Top 10 Điểm check in không thể bỏ qua khi bạn đến Bình Liêu (Quảng Ninh)
Bình Liêu – miền biên viễn nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, giáp danh với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, cách thành phố Hà Nội khoảng 270km. Trong những ... xem thêm...năm gần đây, Bình Liêu nổi lên là một cung đường tuyệt đẹp, đáng để khám phá của những người mê dịch chuyển.Hôm nay Toplist xin giới thiệu với bạn các địa điểm check in cực chất khi bạn đến Bình Liêu nhé
-
Bản làng cổ
Ngôi làng được mệnh danh “phố cổ Hội An” của núi rừng Quảng Ninh với nhiều cảnh đẹp và hội tụ những tinh hoa, nét đẹp văn hóa của thời gian của dân tộc Tày. Một số điểm thú vị và hấp dẫn bạn có thể đến như: Ngàn Vàng, Ngàn Chuồng, Pắc phe…
Trải qua những chặng đường lịch sử, đồng bào các dân tộc Bình Liêu luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng đấu tranh với thiên nhiên khắc nhiệt, đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược để bảo tồn cuộc sống.
Qua đó, các dân tộc có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau về phong tục, tập quán sản xuất, sinh hoạt văn hóa, làm cho đời sống văn hóa ở Bình Liêu có nhiều mảng mầu, sắc thái khác nhau. Người Bình Liêu luôn có ý thức, tự tôn dân tộc, thể hiện rõ nét trong việc gìn giữ tiếng nói, trang phục truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của dân tộc mình.
-
Thác nước Khe Vằn và Khe Tiền
Đây là hai thác nước đẹp nhất cũng như thử thách người khám phá nhất tại Bình Liêu. Vào mùa đông, dòng nước sẽ chảy rất xiết tạo ra những âm thanh sôi động, vui nhộn và vô cùng đẹp mắt. Tận mắt chiêm ngưỡng ngọn thác này bạn sẽ phải thốt lên cảm thán sự kì diệu của tạo hóa
Thác Khe Vằn bắt nguồn từ dãy núi Khe Vằn – Thông Châu với độ cao hơn 1000m so với mực nước biển. Thác nước có 3 tầng nước chảy với độ cao khoảng 100 mét, đổ xuống trắng xóa giữa cỏ cây chen đá. Thác nước kỳ vỹ với dòng thác chảy, các tảng đá lớn nằm phủ phục, hai bên thác là vách đá phủ rêu. Vào mùa mưa, các dòng thác tung bọt trắng tạo thành các hồ nước nhỏ trong vắt dưới chân thác. Thác Khe Vằn với rừng phòng hộ nguyên sơ, thảm thực vật phong phú là điểm tham quan thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên rừng, suối trong mát, tạo cảm giác thư thái cho mỗi du khách được tắm mình với dòng suối thiên nhiên và không khí trong lành.
Thác Khe Tiền gồm một quần thể thác với hệ thống thác Khe Tiền 1,2,3. Thác được hình thành từ các mạch nước dưới chân núi, tạo thành các dòng nước nhỏ đổ thành thác nước. Thác Khe Tiền nằm giữa khu rừng nguyên sinh thuộc thôn Khe Tiền (bắt nguồn từ hệ thống núi Quảng Nam Châu cao trên 1500m so với mực nước biển). Thác có độ cao 749m so với mực nước biển, độ ẩm không khí cao, quanh năm thác nước nằm trong sương mù dày đặc. Thác nước còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thi vị.
Quần thể thác Khe Tiền mang vẻ đẹp với các hình thù khác nhau. Thác 1,2 là dòng thác nhỏ tuôn chảy xối tạo thành hồ nước lớn, thác 3 tỏa ra nhiều dòng thác chảy. Dân gian truyền rằng tại thác Khe Tiền có viên đá 7 màu. Vì vậy, khi đặt chân đến thác mọi người đều cố tìm được đá bảy màuNhư vậy, với vẻ đẹp của núi non hùng vĩ, khí trời ôn hòa, con người thân thiện, Bình Liêu hoàn toàn xứng đáng với biệt danh “Sapa thu nhỏ”. Nếu ngại đi Sapa quá lạnh và xa xôi, hãy thử đến với Bình Liêu để trải nghiệm cuộc sống và con người nơi đây nhé!
-
Đỉnh Cao Xiêm
Đỉnh Cao Xiêm hay còn gọi là Khau Khoang, Đỉnh Cột Cờ, núi cắm cờ, tiếng Sán Chỉ là “Kèo Kăm Khây”, tiếng Tày là “Khau Cẳm Cờ” là điểm du lịch chưa được biết đến nhiều do địa hình hiểm trở, phức tạp. Với độ cao 1.429 mét so với mực nước biển, ở bất cứ bản làng nào của huyện Bình Liêu đều có thể quan sát được đỉnh Cao Xiêm hùng vĩ này. Do vậy, vào những ngày mùa vụ, người dân địa phương thường nhìn lên đỉnh Cao Xiêm để theo dõi thời tiết mà có biện pháp chủ động phơi phóng, thu cất thóc, ngô.
Cao Xiêm gần gũi với đời sống là thế, tuy nhiên, số người đã từng đặt chân lên đỉnh núi này thì chưa nhiều. Có lẽ vì vậy mà Cao Xiêm còn khá xa lạ và kỳ bí. Chặng đường để chinh phục đỉnh Cao Xiêm ước tính dài khoảng hơn 7 km đi bộ, chủ yếu là đường mòn men theo các sườn núi với rất nhiều núi đá mấp mô quanh năm mây mù bao phủ và băng qua những đồi cỏ bao la, ngút ngàn. Từ trung tâm thị trấn Bình Liêu, du khách có thể đi theo một trong 4 cung đường để khám phá đỉnh Cao Xiêm: thứ nhất là hướng bản Cao Thắng (xã Lục Hồn), thứ hai là thôn Lục Ngù (xã Húc Động); thứ ba là bản Ngàn Mèo (xã Lục Hồn), thứ tư là bản Co Nhan (Tình Húc). Tuy nhiên, hai cung đường Lục Ngù và Co Nhan là hai cung đường rất ít người lựa chọn, nếu có cũng chỉ là một số người dân bản địa chăn thả gia súc ở trên đỉnh núi này thi thoảng qua lại
-
Đường lau trắng muốt
Nếu chọn đến Bình Liêu vào những ngày tháng 10, tháng 11, bạn sẽ không khỏi sững người khi được tận mắt trông thấy sắc trắng bồng bềnh của những thảm cỏ lau đang độ nở bung trải tít đến tận đường chân trời. Thực sự sẽ rất tuyệt vời nếu như bạn được trực tiếp trải nghiệm trên cung đường đầy nắng và gió bằng xe máy tại nơi đây.
Quả thực không sai khi nói mùa lau ở Bình Liêu là “thiên đường sống ảo” ngay dưới mặt đất. Mùa lau trắng không chỉ dệt nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà còn được điểm xuyến thêm sức sống, hồn sắc làm mê đắm lòng người.
Cứ vào ngày mùa thu, đường lên biên giới Bình Liêu lại thơ mộng, đẹp hơn bởi hai bên đường bạt ngàn hàng ngàn bông hoa cỏ lau trắng. Hoa cỏ lau mọc thành từng cụm hai bên đường rung rinh theo gió, thu hút mọi ánh nhìn. Những bông hoa cỏ lau có sức sống mạnh mẽ, thường nở vào tháng 10. Lúc mới nở, hoa lau có màu trắng tinh khôi, sau một thời gian, hoa ngả dần sang màu vàng và rụng bay theo gió
Hơn nữa, bãi cỏ lau trải dài miên man đến cuối trời tạo cảm giác như con đường phía trước là “nấc thang lên thiên đường”. Vì vậy, dù là nam hay nữ thì đều sẽ bị thu hút bởi vẻ đẹp của địa điểm này.
-
Sống lưng khủng long và cột mốc 1305
Sống Lưng Khủng Long – đường lên cột mốc biên giới Việt – Trung số 1305 hay còn được gọi với cái tên Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ. Điểm này cũng nằm trên trục đường đi đến Thiên đường cỏ lau. Đầu tiên bạn đi theo hướng đến cửa khẩu Hoành Mô sau đó chạy theo đường núi tầm 16 km. Đường để đến sống lưng khủng long và cột mốc 1305 cảnh vật 2 bên hùng vĩ. Tuy nhiên để leo được đến nơi đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, vì đoạn đường trekking hơi xa, từ dưới nhìn lên thấy nó dài miên man mà lại bắc ngang lên núi cao, khá ngợp.
Rất may là thời điểm này đã có xây dựng các bậc thang đi lên nên cũng đỡ vất vả phần nào. Khi đi điểm này mọi người nhớ mặc đồ gọn nhẹ và mang theo thức ăn nước uống. Thời gian trekking tầm 3 tiếng.
Trên đoạn đường từ sống lưng khủng long qua Thiên đường cỏ lau bạn sẽ đi ngang qua cộc mốc 1300. Đây cũng là một trong những cột mốc nổi tiếng ở Bình Liêu mà nếu có thời gian bạn nên trekking. Ngoài ra còn các địa điểm khác như Cầu treo Nà Làng, bản Cao Thắng, bản Khe O, ghé thăm các bản của dân tộc Dao...
-
Núi Kéo Lạn
Núi Kéo Lạn thuộc bản Phạc Chỉ xã Đồng Văn, gần với cột mốc 1327,điểm đặc biệt của đỉnh núi này là bãi đá rộng lớn trải dài ngút tầm mắt giữa không gian bao la, khoáng đạt của đất trời. Núi Kéo Lạn gồm nhiều bãi đá với nhiều hòn đá lớn với hình thù dị biệt nằm đan xen nhau, trải dài giữa không gian rộng lớn. Đá ở đây có nhiều mỏm cao hơn 3 mét, thích hợp với những ai ưa thích chụp ảnh “sống ảo”.
Có lẽ, chính bởi sự thay đổi hình dạng của các phiến đá mà tạo cho hành khách nhiều ấn tượng tạo cảm giác mới lạ, níu chân du khách không muốn rời.Không chỉ sở hữu bãi đá, trên đỉnh núi Kéo Lạn còn sở hữu các vũng nước mang những tán cỏ mọc um tùm, xanh mướt, cạnh đó từng đàn trâu, đàn bò đang nhởn nhơ gặm cỏ, tạo cho ta cảm giác như tất cả mệt nhọc, toan lo của cuộc sống phố thị ngày thường với khói bụi ồn ào như tan biến.
-
Đỉnh Cao Ba Lanh
Đỉnh Cao Ba Lanh thuộc xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, ở độ cao 1.050m so với mực nước biển. là một điểm đến thích hợp với những khách tham quan ưa khám phá, mạo hiểm. Đứng trên đỉnh Cao Ba Lanh, khách tham quan có thể thu vào tầm mắt một không gian tuyệt đẹp, bao quát cả một vùng biên giới.
Điều khiến bạn háo hức khi lên đỉnh Cao Ba Lanh là “bãi đá thần”, bãi đá có nhiều hòn đá lớn với hình thù dị biệt, được gắn với truyền thuyết rằng ngày xưa, khi quân giặc cướp từ bên kia biên giới tràn sang cướp bóc, người dân gõ vào hòn đá ở bãi đá thần, phát ra tiếng vang lớn làm cho giặc khiếp sợ, hoảng loạn, bỏ chạy. Đến Cao Ba Lanh bạn còn thấy rất nhiều chứng tích của một thời chiến tranh bảo vệ biên giới như: bệ gạch mà các chiến sĩ đứng chào cờ buổi sáng, giếng nước bộ đội sử dụng khi đóng quân trên đỉnh núi,… khiến bạn như quay trở lại với thời kỳ lịch sử của cha ông.
-
Đỉnh Cao Ly
ĐỈnh Cao Ly nằm ở xã Húc Động với độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, vào mùa thu, đặc biệt là thời điểm cuối thu - đầu đông, hay sau những trận mưa phùn cuối xuân thì nơi đây xuất hiện rất nhiều mây.Cao Ly được ví như "Sapa của Quảng Ninh".
Đỉnh Cao Ly có những bãi cỏ rộng lớn, bằng phẳng nên nhiều du khách, phượt thủ thường rủ nhau đến đây cắm trại và săn mây. Sau một đêm ngắm sao, vui vẻ ca hát bên ánh lửa bập bùng, buổi sáng khi thức dậy trên đỉnh núi, trong cái se lạnh, được ngắm mây bay bồng bềnh trước mặt, chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên trong cuộc đời.
-
Cầu treo Nà Làng
Nằm ngay QL 18 cạnh thị trấn Bình Liêu, cầu treo Nà Làng nối bản Nà Làng với thị trấn Bình Liêu. Hiện nay, cây cầu này đã xuống cấp nên chỉ được phép đi bộ qua đây.
Cầu treo Nà Làng được xây mới để thay cầu cũ trước đây không còn đi lại được. Cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn cấp D đối với địa hình miền núi với một nhịp dây võng dài 120m, chiều rộng mặt cầu 2,0m, mặt cầu sử dụng tấm Grating chế tạo sẵn, được mạ kẽm nhúng nóng. Cáp chủ và cáp giữ ổn định lật, dây treo được làm từ thanh thép tròn trơn, neo cáp sử dụng thép bản được mạ kẽm.
Đến Bình Liêu,bạn đừng quên dừng chân và check in ở cấu treo Nà Làng nhé
-
Chợ phiên độc đáo
Khi nhắc đến chợ phiên, chắc hẳn bạn sẽ nhớ đến chợ tình nổi tiếng ở các khu vực vùng núi phía bắc của các dân tộc thiểu số như: Sapa ( Lào Cai), chợ tình Khau Vai ( Hà Giang), chợ tình Mộc Châu ( Sơn La)...
Ở Bình Liêu cũng có chợ tình. Chợ tình nơi đây nằm trong thung lũng Đồng Văn, bên núi Cao Ba Lanh ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu. Chợ tình Đồng Văn - phiên chợ duy nhất trong năm thường diễn ra vào ngày “kiêng gió” - mùng 4 tháng 4 âm lịch và được bắt đầu từ sáng tinh mơ khi mặt trời còn chưa thức giấc.
Chợ tình được lấp đầy bằng men rượu phảng phất. Mọi người cùng nhau uống rượu, tận hưởng cảm giác ngất ngây, say men trước khi bắt đầu công việc ngày hè. Những câu hát ngân nga, tiếng hò giao duyên bất chợt vang lên, lẫn trong lời nói thì thầm và tiếng cười lanh lảnh vang dội khắp núi rừng.
Đến chiều tà, cũng là lúc vãn chợ tình, mọi người lại bịn rịn chia tay nhau và hẹn đến ngày này năm sau. Một khung cảnh chợ tình rất “tình”.