,5 - 0,5 - 1 - 1 điểm, vì vậy phải chú ý sự hài hòa về yêu cầu kiến thức đọc hiểu, sự tương quan hợp lý giữa chúng. Có hai loại văn bản thường cho ở đề là văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi) và văn bản thông tin (báo chí, chính luận...). Tương tự với đó cũng sẽ có những câu hỏi liên quan đến đặc trưng của hai loại văn bản này.


    Tập trung sự chú ý đến tiêu đề, tác giả, nguồn gốc đoạn văn bản (trích từ đâu) để nắm được nội dung chính, xác định chính xác thể loại, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính. Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm yêu cầu của câu hỏi và chỉ nên làm phần đọc - hiểu trong khoảng từ 10 phút, bởi thời lượng làm bài là 120 phút, chúng ta còn những câu hỏi khác hóc búa, và dài hơn.


    Nếu câu hỏi có nhiều vế thì không nên viết thành đoạn văn, mà nên trả lời bằng các ý gạch đầu dòng. Các cách hỏi như “theo văn bản/theo tác giả” thì phải bám sát văn bản để trả lời. Nếu câu hỏi yêu cầu “đưa thêm giải pháp/ý kiến của bản thân” thì nên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt, nhưng không được trùng lặp với các ý có trong văn bản.

    Thực tế cho thấy, nếu 2 thí sinh có kiến thức đọc hiểu ngang nhau, nhưng điểm số khác nhau vì người điểm cao biết chăm chút cho câu trả lời. Chẳng hạn, về trình bày, câu trả lời có lời dẫn lại câu hỏi, khoảng cách giữa các câu rõ ràng. Thí sinh nên có khoảng cách an toàn giữa các câu trả lời (khoảng 3, 4 dòng) để cần có thể sửa chữa lại, vừa dễ dàng cho giám khảo chấm điểm. Khi trả lời câu hỏi nhận biết (phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận...) nên kèm theo lý giải vì sao. Ngoài ra, chú ý các mặt như canh lề, dòng, các cách trình bày gạch đầu dòng, trình bày đoạn và chữ viết, chính tả...

    Trọn vẹn điểm phần đọc - hiểu
    Trọn vẹn điểm phần đọc - hiểu
    Trọn vẹn điểm phần đọc - hiểu
    Trọn vẹn điểm phần đọc - hiểu



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy