Top 6 Điều cần biết khi đi du lịch Lào
Lào đang là một trong những điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch trong hành trình khám phá của mình bởi nét văn hóa đặc sắc, những ngôi chùa với lối kiến ... xem thêm...trúc đặc biệt, … Và nếu bạn đang ấp ủ dự định để tham quan Lào vào thời gian sắp tới, đừng bỏ qua lưu ý khi đi du lịch Lào để chuyến đi thêm phần trọn vẹn nhé!
-
Thời tiết, khí hậu ở Lào
Khí hậu ở Lào khá giống Việt Nam, được chia theo vùng khá rõ rệt. Nhiệt độ trung bình là khoảng từ 24 đến 33 độ C.
- Miền Bắc Lào (bao gồm cả cố đô Luang Prabang) có khí hậu bốn mùa giống với miền Bắc Việt Nam.
- Trung và Nam Lào có khí hậu giống với miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam nhưng khắc nghiệt hơn về mùa hè (nóng hơn, khô hơn) và mưa nhiều về mùa mưa
Du khách có thể đi du lịch đến Lào vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, song trước khi đến cần biết mùa chính xác của quốc gia này để chuẩn bị đồ chống nắng hay đồ đi mưa. Lào cũng có 2 mùa là mùa hạ và mùa đông. Khí hậu trong khu vực Lào là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đây cũng có thể được coi là thời điểm tốt nhất để du lịch Lào. Vào khoảng thời gian này, nhiệt độ trung bình khoảng 15 độ C – 30 độ C.
-
Thủ tục xuất nhập cảnh Lào
Để góp phần cho chuyến đi của bạn thêm thuận lợi và dễ dàng, đây sẽ là một vài lưu ý bạn nên biết và chuẩn bị kỹ càng khi đến địa điểm làm thủ tục xuất nhập cảnh khi đi Lào:
- Du khách Việt Nam được miễn visa Lào và được phép lưu trú không quá 30 ngày.
- Ðối với các đồ vật quý giá trên 300 USD (camera, máy chụp ảnh loại lớn, máy chụp hình cơ, máy thông tin…), radio casette, băng đĩa có nội dung… nên cầm theo hoặc để ở túi xách tay tiện cho việc kiểm tra và phải khai báo trong tờ khai Hải quan.
- Số tiền tối đa được phép mang theo không phải khai báo với hải quan: 5.000 USD.
- Không mang theo tài liệu mật, tài liệu Quốc Gia, tài liệu lưu hành nội bộ của các cơ quan nhà nước.
- Quý khách mang theo hộ chiếu gốc để làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.
- Ðối với du khách là người nước ngoài thì khi đi phải mang theo tờ khai Hải Quan đã vào Việt Nam lần 1, mang theo thị thực rời, vì khách cần nhập cảnh khi quay về Việt Nam.
- Những mặt hàng mua tại nước ngoài từ 300 USD trở lên về tới cửa khẩu Việt Nam sẽ đánh thuế. Tivi từ 21 inch trở lên khi mua về Việt Nam bị đánh thuế 120%.
- Có mặt tại Ga quốc tế, Quầy làm thủ tục check in sân bay Nội Bài trước 02h khởi hành đối với chuyến bay quốc tế.
- Theo hải quan Lào, mỗi du khách chỉ được mang 01 gói thuốc lá. Khi mang rượu chỉ 01 chai, nên mua ở quầy miễn thuế của sân bay vào Lào.
- Kẹo cao su, các loại thuốc sợi nhai, thuốc lá có tiếp đầu ngữ “E” in trên bao bì, các loại dược phẩm bị hạn chế sử dụng và có chất tác động đến thần kinh, các loại pháo hoa, tạp chí, sách, báo vi phạm bản quyền đều không được phép nhập khẩu vào Lào.
-
Phương tiện di chuyển
- Phương tiện di chuyển từ Việt Nam đến Lào, bạn có thể lựa chọn:
+ Bằng đường hàng không: Sân bay quốc tế Wattay là sân bay lớn nhất Lào, nằm ở thủ đô Viên-chăn. Có các tuyến bay thẳng giữa sân bay này với Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Vinh. Từ Hà Nội và TP.HCM đi Viên-chăn bằng đường hàng không mỗi ngày chỉ có một chuyến của Vietnam Airline, quá cảnh ở sân bay Pochentong, Campuchia. Sân bay quốc tế Wattay cách trung tâm thành phố khoảng 4km. Lựa chọn phương tiện đi du lịch Lào bằng máy bay sẽ tiết kiệm thời gian hiệu quả cho du khách.
+ Bằng đường bộ: Nếu thích đi du lịch Lào bằng đường bộ để ngắm cảnh và trải nghiệm, du khách có thể đi ôtô hoặc xe máy riêng đưa theo sang Viên-chăn. Thủ tục: đến các Sở GTVT đăng ký xin cấp giấy phép liên vận Việt – Lào là có thể đưa xe sang tận Viên-chăn vui chơi, du lịch. Đi đường bộ theo quốc lộ 9 (Quảng Trị) qua cửa khẩu Lao Bảo hoặc quốc lộ 12 qua cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), hoặc một số cửa khẩu khác ở Kon Tum, cửa khẩu Cầu Treo (Hương Sơn – Hà Tĩnh), cửa khẩu Nậm Cắn của (Nghệ An), cửa khẩu Tây Trang (Sơn La),…
- Phương tiện đi lại khi ở Lào: Phương tiện di chuyển phổ biến khi đi du lịch Lào là xe tuk tuk và xe Pickup (một dạng xe tải nhỏ). Lịch trình xe luôn có sẵn tại các bến xe hay các công ty du lịch. Từ trung tâm thủ đô Viên-chăn, du khách có thể thuê xe tuk tuk đi về các làng ở ngoại ô, cách xa khoảng 30-40km để chơi và khám phá cuộc sống, phong tục tập quán của người dân Lào. Họ tính tiền bằng cách tính theo cước của hành trình, nếu du khách càng đông người đi thì chuyến đi càng rẻ. Vì thế, nên thuê chung xe để tiết kiệm tiền. Nếu du khách đi lẻ thì có thể đi ké, đi ghép cùng nhóm khác.
-
Sử dụng tiền tệ và mua sắm tại Lào
Tiền Lào được gọi là tiền Kíp. 1USD = khoảng 9000 Kíp (tỷ giá tham khảo). Các mệnh giá tiền là: 500, 1000, 2000, 5000, 10.000, 20.000 và 50.000 Kíp. Người Lào khá hiền lành và dễ tính, ở các địa điểm du lịch họ chấp nhận sử dụng nhiều loại tiền khác nhau như tiền Kip (Lào), Baht (Thái), USD (Mỹ) và thậm chí ở những nơi có nhiều người Việt sinh sống bạn dễ dàng tiêu tiền Việt và nói tiếng Việt.
Du khách nên mang theo tiền USD để đổi sang tiền Kíp cho tiện việc chi tiêu, người dân địa phương chỉ dùng tiền Kíp; các khu mua sắm có thể dùng tiền USD nhưng không nhiều. Ở Việt Nam, du khách có thể đổi tiền Kip ở ngân hàng Lào (BCE) hay ngân hàng liên doanh Lào – Việt. Ngoài ra, du khách cũng có thể mang theo USD hay tiền Việt để đổi ở cửa khẩu, tỷ giá cũng không chênh lệch lắm. Đôla Mỹ mang dự phòng (seri từ 1995 trở lại đây).
Khi đi mua sắm bạn nên mang theo một máy tính nhỏ. Chương trình mua sắm sẽ tập trung chủ yếu tại các cửa hàng lưu niệm, chợ trung tâm. Quy định với mỗi du khách là lượng hàng hoá không quá 500 USD thì không bị đánh thuế. Du khách nên hỏi giá và mặc cả giá trước khi mua, ngay cả khi vào các cửa hàng có niêm yết giá. Khi mua sắm khách hàng thuận mua vừa bán và kiểm tra kỹ lưỡng hàng trước khi mua.
-
Ăn uống ở Lào
Món ăn đặc trưng ở Lào là cơm lam và lạp. Lạp là món ăn truyền thống, được làm trong các lễ hội, chế biến từ thịt bò, hươu hoặc trâu, cá băm nhuyễn với rau bạc hà và nước cốt chanh, vị cay chua. Ăn khá lạ miệng. Trong các nhà hàng, giá mỗi đĩa lạp là 30.000 kíp (tương đương 80.000 đồng VN).
Nét đặc trưng trong phong cách ẩm thực của người Lào là thích ăn cay. Vì thế, nhiều món ăn nấu rất cay. Ngoài ra, người Lào cũng rất thích các món chế biến từ côn trùng như dế, trứng kiến, cà cuống, nhện. Trong đó, món cà cuống được chế biến rất ngon, khẩu vị độc đáo.
Các địa chỉ nên đến để ăn uống:
- Một vài địa chỉ có thể ăn uống ở thủ đô Viêng Chăn như nhà hàng KhopChaiDeu; nhà hàng Kualao.
- Tại Xiêng Khoảng (Xieng Khuang), du khách có thể ăn uống tại các nhà hàng như Phone Keo, Sangah
- Restaurant. Ngoài ra, ở Xiêng Khoảng còn có cả hệ thống nhà ăn, nhà hàng rất phong phú, du khách có thể lựa chọn điểm nào đẹp hoặc hợp mắt.
- Tại Savanakhet, du khách có thể đến Lao – Paris Restaurant; Dao Savanh Restaurant, Indochina Spirit.
-
Những điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch Lào
- Thủ đô Viêng-chăn (Vientiane): Không tấp nập, không hào nhoáng, thủ đô của Lào gọn gàng, nhỏ xinh với nhiều đền tháp và cung điện dát vàng mang phong cách Pháp. Đây còn là nơi duy nhất có nhà thờ Hồi giáo. Nơi đây có rất nhiều các thắng cảnh nổi tiếng như là Pha That Luang, Wat Simuang (chùa Mẹ), chùa Sisaket, vườn Phật, ... đặc biệt là khu mua sắm chợ Sáng.
- Cố đô Luang Phrabang: Luang Phrabang là một tỉnh nằm ở phía Bắc nước Lào. Đây từng là thủ đô của vương quốc Triệu Voi và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1995. Trong Luang Phrabang có dáng dấp của phố cổ Hội An với những ngôi nhà gỗ cổ kính hiên nở đầy hoa, những ngôi chùa dát vàng mái cong bình dị và bao bọc bởi dòng sông Nam Khan êm ả uốn lượn dưới chân núi Phousi.
- Xiêng Khoảng: Xiêng Khoảng là nơi có di sản văn hóa Cánh đồng Chum nổi tiếng là điểm đến tiếp theo bạn nên khám phá. Cái tên gọi “Cánh đồng Chum” bởi lẽ đây là một khu vực rộng lớn trải dài với sự xuất hiện của hàng loạt những cái chum khổng lồ không có nguồn gốc rõ ràng từ thời tiền sử.
- Ngoài ra, nếu bạn dư giả thời gian và tiền bạc bạn có thể tham quan khu hang trú bom Vieng Xai, chèo thuyền kayak ở Si Phan Don, ngọn thác Kuang Si, …