Top 11 Điểm leo núi hấp dẫn nhất miền Nam

Vi Vu Vơ 2999 0 Báo lỗi

Leo núi vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp vừa là một môn thể thao rất tốt để rèn luyện sức khỏe. Còn gì thú vị hơn khi từng bước chân của bạn khám phá thế giới đang ... xem thêm...

  1. Là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam Bộ (986m), cách TP. Tây Ninh 11km về phía Đông Bắc, Núi Bà Đen thu hút đông đảo người đam mê trekking và hiking chinh phục mỗi tuần. Nhìn từ xa, núi Bà Đen sừng sững như một chiếc nón úp giữa đồng bằng, nửa như muốn thách thức, nửa như quyến rũ người ưa khám phá. Càng lên cao không khí trên núi càng mát dịu, lên đến đỉnh núi, bạn sẽ phóng tầm mắt nhìn quang cảnh của một vùng đất hoang sơ nhưng đầy thơ mộng.


    Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Ngoài chiều cao ấn tượng, nơi đây còn có khung cảnh hữu thiên nhiên hữu tình, núi non hùng vĩ. Hiện tại, đã có tuyến cáp treo đưa du khách lên tận đỉnh núi để ngắm cảnh, chiêm bái các điểm du lịch, di tích tâm linh. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn thích tự mình trải nghiệm, chinh phục nóc nhà Nam Bộ bằng đường bộ.


    Mùa khô ở Tây Ninh bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Đây là thời điểm lý tưởng nhất để du lịch núi Bà Đen Tây Ninh. Đặc biệt vào mùa lễ hội chùa Bà Đen từ mùng 4 đến 16 tháng Giêng, lượng du khách hành hương tới đây là rất lớn.
    Vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, bạn cũng có thể tham quan, du lịch. Tuy nhiên, bạn nên xem dự báo thời tiết trước hành trình di chuyển để lựa chọn được ngày khô ráo.

    Các bạn trẻ hào hứng checkin
    Các bạn trẻ hào hứng checkin
    Trên đỉnh núi Bà Đen
    Trên đỉnh núi Bà Đen

  2. Vườn quốc gia núi Chúa thuộc địa phận huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận có vị trí khá đẹp, phía đông và nam là biển Đông, phía Bắc là phần dưới vịnh Cam Ranh, phía nam là đầm Nại, còn phía Tây nhìn ra quốc lộ 1A.


    Cung đường phổ biến là xuất phát từ thôn Đá Hang, băng qua ruộng bậc thang của người Raglai, dừng chân cắm trại ở suối Ô Liêm, sáng hôm sau tiếp tục lên đỉnh núi. Trong suốt dọc đường leo núi Chúa, bạn sẽ bắt gặp những con suối róc rách len qua khe đá, những đàn dê núi nhởn nhơ kiếm ăn hoặc nằm dưới tán cây. Khi gần xuống chân núi, bạn có thể băng rừng ra biển để tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ của Vĩnh Hy.


    Núi Chúa chỉ có độ cao xấp xỉ hơn 1.000m trên mực nước biển, thế nhưng để chinh phục được đỉnh núi này không phải là điều dễ dàng. Nhìn từ ảnh vệ tinh thì Núi Chúa có hình dạng như một con rùa có đầu quay về phía Nam, đuôi là phần nhô ra của mũi Xốp thò vào vịnh cam Ranh như đang từ biển bò lên đất liền. Khối núi này có nhiều đỉnh ở các độ cao khác nhau, mà cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có độ cao 1.040m. Để chinh phục đỉnh núi, bạn phải đủ kiên trì vượt qua 6 đỉnh núi Chúa chắt, Chúa cháu, Chúa em, Chúa anh, Chúa chồng, Chúa vợ.

    Buổi sáng trên Núi Chúa
    Buổi sáng trên Núi Chúa
    Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ của ngọn núi
    Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ của ngọn núi
  3. Núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 110km, có chiều cao 800m so với mực nước biển. Trên núi tọa lạc chùa Bửu Quang, chùa lớn nhất và nằm ở vị trí cao nhất so với nhiều chùa khác trong khu vực. Nếu muốn leo núi kết hợp viếng chùa Bửu Quang, bạn có thể vào từ cổng chính của Khu du lịch núi Chứa Chan, leo gần 400 bậc thang để đến chùa, rồi từ chùa mới men theo rừng lên đến đỉnh núi. Được xem là nóc nhà của tỉnh Đồng Nai, độ cao của đỉnh núi chứa chan độ cao 837m là đỉnh núi cao thứ hai của Đông Nam Bộ. Nằm ở Đây là một thắng cảnh hữu tình, độc nhất vô nhị ở Đồng Nai và hiếm gặp ở Nam bộ. Núi có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp.


    Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Đông Nam Bộ có nhiều rừng rậm, vách đá dựng đứng... được các bạn trẻ chọn để khám phá khi rảnh rỗi. Khu vực đỉnh núi tương đối bằng phẳng, rộng rãi, thuận lợi cho việc cắm trại. Trên đỉnh núi là trạm thông tin SK11, du khách có thể ghé xin hỗ trợ về chỗ ngủ, nước…

    Núi Chứa Chan
    Núi Chứa Chan
    Núi Chứa Chan
    Núi Chứa Chan
  4. Núi Tà Cú cao 649m, nằm ven quốc lộ 1A, cách Phan Thiết 28km về phía Nam, là một điểm leo núi hấp dẫn của tỉnh Bình Thuận. Để lên tới đỉnh ngọn núi nằm trong khu rừng cấm, du khách có thể cần đến 2 giờ để vượt qua 2290m đường dốc. Bằng Lăng là đoạn dốc cao nhất, nghiêng 45 độ.


    Khí hậu Tà Cú quanh năm mát mẻ, trong lành. Nhiều loại cây gỗ quý như giáng hương, trắc,... phủ xanh cả ngọn núi. Từ khe đá có dòng suối nhỏ trong vắt tuôn ra, nước suối rất mát và trong. Có thể nói nơi đây non nước hữu tình, khung cảnh mộc mạc, bình yên đậm chất thơ.

    Đường lên chùa núi dài hơn 2.500m, qua nhiều dốc cao với nhiều địa danh ấn tượng như: đá Bàn Hạ, đá Bàn thượng, dốc Bằng Lăng, dốc Yên Ngựa,… Tiến sâu vào núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng phật. Trong đó, tượng phật nằm dài 49m, cao 11m là bức tượng ấn tượng nhất ở đây.

    Con đường lên đỉnh Tà Cú
    Con đường lên đỉnh Tà Cú
    Nhìn từ đỉnh Tà Cú
    Nhìn từ đỉnh Tà Cú
  5. Núi Cấm cao 705m nằm trong dãy Thất Sơn huyền bí, với khí hậu mát mẻ và phong cảnh đẹp. Nơi đây có nhiều truyền thuyết, huyền thoại đầy bí ẩn thu hút nhiều người thích khám phá, chinh phục. Con đường lên núi nhìn từ xa như một con rắn ngoằn nghoèo nằm vắt ngang từ chân tới đỉnh núi. Mỗi độ cao lại có những điều thú vị khác nhau. Nếu chuyến đi bắt đầu từ sáng sớm sẽ nhìn thấy những đám mây bay là là trên mặt đất trải rộng khắp cánh đồng lúa mênh mông.


    Các bạn có thể chinh phục núi Cấm An Giang vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Trong đó thời gian du lịch núi Cấm đẹp nhất và vào mùa xuân, vì cảnh đẹp khi ấy mới đầy đủ: cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa trái xum xuê. Các hồ núi cao buổi sáng sớm sương trắng giăng đầy, buổi trưa nắng vàng dịu dàng, buổi chiều tối mây là đà bay, tiết trời về đêm se lạnh.


    Nếu bạn muốn hòa mình vào không khí sôi động của các lễ hội truyền thống của An Giang thì nên đi vào ngày 23. 24 tháng 4 (Âm Lịch) để tham dự lễ hội vía Bà Chúa Xứ và ngày 29 tháng 8 đến ngày mùng 01 tháng 9 âm lịch tham gia lễ hội đua bò bảy núi Tết Dolta của dân tộc Khmer.

    Phong cảnh hữu tình nơi Thiên Cấm Sơn
    Phong cảnh hữu tình nơi Thiên Cấm Sơn
    Núi Cấm
    Núi Cấm
  6. Đỉnh Bà Rá cao 723m thuộc thị xã Phước Long, Bình Phước. Bà Rá có không gian thanh bình, lãng mạn, thiên nhiên hùng vĩ. Từ thị xã Đồng Xoài đi theo tỉnh lộ 741, qua trung tâm thị xã Phước Long đến nhà ga cáp treo núi Bà Rá, qua đó 500m là con đường lên núi. Có thể di chuyển bằng xe máy lên độ cao khoảng 150m đến đồi Bằng Lăng. Phía bên phải đồi Bằng Lăng là những bậc thang xếp bằng đá tạo thành con đường chính lên núi. Hai bên là những hàng tre đan nhau che mát cả lối đi. Lên đỉnh núi, du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn toàn cảnh hồ thủy điện Thác Mơ và cảnh sắc thơ mộng khu vực này.


    Hồ nằm dưới chân núi Bà Rá với diện tích lên đến 12.000 hecta. Hồ Thác Mơ gồm có 10 hòn đảo lớn nhỏ và bao quanh là rừng cây xanh rậm rạp phủ bóng mát. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thanh bình, tản mạn và tranh thủ chụp vài bức ảnh sống ảo đấy! Núi Bà Rá gây ấn tượng bởi vẻ đẹp huyền bí, thơ mộng hòa hợp với sự hùng vĩ của núi rừng. Nơi đây xứng đáng là điểm đến hàng đầu để nghỉ ngơi, thư giãn và đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên trong lành.

    Núi Bà Rá nhìn từ xa
    Núi Bà Rá nhìn từ xa
    Núi Bà Rá
    Núi Bà Rá
  7. Tà Năng - Phan Dũng Cung đường này đi qua ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là con đường chuyển tiếp, nối liền từ cao nguyên xuống duyên hải miền trung với độ cao từ 1.100 m xuống còn 500 m so với mực nước biển. Khi quyết định đi phượt, trải nghiệm hành trình này, bạn sẽ phải trải qua 55 km đường rừng, leo đèo, lội suối rất gian nan, vất vả nhưng chắc chắn bạn sẽ bị choáng ngợp trước sự hùng vĩ của núi đồi trùng điệp, trước cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ.


    Tà Năng có dân cư khá thưa thớt vì nằm sát với bìa rừng. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Churu và một số ít người dân tộc thiểu số khác. Chính vì vậy mà vùng đất này vẫn còn khá hoang sơ, chưa nhuốm màu khói bụi công nghiệp như thành thị. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc, nhưng đầy thử thách với bất kỳ ai tham gia chinh phục. Trong suốt hành trình chinh phuc, bạn phải men theo các con đường mòn để đến đích. Tuy nhiên kèm theo đó là rất nhiều ngã rẽ sẽ khiến bạn đi lạc nếu không có bản đồ địa hình nơi này.

    Tà Năng - Phan Dũng
    Tà Năng - Phan Dũng
    Tà Năng - Phan Dũng
    Tà Năng - Phan Dũng
  8. Núi Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Biên Hoà (Đồng Nai) khoảng 4km và cách TP.HCM chỉ khoảng 24km, rất gần luôn. Nơi đây nổi tiếng với ngôi chùa Châu Thới linh thiêng tọa lạc trên đỉnh núi, nằm cách 82m so với mực nước biển. Chính vì vậy nơi đây được xem là nơi ngắm Bình Dương đẹp nhất từ trên cao. Để đi được đến đây, từ Sài Gòn các bạn đi về hướng đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) sau đó chạy thẳng theo quốc lộ 1K, đến địa phận tỉnh Bình Dương thì hỏi thăm đường. Ngoài ra cũng có một cung đường khác từ ngã tư Hàng Xanh chạy qua cầu Bình Triệu rồi rẽ phải vào đường Phạm Văn Đồng, sau đó cứ chạy thẳng trên quốc lộ 1K không lâu là sẽ đến.


    Trên đỉnh núi ngôi chùa cùng tên có niên đại cổ xưa nhất Bình Dương được xây dựng với kiến trúc độc đáo. Đây được xem là danh lam thắng cảnh có vẻ đẹp kỳ vỹ nhiều người biết đến. Đứng trên đỉnh núi bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh đồng bằng xung quanh, xung quanh có nhiều hồ nước nhân tạo càng tôn thêm vẻ đẹp của ngọn núi. Ngôi chùa nằm ẩn nấp lúc ẩn lúc hiện sau những rặng cây xung quanh, do đó, các bạn đến đây sẽ được thưởng thức phong cảnh hữu tình, bình yên.

    Núi Châu Thới (Bình Dương)
    Núi Châu Thới (Bình Dương)
    Núi Châu Thới (Bình Dương)
    Núi Châu Thới (Bình Dương)
  9. Núi Thị Vải thuộc địa phận thị trấn Phú Mỹ (huyện Tân Thành, TP. Vũng Tàu). Nơi này nằm cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 100km. Theo Quốc lộ 51 từ Sài Gòn đi Vũng Tàu đến thị trấn Phú Mỹ, các bạn chỉ cần rẽ phải vào tỉnh lộ 81 và đi tầm 6km đường nhựa và khoảng 2km đường mòn gập ghềnh là đến được núi Thị Vải. Núi Thị Vải cao khoảng 700m so với mực nước biển. Bạn có thể gửi xe ở nhà dân dưới chân núi và bắt đầu hành trình đi bộ trên những bậc thang được xây bằng đá hoa cương dẫn lên núi dài khoảng 3km. Nơi đây còn có ba ngôi chùa chính là chùa Linh Sơn Liên Trì (chùa Hạ), chùa Linh Sơn Hồng Phúc (chùa Trung), và Linh Sơn Bửu Thiền (chùa Thượng) để các bạn thăm viếng.


    Đường lên đỉnh núi Thị Vải sẽ phải trải qua 1340 bậc thang đá hoa cương với lối đi vòng vèo dài khoảng 3km. Tuy đoạn đường khá dài, nhưng du khách vẫn luôn có thể nghỉ chân ở bất cứ thời điểm nào và cảnh vật xung quanh luôn sẵn sàng xoa dịu cơn mệt nhọc của du khách với những tán lá xanh khẽ đung đưa, những cơn gió nhẹ nhàng thoảng qua. Trung bình một du khách sẽ mất khoảng 1 tiếng 30 phút để đi hết hơn 1000 bậc thang, tùy vào sức khỏe mỗi người; nhưng dọc đường lên núi được thiết kế chỗ nghỉ ngơi nên các bạn có thể từ từ leo núi, vừa có thể ngắm cảnh, vừa rèn luyện sức bền, nâng cao sức khỏe.

    Núi Thị Vải (Vũng Tàu)
    Núi Thị Vải (Vũng Tàu)
    Núi Thị Vải (Vũng Tàu)
    Núi Thị Vải (Vũng Tàu)
  10. Núi Minh Đạm thuộc địa phận huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm cách Sài Gòn khoảng 150km, cách thị xã Bà Rịa khoảng 30km. Từ thị xã Bà Rịa, các bạn đi về hướng biển Long Hải chừng 30km sẽ bắt gặp núi Minh Đạm rất dễ dàng. Núi Minh Đạm cao trung bình khoảng 200m, ngày xưa còn có tên là Châu Long và Châu Viên. Nơi đây trước kia có rừng cây um tùm, nhiều hang đá và là căn cứ kháng chiến của quân và dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Từ chân núi, một con đường trải nhựa ngoằn ngoèo sẽ đưa các bạn lên tận đỉnh núi. Đi lên khoảng 2/3 chặng đường, toàn cảnh biển Long Hải bao la với khung cảnh biển một bên, núi đồi một bên thật hữu tình, thơ mộng sẽ hiện ra trong tầm mắt các bạn. Ngoài ra, các bạn còn có thể ghé thăm khu di tích lịch sử Minh Đạm khi đến đây.


    Núi Minh Đạm trước kia còn được gọi bằng cái tên là núi Thùy Vân. Theo tương truyền để lại, người dân bản địa nhìn thấy những đám mây trắng bồng bềnh, trôi lững lờ khi đứng ở phía xa, phóng tầm mắt về phía núi. Kể từ đấy, người ta cho xây dựng 2 ngôi chùa ở trên núi và đổi tên cho ngọn núi là Châu Long – Châu Viên, trùng với tên của các ngôi chùa nằm ở đây để thuận tiện cho việc ghi nhớ.

    Bên cạnh đó, núi Minh Đạm được lựa chọn làm căn cứ giao liên của quân đội ta trong những thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Khoảng cuối năm 1948, nơi đây được đặt theo cách ghép hai tên của hai đồng chí là Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm.

    Núi Minh Đạm (Vũng Tàu)
    Núi Minh Đạm (Vũng Tàu)
    Núi Minh Đạm (Vũng Tàu)
    Núi Minh Đạm (Vũng Tàu)
  11. Núi Lớn được xem là một trong hai ngọn núi đẹp nhất của Vũng Tàu với chiều cao 245m, còn được gọi bằng hai cái tên là núi Tương Kỳ và núi Đại Sơn. Đến với khu vực núi Lớn, các bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị tại những điểm đến Vũng Tàu tên tuổi như công trình kiến trúc Pháp Bạch Dinh hay tượng Thích Ca Phật Đài.


    Ngoài ra, trên đỉnh núi Lớn còn được đầu tư hệ thống cáp treo hiện đại trong hệ thống khu du lịch Hồ Mây, được xem là một phương tiện tuyệt vời góp phần làm cho hành trình khám phá cảnh quan Núi Lớn thêm nhiều trải nghiệm đặc biệt hơn. Từ trên cáp treo nhìn xuống, các bạn hoàn toàn có thể thu cả thành phố Vũng Tàu với biển xanh, nhà cửa, núi rừng vào trong tầm mắt.


    Núi lớn Vũng Tàu được mệnh danh là một trong những ngọn núi có vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ nhất Vũng Tàu. Giữa một thành phố được bao bọc bốn bề bởi biển thì ngọn núi này chính là nét tô điểm cho quang cảnh nơi đây thêm phần quyến rũ. Còn gì thư thái hơn khi đứng trên đỉnh núi, phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn cảnh toàn thành phố, lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm.

    Núi Lớn (Vũng Tàu)
    Núi Lớn (Vũng Tàu)
    Núi Lớn (Vũng Tàu)
    Núi Lớn (Vũng Tàu)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy