Top 10 Điều thú vị nhất về học sinh ở Nhật Bản
Chúng ta thường hay biết đến Nhật Bản bởi nền văn hóa và con người cực kỳ văn minh và lịch sự, cùng với những địa điểm du lịch tuyệt đẹp khắp cả nước. Ai cũng ... xem thêm...biết rằng, nền giáo dục của đất nước mặt trời mọc này rất tiên tiến mà bất cứ quốc gia nào cũng muốn học tập và áp dụng theo. Tuy nhiên, có một số điều thú vị về cuộc sống thường ngày của học sinh Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến du khách phải ngạc nhiên.
-
Giáo viên không được đuổi học sinh ra khỏi lớp
Người Nhật Bản luôn nổi tiếng vì kiến thức, tuổi thọ, sự lịch thiệp và thái độ sống tốt. Những câu chuyện về cuộc sống của người dân Nhật Bản, từ những thói quen nhỏ nhất cho đến tư tưởng của cả cộng đồng luôn khiến mọi người ngưỡng mộ.
Để đạt được những thành tựu về khía cạnh con người, đất nước mặt trời mọc đã đầu tư vào nền giáo dục toàn dân từ những thế kỷ trước để giờ đây, nhiều người phải ngả mũ thán phục về nền giáo dục được coi là chuẩn mực này. Trách nhiệm của thầy cô với trẻ rất cao, được thể hiện thông qua môi trường học tập thầy cô xây dựng cho trẻ trải nghiệm; mối quan hệ tương trợ của thầy cô với trẻ em ngoài giờ học; sự kết hợp giữa thầy cô với phụ huynh để giúp trẻ vượt khó khăn và phát triển toàn diện.
Trong điều 26 của Hiến pháp Nhật Bản có quy định rằng - tất cả mọi người ai cũng đều có quyền được hưởng nền giáo dục bình đẳng như nhau. Cho nên, khác hẳn với một số đất nước khác khi giáo viên có thể đuổi 1 học sinh không ngoan ra khỏi lớp, thì giáo viên Nhật Bản lại cố gắng lấy lại bình tĩnh và kiên nhẫn để hoàn thành hết buổi học. Và học sinh đó vẫn được ngồi lại lớp để được nghe hết bài học. Thầy cô dạy cho trẻ nghĩa vụ giúp bạn vượt khó vì đó là giá trị “đạo đức” - yếu tố truyền thống của người Nhật, đồng thời cũng là cơ hội để cả học sinh yếu tiến bộ, còn học sinh giỏi trải nghiệm và rút kinh nghiệm được nhiều điều từ người bạn của mình.
-
Bữa trưa giống nhau và học sinh tự phục vụ
Để tối thiểu hóa sự phân biệt giàu nghèo và giai cấp, các nhà ăn ở trường Nhật Bản thường phục vụ cùng một thực đơn trong ngày cho tất cả các học sinh. Không ai khác ai - tất cả đều phải hoàn thành xong bữa trưa của mình trong một khoảng thời gian nhất định do nhà trường đặt ra. Giống như phiên trực nhật, các học sinh cũng sẽ được phân công luân phiên làm người phục vụ bữa trưa cho các bạn khác. Mọi công đoạn dọn dẹp đương nhiên cũng do họ đảm nhận. Học sinh xứ sở Mặt trời mọc phải tự túc trong hầu hết mọi việc.
Hơn nữa, đa phần các trường công tại Nhật Bản không có căng-tin, nên cơ hội để mua thức ăn ngoài là hoàn toàn không có. Trường hợp học sinh được mang theo thức ăn từ nhà đi nhưng phải được sự đồng ý của nhà trường trước. Đặc biệt, bữa trưa của học sinh cũng đều là do chính học sinh tự làm. Nhóm học sinh đó sẽ sử dụng trang phục nhà bếp để nấu ăn, với đồng phục là áo choàng, mũ trắng. sau khi mọi người ăn xong thì họ sẽ đi dọn dẹp, tất nhiên toàn bộ các quá trình đó cũng đều được giáo viên quan sát kỹ lưỡng. Đó là cách mà giáo dục Nhật Bản dạy cho trẻ em của họ về việc chăm sóc người khác và chịu trách nhiệm giữ gìn môi trường.
-
Thầy cô và học sinh cùng ăn trong lớp
Đa phần, các quốc gia trên thế giới đều cấm việc ăn uống trong lớp học, bởi cho rằng như vậy là làm mất vệ sinh trong lớp, kể cả đó có là giờ ăn trưa. Nhưng với học sinh Nhật Bản thì không như vậy. Họ sẽ sắp xếp lại phòng học với nhau và cùng ăn trưa ngay tại trong lớp học của mình. Thậm chí, giáo viên cũng có thể ngồi ăn cùng với học sinh của mình. Cách này sẽ giúp mọi người rút ngắn khoảng cách và trở nên gần gũi với nhau hơn, có cơ hội hòa nhập và tương tác với mọi người trong lớp chứ không chỉ là với bạn thân.
Giáo viên hạnh phúc thì học sinh mới hạnh phúc. Hạnh phúc của người thầy không phải chỉ là sự hài lòng về kết quả học tập của học sinh hay có thu nhập tốt, mà là khi họ luôn đổi mới bản thân, sáng tạo mỗi ngày chứ không dừng lại ở chỗ làm tròn vai, được nhìn thấy thành quả qua niềm vui của học trò. Theo Joseph Tobin, một giáo sư người Mỹ đã có nhiều năm nghiên cứu và so sánh về giáo dục của Nhật, Mỹ và châu Âu, cách giáo dục của người Nhật có thể nói là đối nghịch hoàn toàn với cách giáo dục của các giáo viên phương Tây. Và việc cho học sinh ăn trưa theo cách như trên thể hiện cho quan điểm mỗi con người sống phải tự biết lo cho bản thân mình, ngoài ra cần phải biết hòa hợp với cộng đồng của người Nhật.
-
Học sinh không bị ở lại lớp dù điểm thấp
Tại Việt Nam hay một số quốc gia khác, thì việc học sinh điểm thấp hoặc không đủ để lên lớp, thì sẽ bị học lại và không được lên lớp. Tuy nhiên, tại Nhật Bản thì không bao giờ có chuyện này ra. Những học sinh dù có bị điểm thấp thế nào thì vẫn sẽ được lên lớp, và được có mặt trong buổi lễ tốt nghiệp của trường. Điểm số đối với học sinh Nhật Bản chỉ quan trọng trong khi xét tuyển vào trung học và đại học mà thôi.
Trong 3 năm đầu của bậc tiểu học, học sinh sẽ không phải thi cử gì hết. Vì trong giai đoạn này, người Nhật chú trọng dạy cho trẻ về nhân phẩm hơn là tri thức, dạy trẻ về văn hóa ứng xử, về tình yêu thương, về nụ cười và câu nói cảm ơn,...Tuy vậy. Về mặt giáo dục, Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế gần như bằng không và 74.1% (năm 2010) số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.
-
Học sinh cũng là lao công
Ở các trường học tại Nhật Bản thì bạn sẽ rất khó bắt gặp những người lao công. Học sinh sẽ phải tự mình làm vệ sinh lớp học, khuôn viên của trường và cả nhà vệ sinh nữa. Các trường học đều sẽ phải dành ra một khoảng thời gian nhất định để làm vệ sinh hàng ngày. Không chỉ riêng học sinh mà ngay cả các thầy cô và chính thầy hiệu trưởng đều sẽ phải làm vệ sinh. Không ai có trường hợp ngoại lệ cả, ai cũng đều sẽ được phân công và giữ gìn vệ sinh chung cho lớp và trường học của mình.
Học sinh Nhật phải dọn lớp học và nhà vệ sinh như một phần của chương trình giáo dục.Đây không phải là quy tắc do chính phủ đề ra, nhưng mọi trường học đều áp dụng điều này và hiếm có ngoại lệ. Nếu đã xem các bộ phim hoạt hình của Nhật, bạn dễ dàng thấy cảnh học sinh nước này đang dọn dẹp trường lớp. Ở các nước phương Tây, việc bắt học sinh dọn dẹp có thể bị cho là lạm dụng trẻ em thì trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là Nhật bản, đây được xem là một cách thực hành toàn diện giúp trẻ trở thành công dân có trách nhiệm hơn.
-
Gần như không có kỳ nghỉ hè
Các giáo viên Nhật Bản hầu như chỉ được nghỉ vào những ngày lễ quốc gia mà thôi. Khi học sinh nghỉ hè, họ vẫn phải hoàn thành những trách nhiệm của bản thân mình tại trường. So với các chương trình giáo dục của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, chương trình giáo dục của Nhật khá nghiêm khắc. Niên học bắt đầu từ tháng tư cho đến tháng ba năm sau. Kỳ nghỉ hè kéo dài khoảng 6 tuần, nghỉ đông và xuân khoảng 2 tuần. Ngày học thường bắt đầu từ 8:30 sáng đến 15:00 chiều. Một tuần học 5 ngày, từ thứ hai đến thứ sáu.
Trong khi nghỉ hè, học sinh vẫn sẽ tham gia vào hoạt động của các câu lạc bộ như những câu lạc bộ rèn luyện thể dục thể thao. Và học sinh cũng sẽ được giao bài tập về nhà để làm trong kỳ nghỉ hè. Có thể điều này sẽ khiến bạn vô cùng ngạc nhiên nhưng quả thực, các giáo viên tại Nhật hầu như không được “nghỉ thực sự” ngoại trừ những ngày lễ quốc gia. Bởi ngoài việc giảng dạy, các giáo viên tại Nhật còn có một số việc phải làm khác, chẳng hạn như quản lý câu lạc bộ của học sinh. Ở các trường học ở Nhật, điển hình là cấp trung học cơ sở, học sinh sẽ tham gia một hoặc một số câu lạc bộ, và giáo viên sẽ là người quản lý của những câu lạc bộ này. Trong kỳ nghỉ thông thường, các câu lạc bộ vẫn hoạt động. Ngoài ra, các hoạt động đào tạo, hướng dẫn học sinh thi đấu thể thao vẫn tiếp tục diễn ra. Và cuối cùng, bài tập về nhà cực nhiều cũng là điều khiến học sinh không thể nào an nhàn nghỉ ngơi.
-
Mang đôi giày khác khi bước vào lớp học
Ở các trường học Nhật Bản, họ thường yêu cầu học sinh phải đi một đôi giày riêng khi đi vào lớp học để giữ gìn vệ sinh chung cho lớp học. Các trường học ở Nhật yêu cầu học sinh phải thay sang loại giày mềm khi bước vào khuôn viên trường để hạn chế mang bụi bẩn từ bên ngoài vào, giúp duy trì phòng học sạch sẽ. Tất cả mọi người đều sẽ mang những đôi giày giống nhau. Điều này có thể lí giải do chủ nghĩa cá nhân tại Nhật không mạnh, và nhà trường cũng chủ trương "tất cả mọi người đều như nhau, chúng ta là một tập thể".
Không chỉ vậy, học sinh tiểu học sẽ sử dụng tấm trùm cặp táp giống nhau, có logo và tên của trường để xã hội dễ nhận diện và bảo vệ những đứa trẻ này. Tại các trường trung học cơ sở, học sinh thường sẽ được phát những túi đựng đồ thể dục, túi đựng giày,... đồng bộ với logo của trường bên trên. Trên túi còn có các sọc an toàn phản quang nhằm hạn chế tai nạn đường bộ khi học sinh tan học muộn vào buổi tối. Việc cởi giày khi đến trường không chỉ để giữ sạch sẽ mà quan trọng nhất đó là muốn các em học sinh hiểu rằng, trong trường dù cho hoàn cảnh gia đình như thế nào thì mọi người đều bình đẳng, đồng phục và giày giống nhau chính là để bình đẳng hóa mọi người, không phân biệt giàu nghèo. -
Chơi thể thao trước và sau giờ học
Thông thường, học sinh Nhật khi tham gia vào câu lạc bộ thể thao thì sẽ hoạt động vào thời điểm trước và sau giờ học. Cho nên, việc các em học sinh phải tự giác dậy sớm hay đi học về muộn là điều thường xuyên diễn ra. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng làm được điều này, bởi nó đòi hỏi người thực hiện phải có một quyết tâm và tinh thần kiên trì thật cao. Các câu lạc bộ thể thao tại trường học ở Nhật, đặc biệt là CLB thể thao, sẽ sinh hoạt cả trước và sau giờ học.
Trong số đó có một số câu lạc bộ yêu cầu thành viên phải chạy bộ vài cây số mỗi ngày để giữ dáng. Do đó, điều này có thể khiến học sinh dễ mệt mỏi, buồn ngủ. Tuy nhiên sẽ không có chuyện học sinh mồ hôi nhễ nhại đến lớp bởi hầu hết các em đều phải dậy sớm về muộn để hoàn thành hoạt động của câu lạc bộ. Và hầu hết học sinh tại Nhật khi đi học đều sẽ tham gia câu lạc bộ phù hợp với bản thân dù hoạt động câu lạc bộ có thể khiến các em vất vả hơn. Nghe có vẻ vất vả nhưng hầu hết các học sinh đều cảm thấy vui vẻ và hài lòng khi được vào câu lạc bộ và việc cố gắng chăm chỉ để hoàn thành tốt mọi thứ khiến các em cảm thấy tự hào. Quan trọng không kém là việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa. Một trong những hoạt động phổ biến tại Nhật là việc tổ chức các Lễ hội thể thao trường mỗi năm, bắt đầu từ tiểu học. Tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với tư cách vận động viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.
-
Trang thiết bị học tập không hiện đại
Rất nhiều phong tục văn hóa độc đáo khiến “đất nước Mặt Trời mọc” trở thành một mảnh đất lôi cuốn đáng để ghé thăm. Là một trong những nền kinh tế lớn của thế giới và một trong những nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất, Nhật Bản nổi tiếng với tiểu văn hóa thời trang và giải trí, với những phát minh sáng tạo mang hơi hướng tương lai, những truyền thống cổ xưa đã tồn tại qua hàng thế kỷ, với sự pha trộn phong tục giữa Đông và Tây, và với một nền ẩm thực đẳng cấp thế giới. Nhật Bản có lẽ là một trong những quốc gia tiên tiến nhất về khoa học và công nghệ, nhưng bạn có thể sẽ phải nghĩ lại nếu có cơ hội được nhìn tận mắt bên trong trường học của họ.
Ở nhiều lớp học, bút và giấy vẫn được yêu thích hơn các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, công nghệ đang từ từ tìm được đường vào trường học để giúp cải thiện các tài nguyên dạy học và nâng cấp cơ sở vật chất trong trường. Không phải trường nào cũng có những thiết bị công nghệ cao được cập nhật mới nhất như người nước ngoài vẫn tưởng tượng với danh tiếng công nghệ của Nhật. Đặc biệt là các trường lâu đời, công nghệ ở đây chưa được cập nhật nhiều năm rồi. Các máy chạy CD, máy in, máy fax lỗi thời vẫn còn tồn tại trong nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên khắp đất nước này. Thay vì điều hòa nhiệt độ, quạt điện là phương tiện phổ biến để tiết kiệm điện, và trong mùa đông, hiếm khi có trường nào sử dụng hệ thống sưởi ấm trung tâm, chỉ có các máy sưởi đốt dầu là được sử dụng. Hơn thế nữa, các lớp học vẫn đang sử dụng các học liệu truyền thống và sách giáo khoa thay vì bảng trắng như ở một số quốc gia khác.
-
Thầy cô cảm thông cho học sinh ngủ gục
Hàng ngày, mỗi học sinh Nhật có thể có rất nhiều việc cần phải hoàn thành. Ngoài những giờ học trên lớp, họ còn có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ trước và sau giờ học. Họ còn làm các bài tập về nhà vào thời gian khuya hay đến các trung tâm để luyện thi. Do đó họ sẽ có rất ít thời gian để nghỉ ngơi thoải mái. Chính vì vậy, việc có một số học sinh ngủ gật trong lớp là điều rất bình thường, giáo viên cũng chỉ nhắc nhở 1 hoặc 2 lần rồi thôi chứ hoàn toàn không có ý định trách mắng hay phạt những em học sinh đó.
Ngủ gật trong giờ học dường như trở thành một việc bình thường ở Nhật. Phải nói là hiếm có giờ học nào mà lác đác đây đó không thấy sinh viên ngủ gật. Người Nhật có thể ngủ mọi lúc mọi nơi: Trong công viên, trên tàu điện và trong lớp học. Việc ngủ gật được người Nhật xem như là việc đầu óc lang thang giữa ban ngày mà thôi, chứ không mang nghĩa xấu. Ngoài ra, ngủ gật còn chứng tỏ là bạn đã làm việc hết sức chăm chỉ vào đêm hôm trước. Cho dù người đó có đang ngủ, họ vẫn có thể thức tỉnh bất cứ lúc nào cần thiết.