Top 6 Hoạt động thực hành trải nghiệm của trẻ mầm non hiện nay
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên ... xem thêm...những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Sau đây Toplist xin giới thiệu đến bạn một số hoạt động thực hành trải nghiệm của trẻ mầm non hiện nay.
-
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất. Đây là hoạt động mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Trẻ khi tham gia các hoạt động ngoài trời được nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời, trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, tìm hiểu, quan sát thế giới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động.
Các hoạt động ngoài trời trong phương pháp thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm non thường được thiết kế nhằm thúc đẩy sự tò mò, khám phá và tăng sự hiểu biết về tự nhiên của trẻ. Các tiết học trải nghiệm ngoài trời này sẽ giúp trẻ mầm non vận động, xây dựng sức khỏe và tăng cường khả năng xã hội. Trẻ sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về sự liên kết giữa con người và môi trường xung quanh.
Hoạt động trải nghiệm giáo dục này giúp trẻ tăng cường ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Những hoạt động ngoài trời mà trẻ mầm non có thể tham gia như trồng cây, đi bộ đường dài, cắm trại hoặc chơi các trò chơi thể thao như bóng đá, bóng rổ và cầu lông…
-
Kỹ năng xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ mầm non. Bên cạnh việc học các kỹ năng cơ bản như đọc, viết, và tính toán, trẻ cần được trang bị những kỹ năng xã hội để tương tác và gắn kết với xã hội xung quanh.
Trong phương pháp thực hành trải nghiệm, hoạt động xã hội được coi là một yếu tố quan trọng để phát triển các kỹ năng mềm của trẻ. Những hoạt động thực hành này giúp trẻ học cách làm việc nhóm, tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt hơn, tăng cường kỹ năng giao tiếp và xây dựng sự tự tin. Ngoài ra, còn giúp trẻ hiểu rõ hơn về các vấn đề xã hội, tạo ra sự quan tâm và cam kết với cộng đồng. Các tiết dạy trải nghiệm hoạt động xã hội mà bố mẹ có thể tham khảo như: dự án trồng cây, dọn vệ sinh trong khu vực sinh sống, quyên góp quần áo cũ…
Hoạt động xã hội sẽ mang đến cho trẻ mầm non các cơ hội học hỏi, kinh nghiệm thực tiễn và phát triển các kỹ năng quan trọng, như kỹ năng tổ chức, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng ứng xử… Đồng thời, giúp trẻ có trách nhiệm với cộng đồng, hình thành được nhân cách tốt đẹp hơn.
-
Với việc phát triển các kỹ năng và kiến thức thông qua hoạt động âm nhạc, phương pháp thực hành trải nghiệm này đã trở thành một phương tiện giáo dục quan trọng trong nhiều trường học và tổ chức giáo dục trên toàn thế giới. Nó không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng âm nhạc mà còn tăng cường sự đa dạng về trải nghiệm cho việc học tập thêm thú vị và bổ ích.
Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non được tiến hành theo 4 dạng hoạt động: hát, nghe hát – nghe nhạc, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Các tiết học thực hành như hát, nhảy, chơi nhạc cụ, tạo nhạc cụ hay sáng tác nhạc giúp trẻ mầm non trải nghiệm trực tiếp các khía cạnh của âm nhạc, từ âm thanh và nhịp điệu đến cảm xúc và cảm nhận. Ngoài ra, hoạt động âm nhạc còn giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, tăng cường khả năng giao tiếp, sự tự tin và tinh thần đồng đội. -
Đọc sách, xem phim, tham quan bảo tàng, tham dự các sự kiện nghệ thuật là các hoạt động văn hóa cần thiết trong giáo dục thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm non. Các tiết học này giúp cho trẻ trải nghiệm trực tiếp các yếu tố văn hóa, từ các tác phẩm nghệ thuật đến lối sống và phong tục tập quán.
Hoạt động văn hóa trong các tiết học thực hành trải nghiệm thường được thiết kế để khuyến khích sự hiểu biết và khám phá, đồng thời giúp trẻ mầm non hiểu rõ hơn về văn hóa của các quốc gia và khu vực khác nhau. Ngoài ra, hoạt động văn hóa còn giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội tăng cường sự đa dạng về trải nghiệm và khuyến khích sự tò mò và sáng tạo.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, học giỏi không phải là tất cả, các em học sinh cần có sức khỏe và một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, cũng như cần được trang bị và rèn luyện các kỹ năng sống thiết yếu để có thể trở thành những người thành công trong tương lai.
-
Hoạt động đọc sách, kể chuyện và hát cho trẻ nghe mỗi ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết của trẻ.
Các tiết học thực hành đọc và kể chuyện sẽ là cơ hội tốt để trẻ mầm non phát triển tư duy sáng tạo thông qua việc trình ý tưởng qua lối cả chuyện của chúng. Bên cạnh việc cải thiện ngôn từ, trẻ còn được rèn luyện khả năng lắng nghe chủ động và tư duy phản biện khi tập trung nghe các câu chuyện được kể từ các bạn khác.
Đặc biệt trong lớp học, động lực đọc sách và học hỏi của trẻ sẽ tăng cao khi có thầy cô cùng các bạn sẵn sàng chia sẻ các cuốn sách và câu chuyện hay.
Việc thường xuyên đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe sẽ:
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với nhiều âm thanh, từ ngữ mới.
- Giúp trẻ biết coi trọng sách vở và những câu chuyện.
- Thúc đẩy trí tưởng tượng và kích thích tính tò mò của trẻ.
- Giúp phát triển trí não, các kỹ năng xã hội và khả năng giao tiếp của trẻ.
- Giúp trẻ nhận thức được sự khác biệt giữa đời thực và những câu chuyện hư cấu.
- Giúp trẻ hiểu hơn về những thay đổi, những sự kiện mới lạ và các cảm xúc có thể đi kèm những sự kiện đó.
-
Thủ công giúp trẻ rèn kỹ năng vận động tinh, sử dụng đôi bàn tay một cách linh hoạt. Với các bé nhà trẻ là các cử động thô của bàn tay, cổ tay.
Tưởng như làm thủ công là một hoạt động rất đơn giản nhưng đối với trẻ nhỏ, nó mang lại nhiều lợi ích rất bất ngờ. Thủ công giúp trẻ rèn kỹ năng vận động tinh, sử dụng đôi bàn tay một cách linh hoạt. Với các bé nhà trẻ là các cử động thô của bàn tay, cổ tay. Ở độ tuổi mẫu giáo, cử động sẽ tập trung ở các khớp ngón tay. Khi vận động tay, trẻ cũng phải phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và mắt.
Nó giúp trẻ phát triển tư duy thẩm mỹ, sáng tạo. Để tạo ra một sản phẩm đẹp, trẻ cần biết phân biệt các gam màu cơ bản và khéo léo sử dụng màu sắc để làm nổi bật lên ý tưởng của mình. Bên cạnh đó, trẻ được tiếp xúc với nhiều chất liệu khác nhau như: giấy, vải, nhựa,… Đa phần đây là những chất liệu an toàn với trẻ ở độ tuổi mầm non. Từ những chất liệu đó, trẻ có thể sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo.