Top 11 Điều cần biết trước khi niềng răng

Liên Bùi 183 0 Báo lỗi

Một nụ cười toả nắng không thể thiếu đi một hàm răng xinh. Và dường như có lẽ chính bởi vậy mà ngành bác sỹ chỉnh nha ra đời để có thể gắn niềng răng và góp ... xem thêm...

  1. Sâu răng là bệnh do vệ sinh răng miệng chưa tốt gây lên, do vậy nó không liên quan đến chuyện bạn có niềng răng hay không. Để phòng tránh, bạn cần có kế hoạch giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn, ít nhất là 2 lần một ngày.


    Và đặc biệt nếu bạn niềng răng, quá trình vệ sinh này sẽ trở nên khó khăn, phức tạp và cầu kỳ hơn. Bạn cần ít nhất 3 loại bàn chải đánh răng bao gồm: một bàn chải loại bình thường, một bàn chải chỉnh nha và một bàn chải hình xoắm ốc để có thể làm sạch răng giữa các giá đỡ và mắc cài. Quá trình làm sạch này tiêu tốn khá nhiều thời gian, trung bình phải mất 10 - 15 phút cho mỗi lần làm sạch.


    Ngoài ra niềng răng cũng không làm hỏng men răng nếu bạn tuân thủ một quy tắc đó chính là đánh răng và làm sạch răng thật kỹ. Nếu không, những mảng ố vàng sẽ xuất hiện, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng men răng của bạn.

    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ

  2. Trung bình, mọi người thường đeo niềng răng trong khoảng 1,5 - 2 năm nhưng đôi khi còn mất nhiều thời gian hơn, trong những trường hợp khó khăn nhất quá trình này có thể kéo dài trong 4 năm.


    Ngoài ra, niềng răng cũng có nhiều loại khác nhau như:

    • Niềng răng mắc cài kim loại
    • Niềng răng mắc cài bằng sứ
    • Niềng răng mắc cài tự buộc
    • Niềng răng không mắc cài

    Mỗi loại thì lại có sự khác nhau về hiệu quả, giá cả và đương nhiên là cả về chất lượng, do đó thời gian đeo mắc cài cũng khác nhau. Hơn nữa hiện trang răng của bạn và mức độ nắn chỉnh cũng ảnh hưởng đến thời gian niềng răng và đeo mắc cài.

    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ
  3. Sau một quá trình dài thăm khám, chụp chiếu và nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa là quá trình niềng răng và gắn mắc cài. Nhìn quá trình gắn mắc cài trên răng, bạn nghĩ nó sẽ rất đau? Tuy nhiên, trong thực tế quá trình này không gây đau đớn một chút nào nhưng thời gian diễn ra khá dài, có thể mất khoảng 1 giờ.


    Tuỳ thuộc vào hiện trang răng và mức độ nắn chỉnh, những mắc cài này sẽ được gắn cố định trên bề mặt ngoài (hoặc trong) của răng bởi một loại keo dán đặc biệt. Thời gian đầu tiên, sau khi gắn mắc cài bạn sẽ cảm thấy hơi bận và khó chịu vì chưa quen. Trong những ngày này, tốt hơn là bạn nên ăn cháo, khoai lang và những thức ăn mềm khác. Sau một thời gian, răng của bạn sẽ quen dần với niềng răng những cơn đau hay khó chịu cũng sẽ biến mất.

    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ
  4. Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn thăm khám để có thể nắm rõ được sự dịch chuyển của răng cũng như thay dây thun nếu bị dão.


    Theo đúng quy định, cứ 2 tháng một lần, bạn nên đến bác sỹ chỉnh nha một lần để thay thế dây. Trong mỗi lần thăm khám chỉnh nha bạn chỉ nên thay thế một dây, một dây dưới hoặc một dây trên. Tuỳ vào hiện trạng dịch chuyển răng của bạn, nếu cần bác sỹ chỉnh nha có thể thêm nhiều thứ chỉnh nha khác nhau như xích cao su, lò xo, v.v.


    Ngoài ra, mỗi lần khám chỉnh nha, nếu răng xuất hiện những mảng ố vàng, bác sỹ sẽ thực hiện vệ sinh răng miệng cho bạn một cách chuyên nghiệp để tránh sâu răng và các bệnh về răng miệng khác.

    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ
  5. Trước khi niềng răng, các bác sỹ chỉnh nha sẽ tiến hành kiểm tra, thăm khám hiện trạng răng của bạn một cách cẩn thận và sau đó đưa ra phác đồ nắn chỉnh phù hợp nhất, hiệu quả nhất với bạn.


    Trong những trường hợp bình thường, hiện trạng răng tương đối bằng phẳng, không cần phải nắn chỉnh nhiều thì không cần phải nhổ răng khôn. Tuy nhiên, một số người răng hiện trạng rất phức tạp, bị thừa răng, mọc chồng chéo, khó nắn chỉnh có thể các bác sỹ sẽ yêu cầu nhổ răng khôn để hiệu quả nắn chính được tối ưu nhất.


    Tuy nhiên nếu như phải nhổ răng khôn bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì các bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám, chụp chiếu, kiểm tra tình hình sức khoẻ cũng như xem bạn có đủ các điều kiện để nhổ không trước khi tiến hành. Hơn nữa, y học phát triển các biện pháp kỹ thuật nhổ răng khôn cũng ngày càng được cải thiện nên mức độ an toàn và đau nhức cũng được đảm bảo.

    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ
  6. Nhiều người thắc mắc rằng khi tháo mắc cài, răng có bị dịch chuyển trở lại không? Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm vì các nha sỹ sẽ không bao giờ tình trạng dịch chuyển răng xảy ra vì những gì bạn phải chịu đựng trong suốt một khoảng thời gian. Hơn nữa, nếu dịch chuyển trở lại thì đã không có phương pháp niềng răng ra đời.


    Sau khi tháo niềng răng, bạn sẽ phải đeo một hàm duy trì, nó sẽ giúp răng của bạn giữ đúng vị trí và ổn định lại. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, hàm duy trì này sẽ được đặt ở phía bên trong của hàm nên bạn hoàn toàn có thể tự tin nở nụ cười tươi và khoe hàm răng xinh.


    Những thanh thiếu niên thường phải đeo hàm duy trì này trong vòng hai năm đầu. Đối với người lớn, trong hầu hết các trường hợp, họ phải mang hàm duy trì này suốt đời nhưng điều này không phải là tồi tệ vì tính thấm mỹ của nó luôn được đảm bảo, người đối diện sẽ không bao giờ để ý thấy điều đó. Vấn đề duy nhất bạn gặp phải là phải đến gặp bác sỹ nha khoa mỗi khi hàm duy trì này bị hỏng.

    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ
  7. Dù bạn có chăm chỉ và cẩn thận làm sạch răng đến đâu cũng không thể tránh khỏi những vệt ố vàng hoặc hơi ngả màu trên răng. Do vậy, sau khi tháo niềng răng nhiều người muốn biến nụ cười thành màu trắng bất chấp lời cảnh báo của các nha sỹ.


    Các bác sỹ thường khuyên không nên thực hiện các biện pháp làm trắng răng ngay vì nó có thể làm tổn hại đến men răng và khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn.


    Tốt nhất là bạn nên đợi đến 6 tháng sau khi quá trình niềng răng hoàn tất để làm trắng răng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn nên thăm khám các bác sỹ và chọn một cơ sở uy tín trước khi tiến hành làm thủ thuật này.


    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ
  8. Thời thơ ấu là thời điểm lý tưởng nhất để thay đổi vị trí của răng nhưng điều đó không có nghĩa là người lớn không thể căn chỉnh hay niềng răng.


    Theo lời khuyên của các bác sỹ nha khoa, phụ nữ có thai và cho con bú, những người bị viêm nha chu nặng và trẻ em dưới 12 tuổi không nên niềng răng. Người lớn vẫn có thể niềng răng, thậm chí đôi khi còn được khuyến khích, bởi một hàm răng khấp khểnh, chồng chéo có thể khó làm sạch, làm cho sâu rằng và bệnh về nướu dễ xảy ra hơn.


    Tuy nhiên, việc chỉnh nha đối với người lớn thường khó khăn hơn trẻ em vì xương của người trưởng thành đã ngừng phát triển và cứng hơn. Toàn bộ quá trình niềng răng cũng phức tạp hơn và thời gian đeo mắc cài cũng sẽ lâu hơn. Vậy nên, nếu bạn muốn có một hàm răng khoẻ và đẹp hãy lên kế hoạch chỉnh nha sớm để đạt được hiệu quả tối ưu nhé.

    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ
  9. Niềng răng giúp bạn mang lại một hàm răng đẹp và một nụ cười xinh, tuy nhiên người niềng răng cũng phải chịu nhiều bất tiện, và tổn thương do quá trình này mang lại.


    Niềng răng chính là việc các bác sỹ nha khoa dùng các kỹ thuật chuyên môn để di chuyển những chiếc răng về đúng vị trí của nó. Vì vậy, dây niềng kim loại đôi khi cũng có thể di chuyển và làm tổn thương má của bạn. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ niềng răng khá phát triển, có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau và các biện pháp hạn chế những tổn thương này cũng được nghiên cứu và hạn chế một cách tối đa nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ
  10. Trong quá trình niềng răng, răng được nắn chỉnh nên rất dễ xê dịch, do vậy tốt hơn hết bạn nên ngừng ăn các loại hạt hoặc bánh giòn vì nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình niềng răng, răng sẽ dịch chuyển không theo đúng mục đích đã định từ trước. Những thực phẩm đặc như trái cây bạn nên cắt nhỏ ra trước khi ăn và tuyệt đối không cắn.


    Ngoài ra, quá trình ăn uống sẽ khiến thức ăn mắc trên các mắc cài và bạn lại phải vệ sinh nếu không muốn mất tự tin khi ra ngoài. Hơn nữa công việc vệ sinh ở những người niềng răng không phải là đơn giản, tốn khá nhiều thời gian, do vậy bạn nên tập thói quen ăn uống đúng bữa, khoa học nếu không muốn bị phiền phức.

    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ
  11. Những người niềng răng thường cảm thấy lúng túng và mất tự tin khi ăn ở những nơi công cộng vì thức ăn có thể bị mắc ở mắc cài và dây niềng. Vấn đề này có thể được giải quyết dễ dàng bằng cách, hãy luôn mang theo bên mình một bàn chải chuyên dùng cho niềng răng và chỉ nha khoa.


    Ngoài ra nếu như bạn quên không mang theo những dụng cụ này khi ra ngoài có thể chữa cháy bằng cách súc miệng bằng nước sạch và vệ sinh lại khi về nhà.

    Hình ảnh minh hoạ
    Hình ảnh minh hoạ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy