Top 10 Điều kiêng cữ khi chăm sóc trẻ sơ sinh các mẹ cần chú ý
Ai làm mẹ lần đầu cũng phải gặp nhiều tình huống lúng túng. Đặc biệt là những lúc con khó ăn khó ngủ, quấy khóc, đứng cân sụt ký hay đau ốm triền miên. Tất cả ... xem thêm...là vì mẹ chưa biết cách chăm sóc và kiêng cữ cho con mà thôi. Chỉ cần nắm rõ kiến thức cơ bản dưới đây là các mẹ sẽ biến hành trình nuôi con từ gian nan đến nhẹ nhàng cho mà coi.
-
Nếu như con bạn dưới 6 tháng tuổi thì bạn chỉ nên bú sữa mẹ là tốt nhất. Ngoài sữa mẹ ra thì không nên cho trẻ ăn uống thêm bất cứ thứ gì khác, nhất là các thực phẩm có dạng rắn, nước ép, bột, nước lọc. Và chỉ được uống sữa khi những bé nào mà mẹ không có sữa hoặc quá ít sữa mới được uống thêm ngoài ra bé cũng có thể uống nước lộc.
Về đêm, thì bạn chỉ nên cho bé bú khi con đói và tỉnh dậy đòi sữa. Bạn hạn chế lay trẻ sơ sinh dậy để cho bú đêm khi con đang say ngủ, đó là thói quen khiến bé quen giấc, sau này khi cai sữa rồi, bé sẽ giữ thói quen đó và tỉnh dậy giữa đêm để đòi bú. Các mẹ cũng không nên canh giờ cho bé bú. Về lý thuyết thì sữa mẹ sẽ tiêu hóa tầm 3 tiếng nên việc cho bé bú 3 tiếng 1 lần là đúng. Tuy nhiên nên linh hoạt, để con thoải mái vì mỗi trẻ có nhu cầu khác nhau.
Với các trẻ bú bình, nếu bú xong còn thừa sữa, mẹ nên đổ bỏ. Chỉ sau 2 tiếng kể từ lúc pha, sữa công thức sẽ biến chất và chứa những thành phần gây hại. Nếu tiếc để dành lại cho cữ bú sau sẽ dễ khiến con gặp vấn đề về dinh dưỡng và tiêu hóa sau này.
-
Người xưa thường kiêng kỵ cho bà đẻ và em bé nằm trong căn phòng tối sau sinh. Vì nó khiến mẹ khó phát hiện vàng da sớm ở trẻ, tăng nguy cơ bị vàng da nặng, di chứng thần kinh, thiếu vitamin D, còi xương, trớ sữa, dễ giật mình, khóc đêm, nhiễm trùng da,...
Không để bé ngủ ngày ngủ đêm lúc này mẹ cần tạo điều kiện để bé phân biệt được ngày và đêm. Ban ngày, hãy giữ cho phòng con tràn ngập ánh sáng ngay cả với giấc ngủ ngày. Ngược lại, ban đêm, mẹ nên tắt hết đèn để bé quen dần, biết mình cần phải ngủ. Cũng lưu ý với các rằng khi cho bé ngủ đêm thì đừng để đèn sáng mạnh vì sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng thị lực của con. Cũng không được ủ con trong chăn quá dày vì khiến bé bị nóng, đổ mồ hôi, nhiễm lạnh. Còn khi cho bé ngủ ngày thì không rung lắc, đưa võng mạnh để dỗ con ngủ vì như vậy sẽ dễ tổn thương não bộ của bé.
-
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nên lưu ý trường hợp trẻ chưa rụng rốn. Lúc này, mẹ không nên băng kín và băng quá chật rốn của con. Nên để hở rốn, quấn tã dưới rốn để tránh nhiễm trùng rốn. Chỉ một lớp áo mỏng phủ lên rốn sẽ giúp mẹ dễ quan sát, rốn mau khô, nhanh rụng, ít nhiễm trùng, ít tạo chồi rốn.
Cũng không cắt tóc máu cho con quá sớm và quá nhiều lần vì tóc máu giúp giữ ấm và bảo vệ thóp. Ngoài ra nếu cắt không cẩn thận còn dễ khiến con bị trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng. Người nhà của bé cũng nên rửa tay bằng xà phòng trước khi tiến hành vệ sinh cho bé.
-
Khi cho trẻ dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ và nhớ theo dõi con xem có phản ứng gì lạ không. Tuyệt đối không tự ý đi mua thuốc về cho con sử dụng mà chưa đưa con đi thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ.
Thuốc bổ sung vitamin mà hay gặp nhất nhất là vitamin D, canxi, men tiêu hóa,… cũng không được cho con uống tùy tiện, quá liều. Phải được bác sĩ tư vấn rõ ràng mới được dùng nha các mẹ.
-
Theo quan niệm và suy nghĩ của không ít người, việc hôn trẻ sơ sinh là thể hiện tình cảm yêu quý, thương mến dành cho trẻ, nhất là những gia đình hiếm hoi thì việc họ dành tình cảm cho trẻ sơ sinh thông qua những nụ hôn lại càng được thể hiện rõ. Nào là thơm (hôn) má, thơm trán, thơm tay, thơm chân, thơm tóc và thơm cả miệng trẻ.
Thực tế cho thấy, việc hôn trẻ sơ sinh không hề tốt cho trẻ như mọi người vẫn nghĩ bởi lúc này làn da non nớt của trẻ có thể bị dị ứng, nếu người hôn lên trẻ mắc bất kì một căn bệnh nào đặc biệt về hô hấp thì ngay lập tức sẽ lây sang trẻ thông qua nụ hôn. Do đó, để hạn chế tối đa những nguy hiểm có thể đến với bé, các mẹ hãy khéo léo từ chối những nụ hôn dành cho con đặc biệt là từ những người xa lạ, hạn chế cho bé tiếp xúc nơi đông người nữa mẹ nhé.
-
Việc bế ẵm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tưởng chừng đơn giản nhưng ngược lại, đặc biệt là đối với những ông bố bà mẹ trẻ. Trẻ dưới 1 tháng tuổi có làn da rất mỏng và xương yếu mềm nên bạn cần phải bế trẻ đúng cách để tránh tổn thương đến trẻ. Và kỹ năng bế ẵm trẻ sơ sinh không phải ai cũng biết và thành thạ nên bạn cần thực sự lưu tâm vấn đề này nhé, vì trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương.
Các bạn lưu ý, khi bế trẻ phải đỡ trọn đầu trẻ vào lòng bàn tay, giữ và áp sát trẻ vào lòng. Như vậy, trẻ sẽ cảm nhận được sự yêu thương của mẹ truyền qua. Khi bế trẻ, các bạn hãy nhớ nên vuốt ve, âu yếm, hôn trẻ nhẹ nhàng. Bạn cũng nên thường xuyên trò chuyện, hát cho con nghe, bạn cũng có thể nhìn vào mặt con và cười. Với những hành động này, sẽ giúp cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.
-
Nhiều mẹ sợ con lạnh nên đội mũ liên tục bất kể ngày đêm, dù thời tiết nóng hay lạnh, tuy nhiên thói quen này hoàn toàn không tốt. Trẻ sơ sinh chưa đầy tháng thường thoát nhiệt qua da đầu nên mẹ hãy chú ý khu vực sau gáy của trẻ, nếu thời tiết nóng thì ban đêm hoặc khi đi ra ngoài chỉ cần đội cho con mũ che thóp còn khi ở trong nhà thì hãy để đầu bé được thông thoáng.
Cơ thể trẻ sơ sinh chưa thể tự điều hòa thân nhiệt nên nếu cứ đội mũ kín mít thì sẽ khiến mồ hôi ra nhiều, trẻ sẽ ngứa ngáy và quấy khóc, nhiều trường hợp sẽ làm tăng thân nhiệt và khiến trẻ bị sốt cao. Nhiều ý kiến cho rằng, quấn tã chặt sẽ giúp trẻ không bị giật mình và ngủ ngon hơn, ít quấy khóc hơn, tuy nhiên nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc làm này hoàn toàn sai lầm. Hành động quấn tã chặt có nguy cơ làm ép khớp háng của trẻ phải duỗi thẳng và hướng ra trước, làm cho chân của trẻ bị lệch trục, bí bách, nóng, khó chịu....
-
Các mẫu tã dán hoặc miếng lót rất thích hợp cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu tã bỉm dành cho trẻ sơ sinh đến từ các thương hiệu khác nhau. Tất cả những gì bạn cần làm là chọn cho bé một sản phẩm phù hợp với làn da, mềm mại, thấm hút tốt. Khi tã của bé ướt, thông thường các bé sẽ phát tín hiệu đến mẹ bằng tiếng khóc hoặc ngọ nguậy tay chân.
Khi đó bạn cần nghĩ ngay đến việc thay tã cho con. Trước khi thay tã, bạn nên dùng khăn mềm hoặc giấy ẩm lau nhẹ nhàng, sạch sẽ rồi mặc tã mới. Bạn hãy chú ý khi kiểm tra nhiệt độ phòng vừa phải, tránh để bé bị cảm lạnh. Mẹ nên vệ sinh tay sau khi thay tã cho con để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn. Sau đó bạn nên cho bé bú ngay bởi sau mỗi lần tã bị ướt, cơ thể bé đã khá đói.
-
Các bé sơ sinh do vừa thoát ra khỏi sự bao bọc ấm cúng trong tử cung mẹ nên các bé có nhu cầu được ôm ấp liên tục và nhẹ nhàng. Cách thích nghi: Đừng lo lắng về việc bạn có thể làm hư bé khi cứ ẵm bé liên tục, đó là chuyện không thể. Nếu bạn tạo cho bé cảm giác như khi vẫn còn trong tử cung, bé sẽ yên tâm hơn và không khóc nữa. Để làm được điều này, bạn nên quấn chăn cho bé, lắc lư, dỗ dành, ôm bé vào lòng và để bé mút ngón tay của bạn.
Những bước này được thực hiện riêng lẻ hoặc cùng lúc sẽ giúp bé tự động dứt cơn khóc của mình. Mẹo cho mẹ: Nên thử nhiều cách dỗ bé khóc để xem bé thích hợp với cách nào. Có bé thích được bế ra ngoài, có bé lại thích được dỗ dành, vuốt ve.
-
Trước khi vượt cạn, các mẹ bầu thường lập cho mình một "danh sách" những món đồ cần sắm sửa cho con yêu. Và một trong những quan tâm hàng đầu của các mẹ là: Mặc gì cho con? Mặc như thế nào để con vừa đủ ấm, vừa thoải mái lại không ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Trẻ 1 tuần tuổi làn da rất nhạy cảm, bạn hãy chọn lựa những bộ đồ với chất liệu cotton mềm mại, nên ưu tiên đồ màu trắng (bởi các sợi vải màu trắng thường ít hóa chất tẩy, màu nhuộm hơn). Bạn cần theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp bằng cách sử dụng nhiệt kế.
Khi mặc đồ cho con, bạn hãy ưu tiên những chiếc áo mềm, rộng, quấn tã đúng cách, đội mũ (kín hoặc che thóp), đeo bao tay - chân để tránh mất nhiệt. Một mẹo nhỏ cho các mẹ có thể kiểm tra chính xác thân nhiệt của trẻ đó là thường xuyên dùng tay sờ vào gáy bé. Nếu bạn thấy gáy bé có nhiều mồ hôi tức là cơ thể bé đang nóng; ngược lại nếu gáy lạnh và chân tay nổi gân xanh nhạt thì bạn nên ủ ấm cho bé tức thì.