Top 4 Cách định cư ở nước ngoài phổ biến nhất

Phương Kem 18 0 Báo lỗi

Trong những năm gần đây, xu hướng học tập, làm việc và sinh sống tại nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến trong đó có Việt Nam. Nhưng vấn đề lo ngại của không ... xem thêm...

  1. Đây là hình thức định cư diện bảo lãnh tương đối phổ biến, cho phép cha mẹ bảo lãnh cho con hoặc ngược lại và vợ chồng bảo lãnh cho nhau. Nhiều người Việt tại nước ngoài lựa chọn sinh con tại nước bản địa để được chấp nhận ở lại hợp pháp do đứa trẻ được sinh ra tại quốc gia đó sẽ được công nhận là công dân, mặc dù cha mẹ chưa có quốc tịch chính thức. Khi đứa trẻ đủ 18 tuổi, cha và mẹ của đứa trẻ nếu chưa có quốc tịch sẽ được bảo lãnh để định cư dài hạn. Hoặc có thể đưa con cái sang nước ngoài dưới hình thức nhận con nuôi để nhập quốc tịch và nhận sự bảo trợ từ người nhận nuôi.


    Thông thường, thủ tục khi vợ chồng bảo lãnh nhau; hoặc bảo lãnh con cái nhỏ hơn 18 tuổi được hoàn tất rất nhanh. Tuy nhiên đối với đứa trẻ dưới 18 tuổi khi được bảo lãnh sẽ không được cấp quốc tịch ngay. Nhưng bạn nên biết đối với trường hợp con cái được bảo lãnh từ 18 tuổi trở lên; hoặc bố mẹ được bảo lãnh từ con cái thì hồ sơ được duyệt rất lâu.


    Một hình thức được đánh giá là dễ dàng nhất để định cư dài hạn tại nước ngoài đó là bảo lãnh diện vợ chồng và được áp dụng khá nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết đều là hồ sơ kết hôn giả, phải chịu nhiều rủi ro dưới áp lực kiểm tra gắt gao từ Sở di trú của các nước. Điều kiện của hình thức này đó là: Đương đơn phải gặp mặt nhau trong vòng 2 năm trước khi nộp đơn; cung cấp những bằng chứng về việc hủy bỏ các hôn thú trước đó và phải lập hôn thú với nhau trong vòng 90 ngày sau khi người thừa hưởng bảo lãnh nhập cảnh. Ngoài ra, họ cũng phải cung cấp những giấy tờ chứng minh bổ sung khác như ảnh chụp đám cưới, hóa đơn thanh toán các chi phí liên quan đến đám cưới,… để tăng thêm tính thuyết phục cho hồ sơ xin visa K-1khi được Sở di trú và Lãnh sự Hoa Kỳ xét duyệt.

    Chương trình định cư nước ngoài theo diện đoàn tụ gia đình
    Chương trình định cư nước ngoài theo diện đoàn tụ gia đình
    Chương trình định cư nước ngoài theo diện đoàn tụ gia đình
    Chương trình định cư nước ngoài theo diện đoàn tụ gia đình

  2. Định cư theo dạng kỹ năng là một trong các cách định cư nước ngoài phổ biến hiện nay. Do nhu cầu lao động tại các quốc gia phát triển như: Úc, Canada,… đang tăng lên khá nhanh, định cư diện lao động có tay nghề cao đang là xu hướng được ưa chuộng.


    Đây không phải là hình thức xuất khẩu lao động; vì thế sẽ không có visa tạm thời. Bạn sẽ được nhập tịch sau khoảng thời gian làm việc nhất định. Bạn cũng sẽ được phép cho cả gia đình là vợ/chồng hoặc con cái cùng sang.


    Bạn có thể tham khảo danh sách những ngành nghề; và tiêu chuẩn được công bố trên website do Sở di trú thực hiện. Khác với suy nghĩ của rất nhiều người; chương trình định cư nước ngoài theo dạng kỹ năng không hẳn chỉ có những ngành nghề cao như luật sư, tiến sĩ hay tài chính ngân hàng. Ví dụ ở Canada, những ngành nghề như đầu bếp; thợ hàn, thợ khoan hay các công việc thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là các ngành nghề đang thiếu.


    Bạn nên chọn lựa và cân nhắc dựa trên danh sách nghề nghiệp cần nhiều lao động tại quốc gia đó để có lợi thế khi nộp hồ sơ. Hồ sơ được xét dựa trên nhiều yếu tố như bằng cấp, tuổi tác, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc và sẽ được tính điểm để tạo tính công bằng cho các đương đơn.

    Chương trình định cư nước ngoài theo diện kỹ năng
    Chương trình định cư nước ngoài theo diện kỹ năng
    Chương trình định cư nước ngoài theo diện kỹ năng
    Chương trình định cư nước ngoài theo diện kỹ năng
  3. “Đầu tư định cư” còn được biết đến với tên gọi là “định cư theo diện doanh nhân” là thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Đầu tư định cư được hiểu là việc các nhà đầu tư Việt Nam chuyển vốn đầu tư trực tiếp vào một quốc gia khác để thiết lập các cơ sở kinh doanh theo luật pháp của nước sở tại, đồng thời xin hưởng quy chế định cư lâu dài tại quốc gia đó.


    Định cư theo dạng doanh nhân là một trong những cách để định cư nước ngoài nhanh nhất. Nhưng nó chỉ phù hợp với những ai đã có kinh nghiệm về kinh doanh, quản lý; đạt mức tối thiểu nào đó về tài sản và có mong muốn thành lập công ty/doanh nghiệp tại đất nước họ muốn định cư. Tiêu chuẩn kinh nghiệm đối với chương trình định cư nước ngoài này không hề đơn giản. Chức vụ, quy mô và số năm kinh nghiệm bạn phải đạt một chuẩn nhất định theo quy định của mỗi quốc gia.


    Ngoài ra, để được định cư theo diện doanh nhân bạn phải có đề án kinh doanh cụ thể. Và khi sang định cư đề án của bạn cũng sẽ bị kiểm tra về hiệu quả trong đó bao gồm lợi nhuận; đóng thuế và cả số việc làm mà công ty/ doanh nghiệp của bạn tạo ra. Dựa trên cơ sở đó, việc định cư của bạn mới được đảm bảo lâu dài và được cho phép nhập tịch.


    Ví dụ:
    Tại Úc, Chính phủ Úc chia việc định cư theo diện doanh nhân làm nhiều loại visa tạm trú, thường trú kèm theo đó là yêu cầu định mức đầu tư khác nhau đối với mỗi loại. Với định mức đầu tư cơ bản, nhà đầu tư cần có khoảng 800.000 AUD (tương đương khoảng hơn 13 tỷ đồng) để đầu tư thành lập một doanh nghiệp mới tại Úc. Với trường hợp này nhà đầu tư cần đáp ứng rất nhiều điều kiện (tuổi tác, trình độ quản lý doanh nghiệp, trình độ tiếng Anh…) theo quy định của Chính phủ Úc. Ngoài định mức trên, còn có những định mức cao hơn như 1,50 triệu AUD (khoảng hơn 25,5 tỷ đồng) để đầu tư vào trái phiếu chính phủ của bang nhận bảo lãnh nhà đầu tư. Cũng nhằm linh hoạt khuyến khích tiềm lực tài chính dồi dào của các nhà đầu tư, chính phủ nước này đã đưa vào thí điểm hai diện nhập cư giá trị lớn là đầu tư trọng yếu (The Significant Investor visa - SIV) trị giá 5 triệu AUD (khoảng hơn 83 tỷ đồng) và đầu tư cao cấp (The Premium Investorvisa - PIV) trị giá 15 triệu AUD (khoảng hơn 255 tỷ đồng). Tuy nhiên với các diện đầu tư này thì khung chương trình giải ngân nguồn tiền đầu tư cũng tương đối phức tạp và khó khăn. Các nhà đầu tư sẽ không còn được quyền rót toàn bộ số vốn khổng lồ này vào các hạng mục an toàn như trái phiếu Chính phủ và bất động sản. Thay vào đó là các hạng mục đầu tư mang nhiều tính rủi ro hơn. Ví dụ như khi áp dụng những quy định này giờ đây, nhà đầu tư SIV sẽ phải chia nhỏ khoản vốn 5 triệu AUD của mình vào ba hạng mục chính gồm một quỹ đầu tư mạo hiểm của Australia (ít nhất 500.000 AUD), các công ty đầu tư đã niêm yết trên sàn chứng khoán (ít nhất 1,5 triệu AUD), một hoặc nhiều quỹ quản lý theo chỉ định hoặc bất động sản (tối đa 10%).

    Khi đầu tư tại Úc, vợ/chồng, các con chung và con riêng phụ thuộc, người thân trong gia đình còn phụ thuộc của nhà đầu tư có thể tham gia vào hồ sơ để di trú sang Úc; Nhà đầu tư được cấp thị thực nhập cảnh và lao động tại Úc có giá trị sử dụng liên tục trong 04 năm; được tiếp tục tham gia chương trình định cư diện đầu tư Sub-class 888 để được cấp thẻ xanh (khi sinh sống tại Úc trong ít nhất 2 năm trong vòng 4 năm và duy trì khoản đầu tư tại Úc trong ít nhất 4 năm); và có cơ hội mở doanh nghiệp hoặc phát triển doanh nghiệp có sẵn và/hoặc đầu tư vào các tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ của Úc.

    Chương trình định cư theo diện doanh nhân
    Chương trình định cư theo diện doanh nhân
    Chương trình định cư theo diện doanh nhân
    Chương trình định cư theo diện doanh nhân
  4. Đây là một trong các cách để định cư nước ngoài được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Du học sinh sau khi hoàn thành khóa học có nhiều cơ hội xin việc làm và ở lại định cư lâu dài tại đất nước. Điều kiện tiên quyết là du học sinh phải có thư mời làm việc từ một công ty hoạt động hợp pháp tại quốc gia đó. Trong thời gian làm việc, du học sinh có quyền được nộp đơn xin cấp thẻ xanh làm thường trú nhân và sau đó có thể tham gia kì thi quốc tịch để trở thành công dân chính thức.


    Ví dụ: Định cư theo diện du học ở Phần Lan

    Đây là hình thức định cư được nhiều người sử dụng. Nếu như ở các quốc gia khác trên thế giới hình thức định cư bằng con đường du học gặp phải nhiều khó khăn và vô cùng khắt khe thì ở “xứ sở Ngàn Hồ” sau khi tốt bạn sẽ có cơ hội định cư. Sau khi tốt nghiệp mà giấy phép du học vẫn còn hiệu lực thì bạn có thể xin thêm giấy gia hạn thường trú. Sau khi tốt nghiệp, trường hợp bạn xin được việc và sinh sống tại Phần Lan 5 năm liên tục thì có quyền nộp đơn để được định cư vĩnh viễn.

    Phần Lan miễn học phí cho các cấp Tiểu học và Trung học dạy bằng tiếng Phần. Với các trường Quốc tế, mức học phí trung bình là 4000 – 5000 eur/năm. Giáo dục Đại học hoặc cao hơn: Với hơn 400 khóa học bằng tiếng Anh. Các chương trình dành cho sinh viên quốc tế đều được thiết kế 100% bằng tiếng Anh, các bài giảng, kiểm tra, sách vở liên quan đến môn học đều bằng tiếng Anh. Cùng với chính sách hỗ trợ nhiều học bổng lên tới 100% cộng với nhiều học bổng hỗ trợ tiền sinh hoạt phí cực lớn và cơ hội được ở lại làm việc sau học tập. Mức học phí bậc Đại học trung bình 8000 – 10000 eur/năm, học bổng lên tới 50%.

    Đối với thẻ cư trú, sau khi hoàn thành chương trình học, du học sinh sẽ được cấp thẻ cư trú A (thẻ cư trú cho phép bạn có thể xin định cư và nhập quốc tịch). Với các nghiên cứu sinh cũng sẽ nhận được thẻ cư trú loại A để ở lại Phần Lan làm việc trong vòng 1 năm, dù chỉ nhận được grant. Đối với các nghiên cứu sinh đã được cấp thẻ cư trú tại một quốc gia bất kỳ nào thuộc khối EU sẽ có quyền đến Phần Lan nghiên cứu một thời gian nhất định mà không cần xin giấy phép cư trú mà chỉ cần nộp thông báo (submit a notification).


    Ngoài ra, Phần Lan còn là quốc gia cho phép đa quốc tịch, nghĩa là nếu bạn có trên 2 quốc tịch vẫn có cơ hội để nhập tịch tại quốc gia này nếu chính sách ở nước “mẹ đẻ” cho phép. Do đó, bạn hoàn toàn có thể nhập quốc tịch tại Phần Lan sau tốt nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện cần thiết.


    Chương trình định cư theo diện du học
    Chương trình định cư theo diện du học
    Chương trình định cư theo diện du học
    Chương trình định cư theo diện du học




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy