Top 5 Cách định cư Đức dễ nhất
Bên cạnh những chân trời mới như Mỹ, Úc, Anh thì Đức đã, đang trở thành một trong những điểm đến lý tưởng để định cư cũng như sinh sống lâu dài. Đặc biệt, đối ... xem thêm...với những người sở hữu kĩ năng và kinh nghiệm làm việc, định cư Đức lại là sự lựa chọn thông minh, khôn ngoan. Dưới đây là những cách định cư tại quốc gia này dễ nhất hiện nay.
-
Định cư Đức theo diện vợ/chồng
Theo Điều 10 Luật quốc tịch Đức (STAG), người đệ đơn vào quốc tịch Đức phải đủ các điều kiện sau:
- Có giấy phép cư trú tại thời điểm đệ đơn và cư trú hợp pháp từ 8 năm trở lên
- Đảm bảo cuộc sống cho mình và các thành viên trong gia đình
- Đủ điều kiện nhà ở theo quy định
- Đóng bảo hiểm y tế
- Nếu tự hành nghề phải đóng bảo hiểm y tế và mất sức
- Tiếng Đức đủ để giao dịch theo luật mới phải có chứng chỉ B, tiếng Đức và thi đỗ trắc nghiệm (Einbürgerungstest)
- Không phạm tội tại CHLB Đức
- Thừa nhận luật pháp CHLB Đức
- Từ bỏ quốc tịch mình đang có
Tuy nhiên theo điều 9-8 Luật quốc tịch (StAG) Nếu có vợ hoặc chồng là công dân Đức thì chỉ cần có thời gian cư trú hợp pháp tại CHLB Đức ít nhất là 3 năm và có 2 năm chung sống là hôn thú với nhau. Trong trường hợp bạn muốn cấp visa theo diện này thì phải đáp ứng điều kiện là vợ/chồng hay bạn đồng giới, bạn trai hoặc bạn gái đã và đang định cư tại Đức (phải có thẻ cư trú hoặc giấy xác nhận thường trú của chính quyền địa phương).
-
Định cư Đức theo diện con nuôi
Trong bộ Luật Di Trú, chỉ có chữ Child (tức là con) là được định nghĩa. Những chữ như Anh, Chị, Em, Cha và Mẹ không được định nghĩa trong bộ luật di trú vì những chữ đó tùy thuộc vào chữ CON. Cho nên định nghĩa chữ con rất là quan trọng trong luật di trú và con nuôi và con nuôi mồ côi là một phần quan trọng trong định nghĩa chữ con.
Để được bảo lãnh định cư Đức theo diện này thì người con nuôi đó phải rơi vào định nghĩa của chữ con. Để được xác định là con, người con nuôi phải hội đủ 3 điều kiện sau:
- Người con nuôi phải được nhận làm con nuôi trước khi bước sang 16 tuổi và sự nhận nuôi phải hợp pháp dưới luật pháp của nơi con nuôi được nhận
- Người con nuôi phải ở chung nhà với Cha hoặc Mẹ nuôi đủ 2 năm và sự ở chung nhà có thể xảy ra trước khi hoặc sau khi được nhận làm con nuôi
- Người con nuôi phải dưới quyền giám hộ của Cha hoặc Mẹ nuôi đủ 2 năm
Khi một công dân Đức muốn nhận một người con nuôi ở ngoài nước Đức, điều kiện thứ nhì là điều kiện rất khó để được hội đủ vì sự đòi hỏi người con nuôi phải ở chung ít nhất 2 năm với Cha Mẹ nuôi. Do đó, đa số Cha hoặc Mẹ nuôi không thể nào bỏ việc làm hoặc đời sống của họ ở Đức để sống chung với người con nuôi ở nước ngoài 2 năm. Tuy rằng rất là khó khăn để cho Cha hoặc Mẹ nuôi hội đủ điều kiện này, nhưng tùy theo trường hợp uyển chuyển, sẽ có cách giải quyết miễn là đáp ứng được đòi hỏi của Luật Di Trú
-
Định cư Đức theo diện bảo lãnh của người thân
Nếu bạn là công dân EU (có quốc tịch của một trong các nước nằm trong khối Liên minh châu Âu – EU, ví dụ như bạn đã nhập quốc tịch Đức), người thân của bạn có thể tự do làm việc và sinh sống tại Đức mà không cần làm bất cứ loại giấy tờ nào. Nếu bạn là công dân ngoài EU (chưa nhập quốc tịch Đức) bạn phải đáp ứng một vài điều kiện để có thể bảo lãnh người thân sang Đức.
Để bảo lãnh người thân (cha, mẹ, vợ, con) sang Đức khi bạn chưa nhập quốc tịch Đức, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy phép cư trú (Resident permit) tạm thời hoặc vĩnh viễn. Hoặc thẻ xanh EU – EU blue card
- Có chỗ ở (mua hoặc thuê) với diện tích đủ rộng cho người thân của bạn cùng sinh sống
- Có đủ khả năng tài chính để có thể nuôi sống người thân được bạn bảo lãnh sang
- Điều kiện để bảo lãnh vợ (chồng) sang Đức là vợ/chồng của bạn phải trên 18 tuổi
Nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện để bảo lãnh vợ, bảo lãnh cha mẹ sang Đức được giới thiệu trong phần đầu của bài viết. Bạn cần thực hiện tiếp các thủ tục như sau:
- Bước 1: Người thân của bạn cần đến Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán tại TP. Hồ Chí Minh để xin và viết đơn xin sang Đức “đoàn tụ gia đình”
- Bước 2: Khi người thân đến Đức, bạn đăng ký thông tin của người thân tại Sở Ngoại kiều
Việc xử lý hồ sơ đoàn tụ gia đình của Đại sứ quán/Lãnh sự quán Đức là cả một quá trình mất khá nhiều thời gian. Vì thế người có thân nhân tại Đức nên tự tìm hiểu thông tin về các loại giấy tờ cần thiết. Để có thể chuẩn bị đầy đủ và chính xác nhất hồ sơ của mình tại Việt Nam. Càng chuẩn bị hồ sơ cẩn thận và đầy đủ bao nhiêu thì thời gian xử lý hồ sơ càng rút ngăn bấy nhiêu. Tự chuẩn bị hồ sơ cũng giúp bạn chủ động hơn và biết cách xử lý các vấn đề phát sinh khi sang Đức.
Trước khi nộp hồ sơ, người thân của bạn nên học tiếng Đức cơ bản (tiếng Đức A2). Để có thể giao tiếp đơn giản với nhân viên của các cơ quan xử lý hồ sơ. Đồng thời, trình độ tiếng Đức cơ bản cũng sẽ giúp người thân của bạn hòa nhập với cuộc sống tại Đức dễ dàng hơn. -
Định cư theo diện là người lớn tuổi phụ thuộc vào người thân sống tại Đức
Định cư Đức theo diện là người lớn tuổi phụ thuộc vào người thân sống tại Đức. Đó có thể là ông, bà, bố, mẹ hoặc họ hàng đang sống phụ thuộc tài chính vào người thân có quốc tịch Đức hay người đang định cư tại Đức thì có thể xin visa theo diện này.
Quy trình nhập cư theo diện bảo lãnh thân nhân được bắt đầu bằng việc nộp đơn bảo lãnh thân nhân cho cơ quan di trú Đức. Đơn này được nộp bởi công dân Đức hoặc thường trú nhân hợp pháp, “người nộp đơn” thay mặt cho “người thụ hưởng” nước ngoài.
Ngoại trừ những người nhập cư đặc biệt, những người không phải chịu hạn chế hạn ngạch, những người nhập cư ưu tiên theo diện bảo lãnh thân nhân được đưa vào danh sách đợi cấp thị thực trên cơ sơ “ngày ưu tiên” của họ, đó là ngày nộp đơn xin thị thực. Để hoàn tất quá trình nhập cư, thị thực nhập cư phải có sẵn cho người nhập cư ưu đãi tương lai theo hệ thống hạn ngạch. Việc cấp thị thực theo hệ thống hạn ngạch dựa trên nhu cầu trên toàn thế giới và quốc gia cụ thể, được xác định theo một công thức phức tạp được quy định bởi bộ ngoại giao Đức.
Sau khi hoàn tất quá trình xin cấp thị thực nhập cư, điều chỉnh sang trạng thái thường trú, và, trong trường hợp của một người nộp đơn xin thị thực, nhập cảnh vào Đức, người nhập cư theo diện bảo lãnh thân nhân trở thành một thường trú nhân hợp pháp của Đức, hội đủ điều kiện để sống tại đây và cuối cùng để được chấp thuận nhập tịch như một công dân Đức.
-
Định cư theo diện đầu tư
Đức – nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế giới và lớn nhất châu Âu luôn là điểm đến mơ ước của nhiều gia đình Việt. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về các cách thức để được cư trú và cuối cùng là xin quốc tịch Đức thông qua đầu tư. Theo Mục 21 của Đạo luật Cư trú (Aufenthaltsgesetz), Cộng hòa Liên bang Đức sẽ tạo điều kiện cho doanh nhân khởi nghiệp người nước ngoài có được giấy phép cư trú. Đây là một loại thị thực dài hạn để ở lại Đức cho mục đích đầu tư – kinh doanh, và không có quy định chặt chẽ về thời hạn của thị thực.
Các điểm cần lưu ý đối với diện thị thực này:
- Chỉ áp dụng cho công dân nước ngoài (không phải công dân thuộc Liên minh châu Âu – EU)
- Ứng viên cần tham gia hoạt động kinh tế tại một đô thị địa phương (với quy mô hơn 11.000 người Đức cư trú)
- Các cơ quan liên đới có thể bao gồm: Cơ quan quản lý các vấn đề kinh tế của Thượng viện ở Berlin, Bộ Kinh tế, hoặc Phòng Thương mại của tiểu bang mà ứng viên dự định đầu tư
Theo quy định của Đức, để thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn (GmbH) vì mục đích nhập cư, số vốn sáng lập tối thiểu là 25.000 EUR (vốn ít nhất cho một ứng viên là 12.500 EUR nếu có nhiều đối tác). Trước năm 2012, số vốn đầu tư tối thiểu được quy định là 250.000 EUR và doanh nghiệp cần tạo ra 5 việc làm. Tuy nhiên, 2 quy định này đã được loại bỏ khỏi Đạo luật cư trú sau năm 2012.
Mặc dù không có yêu cầu về tài sản ròng, các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào đây để đánh giá năng lực và kinh nghiệm quản lý của người nộp đơn. Bên cạnh đó, các yếu tố xét hồ sơ sẽ bao gồm cả ý tưởng kinh doanh và lợi ích kinh tế mang lại cho bang và khu vực. Do đó, bộ hồ sơ đầu tư – định cư cần chứng minh được những tác động tích cực tới nền kinh tế địa phương.
Người nộp đơn cần chứng minh về khả năng tài chính để thành lập doanh nghiệp tại Đức. Doanh nhân cũng phải chứng minh sự hiện diện của mình ở Đức để điều hành kinh doanh là cần thiết. Khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, ứng viên sẽ được Bộ Di trú cấp thị thực cư trú. Trên lý thuyết, toàn bộ quá trình này mất khoảng 6 tháng.
Trong vòng 3 năm, đương đơn chính cần chứng minh rằng mình đã tiến hành các hoạt động kinh tế cụ thể và tạo ra các tác động tích cực. Hiện tại, chưa có một cách đánh giá thống nhất mà mỗi khu vực kinh tế sẽ dựa trên cơ sở khác nhau để đánh giá các tác động kinh tế.