Top 7 Kết cấu phổ biến trong đoạn văn nghị luận

Hà Ngô 2780 0 Báo lỗi

Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu phổ biến như: Quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp, bên cạnh đó là đoạn văn có kết ... xem thêm...

  1. Khái niệm: Đoạn diễn dịch là đoạn văn mà câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng đầu đoạn. Các câu còn lại trong đoạn văn dùng triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh họa, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.


    Ví dụ 1:

    Hiện nay tình hình giao thông tại thành phố có rất nhiều vấn đề phải nói trong đó có vấn đề ùn tắc giao thông. Các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc là do những lí do sau: gần trường học, có đường ray xe lửa đi qua, thường xuyên gặp nước khi trời mưa, hệ thống tín hiệu đèn giao thông bị hỏng mà không có sự can thiệp kịp thời của cảnh sát giao thông, và ý thức của người dân… chống ùn tắc giao thông là vấn đề của toàn xã hội, chứ không phải của riêng ngành giao thông, công an. Về lâu dài nên mở rộng diện tích đất khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh ra ngoại ô, tức là giãn dân ra xa khu trung hành chính hiện ra để thực hiện vấn đề trên không còn cách nào là phải quy hoạch lại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện ra xa trung tâm hiện nay.


    Ví dụ 2: Đoạn văn diễn dịch, nội dung nói về cá tính sáng tạo trong sáng tác thơ.

    Sáng tác thơ là một công việt đặc biệt, rất khó khăn đòi hỏi người nghệ sinh phải hình thành một cá tính sáng tạo. Tuy nhiên, theo Xuân Diệu, tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng. Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính. Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện việc tự sáng tạo ấy không không trở thành anh hùng chủ nghĩa. Trong khi sáng tác, nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ. Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút...


    Kết cầu đoạn văn:
    Câu một là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề. Năm câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạn văn giải thích có kết cấu diễn dịch.


    Đoạn diễn dịch
    Đoạn diễn dịch
    Đoạn diễn dịch
    Đoạn diễn dịch

  2. Khái niệm: Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.


    Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, nội dung chính nói về đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:


    Đêm nay rừng hoang sương muối

    Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

    Đầu súng trăng treo


    Đêm khuya chờ giặc tới trăng đã xế ngang tầm súng. Bất chợt, chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo. Câu thơ như một tiếng ren vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa. Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi. Súng tượng trưng cho tinh thần quết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui. Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước của dân tộc VIệt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở. Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng đã quyện lần nhau tạo nên hình tượng thơ để đời.


    Kết cấu đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài Đồng chí, từ đó khái vấn đề trong câu cuối - câu chủ đề thể hiện y chính của đoạn: Đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp.

    Đoạn văn quy nạp
    Đoạn văn quy nạp
    Đoạn văn quy nạp
    Đoạn văn quy nạp
  3. Khái niệm: Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Nhưng câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.


    Ví dụ: Đoạn văn tổng phân hợp nội dung về đạo lí uống nước nhớ nguồn.


    Lòng biến ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay, trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn, các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công, sừng sững uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do... Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.


    Kết cấu đoạn văn: Đoạn văn trên gồm 7 câu. Câu đầu nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người, lòng biết ơn. Năm câu tiếp theo dùng phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn. Câu cuối khẳng định vai trò của đạo lí uosng nước nhớ nguồn đối với việc xây dựng xã hội. Đây là đoạn văn có kết cấu tổng phân hợp.

    Đoạn tổng phân hợp
    Đoạn tổng phân hợp
    Đoạn tổng phân hợp
    Đoạn tổng phân hợp
  4. Khái niệm: Đoạn văn song hành không có câu chủ đề. Mỗi câu trong đoạn triển khai một phương diện của chủ đề. Chúng ngang hàng nhau (thường dùng phép lặp cú pháp), không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ nội dung đoạn văn. Song hành là cách lập luận trình bày ý nghĩa giữa các câu ngang nhau (các câu đều là luận cứ). Luận điểm được rút ra từ việc tổng hợp các ý của luận cứ (đoạn song hafnhc ó câu chủ đề ẩn).


    Ví dụ: Trong tập "Nhật kí trong tù" (Hồ Chí Minh) có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đnag chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.


    Két cấu đoạn văn: Các câu trong đoạn văn có vai trò ngang nhau cùng triển khai một nội dung: vẻ đẹp của các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Bác.

    Đoạn văn song hành
    Đoạn văn song hành
    Đoạn văn song hành
    Đoạn văn song hành
  5. Khái niệm: Là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng viêc lặp lại một vài từ ngữ ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.


    Ví dụ: Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải trồng cây gây rừng. Trồng cây gây rừng thì phải coi trọng chăm sóc bảo vệ để vừa có gỗ vừa có nhiều cây xanh bóng mát. Nhiều cây xanh bóng mát thì cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất nước có hoa thơm cỏ ngọt bốn mùa, thêm nữa còn có lâm sản để xuất khẩu. Nước sẽ mạnh, dần sẽ giàu, môi trường sống sẽ được bảo vệ.


    Kết cấu đoạn văn: Các ý trong đoạn văn móc nối với nhau thể hiện chủ đề về việc trồng cây xanh vừa bảo vệ cảnh thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vừa góp phần phát triển kinh tế.

    Đoạn văn móc xích
    Đoạn văn móc xích
    Đoạn văn móc xích
    Đoạn văn móc xích
  6. Khái niệm: Đoạn văn so sánh có sự đối chiếu để thấy cái giống nhau hoặc khác nhau giữa các đối tượng, các vấn đề... để từ đó thấy được cái chân lí của luận điểm hoặc làm nổi bật luận điểm trong đoạn văn.


    Có hai kiểu so sánh khi viết đoạn văn: So sánh tương đồng và so sánh tương phản.


    a. So sánh tương đồng: Đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng.


    Ví dụ: Ngày trước ông cha ta có câu "Có công mài sắt có ngày nên kim". Cụ Nguyễn Bá Học một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết: "Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Sau này, vào những năm bốn mươi giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài thơ "Nghe tiếng giã gạo", trong đó có câu "Gian nan rèn luyện mới thành công". Câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chỉ của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta.


    Kết cấu đoạn văn: Câu 1,2 có nội dung tương đương với câu thơ của Hồ Chí MInh. Đây là đoạn văn có kết cấu so sánh tương đồng.

    b. So sánh tương phản: Đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung, ý tưởng.


    Ví dụ: Trong cuộc sống không thiếu những người cho rằng cần học tập để thành tài, có tri thức hơn người khác mà không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa, vốn là giá trị cao quý nhất trong các giá trị của loài người. Những người luôn hợm mình, tự cao tự đại, nhiều khi trở thành những kẻ có hại cho xã hội. Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của thời xưa: " tiên học lễ, hậu học văn. "


    Kết cấu đoạn văn: Nội dung đoạn văn nói về quan niệm của việc học để làm người. Câu 1,2 nếu nội dung trái ngược với quan niệm đó còn câu 3 nêu quan niệm.

    Đoạn văn so sánh
    Đoạn văn so sánh
    Đoạn văn so sánh
    Đoạn văn so sánh
  7. Khái niệm: Đoạn văn kết cầu đòn bẩy, bắc cầu là đoạn văn mở đầu nêu một nhận định, dẫn một câu chuyện hoặc một đoạn thơ văn, những dẫn chứng gần giống hoặc trái với ý tưởng (chủ đề của đoạn) tạo thành điể tựa, làm cơ sở để ohaan tích sâu sắc ý tưởng đề ra.


    Ví dụ: Hình ảnh con người mới Việt Nam đã đi vào văn học với muôn hình nhiểu vẻ, lung linh màu săc. Đó là nhwuxng con người bình dị và vĩ đại, giản dị mà cao thượng. Đó có thể là những người hăng say lao động, làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời trong "Đoàn thuyền đánh cá" hay những con người "lặng lẽ dâng cho đời" một phần sức lực nhỏ bé cho đất nước trong "Mùa xuân nho nhỏ". Và ta hãy dừng lại chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những con người vô danh, âm thầm lặng lẽ, cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.


    Kết cấu đoạn văn: Câu 1,2 giới thiệu chung về hình ảnh con người mới VIệt Nam trong văn học. Câu tiếp theo làm điểm tựa, làm cầu nối để giới thiệu về vẻ đẹp của những nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ở câu cuối đoạn văn.

    Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy, bắc cầu
    Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy, bắc cầu
    Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy, bắc cầu
    Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy, bắc cầu




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy