Top 10 kiến thức cơ bản nhất của nhiếp ảnh

Trúc Tiên 86 0 Báo lỗi

Bạn mới tập tành chụp ảnh và mong muốn chụp được những bức ảnh đẹp? Bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về nhiếp ảnh mà không biết bắt đầu từ đâu? Bạn muốn tham gia ... xem thêm...

  1. Top 1

    Khẩu độ

    Khẩu độ (hay còn gọi là aperture, thường được kí hiệu bằng chữ F) ám chỉ độ mở của ống kính, nó giúp ta ghi lại các hình ảnh khi ta nhấn nút chụp vào phim hay cảm biến của máy. Kích thước độ mở càng lớn thì ánh sáng càng vào nhiều và ngược lại, độ mở càng nhỏ, càng ít ánh sáng, hoặc bạn có thể hiểu một cách đơn giản nhất, khẩu độ chính là độ lớn mà ống kính mở ra để lưu lại hình ảnh mà bạn chụp.


    Các tiêu chuẩn khẩu độ thường gặp là: f/1.4, f/1.8, f/3.2, f/22,... Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng khẩu độ càng lớn thì nó sẽ ứng với giá số thể hiện càng nhỏ (ví dụ: f/1.4 > f/22). Tóm lại: Khẩu độ (F) chính là độ mở ống kính, độ mở ống kính càng lớn thì ánh sáng càng nhiều giúp cho ảnh sáng hơn và tốc độ chụp cao nên hình ảnh rõ nét, bên cạnh đó giá số thể hiện F sẽ càng nhỏ.

    Khẩu độ
    Khẩu độ
    Khẩu độ
    Khẩu độ

  2. Top 2

    Tốc độ màn trập

    Tốc độ màn trập (hay còn gọi là shutter speed, để dễ hiểu hơn, mọi người thường gọi là tốc độ chụp). Khi chúng ta chọn chụp ở tốc độ chậm, ảnh mà bạn chụp sẽ bị mờ nhòe (out nét) vì tay bạn làm rung máy hay đơn giản chỉ là do cảnh vật chuyển động, nhưng nếu bạn chụp ở tốc độ cao, bạn có thể lưu lại các khoảnh khắc rõ nét và nhanh chóng (ví dụ: Hình ảnh giọt nước).


    Theo một số kinh nghiệm, có một mẹo giúp cho người mới (chụp ảnh bằng tay cầm) thiết đặt tốc độ màn trập dễ dàng nhất mà không cần tính toán, đó là nhân đôi tiêu cự (ví dụ: Ống kính có tiêu cự 60mm thì ta chọn tốc độ màn trập là 1/120s hoặc nhanh hơn). Nó sẽ giúp bạn lưu lại hình ảnh rõ nét chứ không bị mờ nhòe. Tuy nhiên người chụp có thể sử dụng tốc độ màn trập chậm như một công cụ giúp họ tạo ra những bức ảnh mờ nhòe có chủ đích nhằm tạo các hiệu ứng và các vệt sáng sinh động cho bức ảnh.


    Tóm lại: Tốc độ màn trập (tốc độ chụp) càng chậm thì ánh sáng càng nhiều, giúp cho ảnh sáng hơn, tuy nhiên ảnh cũng sẽ trở nên mờ nhòe do tay cầm bị rung hoặc do chuyển động của cảnh vật.

    Chụp với tốc độ cao
    Chụp với tốc độ cao
    Chụp với tốc độ chậm có chủ ý
    Chụp với tốc độ chậm có chủ ý
  3. Top 3

    ISO

    ISO là viết tắt của International Organization for Standardization (tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) nhằm chỉ độ nhạy sáng của bức ảnh mà người chụp không cần sử dụng đến chức năng flash. ISO càng lớn sẽ giúp cho các bức ảnh của bạn càng sáng, tuy nhiên, nhược điểm của nó là khiến cho ảnh dễ bị nhiễu hạt. Thông thường, đối với các loại máy kỹ thuật số, mức cho phép của ISO sẽ trong khoảng từ 50 - 25.600.


    Tóm lại: Khi trời nắng, bạn chỉ nên sử dụng ISO 100 - 200, và khi cần chụp ảnh tại những nơi có ánh sáng yếu, bạn hãy nâng độ nhạy sáng ISO thay vì sử dụng flash, nó sẽ giúp bạn ghi lại những hình ảnh chân thật.

    ISO
    ISO
    ISO
    ISO
  4. Top 4

    Tiêu cự

    Giá trị để biểu diễn cho tiêu cự ống kính là mm (milimet) và chúng được thể hiện trên mỗi thân ống kính. Đặc biệt, mỗi ống kính lại nằm trong một dải tiêu cự khác nhau và chỉ trong một khoảng nhất định nhằm phục vụ đa dạng các mục đích chụp ảnh khác nhau.


    Nếu bạn sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn, nó sẽ cho bạn góc ảnh rộng và có thể giúp bạn chụp được khung ảnh với nhiều sự vật hơn và ngược lại, nếu bạn sử dụng tiêu cự dài thì góc ảnh sẽ hẹp hơn, khuôn hình nhỏ hơn. Tuy nhiên, tiêu cự dài lại có thể giúp người chụp đứng từ xa và phóng to chủ thể mà bạn muốn chụp mà không phải tiến lại gần chủ thể đó, ngoài ra với góc ảnh hẹp lại có thể giúp tập trung sự chú ý của người xem ảnh vào chủ thể chính.


    Tóm lại: Tùy theo các mục đích mà người chụp muốn lưu lại hình ảnh như chụp phong cảnh hay chân dung,... họ cần tính toán dải tiêu cự thật phù hợp để có một khung ảnh đẹp, có sự tương tác phù hợp giữa chủ thể và cảnh vật.

    Tiêu cự
    Tiêu cự
    Tiêu cự
    Tiêu cự
  5. Top 5

    Cảm biến ảnh

    Nhiều người xem cảm biến ảnh như là linh hồn của máy ảnh bởi chính nó sẽ quyết định các kích cỡ, độ phân giải, dải nhạy sáng, ống kính,... vì nó có khả năng thu nhận ánh sáng và chuyển đổi những gì bạn thấy trên bộ phận ống ngắm hoặc trên màn hình LCD thành một bức ảnh.


    Có 2 loại cảm biến thường gặp đó là CCD và CMOS, trong đó, CCD sở hữu chất lượng ảnh chụp vượt trội so với CMOS do tính nhạy sáng và kiểm soát nhiễu tốt. Tuy nhiên CCD có nhược điểm khá lớn, đó chính là quá trình lắp ráp khó khăn và điện năng tiêu thụ quá nhiều khiến cho CMOS có khả năng vượt qua cả tiêu chuẩn của CCD với tính hoạt động cảm biến hiệu quả, cần ít điện năng và chụp ảnh tốc độ cao tốt hơn CCD.

    Cảm biến ảnh
    Cảm biến ảnh
    Cảm biến ảnh
    Cảm biến ảnh
  6. Top 6

    Cân bằng trắng WB

    Có thể nói dễ hiểu đây là nhiệt độ màu của ảnh, đôi lúc bạn sẽ thấy hình sẽ bị ám xanh dương hay ám vàng… Đa phần là vì máy nhận định ánh sáng không chính xác hoặc bị ảnh hưởng các đèn màu của ngoài môi trường.


    Về nhiệt độ màu mình nói cho các bạn dễ hiểu đó là nó tính bằng nhiệt độ K (kelvin) và nằm trong khoảng từ 1000-> 10.000. Ở nhiệt độ 1000 thì nó sẽ có màu đỏ cam và càng tăng lên nó chuyển từ từ sang màu vàng rồi xanh lá rồi xanh dương… nói như vậy cho dễ hiểu. Còn Cụ thể thế nào các bạn xem hình minh họa bên dưới cho dễ hiểu nhé.

    Cân bằng trắng WB
    Cân bằng trắng WB
    Cân bằng trắng WB
    Cân bằng trắng WB
  7. Top 7

    Phơi sáng

    Bản chất của chụp ảnh là sự phơi sáng. Máy ảnh là một hộp tối. Khi bấm nút chụp ảnh, một cánh cửa được mở ra cho ánh sáng bên ngoài đi vào qua ống kính. Ánh sáng tác dụng vào cảm biến ảnh. Một bức ảnh ta có thể tạm chia làm hai phần: độ sáng và sự cân đối ánh sáng. Ta hãy hình dung cảm biến ảnh là một vật thu sáng. Và độ sáng của bức ảnh quyết định bởi lượng ánh sáng mà cảm biến ảnh thu được. Khi lượng ánh sáng vào quá nhiều thì ảnh sẽ trắng xóa còn không đủ thì ảnh sẽ bị tối.


    Một bức ảnh có độ sáng đúng với đối tượng được chụp gọi là đúng sáng. Ngoài yếu tố độ sáng ra, sự cân đối ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra những bức ảnh hoàn toàn khác nhau với cùng một độ sáng. Lượng ánh sáng cảm biến ảnh thu được gọi là Ev ( Exposure value) .

    Phơi sáng
    Phơi sáng
    Phơi sáng
    Phơi sáng
  8. Top 8

    Lens MF (Chế độ Manual Focus).

    Nhiều người thường bỏ qua lens MF cũng như chức năng MF. Các bạn tham khảo bài viết Có nên mua lens MF để đưa ra quyết định cho mình nhé. Không phải tự nhiên mà Sony và Fujifilm đang ra nhiều chức năng để hỗ trợ các lens từ thời máy film để sử dụng cho các dòng máy ảnh của mình.


    Mình đã từng một thời gian dài sử dụng lens MF trên máy ảnh Sony và mình thấy chất lượng rất ngon và có nhiều hiệu ứng lạ mắt, dĩ nhiên giá chỉ bằng một phần nhỏ của lens AF hiện nay.

    Lens MF (Chế độ Manual Focus)
    Lens MF (Chế độ Manual Focus)
    Lens MF (Chế độ Manual Focus)
    Lens MF (Chế độ Manual Focus)
  9. Top 9

    Độ sâu trường ảnh (DOF)

    Độ sâu trường ảnh có thể nói là độ xóa phông của ống kính, xóa phông càng nhiều thì DOF càng mỏng. Ví dụ lens tele tiêu cự dài sẽ có DOF mỏng hơn lens wide tiêu cự ngắn. Độ sâu trường ảnh càng mỏng thì ảnh xóa phông càng mạnh thì ảnh sẽ lung linh hơn. Tuy nhiên nhược điểm là hình dễ bị out nét do DOF quá mỏng.


    Vì vậy khi chụp bạn ưu tiên tốc độ chụp cao lên và có thể tăng ISO nếu được nhé. Khi chụp phong cảnh bạn nên khép khẩu xuống tầm F/8 hoặc nhỏ hơn để hình nét đều và tốt nhé.

    Độ sâu trường ảnh (DOF)
    Độ sâu trường ảnh (DOF)
    Độ sâu trường ảnh (DOF)
    Độ sâu trường ảnh (DOF)
  10. Top 10

    Các chế độ lấy nét trên ảnh

    Ở máy ảnh có nhiều chế độ lấy nét khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng và số lượng người chụp mà các bạn chọn chế độ lấy nét cho phù hợp. Ví dụ khi chụp chân dung thường các bạn nên chọn chế độ lấy nét theo điểm và lấy nét vào mắt của mẫu.


    Và khi mình chụp đông người hơn sẽ dùng chế độ lấy nét 3D hay dùng chế độ tận dụng hết số điểm lấy nét của máy và bên cạnh đó sẽ khép khẩu độ xuống để độ sâu trường ảnh dày hơn và nét đều nhiều người. Đối với chụp phong cảnh bạn cũng chọn chế độ ưu tiên hết toàn bộ điểm lấy nét máy hỗ trợ nhé.

    Các chế độ lấy nét trên ảnh
    Các chế độ lấy nét trên ảnh
    Các chế độ lấy nét trên ảnh
    Các chế độ lấy nét trên ảnh



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy