Top 10 Điều thú vị của cuốn sách "Lời nói dối vĩ đại của não"
Lời nói dối vĩ đại của não của tác giả Kelly McGonigal, cuốn sách là những điều thú vị của tác giả chia sẻ đến mọi người. Mới đọc đến tiêu đề thôi đã thấy hấp ... xem thêm...dẫn và tò mò rồi. Hãy cùng toplist khám phá xem cuốn sách này có điều gì hay nhé.
-
Ý chí là một yếu tố cần thiết để thành công. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao ý chí lại quan trọng? Nghiên cứu đã chỉ ra những người có ý chí mạnh nổi trội hơn mọi khía cạnh trong cuộc sống: họ hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, có các mối quan hệ thỏa mãn và lâu dài hơn, thành công hơn, kiếm nhiều tiền hơn - thậm chí sống thọ hơn.
Tóm lại, nếu bạn muốn đổi đời, tốt nhất bạn nên bắt đầu từ rèn luyện ý chí. Tuy nhiên ý chí có thể thay đổi nhanh chóng theo tâm trạng của bạn, nhất là thời điểm bạn gặp nhiều chuyện thì ý chí của bạn có thể bị lung lay, thay đổi. Nhất là khi gặp chuyện chán nản bạn có thể buông xuôi và từ bỏ mục tiêu bạn đặt ra. Trong cuốn sách sẽ giúp bạn cách để luôn giữ vững ý chí để đạt được mục tiêu và thành công.
-
Ba thành tố của ý chí được đề cập đến trong cuốn sách bao gồm: Tôi không, Tôi sẽ và Tôi muốn.
- Thành tố thứ nhất: Tôi không - Cuộc đời đầy rẫy những cám dỗ bạn sẽ làm cách nào để phân biệt được đâu cám dỗ tích cực và tiêu cực. Ví dụ như bạn quyết tâm ăn kiêng để giảm béo nhưng bạn bè mời bạn đi ăn, hoặc bạn đang quyết tâm bỏ thuốc lá nhưng khi đi cà phê với bạn bè lại nhìn thấy bao thuốc lá trên bàn. Thật là khó khăn khi phải từ bỏ những điều mình yêu thích và lười biếng. Vậy phải làm như thế nào bây giờ? Tôi sẽ không: Đó là cách để bạn chống lại cám dỗ tiêu cực trong cuộc sống, chống lại những cám dỗ ảnh hưởng đến tuyệt thực hiện theo của bạn. Mỗi lần bạn bị cám dỗ bạn phải tự nhắc nhở mình rằng tôi sẽ không hút thuốc lá tôi sẽ không ăn đồ ngọt tôi không lười học...Tuy nhiên để hiệu quả hơn bạn cần viết nó ra lên giấy và dán vào nơi dễ nhìn thấy nhất và kèm theo một câu nếu bạn không làm được bạn sẽ là” thứ tồi tệ nhất”. Đó cũng là một cách rất hay để vượt qua mọi cám dỗ. Việc này tưởng chừng như rất đơn giản thế nhưng thực hiện chuyện đó rất là khó khăn vì thế bạn phải rèn luyện hàng ngày và luôn nhắc nhở bản thân.
- Thành tố thứ hai: Tôi sẽ - Tôi sẽ mang tính quyết định và thôi thúc lớn. bạn nói tôi sẽ có nghĩa là bạn đã yêu cầu mình thực hiện một công việc hành động cụ thể nào đó. Ví dụ như tôi sẽ chăm học hơn tôi sẽ qua được môn học này tôi sẽ dậy sớm để tập thể dục.Tôi sẽ cần được nhắc lại nhiều lần và thường trực trong đầu bạn mỗi ngày. Nó sẽ giúp bạn lấy lại được tinh thần và kiên trì đạt được mục tiêu của mình.
- Thành tố thứ ba: Tôi muốn - Tôi muốn mang tính định hướng tương lai nhiều hơn ví dụ như tôi muốn trở thành một giáo sư, tôi muốn có nhiều tiền, tôi muốn được đi du lịch khắp thế giới...Những ham muốn đó sẽ là động lực thúc đẩy bạn không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu của mình. Bạn cũng cần biết dừng lại và không được sa đà quá nhiều những ham muốn gây cản trở việc đạt được mục tiêu của mình.
-
Ngày nay bạn phải quan tâm rất nhiều thứ, có nhiều thú vui giải trí khiến bạn lười biếng, chỉ muốn xả hơi và khi bước vào làm việc thấy vô cùng chán nản, mệt mỏi. Đó là bởi vì bạn đang sao lãng, dễ bị cám dỗ bởi những thú vui rình rập xung quanh. Khi đầu óc bạn đang rối loạn, những cám dỗ nguy hiểm có thể dập tắt, lấn át mục tiêu của bạn. Nhưng sẽ có một cách để đối phó với sự sao lãng, bằng cách nâng sự tỉnh giác thông qua thiền định.
Thiền định sẽ giúp bạn tĩnh tâm và thoải mái. Trong những giây phút tĩnh lặng của thiền định bạn sẽ suy nghĩ được rất nhiều điều và có xu hướng suy nghĩ đến những điều tốt đẹp, tích cực. Nghiên cứu khoa học cho thấy, chỉ sau 11h thiền, trí óc của bạn sẽ thay đổi rất nhiều, đó là thời gian đầu óc, cơ thể được nghỉ ngơi. Bạn sẽ thoát khỏi được những cám dỗ trước mắt và quyết tâm thực hiện mục tiêu lâu dài. Thiền giúp bạn tránh xa khỏi những cám dỗ quá đà, giúp bạn cân bằng được thời gian trong cuộc sống.
-
Hầu hết mọi người đều không biết bản thân sức mạnh ý chí lại dựa vào bản năng sinh học. Nghiên cứu cho thấy khi bạn đối mặt với thử thách ý chí có thể kích hoạt một trạng thái đặc biệt trong não bộ và có thể của bạn giúp tăng lực cho ý chí.
Vậy làm thế nào để phát huy được năng lực ý chí? Hãy cố gắng tập trung vào giải quyết các stress, các vấn đề trở ngại khiến bạn không thực hiện được mục tiêu của mình. Khi đó bạn sẽ suy nghĩ chậm rãi hơn, tích cực hơn. Nhiều người lựa chọn cách giải trí, tập thể dục, thiền định...Đây cũng là cách hiệu quả để giảm stress, giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng.
-
Khi bạn giúp mẹ dọn nhà, chuyển củi gỗ vào nhà kho...sau khi hoàn thành bạn cảm thấy mệt mỏi và tự nghĩ trong đầu rằng mình phải đi tập thể dục, rèn luyện sức khỏe nhiều hơn. Với ý chí của bạn cũng vậy, khi phải hoạt động quá mức, bạn sẽ trở nên cạn kiệt và không kiểm soát được mình nữa.
Vậy bạn có biết tại sao sử dụng quá mức ý chí khiến nó cạn kiệt không? Bởi vì mỗi lần kiểm soát bản thân thành công đều sẽ rút đi một phần năng lượng có hạn nghĩa là chống lại sự cám dỗ không chỉ là những cám dỗ trước mắt mà đó còn là sự trì hoãn lâu dài. Như vậy làm cách nào để bù lại năng lượng đã mất.
Để khắc phục sự thiếu hụt năng lượng ý chí bạn cần nạp thêm năng lượng để ổn định lượng đường trong máu, những thực phẩm lành mạnh, tự nhiên như rau quả, ngũ cốc sẽ giúp bạn có thêm năng lượng. Bạn có thể rèn luyện ý chí của mình bằng cách bạn hãy để một hộp kẹo bạn thích ăn ở nơi dễ nhìn thấy nhất sau đó phải tự kiểm soát bản thân rằng không được ăn kẹo. Thường xuyên làm những bài tập chống lại cám dỗ nhỏ như vậy sẽ giúp bạn chống lại được những cám dỗ lớn hơn.
-
Điều này rất thường xuyên xảy ra. Nhất là sinh viên mỗi khi thi xong, thi thành công chứng chỉ tin học, tiếng anh là đi xả street, đi ăn uống để bù lại những thời gian vất vả đã qua, bù lại những ngày tháng căng thẳng. Hậu quả là những ngày sau đó cơ thể mệt mỏi, lê lết và không có năng lượng để làm những công việc học tập tiếp theo.
Điều bạn cần kiểm soát là không được để bản thân buông thả quá mức và quá lâu như vậy. Bạn có thể đi chơi với bạn bè, ăn uống cùng gia đình...đó là những hoạt động tích cực. Và sau khi xả street bạn cần có kế hoạch và bắt tay thực hiện nghiêm túc kế hoạch tiếp theo đó. Đừng chiều chuộng bản thân quá mức, đó cũng là chìa khóa thành công cho bạn.
-
Tại sao bạn cảm thấy tồi tệ khi đạt được những ham muốn nhất thời như mua một cái áo bạn thích nhưng không mặc đến, dành cả ngày chỉ để lướt facebook, xem phim? Và tại sao vẫn cứ tái phạm dù biết mình cần phải thay đổi?
Bởi vì hệ thống phần thưởng trong não không phải lúc nào cũng đưa bạn đi đúng hướng, đôi khi nó đưa bạn đi sai hướng Vậy nguyên nhân của nó là gì? Khi bạn ngửi thấy, nhìn thấy thứ bạn thích não bộ của bạn kích hoạt phần thưởng như cứ ăn đi, cứ đi chơi đi,cứ xem phim đi... Khi đó não bộ của bạn sẽ tiết ra chất gọi là dopamine, chất này sẽ được kích hoạt khi ta cảm thấy sung sướng. Và khi nó được kích hoạt, não bộ sẽ để cơ thể chúng ta làm điều mình muốn dù biết nó có hại, nhưng sự ham muốn đã lấn át ý chí.
-
Kế hoạch nào cũng cần có mục tiêu và có định hướng trong tương lai. Bạn cần tưởng tượng xem sẽ như thế nào trong tương lai khi bạn làm thế này. Khi không có những định hướng cụ thể bạn có thể dễ dàng mắc sai lầm ở hiện tại và tự nhủ rằng tương lai sẽ tốt hơn.
Nhưng điều đó rất ít khi xảy ra, bởi tương lai là bạn đã quên hoặc không nhớ rõ những tồi tệ trong quá khứ nữa rồi. Vậy cách giải quyết là tưởng tượng những điều thiết thực sẽ xảy ra trong tương lai bằng những việc bạn đang làm ở hiện tại.
Khi đó bạn sẽ tạo được khoảng cách giữa bản thân và những cám dỗ, bạn sẽ không dễ sa đà vào những cám dỗ hay những việc không có mục đích cụ thể.
-
Khi bạn tự nghĩ trong đầu rằng mình sẽ không làm cái này, mình sẽ không ăn cái kia nhưng ý nghĩ đó sẽ thôi thúc bạn muốn làm điều đó hơn.
Khi thực hiện khảo sát ở một trường học với hai nhóm học sinh. Nhóm 1 đưa ra yêu cầu những món ăn vặt không liên quan đến socola, nhóm 2 được tự do đưa ra những món ăn yêu thích. Kết quả thấy rằng nhóm 1 dù không nhắc đến socola nhưng đa số đều đưa ra kết quả là một loại kẹo khác. Nhóm 1 xuất hiện rất ít kết quả là kẹo. Dựa vào kết quả ta có thể thấy rằng khi ép bản thân không suy nghĩ đến việc ta không làm thì nó sẽ hiệu quả ngược lại. Thay vì đó hãy nghĩ đến những điều tích cực, ngược lại. Nó sẽ đưa cơ thể bạn thực hiện được những điều tích cực hơn, dần dần bạn sẽ thoát khỏi cám dỗ những thứ ham muốn không tốt.
-
Điều này rất dễ thấy, nhất là trên mạng xã hội. Những người diễn giả, những người nói chuyện truyền cảm hứng được rất nhiều người quan tâm và theo dõi. Như diễn giả Lê Thẩm Dương, Nick Vujicic, và những câu chuyện về ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống...
Sau khi theo dõi những câu chuyện như vậy mọi người có xu hướng suy nghĩ và hành động tích cực hơn, có niềm tin vào cuộc sống nhiều hơn và có thể lan truyền đi rất rộng rãi. Vì thế trong cuộc sống hãy tránh xa những điều tiêu cực, phán xét, nghiêm trọng hóa vấn đề mà hãy tiếp xúc với những thứ tốt đẹp. Khi đó bạn sẽ có sức mạnh và ý chí làm được rất nhiều điều.