Top 10 Cách cai nghiện điện thoại đơn giản
Điện thoại là thiết bị đem lại nhiều lợi ích cho người dùng nhưng cũng có thể gây nghiện, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần. Dưới đây là các cách cai nghiện ... xem thêm...điện thoại đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà mà Toplist muốn giới thiệu đến bạn.
-
Tắt thông báo
Nhiều người nói rằng cảm thấy căng thẳng, không thể sống thiếu các thiết bị điện tử trong kỷ nguyên số. Các chuyên gia gọi đây là chứng “nomophobia”, miêu tả nỗi sợ khi không có điện thoại bên cạnh. Trên thực tế smartphone được thiết kế để gây nghiện cho người dùng. Thiết bị này luôn thu hút sự chú ý bằng cách sử dụng màu sắc, âm thanh và chế độ rung để báo hiệu có thông báo mới. Do đó, việc tắt thông báo ứng dụng sẽ giúp người dùng giảm bớt thông tin gây nhiễu, mất tập trung. Một số người dùng đã thử tắt âm thanh thông báo một thời gian và không có ý định bật lại. Họ nói rằng cảm thấy vui vẻ hơn.
Một nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của thông báo trên các ứng dụng điện thoại cho thấy rằng, chỉ có khoảng 12% thông báo cần được đọc để giải quyết ngay trong vòng 5 phút, 11% cần xử lý sau vài giờ và 17% chỉ cần đọc vào cuối ngày. Do đó, việc tắt thông báo từ các ứng dụng trên điện thoại sẽ giúp người dùng giảm bớt thông tin gây nhiễu, mất tập trung và khiến tâm trí thư giãn.
-
Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại trong ngày
Việc lập kế hoạch thời gian cụ thể khi sử dụng điện thoại cũng là một biện pháp hữu hiệu. Không chỉ giúp cải thiện tình trạng nghiện điện thoại, giải pháp này còn mang lại những tác động tích cực đến sức khỏe và tinh thần.
Đặt thời gian cụ thể để ngừng sử dụng điện thoại trong ngày cũng là cách để bạn thoát khỏi chứng nghiện smartphone. Người dùng có thể hẹn giờ cho số lần dùng điện thoại trong ngày, ban đầu có thể là 15 phút kiểm tra thông báo trên điện thoại một lần, sau chuyển sang 30 phút và dài hơn. Nhưng để giảm bớt lo lắng về phản hồi, các chuyên gia khuyên người dùng nên nói trước với bạn bè và người thân lý do không thể trả lời tin nhắn nhanh như trước. Một nhân viên truyền thông đã tập thói quen không sử dụng điện thoại khi tắm, ăn sáng hay đưa con đi học. "Trong 8 tiếng đi ngủ tôi không thể biết có chuyện gì xảy ra trên Internet, nên ngừng sử dụng 1-2 tiếng mỗi ngày cũng không sao", cô nói và cho biết một số bạn bè đã cai điện thoại bằng cách cất chúng vào tủ hoặc để sang phòng khác mỗi khi ở bên người thân, trước khi đi ngủ. Điều này có thể gây khó khăn vào thời gian đầu, nhưng sau một thời gian họ đã quen với việc không có điện thoại.
-
Để thiết bị điện tử tránh xa giường ngủ
Nhiều người thường có thói quen dùng điện thoại trước khi đi ngủ và mở điện thoại xem thông tin ngay khi thức dậy. Một số còn để điện thoại ngay trên giường ngủ, dưới gối. Tuy nhiên, theo tờ Very Well Health (Mỹ), sau khi dùng điện thoại vào buổi tối, bạn không nên để điện thoại quá gần giường ngủ vì những mối nguy tiềm tàng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đừng để điện thoại là thứ cuối cùng bạn nhìn thấy vào ban đêm và tìm đến mỗi sáng thức giấc. Thay vì đặt báo thức trên điện thoại, người dùng có thể sử dụng đồng hồ, sạc điện thoại ngoài tầm với để tránh sa đà vào những tin tức không cần thiết trên mạng xã hội.
-
Dùng loa thông minh
Vài năm trở lại đây, giới công nghệ đang hứng thú với một thiết bị không chỉ dùng để phát nhạc mà còn hỗ trợ nhiều tính năng đa nhiệm khác gọi là loa thông minh. Loa thông minh là một loại loa không dây và thiết bị kích hoạt/điều khiển bằng giọng nói với một trợ lý ảo được tích hợp bên trong có khả năng tương tác và hỗ trợ người sử dụng. Phương pháp dùng loa (tai nghe) thông minh có thể giúp bạn nghe nhạc, nghe điện thoại mà không cần nhìn màn hình. Điều này có thể giúp bạn ngừng tìm đến các ứng dụng vô bổ, tập trung vào điện thoại.
Một trong những tính hữu dụng nhất của loa thông minh như Amazon Echo hay các sản phẩm của Google's Home là giúp bạn có cuộc sống không màn hình. Người dùng có thể ngưng tìm đến các ứng dụng vô bổ và cố gắng trả lời những câu hỏi bằng giọng nói. -
Bật chế độ màn hình xám
Người dùng có xu hướng bị kích thích khi nhìn vào các màu sắc trên màn hình. Các ứng dụng trên điện thoại thường sở hữu màu sắc rực rỡ và phong phú, thu hút người dùng dành thời gian sử dụng điện thoại nhiều hơn. Một trong những cách để cai nghiện điện thoại thông minh là khiến màn hình của bạn trở nên ít hấp dẫn hơn.
Theo video đăng tải trên trang The Atlantic, cách chữa chứng nghiện smartphone rất đơn giản, nằm ngay trong phần thiết lập của thiết bị. Bằng cách đổi màu màn hình thành tông xám, bạn sẽ xóa bỏ tất cả tông màu khiến não bộ bị kích thích, ví dụ như đỏ. Người dùng có thể bật thang độ xám bằng cách tìm trong danh mục "Trợ năng" trong cài đặt điện thoại. Trên iOS, tìm "Hiển thị thích nghi" và bật "Bộ lọc màu". Trên thiết bị Android, hãy tìm "Vision" rồi tìm "Thang độ xám". Sau khi chuyển toàn bộ màu màn hình về thang xám, bạn sẽ làm việc và học tập hiệu quả hơn vì không còn phải kiểm tra điện thoại mỗi giờ nữa.
-
Thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất
Điện thoại di động là thiết bị không thể thiếu của mỗi người trong cuộc sống hiện đại. Và cũng vì sự phổ biến của nó đã kéo theo hệ lụy gây đau đầu cho nhiều người nghiện smartphone. Vài nghiên cứu đã chỉ ra 67% người dùng smartphone dùng để kiểm tra các cuộc gọi và tin nhắn, ngay cả khi không có tín hiệu thông báo từ thiết bị, 44% ngủ cùng với điện thoại và 29% nói rằng họ không thể sống thiếu chúng. Quá trình ngưng sử dụng smartphone không thể thành công trong thời gian ngắn, nhưng thay đổi từng chút và có ý thức về giới hạn mỗi khi sử dụng điện thoại là cách tốt nhất để xây dựng thói quen tốt.
Một người phụ nữ nói rằng chứng cai nghiện điện thoại của cô rất bất định. Có những ngày cô không sử dụng điện thoại và chỉ dành thời gian thư giãn với gia đình hoặc làm việc. Nhưng cũng có những ngày cô liên tục sử dụng mà không thể ngừng. "Tôi phải học cách chấp nhận những thay đổi bất chợt của bản thân và tin rằng sẽ cân bằng chúng vào một ngày nào đó", cô nói. Bên cạnh đó, ứng dụng Digital Wellbeing trên Android và Screen Time của IOS là những tính năng phổ biến giúp người dùng cai nghiện smartphone. Theo đó, họ có thể hạn chế sử dụng điện thoại, thông báo làm phiền, thống kê thời gian và hành vi sử dụng... với các ứng dụng này.
-
Không sử dụng điện thoại làm báo thức
Tất cả smartphone hiện nay đều được trang bị tính năng báo thức và chúng rất tiện dụng. Tuy nhiên, nó cũng có tác động tiêu cực đến bạn vì bạn sẽ phải để điện thoại gần giường và tương tác với nó đầu tiên vào buổi sáng khi thức dậy. Bạn sẽ thay vì xuống giường ngay lập tức bằng việc kiểm tra thông báo và đọc tin tức cả buổi ở trên giường.
Vì vậy, người dùng có thể sử dụng đồng hồ cơ để báo thức để hạn chế dùng điện thoại. Điều này, còn giúp bạn tránh sa đà vào những tin tức không cần thiết trên mạng xã hội. Hãy thay thế điện thoại bằng một chiếc đồng hồ báo thức để tận hưởng sự trong lành của buổi sáng bạn nhé!
-
Không sử dụng điện thoại khi dùng bữa
Thói quen dùng điện thoại trong bữa ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa, béo phì, nới dần khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình. Vừa ăn vừa kiểm tra email, lướt Facebook, đọc tin tức, dỗ dành con bằng trò chơi điện tử hoặc phim ảnh… là cảnh tượng thường thấy trong bữa ăn gia đình thời hiện đại. Thế nhưng, thói quen ăn ngủ cùng điện thoại có thể gây ra nhiều tác hại tiềm ẩn.
Thói quen sử dụng điện thoại khi đang ăn khiến bạn bị cô lập với mọi người, thậm chí quên luôn việc dùng bữa của chính mình. Do đó, bạn nên ngưng sử dụng điện thoại khi dùng bữa và cố gắng trò chuyện trực tiếp với người thân, bạn bè trong bữa ăn để quên đi "cơn nghiện" này. Cha mẹ là tấm gương để trẻ quan sát và noi theo. Khi cha mẹ tập trung vào bữa ăn, trẻ cũng hình thành ý thức coi trọng bữa cơm gia đình và giá trị tình thân. Ngược lại, việc cha mẹ vừa ăn vừa cầm điện thoại, bận tâm với những sức hút bên ngoài gia đình, sẽ tạo thói quen xấu và suy nghĩ thờ ơ với bữa cơm cho con.
-
Không sử dụng điện thoại khi nói chuyện
Ăn smartphone, ngủ smartphone, hẹn hò gặp nhau thì mỗi người cũng dí mắt vào chiếc smartphone của chính mình. Và theo 2 nghiên cứu mới đây, riêng hành động cuối cùng đã là một xu hướng không hề tốt. Nó khiến mối quan hệ trở nên xa cách hơn. Việc sử dụng điện thoại khi đang nói chuyện với người thân, bạn bè khiến bạn dễ bị phân tâm, sự chú ý với người đối diện cũng giảm đi và câu chuyện trở nên kém hấp dẫn.
Cụ thể, 2 nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng trong các cuộc gặp mặt, chỉ cần sử dụng smartphone với tần suất nhỏ thôi cũng đủ để gây mất tập trung, khiến con người dần rời xa cuộc hội thoại, và khiến mối quan hệ xấu dần. Và hậu quả ấy xảy ra ngay cả khi bạn chỉ đưa smartphone lên chụp cái ảnh, chỉnh sửa một chút và đăng lên mạng xã hội. Thậm chí, người đối diện có thể cảm thấy bản thân không được tôn trọng, và lâu dần mối quan hệ sẽ trở nên lạnh nhạt, rạn nứt. Vì vậy, không nên sử dụng điện thoại khi nói chuyện.
-
Tắt chuông điện thoại khi làm việc
Đừng khuấy động không khí làm việc và sự tập trung của mọi người bằng tiếng chuông inh ỏi. Khi đang tập trung, một số người dễ bị giật mình khi bất chợt nghe được tiếng động lớn. Vì vậy, tắt chuông điện thoại khi ở văn phòng là phép lịch sự tối thiểu để đảm bảo không gian làm việc hiệu quả cho mọi người.
Tiếng chuông điện thoại trong giờ làm việc cũng có thể khiến bạn bị phân tâm, năng suất công việc giảm sút và thậm chí có thể để lại ấn tượng xấu với cấp trên của bạn. Vì vậy, nếu tính chất công việc không đòi hỏi phải trao đổi qua điện thoại thường xuyên, hãy chuyển sang chế độ rung hoặc tắt chuông để tập trung vào công việc hơn.