Top 8 Luật giao thông đường bộ cơ bản nhất nên biết
Người tham gia giao thông hiện nay đang gặp nhiều vướng mắc về các quy định khi tham gia giao thông trong khi đó số lượng ban hành nhiều dẫn đến một bộ phận ... xem thêm...lớn người tham gia giao thông vẫn chưa nắm được các quy định của pháp luật. Toplist xin giới thiệu một số văn bản cơ bản nhất mà người tham gia giao thông cần phải biết.
-
Luật giao thông đường bộ
Luật Giao thông đường bộ đầu tiên của nước ta là Luật giao thông đường bộ năm 2001, luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002. Đây là luật đầu tiên về giao thông đường bộ, được đúc kết sau một quá trình thực hiện các Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các lĩnh vực có liên quan.
Tuy nhiên trong xu thế hội nhập phát triển, đặc biệt trong tình trạng trật tự an toàn giao thông đường bộ diễn biến ngày càng phức tạp thì Luật năm 2001 đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Nhận thức được sự cần thiết trên, ngày 13/11/2008, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua luật số: 23/2008/QH12 Luật giao thông đường bộ năm 2008. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009 và thay thế Luật giao thông đường bộ ngày 29/6/2001 và cho đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành.
Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Đây là văn bản pháp luật cơ bản nhất mà mọi người tham gia giao thông cần nắm được để chấp hành tốt các quy định khi tham gia giao thông đặc biệt là các quy định về quy tắc giao thông, quy định về phương tiện tham gia giao thông, quy định về người điều khiển phương tiện.
Đọc văn bản tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Luat-giao-thong-duong-bo-2008-23-2008-QH12-82203.aspx
-
Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT, sửa đổi bổ sung Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24/12/2020
Thông tư này ban hành ngày 7 tháng 9 năm 2015 quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2015,thay thế cho các thông tư số 07/2010/TT-BGTVT, số 03/2011/TT-BGTVT. số 65/2015/TT-BGTVT. Người tham gia giao thông cần nắm được các quy định trong thông tư này đặc biệt các vấn đề về như thế nào là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, quy định về hàng siêu trường, siêu trọng, giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ,...
Để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an toàn xã hội, ngày 24 tháng 12 năm 2020, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành văn bản sửa đổi bổ sung Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ. Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể sau:
" Điều 5. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ như sau:
1. Bổ sung Điều 23a như sau:
“Điều 23a. Chế độ báo cáo
1. Tên báo cáo: Báo cáo tình hình cấp Giấy phép lưu hành xe.
2. Nội dung yêu cầu báo cáo: Báo cáo tình hình cấp Giấy phép lưu hành xe.
3. Đối tượng thực hiện báo cáo: Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải.
4. Cơ quan nhận báo cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
5. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
6. Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ hàng quý, năm.
7. Thời hạn gửi báo cáo: Báo cáo quý trước ngày 20 tháng cuối quý; báo cáo năm trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
8. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo đối với báo cáo quý và từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo năm.
9. Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục 5a, Phụ lục 5b, Phụ lục 5c và Phụ lục 6 của Thông tư này.”.
2. Bãi bỏ điểm đ khoản 2 Điều 26."Đọc văn bản tại:
- https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-46-2015-TT-BGTVT-tai-trong-kho-gioi-han-luu-hanh-xe-qua-tai-trong-qua-kho-gioi-han-duong-bo-290003.aspx
- https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-36-2020-TT-BGTVT-sua-doi-Thong-tu-che-do-bao-cao-dinh-ky-trong-linh-vuc-duong-bo-460800.aspx
-
Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.
Thông tư này quy định về kỹ thuật báo hiệu đường bộ, người tham gia giao thông muốn tìm hiểu các quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ thì nên tìm đọc quy chuẩn này. Hiện nay, trên đường bộ xuất hiện rất nhiều biển báo hiệu, vạch kẻ đường,.. mang nhiều ý nghĩa khác nhau, chính vì vậy để nắm được thì người tham gia giao thông phải tìm hiểu kỹ quy chuẩn để thực hiện chính xác.
Đọc văn bản tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-54-2019-TT-BGTVT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-bao-hieu-duong-bo-434826.aspx
-
Thông tư số 45/2014/TT-BCA
Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2014 và thay thế Thông tư số 11/2013/TT-BCA ngày 01/3/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Người tham gia giao thông cần nghiên cứu thông tư này để nắm được các vấn đề như quy định về tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quy định xử phạt hành vi chở hành khách, ô tô chở người vượt quá quy định cho phép,...
Đọc văn bản tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Thong-tu-45-2014-TT-BCA-huong-dan-171-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-giao-thong-262835.aspx
-
Thông tư số 58/2020/TT-BCA
Ngày 16/6/2020, Bộ Công an ban hành Thông tư số 58/2020/TT-BCA, quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, có hiệu lực từ ngày 05/8/2020 và thay thế Thông tư số 15/2014/TT-BCA.
So với quy định của Thông tư số 15/2014/TT-BCA thì Thông tư số 58/2020/TT-BCA có nhiều điểm thay đổi nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi làm thủ tục cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe. Có thể kể một số nội dung thay đổi sau:
- Cải tạo xe, thay đổi màu sơn (kể cả kẻ vẽ, quảng cáo) phải khai báo (quy định tại khoản 2, Điều 6, Thông tư 58/2020/TT-BCA):
- Trước khi cải tạo xe, thay đổi màu sơn (kể cả kẻ vẽ, quảng cáo), chủ xe phải khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông tại mục khai báo cải tạo xe, thay đổi màu sơn hoặc trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe và được xác nhận của cơ quan đăng ký xe thì mới thực hiện; làm thủ tục đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký xe khi xe đã được cải tạo hoặc khi thay đổi địa chỉ của chủ xe.
- Như vậy trước khi làm thủ tục cải tạo, thay đổi màu sơn (kể cả kẻ vẽ, quảng cáo) chủ xe bắt buộc phải làm thủ tục khai báo. Trường hợp không làm thủ tục khai báo mà tự ý cải tạo, thay đổi màu sơn, kẻ vẽ, quảng cáo, lắp đặt thiết bị lên xe, thay đổi tính năng sử dụng của xe không đúng quy định thì buộc phải khôi phục lại trạng thái ban đầu của phương tiện.
- Bán, điều chuyển, cho, tặng xe phải nộp lại biển số và đăng ký xe (quy định tại khoản 3, Điều 6, Thông tư 58/2020/TT-BCA):
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho tổ chức, cá nhân khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký xe và biển số cho cơ quan đăng ký xe.
- Đối với việc sang tên cho tổ chức, cá nhân trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe. Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi đăng ký xe
- Theo quy định mới của Thông tư 58/2020, người bán xe hoặc điều chuyển, cho tặng xe phải nộp lại đăng kí, biển số xe. Tức là thay đổi đối tượng phải nộp lại đăng kí, biển số xe, trước đây là người mua, nay là người bán xe. Đây là điểm thay đổi rất quan trọng nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý, sử dụng xe đối với chủ phương tiện.
Đọc văn bản tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-58-2020-TT-BCA-cap-thu-hoi-dang-ky-bien-so-phuong-tien-giao-thong-co-gioi-duong-bo-427243.aspx
- Cải tạo xe, thay đổi màu sơn (kể cả kẻ vẽ, quảng cáo) phải khai báo (quy định tại khoản 2, Điều 6, Thông tư 58/2020/TT-BCA):
-
Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT
Ngày 29/8/2019, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2019 và thay thế Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT.
Một số quy định cơ bản của Thông tư này có thể nhắc đến như:- Quy định về tốc độ khi tham gia giao thông:
- Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) không quá 40 km/h.
- Tốc độ tối đa của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc cho phép khai thác không vượt quá 120 km/h.
- Quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường:
- Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường:
- Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
- Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định.
Đọc văn bản tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-31-2019-TT-BGTVT-quy-dinh-ve-toc-do-va-khoang-cach-an-toan-cua-xe-co-gioi-423005.aspx
- Quy định về tốc độ khi tham gia giao thông:
-
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
Từ ngày 01/01/2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực thi hành và thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ với nhiều điểm mới.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.Đáng chú ý, so với Nghị định số 46/2016/NĐ-CP thì Nghị định số 100/2019/NĐ-CP tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, như:
- Đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung quy định xử phạt đối với doanh nghiệp vận tải sử dụng người lái xe mà trong cơ thể có chất ma túy; bổ sung quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe mô tô theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia..
Đọc văn bản tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-100-2019-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-linh-vuc-giao-thong-duong-bo-va-duong-sat-426369.aspx
-
Thông tư số 65/2020/TT-BCA
Ngày 19 tháng 6 năm 2020, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/8/2020 và thay thế Thông tư số 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Theo đó, Thông tư số 65/2020/TT-BCA áp dụng đối với: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ; Công an các đơn vị, địa phương; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thông tư này chia thành các mục lớn gồm các nội dung quan trọng, như: Phân công, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát; Hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát; Ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát và thông báo công khai kế hoạch; Tiến hành tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; Huy động lực lượng phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; Tiếp nhận, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.
Đọc văn bản tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Thong-tu-65-2020-TT-BCA-quy-trinh-tuan-tra-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-ve-giao-thong-duong-bo-427300.aspx