Top 10 Cách chống say tàu xe hiệu quả nhất

Hồng Nhung 5835 0 Báo lỗi

Bạn bị ám ảnh cảm giác say xe trong những chuyến đi xa, hãy ghi nhớ những bí kíp cực hay và đơn giản này nhé. Có bí quyết trong tay đi bao xa cũng không say. ... xem thêm...

  1. Top 1

    Lá trầu không

    Trước khi lên tàu xe khoảng 15 phút, bạn dùng khoảng 3 - 4 lá trầu không mà các cụ ăn trầu, dùng tay xé lá trầu ra vài miếng, cho hơi nát lá. Giữ 1 - 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ "át" mùi của xăng xe.

    Lá trầu
    sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 - 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ "át" mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.


    Bạn đưa những lá trầu này dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn. Đây là một mẹo áp dụng có hiệu quả chống say tàu xe.

    Lá tràu không
    Lá tràu không
    Lá trầu không
    Lá trầu không

  2. Top 2

    Vỏ cam, quýt

    Trong vỏ cam, quýt có tinh dầu khiến bạn an thần nhẹ, cân bằng hệ thống thần kinh. Ngoài ra giảm sự co bóp dạ dày, ruột tránh buồn nôn. Bạn có thể xé nhỏ vỏ quýt (cam) nhét vào lỗ mũi, hoặc dùng móng tay bấm vào vỏ quýt (cam) cho tinh dầu bay vào mũi tránh mùi tàu xe (hạn chế mùi xăng, đồ dùng trong xe xộc vào mũi, tránh được cảm giác nôn nao trong người).


    Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy. Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.

    Vỏ cam quýt
    Vỏ cam quýt
    Vỏ cam quýt
    Vỏ cam quýt
  3. Top 3

    Vị trí ngồi

    Việc ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt vì mắt bạn sẽ bớt đi việc phải tập trung vào những việc, tình huống xảy ra trên tàu xe giúp tinh thần thoải mái hơn. Ngoài ra ngồi ghế đầu thường ít xóc hơn đấy vì vậy nếu được chọn bạn nên chọn vị trí đầu, thoáng mát, gần cửa sổ, tránh ngồi với người bị say xe.


    Một lời khuyên thường thấy cho những người bị say xe là nên nhìn ra ngoài cửa sổ về phía chân trời theo hướng phương tiện đang di chuyển. Việc này giúp định hướng lại cảm giác thăng bằng bên trong não bộ bằng cách cung cấp thêm cảm nhận về chuyển động thống nhất. Tốt nhất bạn nên cố gắng ngủ khi ngồi trên xe vì nó sẽ giúp bạn quên đi cơn say xe.

    Vị trí đầu thoáng mát, thoải mái
    Vị trí đầu thoáng mát, thoải mái
    Ngồi ghế đầu thường ít xóc hơn
    Ngồi ghế đầu thường ít xóc hơn
  4. Top 4

    Nói chuyện với mọi người xung quanh

    Những câu chuyện với bạn bè trên cùng chuyến xe sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe, đây là yếu tố quan trọng trong việc cơn say xe sẽ đến tìm bạn dễ dàng. Nếu tinh thần lo âu, căng thẳng sẽ rất dễ buồn nôn. Bạn cũng nên mang theo một ít đồ ăn vặt, máy nghe nhạc, hát, chơi một vài trò chơi để quên đi việc say xe.


    Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe. Bạn cũng có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ …để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.

    Những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe
    Những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe
    Yếu tố tình thần rất quan trọng
    Yếu tố tình thần rất quan trọng
  5. Top 5

    Khoai lang

    Dùng khoai lang là cách chữa say xe không dùng thuốc vừa an toàn, vừa hiệu quả lại ít tốn kém. Trong 100g khoai lang có chứa 38mg canxi, 3,3g chất xơ, 90kcal, 0,69mg sắt, 27mg magie, 0,5mg mangan, 1,5mg vitamin B3, 54mg photpho, 475mg kali, 36mg natri, 961 μg vitamin A cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Những chất này có tác dụng chống co thắt, trung hòa axit trong dạ dày nên có thể chống say xe.

    Khoai lang sống vô cùng hiệu quả trong việc phòng chống say tàu xe, giúp chống co thắt và trung hòa axit trong dạ dày vậy nên có tác dụng chống nôn. Bạn có thể làm sạch khoai lang tươi để ăn nhai nuốt cả bả để giảm bớt các triệu chứng say xe. Bạn cũng có thể ăn dặm một ít khoai lang luộc sẵn trước khi lên xe tránh bụng trống rỗng khiến bạn mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Khoai lang sống
    Khoai lang sống
    Khoai lang
    Khoai lang
  6. Top 6

    Đồ uống chống say xe

    Việc bạn uống 1 đến 2 ly nước ấm trước khi lên xe sẽ giúp bạn quên cảm giác buồn nôn, ấm bụng, thư giãn thần kinh khiến bạn dễ đi vào giấc ngủ để quên đi các triệu chứng say xe khác. Ngoài ra bạn cũng nên uống nước ấm mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp nha. Bạn cũng có thể uống từng ngụm nước ấm nhỏ trên chuyến đi để tránh khô miệng, buồn nôn.


    Trà xanh là cái tên không còn xa lạ với nhiều người nữa bởi nhiều công dụng thần kỳ mà nó mang lại đặc biệt, trị say tàu xe rất hiệu quả. Trà xanh ấm có công dụng làm ấm cơ thể, xóa bỏ cảm giá buồn nôn, hỗ trợ tuần hoàn máu nên bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu hay mệt mỏi nữa.


    Trà gừng là thức uống khá quen thuộc với nhiều người nhờ tác dụng mà nó mang lại. Nhưng ít người biết gừng cũng có tác dụng rất tốt trong việc chống say xe. Uống trước khi đi xe sẽ chống say xe hoặc có thể uống sau khi đi xe sẽ giúp bạn khoẻ hơn.

    Nước ấm
    Nước ấm
    Trà xanh
    Trà xanh
  7. Top 7

    Những thực phẩm nên tránh khi bị say xe

    Những thực phẩm nên tránh khi bị say xe sẽ giúp xóa tan ác mộng của bạn trong những chuyến đi, giúp tinh thần của bạn trở nên thư giãn và sảng khoái hơn. Và cũng vì thế, việc tận hưởng những chuyến đi của bạn, dù là di chuyển trên các phương tiện như ô tô, máy bay, tàu hỏa hay tàu thuyền cũng đều trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.


    Bạn nên tránh xa những thực phẩm sau trước và khi trên xe:

    • Vải và Lòng đỏ trứng: Vải có hàm lượng đường tương đối cao. Khi ăn vải, dưới tác động của một số enzyme có trong cơ thể, đường sẽ chuyển hóa thành một chất có mùi như men rượu, khiến bạn thấy “say”. Điều này cũng xảy ra tương tự khi bạn ăn lòng đỏ trứng hay uống sữa đậu nành trước khi lên đường.
    • Các thực phẩm chiên xào dầu mỡ: Việc ăn thức ăn nhiều dầu mỡ làm cho dạ dày khó tiêu hóa, khiến cho bạn cảm thấy đầy bụng, và cảm giác buồn nôn, khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá no trước khi lên xe bởi vì sau khi ăn, máu trong cơ thể sẽ phân phối lại, nó sẽ tập trung hầu hết vào đường tiêu hóa, lượng máu cung cấp cho não và chân tay, hệ thần kinh sẽ bị giảm, khiến bạn không được tỉnh táo.
    • Thực phẩm có mùi khó chịu: Sầu riêng hay bia rượu có mùi khó chịu sẽ khiến cho bạn cảm thấy nôn nao hơn khi đi xe. Bởi trong xe thường khá kín nên những mùi khó chịu sẽ càng nồng hơn, khiến bạn buồn nôn hơn.
    • Đồ uống có ga, sữa: Sử dụng các đồ uống có ga như bia rượu, nước ngọt trong chuyến đi dài có thể khiến cho bạn cảm thấy đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và đau bụng. Tương tự các thực phẩm và đồ uống chứa kem, sữa sẽ gây cảm giác ngán, khi ợ lên sẽ làm khó chịu ở cổ họng, gây nôn nao. Vậy nên nhất định phải tránh loại đồ uống này khi đi tàu xe.
    Bánh quy
    Bánh quy
    Trứng
    Trứng
  8. Top 8

    Thở bằng khí trời và đeo khẩu trang

    Trong trường hợp thời tiết quá nóng thì bạn nên tắt điều hòa, mở cửa sổ và đón không khí tự nhiên từ bên ngoài. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.


    Còn nếu bắt buộc phải mở điều hòa mà không chịu được mùi này thì bạn có thể đeo khẩu trang, lấy chế độ gió ngoài, chỉnh cửa gió sao cho không bị thốc thẳng vào đầu và cũng không ngồi trực tiếp dưới ánh nắng hoặc điều hòa.


    Khẩu trang giúp ngăn chặn bụi bẩn và mùi trên xe vì trên những chuyến tàu xe sẽ thường được đóng kín cửa và bật máy lạnh khiến mùi trên xe vô cùng khó chịu nên trước khi lên xe bạn đeo khẩu trang kín (không quá dày vì nó sẽ khiến bạn khó chịu, tăng cảm giác buồn nôn) và ngoài ra bạn có thể nhai thêm kẹo cao su để át mùi xe.

    Đeo khẩu trang kín
    Đeo khẩu trang kín
    Đeo khẩu trang hạn chế say xe
    Đeo khẩu trang hạn chế say xe
  9. Top 9

    Quấn khăn khô

    Đây có lẽ là phương pháp nghe khá lạ và khó tin. Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần quấn một chiếc khăn để giữ ấm từ phía sau gáy ra trước ngực là được. Nghe đơn giản là thế nhưng nó đã giúp ích cho rât nhiều người bị say xe. Tương tự như việc dùng lá trầu, phương pháp quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu xe đối với một số người.

    Phương pháp quấn khăn khô giữ ấm. Cách làm: quấn khăn từ phía sau gáy ra trước ngực. Tác dụng: cũng giống như việc sử dụng lá trầu không có tác dụng giảm triệu chứng gây say xe rất hữu hiệu với nhiều người.

    Quấn khăn khô
    Quấn khăn khô
    Quấn một chiếc khăn để giữ ấm từ phía sau gáy ra trước ngực
    Quấn một chiếc khăn để giữ ấm từ phía sau gáy ra trước ngực
  10. Top 10

    Gừng

    Theo Đông y, để chống say xe, trước khi khởi hành khoảng 30 phút, nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng bạn nên ngậm trong miệng một lát. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Vì thế việc sử dụng gừng trong điều trị chống say xe vừa dễ vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.


    Bột gừng khô chống say xe cũng rất tốt, giúp bạn giảm buồn ngủ, khô miệng... ngoài ra còn có thể ngậm gừng tươi cắt lát nhỏ, mỏng hoặc uống 1 ly trà gừng. Cách pha trà gừng: gọt sạch vỏ cắt vài lát gừng tươi mỏng, chuẩn bị một ấm nước nóng đổ vô bình trà đã đặt những lát gừng thái sẵn đậy chặt nắp để giữ mùi thơm. Ngâm trong vòng 15 phút rồi rót nước ra ly thêm một chút mật ong hoặc đường nâu... để tạo ngọt nếu thích. Trà gừng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hấp dẫn thụ thức ăn trước khi lên xe nhanh chóng, chống nôn.

    Gừng tươi
    Gừng tươi
    Bột gừng khô
    Bột gừng khô



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy