Top 5 Điều cần biết về niềng răng mắc cài kim loại

Triệu Triệu Thành 11 0 Báo lỗi

Hiện nay, niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp vẫn được áp dụng phổ biến. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Toplist tìm hiểu và các điều cần biết về ... xem thêm...

  1. Niềng răng mắc cài kim loại là hình thức chỉnh nha sớm nhất và là nền tảng cho nhiều phương pháp chỉnh nha hiện đại như: Niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt,... Sau này, nhiều vật liệu đã được sử dụng để niềng răng, trong đó kim loại là vật liệu đầu tiên được sử dụng trong kỹ thuật chỉnh nha. Nhiều người lầm tưởng kim loại ở đây là sắt nhưng trên thực tế, mắc cài kim loại được làm từ hợp kim không gỉ giữa Niken và Titanium không gây kích ứng.


    Hiện nay, niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp khắc phục tình trạng hô, móm, thưa, răng lệch,... nhanh chóng, hiệu quả lại tiết kiệm chi phí. Trong quá trình đeo niềng răng, các răng trong hàm sẽ được điều chỉnh về đúng vị trí mong muốn nhờ lực kéo trong quá trình niềng. Từ đó, ban sẽ sở hữu một hàm răng thẳng, đều và có tính thẩm mỹ sau quá trình niềng.


    Niềng răng mắc cài kim loại có thể được sử dụng trong mọi trường hợp chỉnh nha như:

    • Khớp cắn không đạt tiêu chuẩn sinh lý (sai khớp cắn), lệch hàm: cắn sâu (răng hàm trên che 3/4 răng hàm dưới), cắn chéo, cắn ngược (móm) hoặc cắn hở
    • Cấu trúc răng không đều: răng chen chúc, răng thưa, răng khấp khểnh, răng xô
    • Đây cũng là phương pháp niềng răng cơ bản và tiết kiệm chi phí nhất trong các phương pháp chỉnh nha hiện nay. Vì vậy xét về mặt tài chính thì niềng răng mắc cài kim loại phù hợp với hầu hết mọi người, kể cả học sinh, sinh viên
    Tổng quan về niềng răng mắc cài kim loại
    Tổng quan về niềng răng mắc cài kim loại
    Tổng quan về niềng răng mắc cài kim loại
    Tổng quan về niềng răng mắc cài kim loại

  2. Niềng răng mắc cài kim loại được chia làm 3 loại đang phổ biến hiện nay là niềng răng mắc cài thường, niềng răng mắc cài tự buộc, niềng răng mắc cài mặt trong

    • Niềng răng mắc cài thường (truyền thống):
      • Niềng răng kim loại thường bao gồm một hệ thống mắc cài, dây cung và dây thun (dây thun) để giữ, di chuyển và kéo răng. Độ đàn hồi của dây thun sẽ hỗ trợ quá trình di chuyển răng liên tục và ổn định, từ đó đạt được hiệu quả lý tưởng
      • Tuy nhiên, do sử dụng dây thun để di chuyển nên phương pháp này không mang tính thẩm mỹ cao, đồng thời dây thun thường bị giãn và rơi ra, rất khó vệ sinh
    • Niềng răng mắc cài tự buộc hay còn gọi là tự đóng hay tự động:
      • Đây là cải tiến của niềng răng mắc cài thường. Với loại niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc sẽ được cài đặt tích hợp ngay trên mắc cài. Công dụng của khóa này chính là chốt cố định dây cung. Điều này giúp ta không cần phải sử dụng thêm dây thun. Vì vậy, lực siết trên răng tự nhiên sẽ ổn định và người dùng sẽ không cần phải đến nha sĩ thường xuyên để điều chỉnh lực siết
      • Thường thì dây thun bị dãn và dây thun cọ vào má gây đau và khó chịu. Ngoài ra, mắc cài kim loại tự buộc còn có đặc tính giống như mắc cài thông thường khi ổ khóa tự động đóng lại
    • Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong:
      • Niềng răng bằng mắc cài kim loại mặt trong cũng có những đặc điểm tương tự với hai loại niềng trên. Thế nhưng, thay vì mắc cài được đặt ở mặt trước, phương pháp này lại được gắn phần mắc cài ở mặt trong của răng. Nhờ vậy, phần mắc cài được đặt kín đáo, hạn chế bị lộ niềng và mang lại tính thẩm mỹ cao hơn
      • Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải cao và thời gian niềng cũng lâu hơn 2 loại trên
    Phân loại niềng răng mắc cài kim loại
    Phân loại niềng răng mắc cài kim loại
    Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
    Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
  3. Niềng răng mắc cài kim loại được chia là 3 loại là là niềng răng mắc cài thường, niềng răng mắc cài tự buộc, niềng răng mắc cài mặt trong.


    Niềng răng mắc cài kim loại thường:

    • Ưu điểm:
      • Chí phí rẻ nhất trong các loại mắc cài kim loại, phù hợp với mọi đối tượng
      • Không đòi hỏi áp dụng công nghệ cao trong hỗ trợ điều trị
      • Thời gian điều trị ngắn do lực kéo mạnh
      • Cấu trúc dây thun có thể mang nhiều màu sắc, thích hợp sử dụng cho trẻ em
    • Hạn chế:
      • Không mang tính thẩm mỹ cao
      • Mắc cài dễ bị bung tuột và phải đến nha khoa nhiều lần
      • Có thể bị dị ứng với chất liệu kim loại đối với gây kích ứng nướu, có hại cho cơ thể đối với một số người nhạy cảm
      • Gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng (cắn môi, cắn má,...)
      • Cần kiêng khem nhiều loại đồ ăn cứng, dai, dính khi đang trong thời gian niềng răng

    Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc:

    • Ưu điểm:
      • Thời gian niềng được rút ngắn hơn
      • Không phải đến nha khoa nhiều lần để chỉnh dây cung
      • Dây ít bị biến dạng, không bị bong tuột mắc cài nhờ dây trượt tự do trong rãnh mắc cài
      • Giảm thiểu lực ma sát từ đó giảm tình trạng đau nhức nướu
    • Hạn chế:
      • Chi phí khá cao
      • Độ dày của mắc cài lớn
      • Đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao

    Niềng mắc cài kim loại mặt trong:

    • Ưu điểm:
      • Tính thẩm mỹ cao nhất trong các loại niềng răng mắc cài kim loại
    • Hạn chế:
      • Chi phí khá cao
      • Đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao, dày kinh nghiệm
      • Thời gian niềng lâu hơn 2 loại trên
      • Vệ sinh răng miệng khó khăn
    Ưu điểm và hạn chế của niềng răng mắc cài kim loại
    Ưu điểm và hạn chế của niềng răng mắc cài kim loại
    Ưu điểm và hạn chế của niềng răng mắc cài kim loại
    Ưu điểm và hạn chế của niềng răng mắc cài kim loại
  4. Thông thường, một ca niềng răng mắc cài kim loại sẽ cần từ 1 - 2 năm để hoàn tất và có thể tháo niềng, với trường hợp phức tạp sẽ cần tới 3 năm. Bên cạnh đó, sau khi tháo niềng hầu hết trường hợp sẽ phải đeo hàm duy trì để ổn định răng, tránh tình trạng lệch lạc trở lại.


    Tuy nhiên, tùy vào kỹ thuật niềng răng là mắc cài kim loại thường, tự buộc hay mắc cài kim loại mặt trong mà thời gian chỉnh nha là khác nhau.


    Cùng với đó là các yếu tố ảnh hưởng như tình trạng răng miệng, độ tuổi, tay nghề bác sĩ và cách chăm sóc răng miệng khi niềng:

    • Tình trạng hàm răng: Khi bệnh nhân mắc những khiếm khuyết về răng quá nghiêm trọng thì cũng sẽ đòi hỏi thời gian niềng lâu hơn. Ngược lại, với tình trạng răng ít vấn đề sẽ thực hiện nhanh hơn. Đối với những người bị viêm nha chu, sâu răng và các vấn đề khác cần được điều trị triệt để trước khi đeo niềng răng
    • Độ tuổi niềng răng: Bệnh nhân càng lớn tuổi thì thời gian niềng răng càng lâu. Điều này là do việc điều chỉnh vị trí của răng khi đã hoàn thiện sẽ khó khăn hơn. Độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng là từ 9 - 14 tuổi
    • Tay nghề của bác sĩ: Bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ uy tín để chỉnh niềng răng. Khi đó bác sĩ thực hiện sẽ có kinh nghiệm phong phú để đảm bảo an toàn và hiệu quả
    Thời gian niềng răng mắc cài kim loại
    Thời gian niềng răng mắc cài kim loại
    Thời gian niềng răng mắc cài kim loại
    Thời gian niềng răng mắc cài kim loại
  5. Trước khi niềng răng mắc cài kim loại, qua thăm khám, tùy vào tình trạng từng người, nha sĩ sẽ đưa ra chỉ định, phác đồ điều trị riêng. Có người cần nhổ răng, cắm vít (vis), nong hàm,... nhưng có trường hợp không. Do vậy sẽ rất khó để đưa ra con số chính xác niềng răng giá bao nhiêu.


    Mặc dù vậy, để bạn chuẩn bị trước chi phí, Toplist phân chia các chi phí cụ thể khi niềng răng để bạn có thể nắm khoảng giá niềng răng và dự tính trước được chi phí mình cần chuẩn bị

    • Phương pháp niềng: Theo như Toplist đã liệt kê trên, có 3 phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, mỗi phương pháp niềng răng sẽ có mức giá khác nhau
      • Niềng răng mắc cài kim loại thường (truyền thống): Chi phí dao động từ 25.000.000 - 35.000.000đ cho 2 hàm
      • Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc: Chi phí dao động từ 35.000.000 - 45.000.000 cho 2 hàm
      • Niềng răng mắc cài mặt trong: Chi phí dao động từ 50.000.000 - 85.000.000đ cho 2 hàm. Sở dĩ có chi phí cao nhất trong các loại niềng răng mắc cài kim loại bởi vì cần đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải cao, cũng như độ khó và sự phức tạp của phương án này cao hơn so với những phương án niềng răng truyền thống
    • Tình trạng lệch của răng: Tình trạng răng trước khi niềng ảnh hưởng rất lớn đến việc giá niềng răng trọn gói là bao nhiêu. Mức độ càng phức tạp thì thời gian điều trị, thăm khám, khí cụ sử dụng cũng nhiều hơn. Có thể phải áp dụng thêm một số thủ thuật hỗ trợ khác như:
      • Nhổ răng: 300.000 - 800.000đ/răng
      • Cắm Minivis: 1.500.000 - 6.000.000đ/vis
      • Nong hàm: 10.000.000 - 15.000.000đ tùy thuộc vào khí cụ nong hàm
    • Tình trạng bệnh của răng: Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy,… cũng có thể mất thêm một khoản chi phí để điều trị răng khỏe mạnh trước khi niềng
    • Tay nghề của bác sĩ: Chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chỉnh nha chính là yếu tố cần thiết để xây dựng phác đồ điều trị chính xác, đem lại hiệu quả cao. Chi phí của bác sĩ chuyên môn cao với bác sĩ tay ngang là không giống nhau
    • Sự uy tín của nha khoa: Một phòng khám nha khoa được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ mang đến sự hài lòng cho người bệnh, kèm theo đó là mức giá sẽ cao hơn
    Chi phí niềng răng mắc cài kim loại
    Chi phí niềng răng mắc cài kim loại
    Chi phí niềng răng mắc cài kim loại
    Chi phí niềng răng mắc cài kim loại




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy