Top 13 Chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất trong Ngữ Văn 12

Hà Ngô 573 0 Báo lỗi

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật vì thế chi tiết đặc sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi chi tiết hay góp phần làm nên nét độc đáo trong nội ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chi tiết "Tiếng sáo đêm xuân" - Vợ chồng A Phủ

    Nếu hình ảnh căn buồng Mị nằm là một trong những chi tiết có sức ám ảnh ờ truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nhất thì hình tượng tiếng sáo đêm tình mùa xuân lại có sức quyến rũ lòng người nhất. Hình tượng tiếng sáo nằm ở phần giữa tác phẩm, ngòi bút Tô Hoài đã rất dụng công để miêu tả những thanh âm của tiếng sáo vùng núi cao Tây Bắc trong đêm tình mùa xuân. Sau những chuồi ngày sống chỉ mang ý nghĩa của sự tồn tại, tê liệt, chai lì cái nồng nàn của lửa, của men rượu, cái tươi vui chộn rộn của mùa xuân Hồng Ngài đã đánh thức tâm hồn Mị, tiếng sáo đã vọng đến đôi tai Mị. Tiếng sáo được miêu tả từ xa đến gần. với những cung bậc khác nhau: khi tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng, tiếng sáo lửng lơ bay ngoài đường, trong đầu Mị, rập rờn tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi.


    Trước hết, đây là chi tiết có ý nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của miền núi cao Tây Bắc, khiến người ta liên tưởng đến âm thanh quen thuộc, gần gũi của núi rừng trong những đêm xuân ở Hồng Ngài. Nếu Tây Nguyên có tiếng cồng, tiếng chiêng âm vang khắp bản làng, rừng núi. nếu miền quê đồng bằng Bắc Bộ có tiếng trống chèo, tiếng hát giao duyên, tiếng đàn bầu thánh thót thì với những người dân Tây Bắc, họ vốn ít nói, kiệm lời, họ gửi lòng mình vào tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng kèn môi, thối lá để trao gửi tâm tình, để mời gọi bạn yêu. Tiếng sáo vang lên với những cung bậc khác nhau, khi xa khi gần, khi trầm bổng khoan thai, khi rập rờn, khi lấp ló... Âm thanh tiếng sao vang lên những ca từ mộc mạc thể hiện lẽ sống hồn nhiên, yêu đời, phóng khoáng của những con người nơi đây Mày có con trai, con gái ta đi tìm người yêu... Tiếng sáo mang đến chất thơ, làm dịu mát cuộc sống trăm đắng ngàn cay với nỗi đời cơ cực của con người nơi đây, khiến mảnh đất Tây Bắc vốn xa lạ, hoang vu trở nên gần gũi. thơ mộng.


    Không dừng lại ở ý nghĩa tả thực, chi tiết tiếng sáo góp phần diễn tả vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị, khiến lòng Mị thiết tha, bôi hổi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi và những kí ức đẹp đẽ nồng nàn của người con gái đã trở về. Tiếng sáo đã làm bừng lên khát vọng sống. Mị ý thức hiện tại mình vần còn trẻ, Mị ý thức về quyền hạnh phúc “Mị muốn đi chơi”. Mị sửa soạn vào nhà...Tiếng sáo khiến Mị quên đi thực tại khổ đau: khi Mị định ăn lá ngón để chết ngay chứ không muốn nghĩ về ngày trước nữa thì tiếng sáo lửng lơ ngoài đường lại đưa Mị trở về với niềm khát sống, khi bị trói đứng cả đêm, tâm hồn Mị vẫn bay bổng cùng tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi. Nêu căn buồng Mị nằm biểu tượng cho thứ ngục thất tinh thần giam hãm đời Mị, thì hình tượng tiếng sáo trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho khát vọng tự do, khát vọng sống, khát vọng tình yêu trong tâm hồn Mị.


    Chi tiết góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà văn và thành công của ngòi bút Tô Hoài. Đó là tấm lòng nâng niu trân trọng của nhà văn đối với nét đẹp văn hóa của và vẻ đẹp tâm hồn con người Tây Bắc. Chi tiết giàu chất thơ, lai láng dư vị trữ tình có sức sống lâu bền trong tâm hồn người đọc.

    Chi tiết
    Chi tiết "Tiếng sáo đêm xuân" - Vợ chồng A Phủ
    Chi tiết
    Chi tiết "Tiếng sáo đêm xuân" - Vợ chồng A Phủ

  2. Top 2

    Chi tiết "Căn buồng Mị nằm" - Vợ chồng A Phủ

    Sống gắn bó nghĩa tình cùng mảnh đất Tây Bắc. với sở trường quan sát những nét riêng về phong tục văn hóa của những con người nơi cao nguyên đá mờ sương ấy, Tô Hoài đã khắc họa được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm và góp thêm nét vẽ riêng vào bức tranh Tây Bắc.


    Với gam màu xám lạnh, u tối. Tô Hoài đã cho người đọc cảm nhận được không gian sống của Mị: Mỗi ngày, Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Cân buồng Mị nằm kín mít, chỉ có ô vuông bằng hàn tay trông ra chi thấy trăng trang, không biết là sương hay là nắng. Mị cứ ngồi đấy mà trông ra ngoài, đến khi nào chết thì thói. Đây là chi tiết nam ở phần giữa tác phẩm, miêu tả không gian sống của Mị ở nhà thống lí Pa Tra. Sau ý định tìm lá ngón tự tử không thành vì thương cha, Mị dập tắt ngọn lửa lòng về nhà thống lí và tiếp tục chôn vùi tuổi xuân của mình trong địa ngục trần gian đó. Căn buồng ấy kín mít, có ô vuông bằng bàn tay. Hình ảnh đó giàu sức gợi, khiến người ta liên tường đến nhà tù, một thứ ngục thất đang giam hãm đời Mị. Đó là một không gian nhỏ bé, trơ trọi đối lập với cái mênh mông, rộng lớn của đất trời Tây Bắc. Cái ngột ngạt, tù túng trong căn buồng Mị nằm đối lập với một thế giới bên ngoài lồng lộng của mây trời, gió núi. của hương hoa rừng Tây Bắc, nó đối lập với cái giàu có, tấp nập của nhà thống lí Pa Tra. Nó không phải là căn buồng của cô con dâu nhà giàu có nhiều tiền, nhiều thuốc phiện nhất vùng mà đó là chồ ở của con ờ, thậm chí không bằng con ở. Căn buồng ấy giống như một miền đời bị quên lãng.


    Trong căn buồng ấy, chân dung số phận khổ đau của đời Mị được nhà văn khắc họa thật rõ nét: Mị sống câm lặng như đá núi “không nói”, lầm lụi. chậm chạp trơ lì như “con rùa” quẩn quanh nơi xó cửa. Nếu ở trên, Mị có lúc tưởng mình là “con trâu con ngựa” - nhưng hình ảnh đó mới chỉ gợi nỗi khố cực vì lao động vất vả thì hình ảnh “con rùa” có sức ám ảnh mang ý nghĩa về thân phận bị đè nén, bị bỏ quên. Mị mất hết ý niệm về không gian, thời gian: chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Cuộc sống của Mị không có sắc màu, âm thanh, không có cả ngắn dài thời gian, không chia biệt đêm ngày.


    Không chỉ có thế, Mị còn không có ý thức về sự sống đợi đến bao giờ chết thì thôi. Phải chăng thứ ngục thất tinh thần ấy đã làm héo mòn, tàn úa từng ngày từng tháng tâm hồn Mị. Mị sống như loài thảo mộc cỏ cây không hương không sắc, lay lắt, dật dờ, vô hồn, vô cảm. Không còn nữa một cô Mị đẹp như đóa hoa ban trắng của núi rừng Tây Bắc vừa thắm sắc, đượm hương, một cô Mị khao khát tình yêu và tự do có ý thức sâu sắc về quyền sống, từng thiết tha xin cha đừng bán con cho nhà giàu, từng có ý định ăn lá ngón là kết thúc chuỗi ngày sống mà như chết. Như vậy, vượt lên trên nghĩa tả thực về không gian sống của Mị, căn buồng ấy là biểu tượng cho ngục thất tinh thần, địa ngục trần gian giam cầm khát vọng sống, khát vọng tự do của đời Mị.


    Chi tiết đó đã góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà văn. Nhà văn đã tố cáo sâu sắc chế độ cai trị miền núi đã đày đọa con người, làm tê liệt quyền sống, quyền khao khát hạnh phúc của họ. Đồng thời, Tô Hoài bày tỏ tấm lòng xót xa thương cảm cho số phận người phụ nữ vùng núi cao Tây Bắc khi cách mạng chưa về. Đó cũng là cảm hứng nhân đạo quen thuộc trong văn học.

    Chi tiết
    Chi tiết "Căn buồng Mị nằm" - Vợ chồng A Phủ
    Chi tiết
    Chi tiết "Căn buồng Mị nằm" - Vợ chồng A Phủ
  3. Top 3

    Chi tiết "Nắm lá ngón" - Vợ chồng A Phủ

    Cũng như nhãn tự trong một bài thơ, chi tiết nghệ thuật có vị trí nghệ thuật vô cùng quan trọng đổi với tác phẩm văn xuôi, nó có thể thâu tóm linh hồn của tác phẩm. Hình ảnh “lá ngón'" trờ thành một trong những chi tiết nghệ thuật đặc trưng, mang nhiều tầng ý nghĩa và đê lại ấn tượng sâu sắc trong tâm tường độc giả Việt Nam. Và dù thời gian trôi qua, tác giả không còn nữa thì khi nhắc đến chi tiết nghệ thuật liền nhớ lại nội dung tác phẩm.


    Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác khi Tô Hoài tham gia kháng chiến, căn cứ hoạt động ở miền cao Tây Bắc. Câu chuyện là cuộc đời tủi nhục của Mị và A Phủ - hai mảnh đời có số phận bất hạnh gần như nhau, đại diện cho những kiếp đời lầm than dưới ách thống trị tàn ác của bọn thực dân phong kiến. Họ gặp nhau, tự giải thoát và tìm đến cách mạng như một lẽ hiển nhiên, biểu trưng cho con đường tìm đến cách mạng, tìm đến giải phóng và tự do của đồng bào miền cao Tây Bắc.


    Hình ảnh “lá ngón” xuất hiện ba lần trong tác phẩm và chì gan liền với nhân vật Mị - người con gái miền cao lương thiện, xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Mị xuất hiện với hình ảnh mở đầu u ám: Ai ờ xa về... có một cô con gái. Lúc nào cũng vậy,... mặt buồn rười rượi. Đó cũng chính là phong cách của Tô Hoài: Đi thẳng vào vấn đề, nêu ngay nhân vật. Sự xuất hiện ủ dột báo hiệu một thực tại không tươi sáng. Sự hiện diện song song giữa cô gái - tàu ngựa - tàng đá cho thấy sự ngang tầm giữa các chủ thể: người và súc vật, súc vật và vó tri. Hay đó cũng chính là ngầm ý của tác giả muốn nói đến cái xã hội đương thời. Cái thực tại xám xịt này là hệ lụy của chế độ thực dân phong kiến thối tha, là kết cục bi thương của con người lành tính. Mị - một cô gái miền cao đang tràn bung sức trẻ - ngay trong đêm tình hội xuân nồng nàn thì cuộc đời màu hồng chấm dứt. Cô bị trói gô như súc nô, bắt về nhà thống lí Pá Tra “củng trình má" như một món hàng. Người ta làm gì cuộc đời cô. thực sự lúc đó cô không biết, mãi cho đến lúc A Sử đứng trước mặt bố cô tuyên bố đã cúng trình ma, thôi thì cô đã là người nhà thống lí mất rồi! Một cú đánh ngã tự do. một cái rơi thật sự thẳng. Mị đi từ cuộc đời đẹp như trong tranh xuống hố sâu của địa ngục - nơi mà kẻ khác sổng bằng âm thanh của tiếng than và hít thở hơi mùi máu, mà mỗi bước đi là một nỗi tủi nhục đến tột cùng. Mị sống không bang chết, sống như một xác người trong kiếp cầm súc và rồi “có áp bức có đấu tranh”. Cô tìm về cha già, tay cầm nắm lá ngón. “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng lại là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới. Rõ ràng, đây là sự phản kháng quyết liệt nhưng vô vọng - một hình thức phản kháng bị động. Và sự xuất hiện của “lá ngón” lúc này mang tầm ý nghĩa tổ cáo cao độ: Sự dã man của xã hội ép buộc con người lương thiện đi tìm cái chết. Nó - lá ngón, cũng là hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ đắng cay, đầy đau đớn và uất hận. Mị ném phịch xuống đất nắm lá ngón mình tự tìm hái trong rừng như một sự chuẩn bị sẵn sàng trước đó, ném trong nước mắt. Tự mình tìm đên lá ngón - độc dược của rừng xanh - đã là sự can đảm của người con gái. Nhưng ném đi độc dược để tiếp tục sống khổ lại càng can đảm hơn. Đối với Mị, thà chết đi còn hơn sống nhục, nhưng rồi lại thà sống nhục còn hơn bất hiếu. Chính chữ hiểu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ. Đó cũng chính là nguyên nhân cốt yếu cho sự can đảm bán mình chuộc cha của Vương Thuý Kiều trong Đoạn trường tân thanh của đại thi hào Nguyễn Du. Cả hai người con gái tài năng, sắc diện và nhân phẩm tuyệt vời, điều đó kết cục chung vì chế độ xấu xa mục rữa, những thiên hương vô phúc sinh nhầm thời, những cánh hoa trôi dạt trong bão dữ. “Lá ngón” như vậy, đã mang một tầng ý nghĩa nhân sinh tuy bản thân tượng trưng cho cái chết.


    Ta có thể nhìn thấy sự kiên quyết và chút gì đó vụt sáng trong lòng MỊ khi cô tìm đến lá ngón với ý nghĩ đã tìm ra lối thoát. Nhưng đồng thời cũng nhận ra nồi đau lòng của cô khi thấy rằng chưa phải lúc và lối thoát ấy một lần nữa tuột khỏi tầm tay. Nhưng rồi cơn đau nào cũng phải qua đi sau thời hạn định. Mị trở về. tiếp tục sống cho hết kiếp cùng mạt nhục nhã. Nhiều năm trôi qua, cha già - người thân duy nhất cũng qua đời nhưng cái thôi thúc giải thoát trong Mị nay đã tắt. Mị không còn nghĩ đến đấu tranh bởi lẽ sống hay chết đối với cô lúc này không quan trọng nữa và đương nhiên “lá ngón” cũng chẳng còn lảng vảng trong tâm trí đã ngủ quên.


    Đó chính là sự xuất hiện lần thứ hai của “lá ngón” vì ở lần này, “lá ngón” xuất hiện bằng cách ra đi. Lá ngón phai mờ tượng trưng cho sự ham sống đã nguội lạnh. Nồi ám ảnh về cái chết giờ đây không còn gặm nhấm tâm hồn cho sự tự do của lí trí. Nhưng đối với Mị, đó lại là nồi đáng sợ! ơ lâu trong cái khô, Mị quen khổ rồi. Dần thay thế cho “phản kháng” là “chấp nhận chịu đựng”. Một cô gái với bản lĩnh tự hái thuốc độc cho mình nay buông xuôi chấp thuận. Cô buông xuôi không bởi cô chấp thuận, cô đồng thuận mà sự thả trôi kia là kết cục của cuộc tự đấu tranh trong đon độc, dai dẳng cuối cùng kết thúc bằng sự mỏi mệt và tuyệt vọng đổ ập xuống đôi bờ vai yếu ớt. Vậy ra, “lá ngón” kia đang ngầm kêu thay tiếng đồng bào hướng về cách mạng. Chẳng biết tự bao giờ, Mị quay cuồng vào công việc nhà Pá Tra như một cái máy và cho tới khi trâu ngựa đã về chuồng, cô vẫn còn đứng đó tiếp tục mãi không thôi. Lúc nào cũng vậy, ngồi một mình trong căn buồng tối trông ra lỗ vuông trắng đục chăng biêt “là sương hay nắng”, Mị luôn đăm đắm một ánh nhìn. Ánh nhìn ấy vừa khát khao, vừa hồi tưởng. Nếu như xem lỗ vuông nơi căn phòng là vách ngăn giữa lao tù và tự do, thì ít ra mỗi khi nhìn vào đó, Mị vẫn còn chút gì khao khát sống. Còn đối với “lá ngón”, nghĩ đến nó là nghĩ đến cái chết và chỉ khi Mị muốn kết liễu đời mình thì lá ngón lại là hình ảnh mặc định đầu tiên hiện ra.


    Rồi đêm nay, đêm tình mùa xuân lại kéo đến - cái đêm tình tứ lứa đôi ngọt ngào, đêm của những xúc cảm yêu thương được chuẩn bị trước bởi những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá hay đêm được tượng hình bời tiếng sáo mê li. Đêm hội mùa xuân vẫn đến và đi như hằng năm vẫn thế. Và năm nay, đến hẹn lại lên, đêm được chờ mong lại đến. Nó đến vẫn với diện mạo xinh tươi và bản chất ngọt ngào, vẫn rừng xanh đó, vẫn triền núi xưa nhưng người đưa đã khác. Đêm xuân này vắng bóng má đào. Tiếng sáo cũ vẫn cứ vô tư bay đi cùng gió với mây, đi tìm người tình ngày nào lâu nay vắng bóng. Rồi như trách oán, như không muốn đi, tiếng sáo ấy cứ réo mãi bên tai người con gái như lưu luyến, tần ngần. Như một phép tiên, đôi môi tường chừng đã bị phong kín bởi thời gian nay mấp máy điều gì! Gì thế kia? Hỡi ôi bài hát cũ - bài hát thiết tha dạo cùng khúc nhạc rừng vàng. Hình ảnh ấy ôi thật xót xa. Người con gái làm say đắm biết bao chàng trai, bông hoa của núi rừng hùng vĩ ngày nào biến mất đi trong đêm oan nghiệt. Để giờ đây chỉ còn tiếng hát nhẩm ngày xưa. MỊ đang hát, đang cổ hát để kéo về những kí ức xúc cảm vàng son. Sau không biết bao ngày sống kiếp nô lệ, Mị vẫn nhớ từng khúc nhạc từng lời ca. Chứng tỏ trong cô, vàng son không khép. Quá khứ và thực tại là hai đỉnh trái chiều và sống về quá khứ giữa thực tại tàn nhẫn, Mị đang khao khát vô cùng, con tim cô vẫn còn thổn thức. Kí ức kéo về tiếp theo cho Mị lòng can đảm, lòng can đảm tồn tại khiến Mị muốn sống về kí ức và cô tìm đến rượu để tiếp tục lối đi trái chiều với thời gian. Người ta uống rượu thì say, còn Mị càng uống càng tỉnh. Mị tỉnh bởi Mị nhớ lại mình ngày xưa và đem so với mình hiện tại như chợt giật mình cho những gì bấy lâu xảy ra với bản thân. Mị tỉnh bởi Mị nhớ lại những sự đối xử dã man của những kẻ đốn mạt ấy dành cho cô. Rồi cái ý thức cá nhân dâng lên mạnh mẽ mà một khi ỷ thức ấy đỉnh điểm thì Mị lại càng không thể chấp nhận nhục nhã đớn đau trong cái cảnh sống không ra người này đây. Sao Mị có thể: Giải thoát! Tự do! Mị không thể tự do thể xác và... cô sẽ tự do tâm hồn, và ... lá ngón một lần nữa xuất hiện.


    Ai cần cho ai và ai phụ thuộc ai? Khi Mị muốn giải thoát, Mị tìm tới lá ngón hay là khi Mị muốn chết, lá ngón lại hiện về? Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Càng nhớ càng buồn, càng buồn càng khổ. Thà chết đi cho xong chứ nhớ lại làm gì khi mình bất khả kháng! Như vậy, lá ngón lại lần nữa xuất hiện với tầng ý nghĩa giải thoát, giải thoát khỏi địa ngục trần gian. Địa ngục trần gian ở đây không đơn giản là nỗi đau xác thịt và linh hồn khi bị hành hạ, mà địa ngục thật sự khi phải sống trong lầm than với những hồi ức ngọt ngào cứ hiện hữu. Và “lá ngón” lại nâng tầm ý nghĩa lên một nấc nữa, đó là “sự tự ý thức”. Đánh dấu sự trở lại của ý thức sống, đánh dấu sự thức tỉnh của một tâm hồn tưởng chừng như đã “chết đi trong cõi sống”. Có lẽ lần xuất hiện này của lá ngón là quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất. Bởi lẽ, Mị nghĩ đến lá ngón với sự cương quyết tột cùng, trạng thái phẫn nộ và ý thức rõ nhất vì giờ đây, cô không còn gì để hối tiếc, để luyến lưu. Tuổi xuân đầu đời - thời gian đẹp nhất - nay đã hết, cha già - nguồn yêu thương vô tận cũng không còn. Lòng Mị nay là cõi chết. Lá ngón đối với nàng không là liều thuốc độc, mà trở thành thứ phương tiện, hình thức, con đường để đi đến một bến bờ khác không còn đớn đau, để phản kháng lại cái xã hội đương thời mạt hạn.


    Mị tìm đến lá ngón là tìm đến cái chết như một sự tự cứu và phàn kháng. Ta bắt gặp trong văn học những cảnh ngộ bi thương tương tự: Thuý Kiều trong Đoạn trường tân thanh đã tự vẫn, dù không thành, để giữ gìn chữ “tiết”, không chấp nhận nhơ nhuốc tấm thân, không thể tiếp tục tồn tại với xã hội bẩn thỉu; Chí Phèo, có lẽ vì là bậc nam nhân nên cái chết của Chí diễn ra có phần chu động và tác động lớn. Vì Chí tự tay đâm chết bá Kiến - tượng trưng cho việc kết thúc cuộc đời dưới đáy xã hội mục ruỗng và tự tay kết liễu đời mình - như thể làm con người đúng nghĩa, dù cái “bắt đầu” đó cũng là dấu chấm hết của anh. Cùng thuộc mô tip nhân vật mang số phận bi đát. những con người đáng quý trọng nhung “sinh bất phùng thời”, Mị là hình ảnh của đồng bào miền cao Tầy Bắc sống kiếp nô cầm trong xã hội của bọn thực dân phong kiến chúa đất, cũng như đồng bào miền xuôi hay khắp mọi miền đất nước khi ánh sáng cách mạng chưa kịp soi sáng. Mị cũng có sự tự tôn của mình, nhưng để bảo vệ sự tự tôn ấy, cô đã chọn lá ngón. Và có lẽ, đó là lẽ đương nhiên đổi với một cô gái đơn độc có tâm hồn quá sáng trong nhưng vị thế lại quá nhỏ nhoi, nhất là khi ánh sáng cách mạng chưa thể rọi đến Hồng Ngài xa xăm.


    Xuất sắc chấm màu xanh lá ngón vào bức tranh xô bồ của thời cuộc, Tô Hoài đã đưa “lá ngón” từ chỗ độc dược ngàn đời của núi rừng, là cái chết từ thiên nhiên, nay bỗng nhiên lại là sự giải thoát. Lá ngón xuất hiện ba lần với ba tầng ý nghĩa ngày càng sâu sắc hơn, dữ dội hơn. Cái độc của lá ngón vậy ra vẫn còn thua cái độc của xã hội. Lá càng độc là đớn đau đồng bào chịu càng nhiều. Lá ngón trở thành dấu hiệu báo động cho sự khẩn thiết, cầu cứu của đồng bào miền cao đối với cách mạng còn quá xa và cũng chính là tư tưởng nhân đạo cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta qua hồn thiêng gió núi của đại ngàn Tây Bắc xa xăm!

    Chi tiết
    Chi tiết "Nắm lá ngón" - Vợ chồng A Phủ
    Chi tiết
    Chi tiết "Nắm lá ngón" - Vợ chồng A Phủ
  4. Top 4

    Chi tiết "Đôi bàn tay Tnú" - Rừng xà nu

    Bén duyên văn tự với mảnh đất Tây Nguyên, nhà văn đất Quảng đã viết Rừng xà nu như một lần nữa khẳng định với người đọc: ông là nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên. Khơi nguồn cho xúc cảm của người nghệ sĩ, bên cạnh hình tượng xà nu, đôi bàn tay Tnú cũng lấp lánh sắc màu ý nghĩa.


    Đôi bàn tay Tnú xuất hiện khá nhiều lần trong Rừng xà nu như hình ảnh hoán dụ nói cùng ta số phận và phẩm chất của người anh hùng Tnú. Đôi bàn tay Tnú dắt Mai lên rẫy trồng tỉa bắp, xách xà lét giấu gạo cơm nuôi giấu cán bộ, bàn tay mang đá trắng ba ngày từ đỉnh núi Ngọc Linh trở về, bàn tay lấy đá tự đập vào đầu mình trừng phạt vì học mãi không được cái chữ của Cụ Hồ... Đôi bàn tay ấy thể hiện con người có ý chí, gan góc, một lòng trung thành với Đảng, với cách mạng. Đó còn là đôi bàn tay chở che, yêu thương mẹ con Mai, bàn tay găn bó máu thịt với quê hương xứ sở. Sau ba năm đi lực lượng, về đến con suối đầu làng, chính đôi bàn tay ấy đã vục dòng nước mát quê hương để rửa mặt, để xúc động trong hoài niệm. Bàn tay Tnú còn là bàn tay tín nghĩa không biết phản bội. Sa vào tay giặc khi còn là cậu bé liên lạc. đôi bàn tay ấy đặt lên bụng mà chắc nịch khẳng định: “Cộng sản ở đây”. Đôi bàn tay ấy đã thể hiện sâu sắc một lòng tín nghĩa, chí tình với cách mạng.


    Bàn tay Tnú xuất hiện trong tác phẩm đâu chỉ trong hình hài lành lặn, đôi bàn tay đau thương đầy ám ảnh. Ai đọc Rừng xà nu dù một lần thì chắc khó có thể quên hình ảnh mười ngón tay Tnú rímg rực cháy lửa xà nu như mười ngọn đuốc. Anh không cùm thấy lửa cháy ớ mười đầu ngón tay. Anh nghe lừa cháy trong lồng ngực, trong bụng mình. Diệu kì thay, chính trong thử thách đau thương ấy lại tỏa sáng mạnh mẽ ý chí, nghị lực phi thường, sự gan góc kiên cường của người anh hùng. Bàn tay đau thương ấy trở thành vết thương chưa khi nào liền miệng, là bang chứng tội ác của kẻ thù, nó cũng trở thành mối di hận cả đời Tnú mang theo.


    Bàn tay ấy còn tỏa sáng chân lí của thời đại cách mạng mà nhà văn muốn gửi găm: Tnú và người dân quê anh thất bại trước Mĩ - Diệm bởi bàn tay anh và họ chỉ có tay không và đơn thương độc mã. Đau thương là kết cục tất yếu khi kẻ thù cầm súng ta chưa cầm giáo mác. Và khi có giáo mác trong tay, sức sổng tinh thần quật cường trong Tnú cùng dân làng lại bừng dậy. Xác mười tên giặc ngổn ngang quanh đống lửa xà nu. Rồi Tnú đi lực lượng và với chính bàn tay tật nguyền ấy, anh đã bóp chết tên tướng chỉ huy trong hẩm cố thủ. Bàn tay Tnú vì thê còn là biểu tượng cho sức mạnh quật cường của người Tây Nguyên: từ trong đau thương mà mạnh mẽ vừng lên, vươn dậy.


    Xây dựng chi tiết đôi bàn tay Tnú, Nguyền Trung Thành tha thiết ngợi ca phẩm chất cao quý của người anh hùng và cũng là của chính người dân Tây Nguyên ông từng tha thiết yêu thương và gắn bó. Bàn tay Tnú có thể xem là một điển hình nghệ thuật độc đáo kết tinh tài năng, tâm huyết của người con Tây Nguyên - Nguyễn Trung Thành.


    Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vai trò quan trọng như một chữ trong một bài thơ tứ tuyệt. Trong đó, có những chữ đóng vai trò đặc biệt như nhãn tự trong thơ vậy (Nguyễn Đăng Mạnh). Bàn tay Tnú hẳn cũng là nhãn tự đặc biệt để ta trông nhìn soi chiếu phẩm chất người anh hùng.

    Chi tiết
    Chi tiết "Đôi bàn tay Tnú" - Rừng xà nu
    Chi tiết
    Chi tiết "Đôi bàn tay Tnú" - Rừng xà nu
  5. Top 5

    Chi tiết "Tấm ánh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm'’ - Chiếc thuyền ngoài xa

    Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đạt được sự hàm súc, đa nghĩa một phần là nhờ nhà văn đã sáng tạo được những hình ảnh, chi tiết giàu giá trị biểu tượng. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một trường hợp như vậy. Hình ảnh tấm ảnh trong bộ lịch cuối năm đã khép lại tác phẩm nhưng đọng lại mãi với những suy tư, tự nghiệm của nghệ sĩ Phùng và người đọc: Không những trong bộ lịch năm ấy... hoà lẫn trong đám đông. Không khó khăn mấy người đọc cũng nhận thấy ở đây dường như có hai bức ảnh trong một khuôn hình.


    Trước hết đó là một bức ảnh thuần nghệ thuật dành cho những nhà sành nghệ thuật: Một bức ảnh mang vẻ đẹp toàn mĩ, vốn là một cảnh đắt trời cho, kết tinh công phu và sự may mắn của người nghệ sĩ (sau hàng tuần mai phục, Phùng đã chụp được). Một bức ảnh về con thuyền được chụp từ ngoài xa với vẻ đẹp hài hoà giữa con người và cảnh vật. Một cảnh đẹp được ghi lại bằng một ấn tượng thuần tuý nghệ thuật. Một bức ảnh không chỉ đem đến một niềm hạnh phúc cho người sáng tạo mà còn đủ sức thuyết phục với cả những nhà sành nghệ thuật và có sức sống lâu bền “mãi mãi về sau”...


    Đằng sau bức ảnh nghệ thuật đó là một bức ảnh cuộc sống hiện thực trần trụi, lam lũ mà trung tâm là hình ảnh người đàn bà vùng biển cao lớn với dáng người thô kệch... bước những bước chậm rãi, bàn chân đặt trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông. Một hình ảnh không còn thơ nữa mà rất đời. Hình ảnh này đã trở thành một ám thị đối với Phùng mỗi lần ngắm kĩ tôi vần thấy. Nhưng tại sao chỉ riêng Phùng mới thấu thị như vậy mà những người khác thì không? Phải chăng vì Phùng biết nhìn kĩ, nhìn lâu, nhìn thẳng; biết nhìn xuyên qua màu hồng hồng của ánh sương mai, nhìn cho ra được những thô kệch, ướt sũng, nhợt trảng, bạc phếch... Và điều quan trọng nhất là Phùng biết nhìn bằng trải nghiệm. Hay nói khác đi Phùng không chỉ nhìn mà còn sống trong cuộc đời, đau đáu nỗi đau của người đàn bà hàng chải, lắng nghe câu chuyện của chị.


    Dùng nghệ thuật tương phản kết hợp với một chút phi lí (bức ảnh đen trắng nhưng lại nhìn ra màu hồng hồng), Nguyễn Minh Châu đã dựng lên một ẩn dụ nghệ thuật với bao nhiêu thông điệp, nhận thức:


    • Thứ nhất, nghệ thuật cất lên từ cuộc sống nhưng giữa cái đẹp của nghệ thuật và cuộc sống luôn có khoảng cách. Đôi khi ngay đằng sau cái đẹp mơ màng và tưởng như toàn bích kia lại chứa đựng trong đó những hiện thực cuộc sống còn đầy khiếm khuyết, nhức nhối. Không cẩn thận cái đẹp thuần tuý nghệ thuật lại trờ thành cái đẹp giả dối...
    • Thứ hai, cần phải nhìn thắng vào cuộc sống dù nó không phải thơ mộng như chúng ta muốn.
    • Thứ ba, cần phải kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống, muốn phản ánh trung thực cuộc sống người nghệ sĩ phải đi đen với cuộc đời, cúi xuống thật gần những số phận cá nhân vốn nhiều bi kịch, lắng nghe câu chuyện của họ...

    Chi tiết này đã nảy sinh một tình huống tự nhận thức mà ở đó người ta thấy rõ hơn về nhân vật Phùng: Phùng không phải tìm kiếm ở đâu mà anh đang cày xới, lật lại, đào sâu hơn vào chính bức ảnh của mình, chính thứ nghệ thuật tưởng như đã hoàn mĩ của mình. Không ai bắt anh làm thể và không ai biết anh làm thế, nhưng với trách nhiệm, lương tâm của một nghệ sĩ chân chính buộc anh phải liên tục trăn trở như vậy. Con người Phùng hay cũng chính hình ảnh tác giả bởi nhà văn đã từng đặt mệnh lệnh cho mình: Không có quyền miêu tả cuộc sống một cách hời hợt. Sự lo lắng cho con người đã trở thành nỗi quan hoài thường trực.


    Không phải đến cuối chi tiết bức hình mới xuất hiện và cũng không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu lại kết thúc truyện ngắn của mình bằng chi tiết này: Phùng nhận nhiệm vụ chụp ảnh cho bộ lịch cuối năm là anh đã khoác vào mình một thiên chức quan trọng của nghệ thuật (làm sao phải đẹp để thoả mãn nhà xuất bản và thị hiếu mọi người nhưng đồng thời lại nói được trung thực nhất về cuộc sổng). Phùng đã làm nên bức ảnh bằng tất cà niềm đam mê và trách nhiệm và anh đã có được niềm vui của một người nghệ sĩ chân chính. Nhưng khép lại tác phẩm, chính bức ảnh ấy lại làm anh không dứt khỏi những ưu tư. vỡ ra bao nhiêu nhận thức. Chi tiết bức ảnh đã tạo nên sự thành công cho truyện ngắn này.

    Chi tiết
    Chi tiết "Tấm ánh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm'’ - Chiếc thuyền ngoài xa
    Chi tiết
    Chi tiết "Tấm ánh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm'’ - Chiếc thuyền ngoài xa
  6. Top 6

    Chi tiết “Nụ cười và nước mắt” - Vợ nhặt

    Chọn nạn đói năm 1945 - trang sử bi thương nhất của lịch sử dân tộc làm bối cảnh của câu chuyện, Kim Lân đã kể cho ta nghe một câu chuyện lạ lùng nhất trong cuộc sống: chuyện anh Tràng bỗng nhiên có người đàn bà về trong những ngày tối sầm vì đói khát ấy. Chính tình huống độc đáo và éo le ấy đã nảy sinh bao nét tâm lí ngổn ngang, bao niềm vui, nỗi buôn. Và hình ảnh nụ cười, nước mắt trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm được coi là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc góp phần thể hiện tài năng của Kim Lân trong việc khắc họa tâm lí nhân vật và thể hiện tư tường nhà văn, chủ đề tác phẩm.


    Hình ảnh nụ cười được nhà văn nhắc đến nhiều lần qua việc khắc họa chân dung nhân vật Tràng. Khi đẩy xe bò thóc hắn vuốt mồ hôi trên mặt cười, trên đường dẫn người vợ nhặt về: hắn tủm tỉm cười, hai con mắt sáng lên lấp lánh, khi trẻ con trêu chọc Tràng bật cười “Bố ranh”. Khi người vợ nén tiếng thở dài trước quang cảnh của nhà Tràng, hắn “quay lại nhìn thị cười cười”. Bà cụ Tứ về, Tràng tươi cười mời mẹ ngồi lên giường...


    Nụ cười của Tràng đã góp phần khắc họa tính cách, tâm lí tính cách thuần phác, nhân hậu, yêu đời của gã trai quê mùa, thô kệch; nói cùng ta niềm hạnh phúc, sung sướng của con người trong tận cùng đói khát vẫn không thôi khao khát tình yêu, tổ ấm gia đình. Đặt trong bối cảnh của câu truyện viết về nạn đói thảm thương 1945, hình ảnh nụ cười của Tràng (lặp lại 8 lần) giống như cơn gió mát lành làm dịu đi cái căng thẳng ngột ngạt, cái trăm đắng ngàn cay của con người ngày đói, thể hiện cái nhìn lạc quan, niềm hi vọng của nhà văn vào cuộc sông. Phải chăng, nhà văn đã gửi gắm một thông điệp giản dị: chỉ có tình yêu thương mới có thể mang đến niềm vui, nụ cười hạnh phúc cho con người.


    Bên cạnh việc khắc họa tâm lí của Tràng qua nụ cười, Kim Lân cũng chú ý nét tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ qua chi tiết giọt nước mắt. Khi hiểu ra cơ sự nhặt vợ của con kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Khi lo lắng cho cảnh ngộ đói khát của chúng: bà cụ nghẹn lời không nói. nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Khi nghe thấy tiếng trống thúc thuế, bà vội ngoảnh mặt đi. bà không muốn để con dâu nhìn thấy bà khóc.


    Giọt nước mắt của bà cụ Tứ góp phần thể hiện nồi xót xa của người mẹ trước cảnh ngộ của con lấy vợ giữa “tao đoạn này” và số phận không được bằng người. Việc lấy vợ của con là vui nhưng vì cái cái đói, cái chết mà khiến bà xót xa, tủi thân, tủi phận. Giọt nước mắt khố đau ấy như lời kết án sâu sắc thực dân Pháp, phát xít Nhật đấy dân ta đến thảm cảnh cùng cực đó.


    Giọt nước mắt cho thấy tấm lòng chan chứa yêu thương con của người mẹ, những giọt nước mắt như cổ kìm nén (rỉ ra hai dòng nước mắt, ngoảnh vội ra ngoài). Thương con, mừng lòng trước hạnh phúc của con, bà đào sâu chôn chặt, giấu đi nồi lo lắng, bà khóc thầm, khóc vụng, để rồi chỉ nói những lời yêu thương, động viên con.


    Nụ cười - nước mắt là biểu hiện của hai trạng thái cám xúc đối lập nhau nhưng cùng lấp lánh ánh sáng của tình người, của tình yêu thương giữa những ngày đói khát, chủng góp phần thể hiện sự éo le của tình huống truyện, làm nên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc. Khắc họa hình ảnh giàu ý nghĩa đó. Kim Lân chứng tỏ là nhà văn thấu hiểu tâm lí nhân vật, biệt tài xây dựng những chi tiết nghệ thuật nhỏ nhưng hàm chửa tầng ý nghĩa sâu sa. thể hiện quan niệm sáng tác “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.

    Chi tiết “Nụ cười và nước mắt” - Vợ nhặt
    Chi tiết “Nụ cười và nước mắt” - Vợ nhặt
    Chi tiết “Nụ cười và nước mắt” - Vợ nhặt
    Chi tiết “Nụ cười và nước mắt” - Vợ nhặt
  7. Top 7

    Chi tiết "Nồi cháo cám" - Vợ nhặt

    Nhưng vượt lên trên nghĩa tả thực, bát cháo cám còn làm ngời sáng trước mắt ta tấm lòng, tình cảm của người mẹ già khốn khó. Bà cụ Tứ vừa múc cháo, vừa đùa vui: “Chè khoán đáy, ngon đáo đế cờ". Nào phải bà không thấu cái vị đắng ngắt, chát xít của cháo cám, đâu phải bà không hay về tương lai mù xám của những đứa con mình? Người mẹ già ấy đã có nén lại nỗi lo lắng thắt lòng cho tương lai đôi trè, đã vượt qua mọi sượng sùng, ngần ngại với người con dâu về gia cảnh nhà mình đê khơi dậy chút nguồn vui cho không khí gia đình. Bên tận cùng nỗi xót xa, ta lại cảm động vô cùng trước mênh mông tấm lòng người mẹ. Hơn nữa. chẳng phải ngẫu nhiên Kim Lân lại để cho người mẹ già nua tuổi tác. xế bóng ngả chiều lại là người khơi niềm vui trong thảm cảnh ngày đói. Là Kim Lân thấy lửa, khơi lửa và tin rằng có lửa ngay trong đống tro tưởng sắp lụi tàn, thấy mẩm xanh sự sống chẳng những vươn lên từ thân non hay một đời cây cường tráng mà còn khỏe khoắn vươn lên từ chính một gốc cây sắp tròn cổ thụ. Không nghi ngờ gì nữa, món chè khoán của bà cụ Tứ là một chi tiết Kim Lân trọn vẹn gửi trao niềm tin và khát vọng sống của con người.


    Chi tiết bát cháo cám cũng thể hiện khát khao hạnh phúc gia đình của người đàn bà vô danh. Ta hiểu Thị nhắm mắt đưa chân không đơn thuần vì miếng ăn, Thị không bỏ đi khi chứng kiến gia cảnh bân hàn của Tràng, nay ta càng thấu hiểu sâu sắc hơn cái khát vọng có một bến đỗ cho con thuyền phiêu dặt. một tô ấm dừng chân nơi Thị trong cái cử chỉ điềm nhiên và vào miệng miếng cháo cám. Cái cử chỉ và thái độ ấy cho thấy Thị thật ý tử, sẵn sàng đồng cam cộng khổ với gia đình Tràng. Hạnh phúc mong manh vừa nhen nhóm ấy, phải chăng cần lắm những đôi bàn tay nâng niu như vậy. Lời nói của bà cụ Tứ và hành động của người con dâu chính là cách những người phụ nữ giữ gìn, bảo vệ và vun đắp cho niềm hạnh phúc vừa mới chớm nở.


    Sáng tạo chi tiết bát cháo cám, Kim Lân không chỉ gợi lại sinh động thảm trạng ngày đói năm nào mà nhà văn còn muốn ca ngợi tình người nồng thắm nơi những tấm lòng thuần hậu, chất phác. Trong cành đói bi thương ấy, họ vẫn không thôi yêu thương, vẫn nương tựa vào nhau cùng sẻ chia và cùng hi vọng.

    Chi tiết
    Chi tiết "Nồi cháo cám" - Vợ nhặt
    Chi tiết
    Chi tiết "Nồi cháo cám" - Vợ nhặt
  8. Top 8

    Chi tiết "Bát chào hành" - Chí Phèo

    Đề tài người nông dàn có thể coi là mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn hiện thực 1930 - 1945 đã gieo hạt nghệ thuật và gặt hái được những mùa bội thu. Nam Cao là người đến sau khi mà mảnh đất ấy đã được khai vỡ, nhưng bằng tất cả tâm huyết, tình cảm của mình đối với những con người nghèo khổ - những kẻ dưới đáy của xã hội, Nam Cao đã tìm được cho mình một chồ đứng riêng. Tác phẩm Chí Phèo - đứa con sinh sau đẻ muộn nhưng không chịu thua kém “anh chị” mình vươn mình lên hàng kiệt tác - đình cao của văn học 1930 - 1945. Chí Phèo có được vị trí ay là bởi giá trị tư tưởng mới mè. độc đáo, bởi nghệ thuật viết truyện lôi cuốn, hấp dẫn của ngòi bút Nam Cao. Và một điều không thể không kể đến đó là bởi Nam Cao đã xây dựng thành công những chi tiết nghệ thuật độc đáo: "bát cháo hành của thị Nở".


    Bát cháo hành xuất hiện ở gần cuối thiên truyện. Chí Phèo sau khi uống rượu nhà Tự Lãng không về túp lều của mình mà ra thẳng bờ sông, ở đó bắt gặp thị Nở - người đàn bà ngớ ngẩn, xấu ma chê quỷ hờn. đi kín nước nhưng ngủ quên ở bờ sông. Khung cảnh hữu tình: trăng lấp lánh trên mặt sông, gió thổi mát rượi và những tàu chuối giãy đành đạch như hứng tình, cùng với hơi men của rượu đã đưa đến mối tình Chí Phèo - thị Nở. Sau đêm trăng gió với thị, Chí bị cảm, thị Nở thương tình, sau một đêm trằn trọc suy nghĩ, thị Nở chạy đi tìm gạo và nấu cháo hành mang sang cho Chí.


    Bát cháo hành - biểu tượng của tình người ấm nóng duy nhất còn sót lại nơi làng Vũ Đại khao khát yêu thương. Bát cháo hành có lẽ đối với mỗi người nó chỉ là những thứ vặt vãnh, vụn vặt, nhất là khi cháo lại được nấu bởi bàn tay thị Nở. Cháo ấy có ngon không? Chúng ta không biết, chì biết một điều nó chan chứa tình người. Một tình người rất thật, rất hồn nhiên, vô tư. không vụ lợi mà thị Nở dành cho Chí. Nó chỉ đơn giản là bởi thị thấy Chí bị “thổ một trận nhọc” mà không có người chăm sóc, bởi thị nghĩ ốm như thế thì chỉ có ăn cháo hành. Và rất hồn nhiên thị nấu cháo hành mang sang.


    Bát cháo hành - vị thuốc giải cảm cho Chí. Sau khi bị thổ, lần đầu tiên Chí tỉnh, lần đầu tiên cảm nhận được cuộc sống, nghe thấy được những âm thanh xung quanh: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. tiếng anh thuyền chài gõ mủi chèo đuổi cá. tiếng những người đi chợ trò chuyện... Một ước mơ xa xăm của một thời nào Chí thấy như xa lắm. Hẳn đã từng mơ có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chủng lại bỏ vốn nuôi một con lợn. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Trận ốm đã làm cho hắn thoát khỏi cơn say triền miên mà nhận thức được mình, thấy mình đang ở cái dốc bên kia của cuộc đời, biết sợ tuổi già, ốm rét và cô độc. Trận ôm đã làm cho hắn biết sợ - cái mà có lẽ trước giờ chưa bao giờ hắn nghĩ tới. Thị Nở sang cùng bát cháo hành đưa cho hắn. Nhận bát cháo từ tay thị Nở mà hắn “ngạc nhiên”. Ngạc nhiên cũng đúng thôi vì từ trước đến giờ đã ai cho hắn cái gì. Muốn cái gì hắn phủi dọa nạt hay cướp giật. Một cảm xúc khác thay cho cái ngạc nhiên ban đầu hán thấy mắt ươn ướt, một chút gì như là ăn năn. Chí ăn năn về những gì mình đã gây ra, có thể là như lời nhà văn người ta thường ăn năn về những việc mình làm khi người ta không ác được nữa nhưng dẫu sao điều ấy là không muộn. Chí ăn cháo hành và thấy cháo hành ăn rất ngon. Tình người đầu tiên Chí nhận được qua bát cháo hành sao không ngon cho được. Sự chăm sóc đầy ân tình dẫu chăng còn thô vụng của thị Nở nhưng vẫn đáng quý biết bao. Còn gì quí giá hon khi người ta ốm còng queo một mình mà lại được một bàn tay chăm sóc. Chí đã khao khát biết bao một bàn tay chăm sóc như the. Bát cháo hành - sự chăm sóc, quan tâm vô tư của thị Nở làm Chí nghĩ tới bà Ba bá Kiến. Hai người đàn bà quan tâm tới Chí nhưng một người mặt hoa da phấn, áo quần là lượt nhưng tầm địa tà dâm chỉ cốt thỏa mình, còn một người xấu ma chê quỷ hờn nhưng tâm địa tốt, quan tâm Chí thật lòng. Bát cháo hành trên tay bay hơi nghi ngút làm cho Chí vã mồ hôi ra như tấm. Bát cháo tưởng vặt vãnh đã trở thành liều thuốc giải cảm hữu hiệu cho Chí.


    Bát cháo hành - vị thuốc giải độc cho cuộc đời Chí. Không chì giải cảm. bát cháo hành - tình người duy nhất đã gợi thức phần lương tri ngủ quên trong lốt con quỷ dữ Chí Phèo. Từ ăn năn, hối hận. Chí bồng thấy thèm lương thiện, thèm trở về cuộc sống ngày trước. Bát cháo hành đã dẫn đường cho hi vọng hoàn lương của Chí: Thị Nở có thể làm hòa với hắn thì mọi người cũng có thể làm hòa với hắn. Khát khao lương thiện bùng dậy mãnh liệt đã khiến Chí dồn hết hi vọng vào thị Nở - về cây cầu đưa hắn về với cuộc đời lương thiện. Bát cháo hành đã hoàn thảnh thiên chức gọi chất người, khơi hòn than đỏ vùi trong lớp tro tàn đang âm ì, nó đưa Chí qua một cuộc lột xác để về với sự lương thiện.


    Nhưng bát cháo hành cũng chính là chi tiết đẩy bi kịch của Chí lên tới đỉnh điểm, dần tới một kết thúc thảm thương đầy đau đớn. Sau năm ngày ở với Chí Phèo, thị Nở bỗng nhớ ra mình còn một bà cô trên đời và quyết định “dừng yêu” để xin ý kiến bà cô. Thị bị bà cô xỉa xói vào mặt và khi quay lại nhà Chí Phèo, thị chửi Chí bằng tất cả những lời của bà cô và vùng vang quay về. Chí “ngẩn người ra” và chạy vội ra níu tay thị nhưng bị thị dúi cho một cái rồi bỏ về. Chí rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng. Thị Nở đã phụ bạc han, hắn không còn cơ hội đê quay về với cuộc sống lương thiện. Tuyệt vọng, hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh và thoang thoảng cứ thấy “hơi cháo hành”. Đó là biến thể của “bát cháo hành”. Hắn không say, vị ngọt tình người cứ thoang thoảng để hắn đau khổ “khóc rưng rức”. Cuối cùng Chí lựa chọn cầm dao đến nhà bá Kiến, đâm bá Kiến và tự sát. Hơi cháo hành đã không cho phép hắn trở lại cuộc sống con quỷ một lần nữa. Đe hắn trở về lương thiện chỉ còn cách duy nhất là tự sát. Bát cháo hành đã gọi dậy con người trong Chí đe nó thức dậy mặc dù chỉ đê khô đau, để phải bi kịch. Nhưng dẫu thế nó cũng không chấp nhận chết đi mãi mãi. Và bát cháo hành chính là cánh cửa đưa nó thoát khỏi kiếp đọa đày.


    Bát cháo hành - một chi tiết nghệ thuật mang đầy dụng công của Nam Cao. Nó góp phân thê hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn: Điều mà chúng ta thiếu đó chính là lòng tốt - một lòng tốt rất bình thường cũng có thể cứu rỗi con người. Và kết cục của Chí Phèo thể hiện một niêm tin của nhà văn: dẫu có bị bầm dập về nhân hình lẫn nhân tính, lương thiện trong con người đặc biệt là những người nông dân cũng không mất đi. nó chỉ cần đọi có cơ hội là sẽ bùng lên mạnh mẽ.


    Qua chi tiết nó cũng cho ta thấy một hiện thực mà nhà văn đau đáu: đó là những định kiến làng xã nông thôn đã tước đi quyền được sống của con người... Qua đó nhà văn cũng gióng lên một hồi chuông khan thiết đòi thay máu cho xã hội để ít nhất con người được sống lương thiện.


    Bát cháo hành - chi tiết đặc sắc đã góp phần làm nên “nhà văn lớn” Nam Cao. Tác phàm khép lại nhưng dư âm của tình người trong chi tiết nghệ thuật ấy vẫn còn mãi.

    Chi tiết
    Chi tiết "Bát chào hành" - Chí Phèo
    Chi tiết
    Chi tiết "Bát chào hành" - Chí Phèo
  9. Top 9

    Chi tiết "Tiếng chửi của Chí Phèo" - Chí Phèo

    Trong nền văn học viết Việt Nam. có những tác giá đã khẳng định vị trí của mình bàng sáng tác đồ sộ mang giá trị nhân văn lớn như đại thi hào Nguyễn Du với Truyện Kiều hoặc bằng cách phản ánh những sự kiện trong đại của đất nước như tác gia Tố Hữu. Nguyễn Tuân, số khác thì đánh dấu bằng tuyên ngôn nghệ thuật như Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam... Nhưng cũng có các tác giả đã để lại ấn tượng muôn đời trong lòng người đọc chỉ bằng một một chi tiết nhỏ trong toàn bộ tác phẩm... trong đó có Nam Cao. Và như M.Goor-ki đã khẳng định: Chi tiết nhò làm nén nhà văn lớn là vậy.


    Người ta cứ nghĩ để viết nên một tác phẩm vĩ đại thì phải đi tìm những thứ to tát từ nơi xa xôi. phải thoát li hiện thực đau khổ để tìm đến điều mơ tưởng. Không phải vậy, nhà văn - người sáng tạo ra cái đẹp - có thể chỉ tìm được nghệ thuật cao quý từ những điều bình thường nhất, nhỏ bé nhất mà lại nói lên được điều vĩ đại. “Chi tiết nhò” là những sự việc, sự kiện bình thường trong một tác phẩm, dường như ban đầu đọc qua ta chi nghĩ nó có tác dụng phàn ánh hiện thực khách quan mà khi đọc kĩ càng, ta lại phát hiện trong đó một giá trị tư tưởng lớn có ý nghĩa giáo dục và thẩm mĩ cao. “Chi tiết nhỏ” nhưng mang giá trị nghệ thuật đặc sắc góp phần khăng định lập trường và tài năng của “nhà văn lớn”.


    Chí Phèo là một điển hình nghệ thuật về người nông dân từ lương thiện rơi vào tha hóa trở thành quỷ dữ rồi bị gạt ra khỏi xã hội loài người, cuối cùng quay quắt trờ về với bi kịch của khát vọng “làm người lương thiện”. Bi kịch bị ruồng bỏ. cô đơn trước đồng loại của Chí Phèo được Nam Cao thể hiện qua một chi tiết rất nhỏ, rất bình thường và tự nhiên ngay đoạn mở đầu nhưng càng đọc, càng suy ngẫm ta lại càng thấy từng tầng nghĩa sâu sắc cả về tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Đó chính là tiếng chửi của Chí Phèo.


    Trong cơn say, han ngật ngưỡng bước đi và hắn chửi. Ban đầu hắn chửi trời vì trời sinh ra hắn một con người không hoàn thiện. Rồi hắn “chửi đời” vì đời bạc bẽo đã cưu mang hắn rồi lại vứt bỏ hắn. Tức quá, hắn “chửi cả làng Vũ Đại” đã đẩy hắn vào bi kịch tha hóa thê thảm. Nồi cô độc đã lên đến tột độ. hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn .Đau đớn nhất Chí Phèo chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn làm hắn mang những bi kịch lớn của cuộc đời. Chí Phèo chửi nhưng lời của hắn lại rơi vào trong im lặng đáng sợ. Không một ai đáp lại lời của hắn. Hẳn chửi nhưng chất chứa bên trong là niềm khao khát được giao tiếp, được đồng vọng dù chỉ được đáp lại băng một tiếng chửi. Nhưng đau xót thay, cà làng Vũ Đại quay lưng với han để cuối cùng hắn chửi nhau với ba con chó dữ: Một thằng say và ha con chó dữ mà làm ầm ĩ cả làng. Chí Phèo thật sự đã bị gạt bỏ khỏi xã hội loài người.


    Tài hoa nghệ thuật Nam Cao được bộc lộ ngay trong đoạn mở đầu truyện ngắn. Nhà văn đã sử dụng rất thành công hình thái ngôn ngữ nửa trực tiếp để tạo nên hiện tượng đa thanh cho giọng điệu kể chuyện. Đoạn văn có lời kể khách quan xen lẫn lời nhận xét của tác giả, có cả lời nhủ thầm của dân làng: “Chắc nó trừ mình ra”. Như vậy, tuy dân làng Vũ Đại không xuất hiện nhưng ta vẫn thấy hình ảnh đám đông và thái độ của họ trước lời chửi Chí Phèo. Nổi bật lên tất cả là giọng Chí Phèo vừa có phần phẫn uất lại vừa cô đơn trước đồng loại: Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! ... Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Đó là lời kể của tác giả hay chính suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đang cất lên tiếng nói.


    Nhờ tính chất đa thanh của giọng điệu kể chuyện đã dẫn đến một tính chất đặc sắc khác cho đoạn văn: tính đa nghĩa. Tiếng chửi không chì là khao khát được giao tiếp mà còn là sản phẩm của một con người bị rơi vào bi kịch bị tha hóa, không được sống đúng bản chất của một con người. Bên ngoài là tiếng chừi của một kẻ say nhưng bên trong thì hắn rất tỉnh. Lời chửi rất mơ hồ, không động chạm ai. quả là một kẻ say bình thường đang chửi. Nhưng hắn rất tỉnh, rất sáng suốt, không gian trong tiếng chửi thu hẹp dần từ cao đến thấp, từ rộng đến hẹp, từ vô địa chỉ đến có địa chỉ. Từ số đông, hẳn chửi một người: hẳn cứ chửi đứa chết mẹ nào đè ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Đẻ ra Chí Phèo cà làng Vũ Đại cũng không ai biết nhưng chúng ta, người đọc thì biết: Chính xã hội vô nhân đạo đã đẻ ra Chí Phèo - con quỷ dữ của làng Vũ Đại. đã sinh ra hiện tượng “Chí Phèo”. Như vậy. hắn mượn rượu để chửi, để phản ứng với toàn bộ xã hội vô nhân đạo. Từng lời cay độc ấy thoát ra nghĩa là lòng hắn đang gào thét cuồng điên, hắn chửi để thỏa mãn lòng rực lửa đốt khi mà cả làng Vũ Đại không ai lắng nghe hắn. Họ thành kiến với hắn.


    Tiếng chửi của Chí Phèo vừa mang tâm trạng bất mãn vừa là lời tố cáo sâu sắc xã hội vô nhân đạo với những nếp nghĩ lạc hậu đã cướp đi quyền làm người và ruồng bỏ hắn. Tiếng chửi thực chất là một tiếng kêu cứu thảm thiết của con người đáng thương bị què quặt cả về thể xác lẫn tinh thần cố níu chiếc phao đời để mà tồn tại.


    Ta đã từng đau xót cho số phận nghèo khổ, tăm tối của chị Dậu, chị Dậu nghèo tới mức phái bán con, bán chó, bán sữa nhưng Ngô Tất Tố không để chị bán nhân phẩm của mình. Còn Chí Phèo, hắn đã bán cả linh hồn cho quỷ dữ với cái giá rẻ bèo và cuối cùng bị ghẻ lạnh, cô đơn trong chính xã hội loài người. Trong đoạn văn, cứ sau một lời kể khách quan mang tính chất thông báo là một lời nhận xét của tác giả. Như vậy, bằng hiện tượng đa nghĩa của giọng điệu, ta không chỉ thấy thái độ, tình cảm của nhân vật mà còn cảm nhận được trái tim nhà văn đang lên tiếng. Đang sau lời văn lạnh lùng gần như sắc lạnh ấy lại là một tấm lòng xót thương sâu sắc cho nhân vật và cả sự căm phẫn xã hội vô nhân đạo đã đẻ ra hiện tượng Chí Phèo.


    Tóm lại, đoạn văn được mở đầu bằng lời chửi của Chí Phèo không chỉ mang nét nghệ thuật dễ nhận thấy, nghệ thuật kết cấu, mà còn mang giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của ngòi bút thấm đẫm tinh thần Nam Cao. Càng đào sầu. càng nghiền ngẫm, người đọc sẽ tìm cho mình những suy nghĩ sâu sắc hơn về kiệt tác Chí Phèo.


    Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Chi tiết “tiếng chửi” của Chí Phèo đã góp phần làm nên thành công của nhà văn Nam Cao. Nó đã khái quát lên một chân lí nghệ thuật: "nghệ thuật chân chính không những tìm thấy cái bình thường trong sự phi thường mà còn phát hiện cái phi thường trong sự bình thường, thậm chí tầm thường. Chỉ có nhà văn lớn có khối óc và trái tim lớn mới làm được điều đó."

    Chi tiết
    Chi tiết "Tiếng chửi của Chí Phèo" - Chí Phèo
    Chi tiết
    Chi tiết "Tiếng chửi của Chí Phèo" - Chí Phèo
  10. Top 10

    Chi tiết "Xương rồng luộc chấm muối" - Chiếc thuyền ngoài xa

    Hình ảnh "Xương rồng luộc chấm muối" được hiện lên trong lời kể của người đàn bà hàng chài với chánh án Đẩu tại tòa án huyện. Hình ảnh không chỉ mang giá trị lớn về nội dung, còn là một chi tiết mang giá trị nghệ thuật. "Xương rồng luộc chấm muối" một món ăn lạ, nghèo nàn, và túng thiếu, đã là cầu nối giúp câu truyện trở nên tự nhiên, góp phần tạo tình huống nhận thức của câu chuyện. Và qua đó cũng chỉ là chi tiết đã gửi gắm được tư tưởng nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Minh Châu, một cái nhìn đa diện, nhiều chiều và nói lên điều chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh ấy.


    Qua lời kể của người đàn bà đã cho ta thấy một cuộc đời lam lũ, bất hạnh và bươn trải của chính bà và cũng là số phận của những người sống cùng trong gia đình bà. Chi tiết đã cất tiếng nói về giá trị hiện thực, phản ánh cái đói cái nghèo của người dân miền biển nói riêng và cái khốn khó của người dân VIệt Nam thời chiến.


    Chi tiết này đã cất tiếng nói về giá trị hiện thực, phản ánh cái đói, cái nghèo của người dân miền biển nói riêng và cũng là cái khốn khó chung của người dân Việt Nam thời hậu chiến. CHi tiết này là một tiếng nói của ngòi bút nhân đạo sâu sắc. Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào bản chất để khắc họa nỗi lo âu, khắc họa về tình trạng nghèo đói, tối tăm cùng cực, và gốc rễ của nạn bạo hành gia đình cũng chính từ cái nghèo đói đó mà ra.

    Chi tiết
    Chi tiết "Xương rồng luộc chấm muối" - Chiếc thuyền ngoài xa
    Chi tiết
    Chi tiết "Xương rồng luộc chấm muối" - Chiếc thuyền ngoài xa
  11. Top 11

    Chi tiết "Cuốn sổ gia đình của chú Năm" - Những đứa con trong gia đình

    Cuốn sổ gia đình của chú Năm được viết bằng nét chữ lòng còng của chú - một người nông dân Nam Bộ. Cuốn sổ ất chứa đựng nhiều ý nghĩa to lớn đối với gia đình của Việt. Đó là một cuốn nhật ký ghi chép toàn bộ những việc liên quan đến gia đình Việt từ những việc nhỏ nhặt đến những việc lớn lao bằng một giọng văn đơn giản mà có phần hài hước. Hay cũng có thể gọi là cuốn gia phả của gia đình Việt.


    Từ việc "thím Năm chèo xuống đi rọc lá chuối bị đại bác bắn bể xuồng, khi chết còn mặc cái quần mới, trong túi có hai đồng bạc" đến chuyện "bà nội bị lính Tổng phòng bắn" hay việc bá má VIệt bị địch giết ra sao, tất cả đều được chú Năm ghi lại một cách cẩn thận. Cuốn sổ lúc này trở thành một tấm bia ghi lại món nợ máu của gia đình Việt với bọn đế quốc.


    Có thể nói nó là minh chứng cho mối thù sâu nặng mà VIệt phải gánh vác trên vai lúc này. Trang sử của gia đình Việt không chỉ có những mất mát đau thương còn là trang sử vàng ghi lại những chiến công hiển hách, chiến công của Chiến và VIệt.


    Như vậy, cuốn sổ của chú Năm đã cất giấu trong đó một truyền thống yêu nước nồng nàn của gia đình có mất mát cũng có đau thương.

    Chi tiết
    Chi tiết "Cuốn sổ gia đình của chú Năm" - Những đứa con trong gia đình
    Chi tiết
    Chi tiết "Cuốn sổ gia đình của chú Năm" - Những đứa con trong gia đình
  12. Top 12

    Chi tiết "Bốn bát bánh đúc" - Vợ nhặt

    Bốn bát bánh đúc là chi tiết kinh điển của văn học Việt Nam, tượng trưng cho hiện thực đau lòng của nước ta vào nạn đói 1945. Nạn đói năm 1945 đi vào lịch sử dân tộc như một trong những sự kiện đau lòng nhất, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói vì chính sách nhỏ lúa trồng đay của Nhật. Cái đói ám ảnh thành mùi thành hương thành vị.


    Hình ảnh bốn bát bánh đúc thể hiện sự khốn cùng của người dân Việt Nan. Vì miếng ăn mà Thị mất đi nữ tính của người con gái, Thị đánh đổi cái sĩ diện, cái duyên của người con gái. Khi Thị "sa xuống ăn một chắp bốn bát bánh đúc". Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm đã phản ánh hiện thực về nạn đói trong đó con người bị coi như cọng rơm cái rác, giá trị cả con người trở nên rẻ mạt, bị bào mòn trước gánh nặng cơm áo gạo tiền.


    Hình ảnh này cũng đồng thời làm nổi bật lên phẩm chất của Thị - khát vọng sống mãnh liệt. Trước cái đói, những hành động của Thị chỉ như một bản năng, con người ai cũng muốn sống. Thị thể hiện là một con người mạnh mẽ và có sức sống mãnh liệt.


    Chi tiết bốn cái bánh đúc được nhà văn khéo léo đưa vào, làm đòn bẩy để làm bật lên tình người trong nạn đói. Giữa cái đói đang hoành hành, Tràng sẵn sàng mua cho thị bốn bát bánh đúc để ăn. Như vậy không chỉ có giá trị hiện thực sâu sắc, hình ảnh bốn bát bánh đúc đồng thời cũng thể hiện phẩm chất cao cả của Tràng, lời khẳng định cho những giá trị nhân văn cao đẹp không bị lu mờ trước cái ăn, cũng như truyền tải lời xót thương cho thân phận của con người trở nên rẻ mạt.

    Chi tiết
    Chi tiết "Bốn bát bánh đúc" - Vợ nhặt
    Chi tiết
    Chi tiết "Bốn bát bánh đúc" - Vợ nhặt
  13. Top 13

    Chi tiết "Lá cờ đỏ sao vàng của VIệt Minh" - Vợ nhặt

    Đây là chi tiết xuất hiện ở cuối truyện. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiện lên là một hình ảnh có thực và là một tín hiệu thực nó mở ra một thời kì mới, như một sự cứu rỗi mới mẻ về sự thay đổi của số phận con người. Có rất lớn lao, có ý nghĩa và quyết định tới sự đổi thay của số phận con người.

    Đây là một trong những điều mà tác phẩm văn học hiện thực tìm kiếm trong giai đoạn 1930 - 1945 không nhìn thấy được. Hình ảnh những lá cờ đối lập hẳn với hình ảnh cái lò gạch cuối truyện Chí Phèo. Kim Lân đã nhờ đó mà tìm ra lối giải thoát cho con người đó không chỉ giải quyết về vấn đề số phận con người mà còn theo một cách khác là thể hiện niềm tin sự lạc quan niềm hi vọng lớn lao.

    Cuộc đời của họ là tiêu biểu cho số phận người dân nghèo nước ta thủa trước, khi chưa có đói nghèo thì không lấy nổi vợ. Trong nạn đói, lấy được vợ là niềm hạnh phúc đan xen với những lo lắng, bất hạnh.. không biết lấy vợ liệu có nuôi nổi nhau, đèo bòng nhau qua cái tao đoạn này...

    Cuộc đời của Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến, thì có lẽ mãi chìm vào u tối mất. Ở Tràng, tuy chưa cso được sự thay đổi đó, nhưng đã hé mở cho anh một hướng đi mới. Qua đó là con đường dẫn đến với cách mạng một cách tự nhiên, tự nguyện. Những điều mà tất yếu những người như Tràng sẽ hăng hái tham gia.

    Kết thúc tác phẩm vẫn dư âm mãi về một anh Cu Tràng và một niềm hi vọng tươi đẹp dành cho con người, qua đó thể hiện sự cảm thông, nâng niu của tác giả đối với số phận con người.

    Chi tiết
    Chi tiết "Lá cờ đỏ sao vàng của VIệt Minh" - Vợ nhặt
    Chi tiết
    Chi tiết "Lá cờ đỏ sao vàng của VIệt Minh" - Vợ nhặt




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy