Top 9 Đoạn văn cảm nhận văn bản "Chị sẽ gọi em bằng tên" hay nhất

Hà Ngô 24 0 Báo lỗi

Dưới đây là những đoạn văn cảm nhận văn bản "Chị sẽ gọi em bằng tên" của Jack Canfield & Mark Victor Hansen, trong sách Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo hay ... xem thêm...

  1. Trong gia đình, tình cảm anh em ruột thịt chính là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của con người. Tình cảm anh em là tình cảm ruột thịt giữa anh chị em ruột thịt thân thích trong một gia đình. Họ cùng sống dưới một mái nhà, cùng chung cha mẹ, cùng được chăm sóc và cùng nhau lớn lên dưới sự nuôi dưỡng và bảo hộ của gia đình. Tình cảm anh em được biểu hiện bằng tình yêu thương, bằng sự quan tâm, chăm sóc và đùm bọc lẫn nhau giữa anh chị, em trong một nhà. Họ cùng đùm bọc, tương trợ lẫn nhau qua những khó khăn, gian truân, vất vả. Họ cùng nhau yêu thương, chia sẻ những điều tốt đẹp cho nhau. Chính tình anh em cũng trở thành chủ đề và nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm văn học khác nhau. Dù đặt ở trong những tình huống nào, thì tình anh em của họ vẫn ngời sáng. Trong thực tế cuộc sống, tình cảm anh em giúp cho con người ta có một điểm tựa tinh thần, có một nguồn động lực mỗi khi nhớ về gia đình, nơi mà không chỉ có cha, có mẹ mà còn có anh chị em ruột thịt luôn yêu thương và đùm bọc họ. Tình anh em là thứ tình cảm thiêng liêng, cùng với tình cảm cha mẹ, bồi đắp đời sống tinh thần và nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi người trong cuộc đời này. Là một người con trong gia đình, chúng ta luôn cần yêu thương và đùm bọc anh chị em trong gia đình mình. Tóm lại, tình anh em là một trong những tình cảm đáng trân trọng, gìn giữ trên đời.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Đến với văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”, nhân vật người chị đã để lại nhiều ấn tượng. Với vai trò là một người kể chuyện, người chị đã xây đã bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm đối với em trai - một cậu bé phát triển không được bình thường như bao đứa trẻ khác. Điều đó đã khiến cho người chị cảm thấy xấu hổ, thậm chí chán ghét em trai. Những hành động như “nghiến răng giận dữ”, “trừng mắt nhìn em, dọa em sợ” hay “đặt ra những cái tên xấu xí” đã cho thấy sự lạnh lùng và ghét bỏ ngày càng lớn dần trong nhân vật này. Nhưng nhờ có cuộc trò chuyện với em trai mà cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động. Một lần, bố mẹ đều đi vắng, người chị có một cuộc hẹn với nha sĩ và phải dắt em trai đi cùng. Khi hai chị em đang dạo bước trên vỉa hè, người chị đã muốn trò chuyện với em. Sau cuộc trò chuyện, cô bé nhận ra em trai cũng đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Trong một chuyến du lịch với gia đình, người chị còn nghe thấy cuộc trò chuyện của em trai với bố. Người em không những không ghét chị mà còn nghĩ chị của mình rất tốt. Điều đó khiến người chị cảm động trước tình cảm của em trai dành cho mình. Qua nhân vật người chị, chúng ta nhận ra cần phải biết yêu thương, trân trọng, chia sẻ và thấu hiểu với những người thân trong gia đình. Bởi họ là những người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thành công.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Trong văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”, nhà văn đã xây dựng nhân vật người chị có vai trò là người kể chuyện, bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm với em trai. Người em trong truyện là một cậu bé phát triển không được bình thường như bao đứa trẻ khác. Điều đó khiến cho người chị cảm thấy xấu hổ và chán ghét em trai của mình. Để rồi cô bé đã có những hành động như “nghiến răng giận dữ”, “trừng mắt nhìn em, dọa em sợ” và thậm chí là thường đặt ra những cái tên xấu xí cho em. Nhưng sau buổi nói chuyện với em trai trên đường ra bến xe buýt, cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của mình. Nhân vật “tôi” nhận ra em trai cũng đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Đặc biệt nhất là trong chuyến du lịch cùng gia đình, người chị đã tình cờ nghe được cuộc nói chuyện của em trai và bố. Cô bé nhận ra tình cảm của em dành cho mình, và thấy cần phải thay đổi: sẽ đi cùng em giữa chốn đông người mà không cảm thấy ngượng ngùng, dạy em học và chỉ cách em sử dụng vi tính hay trò chuyện với em nhiều hơn và gọi em bằng cái tên Ê-ríc Ca-rơ-tơ thay vì những biệt danh xấu xí… Như vậy, qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người, đặc biệt là những người khiếm khuyết, có số phận không may trong cuộc sống.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Tình cảm anh em trong gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng nhưng lại rất ít người quan tâm đến nó. Vậy tình cảm anh em trong gia đình là gì? Đó trước hết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trong một gia đình. Nhưng đó không đơn giản như thế mà nó còn là tình cảm yêu thương quý trọng nhau chia sẻ cho nhau giữa những anh em trong một gia đình. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề giả dối lợi dụng nhau. Đó là một tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi đó còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tình toán thiệt hơn. Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương kính trọng anh chị và nhường nhịn thương yêu em nhở. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như sự tích trầu cau hay truyện cổ tích cây khế. Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh em với nhau. Không những thế chúng ta còn hiểu được tầm quan trọng và tình cảm thiêng liêng ấy qua các câu ca dao tục ngữ như:


    “Anh em như thể tay chân

    Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”


    Tình cảm anh em là như thế đấy dù cho anh mình em mình có như thế nào đi chăng nữa thì tình cảm anh em vẫn thế vẫn yêu thương chăm sóc cho nhau như chân tay của nhau mà đã là chân tay thì chúng ta chẳng thể nào vứt bỏ nó được . Tình cảm ấy như một bộ phận trên cơ thể chúng ta, muốn chấm dứt tình cảm ấy phải chặt chân tay đi và điều đó dường như không thể

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm rất cao quý và đáng được trân trọng. Tình cảm gia đình bao gồm tình cảm giữa con cháu với ông bà, giữa con cái với cha mẹ, tình cảm anh em với nhau trong gia đình. Anh em là những người được sinh ra bởi cùng một người bố và người mẹ. Tình cảm anh em là tình cảm giữa người anh và người em trong gia đình. Vì thế nó khác với tình cảm bạn bè hay tình cảm lứa đôi. Là anh em cùng một gia đình, họ thường hay chăm sóc, yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Hầu hết các xã hội trên thế giới, anh em được sinh trưởng và nuôi dưỡng chung ở thời thơ ấu và sống gần gũi với nhau, chơi đùa với nhau rất thân thiết. Đôi khi có gây gổ nhưng thực chất là họ rất yêu thương nhau. Tình nghĩa anh em giúp chúng ta vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống. Có anh em bên cạnh như là có những người bạn giúp ta vượt qua sóng gió, luôn bên cạnh ta khi ta cô đơn, luôn giúp đỡ bênh vực cho ta, bảo vệ và chăm sóc cho ta. Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca cao tục ngữ, ca ngợi về tình cảm anh em như là câu: “Anh em như thể chân tay – Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.” Hay trong truyện Sự tích trầu caukể về tình anh em cảm động giữa hai anh em họ Cao. Họ đã nhường nhau bát cháo duy nhất, khiến cô con gái thầy đồ cảm động, đem lòng yêu mến và thành vợ người anh. Vì hiểu lầm mà người em đã bỏ đi. Tình nghĩa anh em sâu nặng đã khiến đất trời thương xót, biến anh thành cây cau, em thành hòn đá vôi, mãi mãi bên nhau trong tục ăn trầu của người Việt. Tuy nhiên không phải anh em nào cũng biết yêu thương nhau. Trên thực tế vẫn có những anh em ruột không biết thương nhau, lại hay cãi cọ, bất hòa và ganh tị vì người này hơn mình. Đó là những là những con người không hiểu tình anh em ruột thịt là quí báu chừng nào, sẵn sàng chà đạp tình cảm an hem chỉ vì lợi ích cá nhân của mình. Nhưng cũng có vài người do không được giáo dục từ nhỏ, dẫn tới không nhận thức được cái quý giá của tình cảm anh em. Chúng ta cần phải học cách nhìn ra giá trị và biết trân trọng tình cảm anh em. Cần rèn luyện tính yêu thương, giúp đỡ và cách chăm sóc bênh vực anh em của mình. Phải biết quan tâm lẫn nhau, không nên so đo tính toán thiệt hơn. Anh em là giọt máu sẻ đôi. Tình cảm anh em là tình cảm ruột rà cho nên biết đùm bọc yêu thương lẫn nhau là việc tất yếu.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Mối quan hệ giữa anh chị em trong một gia đình được nhân dân ta rất coi trọng từ xưa đến nay. Mối quan hệ ấy được nhân dân ta gửi gắm trong rất nhiều câu ca dao tục ngữ như “Anh em như thể tay chân” hay “lá lành đùm lá rách”. Qua những câu ca ấy cha ông muốn khuyên như con cháu là những người có cùng một quan hệ huyết thống thì phải biết yêu thương đùm bọc lấy nhau, đừng gây xung đột lẫn nhau. Tình cảm anh em trong gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng nhưng lại rất ít người quan tâm đến nó. Vậy tình cảm anh em trong gia đình là gì?Đó trước hết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trong một gia đình. Nhưng đó không đơn giản như thế mà nó còn là tình cảm yêu thương quý trọng nhau chia sẻ cho nhau giữa những anh em trong một gia đình. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề giả dối lợi dụng nhau. Đó là một tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi đó còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tình toán thiệt hơn. Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương kính trọng anh chị và nhường nhịn thương yêu em nhở. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như sự tích trầu cau hay truyện cổ tích cây khế. Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh em với nhau.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Nhân vật cậu em trai trong “Chị sẽ gọi em bằng tên” khiến người đọc vô cùng ấn tượng. Dưới góc độ của nhân vật tôi, cậu bé hiện lên là một đứa trẻ không bình thường. Vào năm lớp một, cô giáo than phiền rằng cậu hay cười trong lớp, và có những hành động bất thường. Đến năm học tiếp theo, cậu phải làm một bài kiểm tra, và được chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt. Mặc dù vậy, cậu bé lại có tâm hồn và phẩm chất thật tốt đẹp. Trong cuộc trò chuyện với chị gái, cậu có đã kể cho chị nghe về sở thích và ước mơ của mình. Cậu có đam mê với xe cộ, mơ ước trở thành kĩ sư hoặc doanh nhân và có sở thích nghe nhạc Rap… Điều đó khiến cho người chị nhận ra em trai của mình là một người đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Không chỉ vậy, cậu còn luôn dành cho chị gái tình yêu thương, mặc dù trước đó người chị luôn đối xử lạnh nhạt, hoặc cáu gắt với mình. Chúng ta nhận ra được sự hồn nhiên, ngây thơ cùng với lòng nhân hậu của cậu bé. Từ đây, tác giả muốn gửi gắm bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương với những mọi người, đặc biệt là những người có khiếm khuyết.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  8. Trong văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”, tác giả đã khắc họa hình ảnh cậu em trai đặc biệt nhưng có nhều tính cách đẹp đẽ và gửi gắm đến mỗi chúng ta bài học về tình yêu thương trong gia đình. Cậu em trai trong câu chuyện là đứa trẻ kém may mắn khi cậu phải học lớp giáo dục đặc biệt và không phát triển bình thường được như những cậu bé khác. Em thường hay tự cười trong lớp và có những hành động ngô nghê. Thế nhưng, cậu bé chậm phát triển ấy lại có những phẩm chất đáng quý, khiến người chị phải bật khóc hối hận và khiến chúng ta phải suy ngẫm. Đó là một cậu bé giàu lòng vị tha. Khi bị chị lạnh nhạt, ghét bỏ, cáu gắt, giận dỗi vô cớ với mình, cậu bé không ghét chị, những lúc sợ hãi, cậu chỉ nhẹ nhàng đáp "Da, không có gì!". Cậu không để tâm đến những ác ý của chị suốt nhiều ngày tháng nhưng lại lưu trữ kí ức đẹp đẽ chỉ thoáng qua phút chốc khi chị em cùng nhau ra bến xe buýt và cậu đã khoe với bố mẹ: "Chị tốt với con lắm". Cậu bé ấy là cậu bé nhiều mơ ước khi cậu có đam mê với xe và mong ước trở thành kĩ sư hoặc doanh nhân hoặc thích nhạc Rap.. Và khi chị chia sẻ cùng mình, cậu trở nên cởi mở, vui vẻ nói về những khát khao của cậu. Cậu bé với sự hồn nhiên, ngây thơ, yêu thương, vị tha đã khiến người chị của mình nhìn nhận lại bản thân để thay đổi tốt hơn từng ngày. Và cậu bé ấy cũng cho người đọc chúng ta thấy rằng sự sẻ chia, thấu hiểu, vị tha, yêu thương chính là món quà quý giá của cuộc sống này.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  9. Nhân vật người chị trong văn bản "Chị sẽ gọi em bằng tên" là nhân vật để lại trong em nhiều suy nghĩ và bài học về cách cư xử trong cuộc sống. Người chị với vai trò kể chuyện đã dẫn dắt người đọc đi theo những suy nghĩ và thái độ của chính mình để từ đó, người đọc suy ngẫm và thức tỉnh ra nhiều điều. Do em trai phát triển không được bình thường như những đứa trẻ khác nên người chị gái đã cảm thấy xấu hổ và càng lớn càng ghét em trai mình. Cô đã có những hành động không phải với em trai mình, cô nghiến răng giận dữ và ước em được bình thường. Có lúc, cô bé còn trừng mắt nhìn em, dọa em sợ. Hiếm khi cô bé gọi em trai mình bằng tên mà thường đặt những cái tên xấu xí để gọi em mình. Và sau buổi nói chuyện trên đường ra xe buýt, hiểu được những mong ước của em trai và tấm lòng của em, cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của mình. Mặc dù cậu bé có những câu trả lời hơi nhàm chán nhưng người chị vẫn lắng nghe chăm chú, đây là thái độ thể hiện sự trân trọng đối với em trai của mình. Suốt buổi trò chuyện đó, người chị chịu nói chuyện, chịu lắng nghe và không cáu giận và cô đã thay đổi cách nhìn về người em: đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Sau giọt nước mắt ân hận trên chuyến xe du lịch cùng gia đình, cô bé đã tự hứa mình sẽ đối xẻ tốt và thương yêu em vì cô nhận ra em mình là một cậu bé giàu lòng vị tha. Có thể nói, Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đứa em đặc biệt của mình. Qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người, đặc biệt là những người khiếm khuyết, có số phận không may trong cuộc sống.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy