Top 15 Kiến trúc vĩ đại nhất của nhân loại

Jin Jin 1335 1 Báo lỗi

Thế giới với vô vàn điều kì diệu được tạo nên bởi con người và những kiến trúc kỳ vĩ của nhân loại đã minh chứng cho điều đó. Dù trải qua hàng trăm ngàn năm, ... xem thêm...

  1. Không có gì tiêu biểu cho Paris hơn ngọn tháp bằng sắt, biểu tượng của thành phố Ánh sáng này. Nằm dọc theo dòng sông Seine và thuộc công viên Champ de Mars park, Tháp Eiffel cao 1.062 foot (323 m) thu hút hơn 7 triệu du khách mỗi năm. Ngọn tháp có hai nhà hàng, trong đó có nhà hàng Le Jules Verne huyền thoại ở tầng hai, và ba tầng ngắm cảnh. Trừ khi du khách chỉ muốn dã ngoại và ngồi trong những khu vườn thơ mộng để chiêm ngưỡng ngọn tháp từ mặt đất, nếu không hãy mua vé để tham quan. Giá vé thay đổi tùy thuộc vào tầng du khách muốn tham quan và phương thức để lên tầng đó: Bằng thang máy, cầu thang (704 bậc thang sẽ dẫn đến tầng thứ hai) hoặc kết hợp cả hai. Du khách sẽ lên tầng một bằng thang máy hoặc leo khoảng 300 bậc thang tính từ mặt đất. Ngọn tháp có nhiều màn hình thông tin, một phòng chiếu phim để chiếu các bộ phim về lịch sử của ngọn tháp và một phòng triển lãm nghệ thuật lấy cảm hướng từ chính ngọn tháp này.

    Leo thêm các bậc thang nữa hoặc đi thang máy để lên tầng hai. Tại đây, du khách sẽ thấy các cửa hàng lưu niệm, nhiều màn hình hơn, trong đó có “các cửa sổ thông tin” trên cấu trúc của tháp và những thang máy thủy lực cũ cùng một quang cảnh có thể gây chóng mặt khi nhìn xuống mặt đất qua lỗ ngắm. Ở độ cao 905 foot (275 m), cách duy nhất để đến khu vực quan sát ở tầng thượng là thang máy. Tại đây, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Paris và các vùng xung quanh. Ngọn tháp được mở cửa hàng ngày và thời gian mở cửa kéo dài hơn vào mùa hè. Trong các mùa cao điểm, một số tầng có thể đóng cửa tạm thời cho đến khi giảm tải. Cho dù du khách có leo lên ngọn tháp hay không thì cũng đừng bỏ lỡ màn hình diễn ánh sáng hàng đêm. Du khách sẽ thấy 20.000 bóng đèn nhấp nháy biến Tháp Eiffel thành một hoa tiêu rực rỡ. Màn hình diễn bắt đầu vào lúc chập tối với ánh đèn chiếu sáng lung linh mỗi năm phút và kéo dài cho đến đêm.

    Tháp Eiffel - Paris
    Tháp Eiffel - Paris
    Tháp Eiffel - Paris
    Tháp Eiffel - Paris

  2. Nhắc đến Ai Cập là nhắc đến thời đại cổ văn minh nhất trong lịch sử loài người, bởi được minh chứng thông qua hàng loạt các Kim tự tháp nổi tiếng. Đây là một kiến trúc cổ kỳ vĩ của người dân Ai Cập mà ngày nay khiến các nhà khoa học phải đau đầu suy nghĩ tìm hiểu, tại sao kim tự tháp có thể dựng được bởi bàn tay nhỏ bé của con người. Trong số hơn 80 kim tự tháp, có kim tự tháp Giza là lớn nhất và còn tồn tại lâu nhất cho tới ngày nay, mặc dù nhiều lý thuyết giả định nhưng vẫn có rất nhiều câu hỏi thắc mắc xung quanh các cách xây dựng của những lăng mộ này.


    Kim tự tháp Giza Ai Cập quay mặt về đúng điểm Cực Bắc của Trái Đất. Đây cũng là công trình hướng về Cực Bắc chuẩn xác nhất hơn bất cứ công trình nào trên thế giới. Dù được xây dựng từ hàng nghìn năm trước, hướng của Giza chỉ lệch điểm Cực Bắc 0,05 độ. Đó là do điểm Cực Bắc thay đổi theo thời gian. Vào lúc Giza hoàn tất, nó hướng đúng về điểm này. Tất cả các kim tự tháp Ai Cập cổ đều được xây dựng trên bờ tây sông Nile, nơi mặt trời lặn và là miền đất của người chết theo truyền thuyết Ai Cập cổ.

    Kim tự tháp Ai Cập cổ đại
    Kim tự tháp Ai Cập cổ đại
    Kim tự tháp Giza - Ai Cập
    Kim tự tháp Giza - Ai Cập
  3. Nước Mỹ cũng có rất nhiều cảnh đẹp và hoành tráng đấy nhé, nếu muốn được ngắm cảnh nước Mỹ đừng quên đặt chân đến cổng cầu vàng Golden Gate, một nơi mà ai đến San Francisco cũng không quên tới để chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ. Được xem như một kỳ tích của nền khoa học xây dựng nước Mỹ, cầu Golden Gate được tạo nên từ những năm 30 của thế kỷ 20, đã trở thành một điểm du lịch khá nổi tiếng cho du khách khắp nơi trên thế giới lui về.


    Cầu Cổng Vàng được coi là cửa ngõ trên con đường từ Thái Bình Dương vào Vịnh San Francisco, nối liền thành phố San Francisco ở mũi phía Bắc bán đảo San Francisco với hạt Marin gần thị trấn Sausalito ở phía Nam. Cây cầu dài 2,7 km, khoảng cách giữa các nhịp cầu là 1.280 mét, cách mặt nước 67 mét, còn hai tháp cầu có độ cao 230m tính từ mặt nước.


    Không chỉ là biểu tượng của riêng San Francisco, Golden Gate Bridge - Cầu Cổng Vàng, tên khác là Kim Môn Kiều - còn là biểu tượng của cả xứ cờ hoa, sánh ngang với những Nữ Thần Tự Do, tòa nhà Empire State ở New York hay Hẻm Núi Lớn (Grand Canyon) ở Arizona. Cầu Cổng Vàng cũng đã có tên trong danh sách các kỳ quan của thế giới hiện đại, hàng năm, có hàng triệu lượt khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây chiêm ngưỡng nó, bàng hoàng trước những điều kỳ diệu mà con người có thể làm được.

    Cổng cầu vàng Golden Gate - Mỹ
    Cổng cầu vàng Golden Gate - Mỹ
    Cổng cầu vàng Golden Gate - Mỹ
    Cổng cầu vàng Golden Gate - Mỹ
  4. Sân bay Quốc tế độc đáo nhất thế giới với kiến trúc đặc biệt có lẽ sẽ là sân bay Kansai của Nhật Bản. Đây là một kiến trúc nổi tiếng được xây dựng trên đảo nhân tạo tại Osaka, là một kiến trúc đồ sộ với đường giao thông nối giữa các đảo và sân bay. Kansai trở thành sân bay lớn nhất ở Nhật Bản với thiết kế độc đáo, vừa là nơi lui tới của tàu thuyền lại vừa là nơi để chứa đựng những "loài chim" từ khắp nơi trên thế giới bay về.


    Sân bay Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo với tổng diện tích 511 ha. Hòn đảo nằm trên vịnh Osaka cách đất liền 5 km, có hình chữ nhật, nhìn từ trên xuống như một hàng không mẫu hạm. Để hoàn thành công trình tạo đảo và xây dựng sân bay, người Nhật đã phải mất 20 năm trời với 1500 tỉ Yên phí tổn. Đầu tiên người ta bỏ ra 6 năm với 550 triệu Yên để hoàn thành hòn đảo nhân tạo (bao gồm làm móng xây đê và đổ đất làm đảo).

    Đáy biển Osaka có tầng đất nhão dày 20m, phía dưới là tầng đất hồng tích dày 400m nữa. Muốn làm sân bay phải có móng thật chắc. Các kỹ thuật viên Nhật Bản đã quyết định đóng 1 triệu cọc thép có đường kính 40 cm vào tầng đất nhão, sau đó đổ đất lên gây áp lực cho nước ở dưới tầng đất thoát ra ngoài để tạo móng chắc. Tiếp theo, họ xây dựng một con đê bảo vệ lấy vùng biển sẽ xây đảo. Con đê dài 11 km được làm trong 2 năm gồm: 8666m đê bằng đá hộc đổ thoai thoải, 1790m đê bằng những khúc gang cong, 721m đê bằng các rọ đất đá, ngoài ra còn có 780m đê đóng bằng các cọc sắt. Sau khi làm xong con đê này, họ mới bắt đầu đổ đất cát thành đảo. Trải qua 3 năm thi công không nghỉ, người ta đã đổ vào đó 180 triệu m³ cát, hoàn thành một hòn đảo nhân tạo cao 33m từ đáy trở lên.

    Sau khi làm xong đảo, người ta bắt tay vào xây dựng sân bay Kansai. Trước đó Nhật Bản đã mở rộng cuộc thi tuyển các đồ án thiết kế của kiến trúc sư Italia Renzo Piano. Sự ưu việt của đồ án này là toàn bộ tòa lầu sân bay hầu như không có bê tông mà chỉ là những thanh giằng bằng thép không rỉ lắp rắp với kính màu. Từ trên không trung nhìn xuống tòa lầu sân bay trông như một con chim lớn đang xòe hai cánh với nóc lầu có hình uốn lượn như sóng biển. Các mái lầu hạ thấp dần để tăng khả năng quan sát của tháp kiểm tra. Nhìn toàn bộ công trình rất nhẹ nhàng và thanh thoát.

    Sân bay Kansai Nhật Bản
    Sân bay Kansai Nhật Bản
    Sân bay Kansai - Nhật Bản
    Sân bay Kansai - Nhật Bản
  5. Những chiếc tàu điện ngầm được ra đời đầu tiên tại London (Anh) vào năm 1863, trải qua hơn 2 thế kỷ giờ đây hệ thống tàu điện ngầm tại Anh có tuổi đời lâu đời nhất thế giới với tổng chiều dài 408 km đường ray và 275 trạm. Sự ra đời tàu điện ngầm có vai trò rất to lớn đối với người dân nước này nói riêng và toàn thế giới nói riêng trong việc phục vụ nhu cầu đi lại thuận lợi, cũng như giải quyết vấn đề ách tắc giao thông của nhiều nước trên thế giới.


    London Underground hay còn được gọi là Tàu điện ngầm Luân đôn là một mạng lưới ngầm đường sắt đô thị phục vụ giao thông công cộng cho thành phố Luân Đôn. Hệ thống phân phối khu vực thủ đô, Anh và một số Hạt liền kề các quận của Buckinghamshire, Essex và Hertfordshire ở Vương quốc Anh. Đây là hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất thế giới kể từ khi đưa vào phục vụ năm 1863, và cũng là hệ thống lớn nhất thế giới tính theo tổng chiều dài.


    Mạng lưới tàu điện đã mở rộng tới 11 tuyến đường và trong năm 2017 - 2018 đã vận chuyển 1,357 tỷ hành khách, 11 tuyến xử lý chung lên tới 5 triệu hành khách mỗi ngày khiến tàu điện ngầm Luân Đôn trở thành hệ thống tàu điện ngầm bận rộn thứ 12 trên thế giới.

    Tàu điện ngầm tại Anh
    Tàu điện ngầm tại Anh
    Hệ thống tàu điện ngầm - London
    Hệ thống tàu điện ngầm - London
  6. Trung tâm Tài chính thế giới - Thượng Hải là một tòa nhà chọc trời cao nhất ở Thượng Hải, Trung Quốc. Công việc xây dựng bắt đầu năm 1997 nhưng sau đó do khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990 đã làm thay đổi thiết kế của tòa nhà. Tòa nhà cao 101 tầng này được công ty Kohn Pedersen Fox thiết kế, cao 492 m, 101 tầng, hoàn thành năm 2008. Đây là tòa tháp cao nhất Trung Quốc và cao thứ tư thế giới sau tháp Đài Bắc 101 của Đài Loan, Willis Tower của Hoa Kỳ và tòa tháp cao nhất thế giới hiện nay - Burj Khalifa của các tiểu vương quốc A Rập thống nhất. Chi phí xây dựng là 850 triệu USD. Toà nhà có khẩu độ hình thang trên cao, trước kia là hình tròn khoảng 50 m, nhưng đã nhận biểu tình từ người dân và Thị trưởng Thượng Hải vì hình tròn giống cờ Nhật Bản.


    Về kết cấu, tầng 1 và tầng 2 dành cho buôn bán thương mại. Từ tầng 3 đến tầng 5 dành cho Trung tâm hội nghị, từ tầng 7 đến 77 dành cho văn phòng. Từ tầng 79 đến 93 là khách sạn Park Hyatt Thượng Hải. Từ tầng 94 đến 100 dành cho khách du lịch thưởng ngoạn phong cảnh Thượng Hải. Với độ cao 474 m từ tầng 100 so với mặt đất, đây là nơi dành cho du khách ngắm cảnh cao nhất so với các tòa nhà cao tầng khác trên thế giới. Ban quản lý tòa nhà ước tính mỗi năm sẽ có khoảng 3 triệu lượt du khách lên tòa nhà ngắm cảnh với giá vé từ 110 - 150 nhân dân tệ. Từ tầng quan sát, nơi có những ô cửa kính trong suốt, du khách có thể bị "choáng váng" khi nhìn xuống mặt đất và được ngắm nhìn toàn cảnh Thượng Hải. Tòa tháp Jinmao màu bạc, cao gần 421m, trước kia là tòa nhà cao nhất Thượng Hải nay nằm ở bên dưới tòa nhà Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải.

    Trung tâm Tài chính thế giới - Thượng Hải
    Trung tâm Tài chính thế giới - Thượng Hải
    Trung tâm Tài chính thế giới - Thượng Hải
    Trung tâm Tài chính thế giới - Thượng Hải
  7. Kênh đào Panama là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Một chuyến đi của tàu thuyền từ New York tới San Francisco qua kênh đào này chỉ vượt qua khoảng cách 9.500 km, chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn (22.500 km). Mặc dù ý tưởng về kênh đào tại Panama đã có từ đầu thế kỷ 16, nhưng cố gắng đầu tiên trong việc xây dựng kênh đào này chỉ có vào năm 1880 dưới sự lãnh đạo của Pháp. Sau khi cố gắng này sụp đổ, công trình này cuối cùng đã được Hoa Kỳ hoàn thành và kênh đào mở cửa vào năm 1914. Việc xây dựng 77 km chiều dài của kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch cũng như các vụ lở đất. Ước tính có tới 27.500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào.

    Kể từ khi mở cửa, kênh đào đã thu được thành công to lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế. Mỗi năm có hơn 14.000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa. Vào năm 2002 nói chung có khoảng 800.000 tàu đã sử dụng kênh đào. Kênh đào có thể tiếp nhận các tàu thuyền từ các du thuyền tư nhân nhỏ tới các tàu thương mại tương đối lớn. Kích thước tối đa của tàu thuyền có thể sử dụng kênh đào được gọi là Panamax, một lượng đang gia tăng các tàu thuyền hiện đại vượt quá giới hạn này, được biết đến với tên gọi tàu thuyền hậu Panamax. Một chuyến đi thông thường của tàu hàng qua kênh đào mất khoảng 9 giờ. 14.011 tàu đã đi qua hàng năm với tổng cộng 278,8 triệu tấn, trung bình gần 40 tàu mỗi ngày.

    Kênh đào Panama nổi tiếng thế giới
    Kênh đào Panama nổi tiếng thế giới
    Kênh đào Panama - Panama
    Kênh đào Panama - Panama
  8. Teotihuacan là một thành phố thời tiền Colombo ở México. Teotihuacan có Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng. Năm 1987, UNESCO đã công nhận thành phố Teotihuacan là di sản thế giới. Teotihuacan tọa lạc trong lòng chảo Mexico, cự ly 48 km so với Thành phố Mexico ngày nay. Tồn tại trong khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ V, là thành phố lớn và đông dân nhất vào thời điểm đó. Và là thành phố được quản lý bởi nền văn minh Maya.


    Mexico vốn nổi tiếng bởi Kim tự tháp Mặt Trời, với kiến trúc xây dựng độc đáo, nằm trong thành cổ Teotihuacan "nơi đưa con người trở thành các vị thần", nơi đây đã trở thành thành phố lớn nhất Châu Mỹ ở thời kì tiền Columbus, và giờ đây kiến trúc vĩ đại này đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng của rất nhiều khách du lịch trên thế giới ghé thăm.

    Thành cổ Teotihuacan - Mexico
    Thành cổ Teotihuacan - Mexico
    Thành cổ Teotihuacan - Mexico
    Thành cổ Teotihuacan - Mexico
  9. Trạm vũ trụ Quốc tế đã đánh dấu bước tiến vượt bậc trong công nghệ chinh phục vũ trụ của loài người, trở thành một trong những công trình đặc biệt nhất khi nằm ngoài trái đất cách 220 dặm (tương ứng với 354 km). Đây sẽ là trạm vũ trụ duy nhất có người thường trực, thực hiện các công việc nghiên cứu thám hiểm các hành tinh, cùng với sự có mặt lâu dài của con người trong không gian (bao gồm những hệ thống hỗ trợ sự sống, hệ thống an toàn, kiểm tra môi trường trong không gian...), nghiên cứu những cách mới để điều trị các căn bệnh, những phương pháp hiệu quả hơn trong sản xuất vật chất...


    Trạm vũ trụ Quốc tế được là kết quả của sự hợp nhất hai dự án lớn, nhưng thiếu kinh phí để có thể thực hiện riêng biệt là Trạm vũ trụ Tự do (Freedom) của Hoa Kỳ và Trạm vũ trụ Hòa Bình 2 (Mir-2) của Nga. Ngoài các mô-đun của Hoa Kỳ và của Nga đã được lên kế hoạch, các mô-đun Columbus của Châu Âu (kế hoạch) và Mô-đun thí nghiệm của Nhật Bản cũng sẽ được ghép vào trạm. Cơ quan không gian Brasil (AEB, Brasil) tham gia dự án này thông qua một hợp đồng riêng với NASA. Cơ quan Không gian Ý cũng có vài hợp đồng tương tự cho nhiều hoạt động, nằm ngoài khuôn khổ các nhiệm vụ của ESA trong dự án ISS (Ý cũng là một thành viên trong ESA).

    Trạm vũ trụ Quốc tế ISS
    Trạm vũ trụ Quốc tế ISS
    Trạm vũ trụ Quốc tế - Nga, Mỹ
    Trạm vũ trụ Quốc tế - Nga, Mỹ
  10. Dubai vốn nổi tiếng bậc nhất về sự xa hoa và nổi tiếng về sự giàu có, nhưng cũng là nước với nhiều cái nhất thế giới trong đó có tòa tháp Burj Khalifa. Tòa tháp Burj Khalifa được xây dựng từ năm 2004 đến năm 2010. Cũng trong năm 2010 tòa tháp đã được đổi tên từ Burj Dubai sang Burj Khalifa để ghi nhớ sự đóng góp của tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và tiểu vương Abu Dhabi - Sheikh Khalifa bin Zayed al Nahyan. Tháp Burj Khalifa được lấy ý tưởng từ một loài hoa sống ở sa mạc là Hymenocallis. Loài hoa này thường thấy ở khu vực nhiệt đới, có cánh dài mở rộng từ trung tâm. Các cạnh xung quanh tòa tháp mọc ra từ khu trung tâm tựa như những cánh hoa Hymenocallis.


    Burj Khalifa được thiết kế và thi công bởi công ty Skidmore, Owings & Merrill LLP (SOM) từ Chicago, công ty đã thiết kế Willis Tower và Trung tâm Thương mại Thế giới Một. Sau gần 6 năm xây dựng với tốc độ thần kỳ, tòa tháp Burj Khalifa trải qua nhiều cột mốc đáng giá lần lượt đánh bại các tòa tháp tên tuổi trên thế giới như tháp đôi Malaysia, CN Tower, Taipei và Willis Tower với độ cao hoàn thiện là 830m.

    Tháp Burj Khalifa, Dubai
    Tháp Burj Khalifa, Dubai
    Tháp Burj Khalifa - Dubai
    Tháp Burj Khalifa - Dubai
  11. Dubai không chỉ nổi tiếng với tháp Buri Khalifa, mà còn nổi tiếng với đảo nhân tạo lớn nhất thế giới được thiết kế với kiểu dáng cây cọ. Quần đảo Palm bao gồm các đảo: Palm Jumeirah, Palm Jebel Ali và Palm Deira, được xây dựng bởi Nakheel Properties với mục đích tăng cường phát triển du lịch cho Dubai. Các đảo có khu dân cư, các khu trung tâm cũng như các khu giải trí để phục vụ nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước. Quần đảo Cây Cọ là ba hòn đảo nhân tạo được xây bởi Nakheel Properties, một nhà phát triển tài sản ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Ba hòn đảo đó là Palm Jumeirah, Palm Jebel Ali và Palm Deira. Việc xây dựng các hòn đảo bắt đầu vào năm 2001. Tính đến tháng 11 năm 2011, chỉ có Palm Jumeirah được hoàn thành.

    Các đảo được đặt xây bởi Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum để tăng cường phát triển du lịch cho Dubai. Mỗi khu định cư sẽ có hình dạng một cây cọ được bao bọc bên ngoài bởi vành cung hình trăng lưỡi liềm và sẽ có nhiều trung tâm giải trí, dân cư trên đó. Các hòn đảo này nằm ở ngoài bờ biển của Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất trong vịnh Ba Tư và sẽ cộng thêm 520 km bãi biển cho Dubai. Hai đảo đầu tiên sẽ bao gồm khoảng 100 triệu m³ đá và cát được đắp nên. Palm Deira sẽ bao gồm 1 triệu m³ đá và cát. Tất cả vật liệu được khai thác trong nước. Giữa 3 hòn đảo là hơn 100 khách sạn sang trọng, khu biệt thự và căn hộ dân cư bên bãi biển độc quyền, bến tàu, công viên giải trí, nhà hàng, khu mua sắm, khu thể thao và thể dục thể thao.

    Đảo nhân tạo Palm - Dubai
    Đảo nhân tạo Palm - Dubai
    Đảo nhân tạo Palm - Dubai
    Đảo nhân tạo Palm - Dubai
  12. Nếu thời hiện đại chúng ta sử dụng đường ống, kênh đào để dẫn nước thì ngày xa xưa thời kì La Mã con người đã xây dựng nên những cây cầu trên cao có tác dụng dẫn nước về làng. Tại Tây Ban Nha cầu dẫn nước Segoiva được coi là một trong những di tích bằng đá cổ được bảo tồn tốt nhất trên bán đảo Iberia, đường dẫn nước trên cao này đã được xây vào thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, cho đến nay người dân đã bảo tồn vẹn nguyên, trở thành một kì tích khi "đua" kiến trúc với thời gian.


    Cầu máng ở Segovia là cây cầu dẫn nước dài nhất được xây dựng từ thời La Mã cổ đại và theo phong cách Kiến trúc La Mã cổ đại còn lưu giữ ở Tây Ban Nha (Tây Âu) tại thành phố Segovia. Cầu có chiều dài 728m và chiều cao 28m. Đây là công trình đã được UNESCO công nhận là di sản kiến trúc thế giới năm 1985. Cầu được xây dựng từ thời kỳ hoàng kim của đế chế La Mã và trong nhiều thế kỷ dẫn nước từ sông Río Frío và vùng núi Sierra de Fuenfría cách đó 17 km vào thành phố.

    Cầu có lẽ do Hoàng đế Domitianus (trị vì từ năm 81 - 96) cho phép xây dựng và hoàn thành năm 98 vào đời hoàng đế La Mã Traianus Trong thời kỳ Hồi giáo Moor (1072), máng nước đã bị hư hại một phần và được sửa chữa trong những năm cuối thế kỷ 15 thời Quân chủ Công giáo bằng cách chèn cẩn thận 36 vòm Gothic. Các cầu máng còn hoạt động cho đến năm 1974.

    Choáng ngợp với cầu dẫn nước trên cao ở Tây Ban Nha
    Choáng ngợp với cầu dẫn nước trên cao ở Tây Ban Nha
    Cầu dẫn nước Segovia - Tây Ban Nha
    Cầu dẫn nước Segovia - Tây Ban Nha
  13. Vạn lý Trường Thành là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, sau đó được Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 TCN và 200 TCN và hiện chỉ còn sót lại ít di tích. Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng được tham quan nhiều hiện nay được xây dưới thời nhà Minh từ năm 1368 đến năm 1647.

    Các mục đích khác của Vạn Lý Trường Thành bao gồm kiểm soát biên giới, cho phép áp đặt thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa, quy định hoặc khuyến khích thương mại và kiểm soát xuất nhập cảnh. Hơn nữa, đặc điểm phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành đã được tăng cường bằng việc xây dựng các tháp canh, doanh trại quân đội, trạm đóng quân, báo hiệu có giặc thông qua các phương tiện khói hoặc lửa, và thực tế là con đường của Vạn Lý Trường Thành cũng phục vụ như là một hành lang giao thông vận tải.

    Một nghiên cứu khảo cổ chi tiết, sử dụng những công nghệ hiện đại, được công bố vào năm 2009 kết luận rằng Vạn Lý Trường Thành do nhà Minh xây dựng có chiều dài 8.850 km. Nó bao gồm phần bức tường dài 6.259 km, phần hào dài 359 km, và phần lá chắn tự nhiên như đồi, sông dài 2.232 km. Một nghiên cứu khảo cổ chi tiết khác vào năm 2012 kết luận Vạn Lý Trường Thành có chiều dài 21.196 km. Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5 - 6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ.

    Vạn lý Trường thành - Trung Quốc
    Vạn lý Trường thành - Trung Quốc
    Vạn lý Trường thành - Trung Quốc
    Vạn lý Trường thành - Trung Quốc
  14. Đền Taj Mahal tọa lạc ở thành phố Agra bang Utar Pradesh, được xem là biểu tượng của tình yêu bất diệt giữa hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal. Đền được xây dựng trong 20 năm (từ năm 1632 đến năm 1653) bằng nhiều loại đá quý màu trắng trên một không gian rộng lớn, giúp tôn lên vẻ đẹp thanh khiết của nhà thờ.


    Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mogul, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó được liệt vào danh sách các địa điểm Di sản thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới". Việc xây dựng Taj Mahal đã được giao phó cho một hội đồng quản trị của kiến trúc sư dưới sự giám sát của triều đình, bao gồm Abd ul-Karim Khan Ma'mur, Makramat Khan, và Ustad Ahmad Lahauri. Lahauri thường được coi là người thiết kế chính.


    Lăng Taj Mahal sở hữu và là nơi phát triển nhiều truyền thống kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc Hindu, Ba Tư và kiến trúc Mogul trước đó. Một số cảm hứng đặc trưng lấy từ một số công trình Timur và Mogul đã thành công trước đó. Chúng gồm Gur-e Amir (mộ của Timur, người khởi lập triều Timur, tại Samarkand), mộ của Humayun, Mộ Itmad - Ud - Daulah (thỉnh thoảng được gọi là Baby Taj), và chính Jama Masjid của Shah Jahan tại Delhi. Dưới sự bảo trợ của ông, công trình Mogul đã đạt tới đỉnh cao hoàn thiện mới. Trong khi các công trình Mogul chủ yếu được xây bằng đá sa thạch đỏ, Shah Jahan đã ủng hộ việc sử dụng đá cẩm thạch trắng được khảm các loại đá bán quý khác.

    Đền Taj Mahal - Ấn Độ
    Đền Taj Mahal - Ấn Độ
    Đền Taj Mahal - Ấn Độ
    Đền Taj Mahal - Ấn Độ
  15. Với chiều dài khoảng 10.000 km, tuyến đường sắt xuyên Siberia là một trong những tuyến đường sắt dài nhất thế giới, trong đó có 80 km chạy trên cầu bắc qua sông. Tiếng tăm của tuyến đường sắt này khi ấy hầu như đã vang dội khắp năm châu. Tại triển lãm Paris vào năm 1900, khi mô hình tuyến đường sắt này được giới thiệu, nó đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho những người tham dự. Mô hình của công trình xây dựng tuyến đường cũng đã được trưng bày trên ba đài kỷ niệm ở St. Peterburg, Irkurtsk và Vladivostok.

    Yêu cầu về vấn đề xây dựng một tuyến đường sắt xuyên Siberia luôn được Thống đốc Siberia đưa ra nhằm phục vụ các vị tướng, các thương gia, những người lao động trong ngành công nghiệp, đặc biệt là sau khi sông Amur được sáp nhập vào nước Nga năm 1868. Nhưng nền tảng để xây dựng tuyến huyết mạch này chủ yếu là các lý do chiến lược và quân sự. Sau 13 năm xây dựng, ngày 21/7/1904, tuyến đường sắt Siberia vĩ đại được hoàn thành. Tuyến đường chính của đường sắt xuyên Siberia bắt đầu tại Yaroslavsky Vokzal ở Moskva, chạy qua Yaroslavi, Chelaybinsk, Omsk, Novosibirsk, Irkutsk, Ulan-Ude, Chita và Khabarovsk tới Valdivostok qua phía nam Siberia.

    Tuyến đường sắt Siberia qua biển tuyệt đẹp
    Tuyến đường sắt Siberia qua biển tuyệt đẹp
    Đường sắt xuyên Siberia - Nga
    Đường sắt xuyên Siberia - Nga



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy