Top 10 Mẹo hay mẹ cần biết để chăm trẻ sơ sinh phát triển sức khỏe tốt nhất

Đinh Thị Thu Thúy 243 1 Báo lỗi

Đối với mỗi bậc cha mẹ, con cái luôn là "tài sản" vô giá, người ta thường nói, không có tình thương nào lớn bằng tình thương của cha mẹ và không có tình yêu ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ăn cá chép cho trẻ sơ sinh môi hồng, da trắng

    Mọi người thường truyền miệng nhau, các mẹ bầu nên ăn cá chép khi mang thai để sinh con khỏe mạnh và dễ thương môi hồng, da trắng. Các bài thuốc cổ truyền xem cá chép là một vị thuốc tốt cho phụ nữ. Cụ thể, cá chép được dùng trong những trường hợp phong hàn, bệnh tiêu hóa, bài tiết, được dùng cho bà bầu và phụ nữ mới sinh để bồi bổ khí huyết, an thai, chữa phù thũng, ứ huyết và có tác dụng thông sữa. Đó là lý do các mẹ bầu thường được gia đình tẩm bổ bằng rất nhiều món ăn từ cá chép. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng thực tế cá chép có tác dụng hỗ trợ xây dựng hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh cũng như hạn chế dị tật bẩm sinh bằng cách cung cấp omega- 3, lutein, kẽm và selen. Đây có thể là lý do dân gian xuất hiện quan niệm như trên. Theo tiến sĩ Sơn, cá chép có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Các chất dinh dưỡng có trong cá chép bao gồm: Protein, lipid, photpho, isoleucine, lysine, vitamin A, B1, B3, B5, B6, B9, B12, E, K, H, PP, tryptophan, threonine, valine, histidine, leucine, selen, sắt, kẽm, magiê, kali và đồng. Loại cá này có hàm lượng protein cao trong khi chất béo bão hoà thấp.


    Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe đối với người mẹ như chống viêm, tăng cường chức năng của tim, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa, cá chép còn có những tác động tích cực đối với thai nhi. Trong đó, điển hình nhất là việc hỗ trợ sự phát triển thai nhi bằng cách cung cấp protein, đồng thời hỗ trợ xây dựng hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh, hạn chế dị tật bẩm sinh. Cá chép chứa nhiều chất đạm, hương vị thơm ngon, thịt ngọt chắc nên các bà các chị thường tẩm bổ cho mẹ bầu và cả khi mẹ cho con bú khẩu phần ăn có cá chép để tăng thêm chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Cá chép thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Cá chép nấu cháo, cá chép kho tương, cá chép kho dưa...

    Ăn cá chép cho trẻ sơ sinh môi hồng, da trắng
    Ăn cá chép cho trẻ sơ sinh môi hồng, da trắng
    Cá chép tốt cho bà bầuu.
    Cá chép tốt cho bà bầuu.

  2. Top 2

    Xương sông chưng đường phèn trị ho khan cho mẹ và bé

    Nhiều thảo dược dùng để chữa ho có thể kể đến như lá húng chanh, lá hẹ, lá tía tô, quất, tắc… Một trong số đó được khá nhiều người biết đến là cây xương sông- đây là một thảo dược tự nhiên không gây tác dụng phụ, dùng được cho người lớn và trẻ em. Lá xương sông có công dụng trị ho ở thể nhẹ, trong lá xương xông có chứa tinh dầu với thành phần chính là p-cymene, methylthymol, limonen nên có công dụng chữa ho rất tốt. Có nhiều cách sử dụng lá xương sông trị ho, có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để tăng cường tính năng chữa bệnh.

    Khi hệ hô hấp bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài thì sẽ xảy ra phản ứng tự vệ, phổi sẽ hình thành cơ chế phản xạ đẩy không khí ra ngoài với cường độ mạnh, quá trình này được gọi là ho. Có nhiều nguyên nhân gây ho như bị dị ứng, nhiễm virus, hen suyễn, viêm phổi, căng thẳng…Lá xương sông có tác dụng chữa ho và viêm họng rất hiệu quả. Đối với trẻ nhỏ, ho rất nguy hiểm, để lâu ngày sẽ gây tổn thương đến phổi hay phế quản. Để trị ho cho bé hiệu quả, bạn cần lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả các lá vào hấp cùng mật ong từ 5 đến 10 phút rồi dùng nước cốt có được để cho bé ngậm. Bài thuốc từ lá xương sông này được dùng chữa chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.

    Xương sông chưng đường phèn trị ho khan cho mẹ và bé
    Xương sông chưng đường phèn trị ho khan cho mẹ và bé
    Xương sông trị ho rất tốt.
    Xương sông trị ho rất tốt.
  3. Top 3

    Mẹ ăn bao tử heo hầm tiêu giúp bé có hệ tiêu hóa tốt

    Bao tử heo được biết đến là thực phẩm có vị ngọt tính ấm, có công dụng kiện tỳ ích vị, bổ hư nhược. Món ăn này theo Đông y, ngoài hỗ trợ chữa các bệnh lý dạ dày còn được dùng để chữa trị nhiều chứng bệnh khác như cơ thể suy nhược, thiếu máu, viêm gan, vàng da, xơ gan, đáy tháo đường, rối loạn tiểu tiện, sa tử cung, di tinh, trẻ em suy dinh dưỡng, chứng ra mồ hôi nhiều ban đêm… Chính bởi những lợi ích to lớn đó mà bao tử heo rất có lợi đối với bà bầu và thai nhi. Nó giúp cả mẹ và con tăng cường sức đề kháng và hệ đường ruột của bé được khỏe mạnh hơn. Một trong những món ăn về bao tử lợn được các mẹ bầu vô cùng ưa chuộng đó chính là bao tử hầm tiêu.


    Bao tử hầm tiêu xanh là một trong những món ăn vô cùng bổ dưỡng cho mẹ bầu. Với thành phần chất đạm trong bao tử cao cùng với lượng chất béo ít, đây là món ăn thực sự tốt cho hệ tiêu hóa của các mẹ. Bao tử hầm tiêu xanh là món ngon giàu dinh dưỡng và phù hợp với mọi lứa tuổi. Những miếng bao tử giòn, đậm đà quyện cùng vị cay nhẹ đặc trưng của tiêu xanh và nước dùng ngọt thanh tạo nên sức hấp dẫn khó tả cho món ngon này. Món bao tử heo hầm tiêu xanh không chỉ là một món ăn ngon miệng, giàu dưỡng chất mà đây còn là bài thuốc được khuyến khích dùng cho các mẹ bầu để thai nhi có hệ tiêu hóa tốt nhất. Đến tuần thứ 32 của thai kì, mẹ bầu nên dùng món tiêu xanh hầm bao tử như những món ăn thông thường, đến tuần thứ 33 thì ăn thêm lần nữa cho đến cuối thai kì để giúp cơ thể mẹ bầu được giữ ấm và em bé sơ sinh sẽ không bị tướt hay đi ngoài khi bị sốt.

    Mẹ ăn bao tử heo hầm tiêu giúp bé có hệ tiêu hóa tốt
    Mẹ ăn bao tử heo hầm tiêu giúp bé có hệ tiêu hóa tốt
    Bao tử heo tốt cho mẹ và bé.
    Bao tử heo tốt cho mẹ và bé.
  4. Top 4

    Lá hẹ xanh ngăn ngừa trẻ mọc răng không sốt

    Hẹ thuộc họ hành, có tên gọi khác là cửu thái tử, khởi dương thảo và nhiều tên khác. Lá hẹ tên tiếng anh và danh pháp khoa học là Allium ramosum L. Hẹ là 1 loại gia vị tự nhiên cùng họ với hành. Lá hẹ to, bẹt hơn so với lá hành và búp hoa cũng khá lớn, mùi hăng hơn hành. Theo nghiên cứu khoa học thành phần trong lá hẹ chứa nhiều vitamin B cũng như các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như đồng, pyrindoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin… Đặc biệt, lá hẹ cũng rất giàu vitamin K, một loại khoáng chất cực thiết yếu cho sự chắc khoẻ của răng, giúp trẻ bọc răng dễ hơn, nhẹ nhàng hơn. Có thể dùng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ cho bé là bởi chúng còn chứa nhiều loại hoạt chất kháng sinh như allcin, odorin, sulfit… giúp chống nhiễm trùng, ngứa ngáy hiệu quả. Vài tuần trước khi chân răng của bé nhú lên, bé thường có thói quen bú tay, nghiến răng, nghiến lợi và bị sốt nhẹ.


    Để giảm đau giảm sốt khi bé mọc chiếc răng sữa đầu đời, các mẹ nên chọn mua một ít lá hẹ tươi, đem về rửa sạch, rồi cắt nhuyễn giã nhỏ, vắt lấy nước cốt lá hẹ cho vào chén. Sau đó, mẹ cần nhẹ nhàng đưa ngón tay chấm nước lá hẹ vào miệng bé, lần lượt chà xát vào vùng lợi trên, rồi đến vùng lợi dưới của bé vài lần. Đối với các bé vẫn còn đang bú mẹ, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp tưa lưỡi, lau miệng cho bé bằng nước lá hẹ. Bên cạnh cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh bạn cũng có thể sử dụng thêm các mẹo dân gian khác như mẹo mọc răng không sốt bằng giá đỗ cho bé hay thử áp dụng câu thần chú mọc răng của các cụ ngày xưa “răng mọc như giá không đau không sốt“… dù sao những mẹo này cũng không gây hại cho bé lên đều có thể thử. Chỉ cần làm vậy, bé sẽ được giảm đau một cách hiệu quả.

    Lá hẹ xanh ngăn ngừa trẻ mọc răng không sốt
    Lá hẹ xanh ngăn ngừa trẻ mọc răng không sốt
    Lá hẹ giúp bé mọc răng không sốt.
    Lá hẹ giúp bé mọc răng không sốt.
  5. Top 5

    Cầm nhanh tiêu chảy ở trẻ bằng cà rốt

    Cà rốt không chỉ được sử dụng như một loại thức ăn thông dụng trong bữa ăn hằng ngày mà còn là một loại thuốc quý được dùng trong điều trị một số bệnh, trong đó có tiêu chảy. Trong cà rốt có một lượng lớn chất pectin. Khi vào đến ruột, chất này trương nở thành một dạng keo có thể làm dịu nhu động ruột nên hạn chế được tiêu chảy, đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nội sinh phát triển, lấn át các vi khuẩn ngoại lại và các vi khuẩn lên men thối ở ruột già. Mặt khác, do hút được các chất nhày, nước, axit dịch vị, vi khuẩn, độc tố nên chất pectin còn giúp niêm mạc ruột chóng hồi phục, phân chóng trở lại bình thường. Do có nhiều muối khoáng, đặc biệt là kali, cà rốt có thể bù đắp được lượng chất điện giải bị mất theo phân. Do những đặc tính nói trên, trong lâm sàng người ta thường dùng súp cà rốt như một biện pháp chữa bệnh tiêu chảy.


    Tiêu chảy là bệnh khá nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Trước khi cho bé ăn dặm, các mẹ thường cho bé ăn món sup cà rốt hoặc cháo cà rốt. Cách chế biến cà rốt khá đơn giản, các mẹ chỉ cần mua cà rốt tươi về rửa sạch, cắt miếng nhỏ một chút rồi luộc lên. Sau khi đã luộc chín, mẹ đem các miếng cà rốt ra xay cùng với nước luộc cho nhuyễn rồi cho vào cháo bé ăn hàng ngày. Nếu bé đang ăn bổ sung, ngoài bú mẹ, mẹ cho bé ăn cháo hoặc súp nấu với thịt (thịt lợn nạc hoặc thịt gà), nấu nhừ và loãng hơn khi bình thường, chế thêm khoảng 100 ml súp cà rốt. Cho bé ăn ít một, ăn nhiều bữa (6- 8 bữa một ngày). Khi bé bớt tiêu chảy, cho giảm bớt lượng súp cà rốt, tăng dần lượng cháo. Khi phân đã thành khuôn, cho bé ăn chế độ ăn bình thường. Các mẹ nhớ ưu tiên bé ăn thêm bữa trong một vài tuần và nhiều thức ăn hơn để bé mau lại sức.Còn khi bé đang bị tiêu chảy thì các mẹ cũng có thể cho bé uống nước cà rốt trước khi cho bé uống thuốc tây, như vậy sẽ cầm tiêu chảy nhanh chóng, bé cũng không bị gặp nguy hiểm.

    Cầm nhanh tiêu chảy ở trẻ bằng cà rốt
    Cầm nhanh tiêu chảy ở trẻ bằng cà rốt
    Cà rốt chữa tiêu chảy cho bé.
    Cà rốt chữa tiêu chảy cho bé.
  6. Top 6

    Phơi nắng sớm khi trẻ bị vàng da sinh lý

    Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý thường là do mức bilirubin trong máu ở mức cao so với bình thường. Nguyên nhân là do lượng tế bào máu đỏ cao nên dễ bị phá vỡ và khi đó sẽ tạo ra các sắc tố vàng trên da mang tên bilirubin. Do trẻ còn non yếu và các chức năng như gan chưa thể hoạt động hoàn thiện như một người trưởng thành nên chưa thể lọc hết sắc tố vàng bilirubin ra khỏi máu. Số lượng biliburin còn sót lại sẽ biểu hiện ra ngoài qua da, mắt của bé, khiến chúng ta thấy bé bị vàng da và vàng mắt bất thường. Trên thực tế thì vàng da sinh lý không cần điều trị mà chỉ cần cho bé tắm nắng hàng ngày trước 7h sáng là tốt nhất. Tránh khi Mặt Trời lên cao, nắng mạnh gây hại cho da.


    Bạn hãy bổ sung vitamin D một cách tự nhiên qua việc tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng học bổ sung vitamin D dạng drop theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ có chuyên môn. Sau 1- 2 tuần da bé sẽ trở lại hồng hào bình thường. Nhưng nếu mẹ thấy bé có những biểu hiện lạ không đơn thuần chỉ là vàng da sinh lý, hoặc đã tắm nắng, bổ sung vitamin D mà không thấy có tác dụng thì không nên xem nhẹ vì có thể bé mắc một số căn bệnh nguy hiểm cần được khám chữa kịp thời ngay.

    Phơi nắng sớm khi trẻ bị vàng da sinh lý
    Phơi nắng sớm khi trẻ bị vàng da sinh lý
    Tắm nắng chữa vàng da sinh lí cho trẻ.
    Tắm nắng chữa vàng da sinh lí cho trẻ.
  7. Top 7

    Dùng rau ngót trị tưa lưỡi cho trẻ

    Hiện nay, nhiều bà mẹ vẫn áp dụng phương pháp dùng nước rau ngót để chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian đầu tại nhà khá hiệu quả. Rau ngót có nhiều tên gọi, thuộc họ thầu dầu, tên latin của nó là Androgynus Merr. Theo y học cổ truyền, rau ngót có vị ngọt, tính ôn thường được dùng để lợi tiểu, làm mát cơ thể, thanh lọc cơ thể và bài tiết chất độc ra bên ngoài. Hơn nữa, rau ngót còn có tính làm sạch, tái tạo tế bào tổn thương, bổ máu và dùng để tiêu viêm vùng tưa lưỡi. Về thành phần dinh dưỡng, trong rau ngót chứa nhiều vitamin thiết yếu và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Chúng bao gồm: Vitamin C, các acid amin,canxi, protein, photpho… Với những đặc tính trên, rau ngót đầy đủ yếu tố để làm sạch, tiêu viêm và sát trùng khoang lưỡi miệng một cách tự nhiên. Tốt hơn nếu rau ngót được kết hợp với mật ong sẽ làm tăng hiệu quả sát khuẩn của cả hai.


    Phương pháp dùng rau ngót trị tưa lưỡi trẻ sơ sinh này được thực hiện khá dễ dàng. Rau ngót được mang đi rửa sạch với nước muối loãng và ngâm trong 15 phút để đảm bảo rau ngót an toàn cho con. Sau đó, thêm vài hạt muối tinh và dùng chày cối giã nhuyễn để cho muối quyện đều vào. Máy xay sẽ không giúp được bạn trong việc này. Tiếp theo bạn chắt lấy nước cốt bỏ vào chén sạch, nếu dịch quá đặc bạn sẽ dùng nước lọc để pha loãng một chút. Dùng nước đó để tưa lưỡi cho bé và lau lưỡi cho bé sau khi bú từ 15 đến 20 phút để tránh trẻ bị nôn trớ.

    Dùng rau ngót trị tưa lưỡi cho trẻ
    Dùng rau ngót trị tưa lưỡi cho trẻ
    Dùng rau ngót trị tưa lưỡi cho trẻ
    Dùng rau ngót trị tưa lưỡi cho trẻ
  8. Top 8

    Nước rau diếp cá trị sốt hiệu quả cho trẻ

    Rau diếp cá là một loại cỏ nhỏ, cây thân thảo, là cây ưa ẩm và hơi chịu bóng, thường sống ở những nơi ẩm thấp, ngập nước, khe suối, mương nước. Rau diếp thuộc họ lá giấp, sống nhờ bộ rễ và thân mọc ngầm dưới đất. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, trong rau diếp cá có chứa 0,0049% tinh dầu, trong lá diếp cá có chứa thành phần quercetin và trong hoa và quả của cây diếp cá chứa hoạt chất isoquercitrin. Những thành phần này có tác dụng lợi tiểu, thông tiểu, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus cúm và giảm nhanh các cơn ho hiệu quả. Lá diếp cá sống có vị tanh sẽ khiến bé khó uống nên các mẹ đun sôi nước rau diếp cá sẽ khử sạch mùi tanh bé sẽ thích. Nếu bé thích uống ngọt, các mẹ có thể cho thêm chút đường.


    Ngoài ra, trong Đông y, rau diếp cá có vị chua, tính hàn nên có tác dụng hạ nhiệt và làm mát cơ thể nhanh chóng, đặc biệt hữu hiệu đối với trẻ em. Sử dụng rau diếp cá để hạ sốt cho trẻ là cách làm mà rất nhiều mẹ tin dùng và hiệu quả nhanh. Mỗi ngày mẹ nên cho bé uống nước rau diếp cá từ 2 đến 3 lần, sau ngày đầu tiên bé sẽ đỡ sốt và sau 2- 3 ngày sử dụng bé sẽ dứt sốt hoàn toàn. Ngoài phương pháp đun sôi nước rau diếp cá để uống thì bạn có thể cho bé uống nước rau diếp cá trực tiếp bằng cách giã nát rau diếp cá sau đó vắt lấy nước và cho trẻ uống 2 lần/ ngày. Như vậy, rau diếp cá như vị thuốc kháng sinh tự nhiên, bạn nên cho bé uống sau bữa ăn 1h để nước phát huy tối đa công dụng trị sốt cho bé hiệu quả.

    Nước rau diếp cá trị sốt hiệu quả cho trẻ
    Nước rau diếp cá trị sốt hiệu quả cho trẻ
    Rau diếp cá trị sốt cho bé.
    Rau diếp cá trị sốt cho bé.
  9. Top 9

    Lá trầu giữ ấm cho trẻ sau khi tắm giúp bé ngủ ngon

    Theo kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu, kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Đó chính là lí do tại sao mà lá trầu lại được gọi là phương thuốc thần kì đối với con người như vậy. Lá trầu có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm nên có tác dụng trị ho, tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn tốt, giúp giữ ấm cho cơ thể hiệu quả. Đặc biệt lá trầu giúp chân tay và vùng bụng trẻ sơ sinh được giữ ấm như khi còn trong bụng mẹ.


    Mặt khác, bạn có thể áp lá trầu không sau khi hơ nóng vào bụng trẻ sẽ giúp bé nhanh nín khóc. Cách này thường áp dụng cho trẻ hay khóc dạ đề thuộc dạng tỳ vị hư hàn. Ngoài đắp ở bụng, một số mẹ cũng đắp ở mông, đùi, tay, chân cho bé để có tác dụng giúp nín khóc. Trường hợp bé bị nấc bạn hãy hơ lá trầu không cho ấm đặt vào thóp bé, giữ nguyên 10 phút sẽ giúp bé hết nấc cụt. Đối với trẻ bị trầy xước tay chân, phát ban, sưng viêm, khó tiêu, táo bón thì giã lá trầu không rồi đắp lên chỗ bị đau sẽ hiệu nghiệm.

    Lá trầu giữ ấm cho trẻ sau khi tắm giúp bé ngủ ngon
    Lá trầu giữ ấm cho trẻ sau khi tắm giúp bé ngủ ngon
    Lá trầu giữ ấm cho trẻ nhỏ.
    Lá trầu giữ ấm cho trẻ nhỏ.
  10. Top 10

    Trị chứng lông rậm ở trẻ sơ sinh bằng nước đậu ván

    Trên thực tế, lớp lông tơ trên người trẻ sơ sinh được hình thành từ tuần thứ 18- 20 ngay từ lúc bé còn là một bài thai trong bụng mẹ, khoa học gọi là lanugo. Lớp lông này cùng với lớp gây trắng (vernix) có tác dụng bao bọc, bảo vệ làn da cho trẻ, tránh được những tổn thương gây ra bởi nước ối. Sau khi sinh, lớp lông này vẫn chưa rụng hết và nếu để ý các mẹ có thể thấy trẻ sơ sinh mọc nhiều lông ở vành tai, bả vai, lưng hơn những bộ phận khác. Đừng lo lắng vì điều này cũng không liên quan tới sức khỏe của bé. Thông thường lớp lông này sẽ tự biến mất khi trẻ được 1 tuổi nhưng cũng có trẻ kéo dài tới 2- 3 năm. Muốn tẩy hết lông cáy cho trẻ sơ sinh phương pháp được áp dụng phổ biến nhất đó là thường xuyên tắm cho trẻ bằng nước đậu ván.


    Đậu ván là 1 trong loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, loại cây này còn có tác dụng tẩy lông đẹn hiệu quả tại nhà cho bé. Cách thực hiện: Lấy một nắm cây đậu ván không bị sâu lá rồi đem rửa sạch rồi cho nào nồi đun lên khoảng 10 phút sau đó để nguội. Trong quá trình tắm, mẹ nên miết nhẹ nhàng lên vào da bé để lông đẹn nhanh chóng rụng dần. Áp dụng thường xuyên phương pháp này 2 lần/ tuần da của bé sẽ trở nên mịn màng và mềm mại, không còn ngứa ngáy, khó chịu nữa. Như vậy, với cách tắm này bé không đau, không rát và rất an toàn từ tự nhiên. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng nước đậu ván để tắm cho bé nhé.

    Trị chứng lông rậm ở trẻ sơ sinh bằng nước đậu ván
    Trị chứng lông rậm ở trẻ sơ sinh bằng nước đậu ván
    Trị chứng lông rậm ở trẻ sơ sinh bằng nước đậu ván
    Trị chứng lông rậm ở trẻ sơ sinh bằng nước đậu ván




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy