Top 20 Phẩm chất cơ bản nhất mà một nhà lãnh đạo cần phải có
Bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo, một ông chủ tài ba trong tương lai, cùng Toplist điểm danh xem bạn đã có được bao nhiêu yếu tố cơ bản nhất của một nhà ... xem thêm...lãnh đạo rồi nhé!
-
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Bạn phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Luôn luôn học hỏi đổi mới mình theo sự chuyển mình của thế giới là một cách giúp bạn sớm thành công.
-
Dù đối với nhân viên cấp dưới hay với các đối tác thì người lãnh đạo luôn phải biết lắng nghe. Đối với nhân viên điều đó làm cho mối quan hệ của bạn và cấp dưới trở nên gần gũi hơn, từ đó họ có thể làm việc cho bạn bằng cả sự nhiệt huyết. Nhất là đôi khi một nhà lãnh đạo không có những ý tưởng, chiến lược tốt hơn nhân viên nên cần phải lắng nghe từ nhiều đóng góp.
Nên nhớ rằng một người lãnh đạo giỏi không phải là người làm được tất cả mọi thứ mà là người có thể lãnh đạo được những người giỏi hơn mình. Đối với khách hàng, đối tác thì đây là điều cần hơn hết để thể hiện sự tôn trọng và khôn ngoan của bạn, đừng thể hiện cái tôi trước mặt khách hàng vì bạn cần họ hơn là họ cần bạn.
-
Dù bạn là nhân viên hay là một lãnh đạo cấp cao thì bạn cũng nên có sự đam mê để duy trì được sự thành công bền vững và lâu dài nhất. Đây cũng sẽ là động lực mạnh mẽ nhất để bạn có thể vượt qua những khó khăn trong công việc của mình hay những quyết định kì quái mà mọi người đều cho là điên rồ, chỉ mình bạn thực hiện niềm đam mê ấy. Và đây là con đường dẫn bạn tới thành công. Một hành động không hoàn hảo vẫn tốt hơn những ý tưởng hoàn hảo mà không hành động đúng không nào?
-
Biết lắng nghe là một khía cạnh, nhưng nếu bạn là một nhà lãnh đạo thì bạn cũng phải là một người phải quyết đoán để có thể đưa ra được những quyết định trong vô vàn những đóng góp ở ngoài, đừng vì người này nói cũng đúng mà người kia nói cũng hay, nếu vậy trong khi bạn đang còn do dự để lựa chọn các phương án thì cơ hội cũng qua đi mà bạn chẳng hề hay biết.
Quyết định đúng thời điểm, đúng chỗ là một khả năng nổi trội của nhà lãnh đạo. Chính sự quyết đoán và dũng cảm của họ là phần lớn góp phần tạo nên những thành công của họ. Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo, quản lý thì ít nhất nên học cách biết đưa ra quyết định khi nào mình nên hành động hay ngược lại.
-
Học hỏi cũng luôn là điều cần thiết đối với một nhà lãnh đạo vĩ đại. Bạn sẽ cần phải học hỏi rất nhiều điều để trở thành một nhà lãnh đạo tốt. Học hỏi từ đối tác hoặc từ nhân viên, đừng ngần ngại mà hãy trao đổi thẳng thắn với nhân viên của bạn, có thể bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ họ, lắng nghe họ để điều hành công việc tốt hơn. Không phải là lãnh đạo thì không cần phải học hỏi đâu nhé !
-
Nhạy cảm chính là khả năng nắm bắt được cảm xúc của người khác, hiểu được những suy nghĩ của họ và từ đó có cách ứng xử phù hợp với từng người, từng tình huống cụ thể. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể có được. Đó là sự “thiên phú” (trời cho) và là kết quả một quá trình trải nghiệm dài lâu cũng như học hỏi không ngừng.
Nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, hãy tự hỏi xem: mình có khả năng này không? Nếu không may mắn có khả năng thiên phú thì hãy tự rèn luyện bản thân, hãy tin rằng mọi khả năng của chúng ta sẽ ngày càng tốt đẹp nhờ học tập và rèn luyện chăm chỉ.
-
Chúng ta thường nghê câu ''Khéo ăn khéo nói có được thiên hạ'' nghe thì xa vời nhưng lại rất có lí đấy. Khôn khéo trong giao tiếp, biết cách gây thiện cảm với người đối diện là một trong những cách giúp các nhà lãnh đạo đạt được thành công như họ mong muốn. Sự khôn ngoan này không đồng nghĩa với nhẫn tâm, sẵn sàng làm cho người khác bất lợi để mình được lợi.
Một nhà lãnh đạo cần phải biết đâu là điều dẫn đến con đường thành công của mình, và họ biết chắc rằng đó là khả năng giao tiếp và ngoại giao tốt. Họ luôn biết cách giao tiếp và truyền đạt ý tưởng đến với mọi người xung quanh một cách nhanh gọn nhất và dễ hiểu nhất. Đó là điểm cộng lớn nhất đối với một nhà lãnh đạo. Bạn cần rèn luyện cho mình một khả năng giao tiếp thật tốt để không phải mắc lỗi trong những lần giao tiếp với đối tác và với cả nhân viên của bạn. Chắc chắn họ sẽ rất nể phục và tiếp thu ý tưởng của bạn một cách nhanh nhất và làm việc có hiệu quả nhất.
-
Dù là lãnh đạo một đất nước, một tập đoàn hùng mạnh hay một công ty nhỏ thì bạn phải nên nhớ rằng Tài trí là một dạng lựa chọn còn Đạo đức là bản năng. Đây có thể coi như một trong những nguyên tắc cơ bản của các nhà lãnh đạo nếu một người sống không có Đạo đức thì coi như không có gì long lòng người khác.
Có đạo đức và tài năng thì mới có thể trở thành lãnh đạo tốt trong mắt mọi người được. Hồ Chí Minh đã từng nói :” Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Quả thật vậy, bạn có thực tài nhưng đạo đức của một nhà lãnh đạo bạn không có, sớm muộn bạn cũng sẽ bị đào thải hay chấp nhận thất bại sớm. Đạo đức luôn đi liền với tài năng, bạn luôn phải cố gắng để giành những gì tốt nhất cho tập thể mình, luôn luôn đấu tranh giành quyền lợi cho nhân viên mình. Chỉ một hành động như vậy bạn sẽ nhận được sự yêu mến của mọi người và hơn hết đạo đức nghề nghiệp của bạn sẽ được giữ vững hơn. Bạn xứng đáng là một nhà lãnh đạo đấy!
-
Thật ra khi khiêm tốn, cái ta mất đi chỉ là các thói xấu: tính kiêu căng, tự cao, khoe khoang, hợm hĩnh, những thứ nếu giữ nó ta sẽ mất rất nhiều trong cuộc sống. La Rochefoucauld Chỉ rõ: “Ta tỏ vẻ hơn người thì người sẽ trở thành kẻ thù của ta; chịu nhường người thì người sẽ liên kết với ta”.
Người có tài như Newton còn nghĩ: “Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, những điều chúng ta không biết là cả một đại dương”. Vì vậy khiêm tốt một chút có gì mất mát đâu nào, khiêm tốn thì được mọi người yêu quý, mọi người sẽ chỉ dạy cho mình những điều mình còn khó khăn, còn hạn chế. Kiến thức là vô tận chúng ta có thể biết một nhưng đâu thể biết mười biết trăm, luôn khiêm tốn với mọi người chắc chắn là một phần đức tính giúp các bạn trở thành một người lãnh đạo giỏi đấy.
-
Với cương vị là một nhà lãnh đạo bạn cần phải biết nhìn xa trông rộng hướng thẳng về tương lai, mục tiêu của những nhà lãnh đạo là lãnh đạo tập thể của mình đi lên nhưng không phải lúc nào cũng đi theo lối mòn từ trước tới giờ,nó đã quá lạc hậu và không phải là giải pháp tốt. Nó bắt buộc một nhà lãnh đạo như bạn cần phải biết nhìn về tương lai và cần phải có chút mạo hiểm.
Dám nghĩ nhưng không dám làm thì chắc chắn không thành công, nhưng dàm nghĩ dám làm thì có thể thành công lắm chứ, vậy tại sao mình không làm để thành công. Có thể bạn là người đầu tiên đi theo con đường đó chưa có khả năng thành công, nhưng người lãnh đạo sẽ luôn cân nhắc đâu là điều mình nên làm lúc này. Họ chấp nhận mạo hiểm để tiến đến tương lai, có thể liều lĩnh nhưng rồi thành công sẽ đến với bạn nếu bạn biết chấp nhận thất bại hay vẽ ra con đường mới tới tương lai? Điều đó phụ thuộc vào bạn!
-
Điều hành một tập thể là điều không mấy khó đối với một nhà lãnh đạo, nhưng điều hành ra sao là điều quan trọng. Bạn điều hành họ làm việc nhưng khi kết quả thất bại, bạn lại đổ lên đầu nhân viên và cho rằng họ làm việc không hiệu quả. Như vậy bạn đâu phải là một nhà lãnh đạo? Một người lãnh đạo ở vị trí đi đầu sẽ luôn biết nhận lỗi về bản thân và có tinh thần chịu trách nhiệm với mọi quyết định mình đưa ra.
Trong việc quản lí, đôi lúc bạn thất bại vì những nội quy mà mình đưa ra chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tiềm năng của công ty mình. Bạn sẽ luôn phải ghi nhớ thất bại đó của mình để rút kinh nghiệm, tránh những lỗi đã mắc phải trong lần thực hiện kế tiếp. Có như vậy bạn không những thành công hơn trong công việc mà bạn phải thầm cảm ơn những vấp ngã đã cho bạn những bài học để bạn có thêm kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống.
-
Là người đứng đầu - mọi hoạt động bộ máy của công ty sẽ do người lãnh đạo quyết định. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường. Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định.
Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình sao cho mọi chuyện luôn trong tầm kiểm soát.
-
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta.
Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác. Là người dẫn dắt cả một công ty hoặc doanh nghiệp phong thái tự tin, suy nghĩ tự tin, quyết định tự tin...nó đều xuất phát từ một nền tảng kiến thức vững vàng. Điều này sẽ là chỗ dựa rất lớn cho toàn bộ nhân viên cấp dưới. Một lối suy nghĩ tích cực sẽ luôn mang lại một nguồn năng lượng dồi dào để đi đến thành công.
-
Là một lãnh đạo, rất cần thiết phải đảm bảo rằng mọi nhân viên xứng đáng nhận được sự tôn trọng mà họ xứng đáng. Vì vậy hãy chắc rằng tin tưởng và tôn trọng nhân viên bất cứ khi nào và ghi nhận đóng góp của họ. Đây là việc luôn luôn sẵn sàng trao lại quyền lực, quyền hạn và trách nhiệm cho tập thể. Khi sếp biết thể hiện sự tin tưởng đối với nhân viên, đương nhiên điều này sẽ khiến các nhân viên cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, điều đó thật sự là rất cần thiết.
''Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao'' Thực sự là một nhà lãnh đạo giỏi sẽ luôn cần những thành viên sát cánh bên mình để tạo nên thành công. Bởi vì thế các bạn phải luôn tạo những điều kiện tốt nhất cho nhân viên có cơ hội học tập, trau dồi kinh nghiệm để phát triển. Việc khuyến khích nhân viên phát triển bản thân không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân, mà còn mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
Thành tích, kết quả công việc của nhà quản lý được xây dựng trên chính thành quả công việc của nhân viên. Vì vậy, một nhà lãnh đạo tài giỏi là người biết cách hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình, khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Khen thưởng một cách hiệu quả là một kỹ năng lãnh đạo cơ bản và điều này sẽ giúp cho các nhân viên phát triển tốt hơn và tự tin hơn.
-
Sự bất công luôn là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình trong nội bộ. Một vị sếp tuyệt vời sẽ tôn trọng nơi làm việc và biết rằng tất cả mọi người cần phải được đối xử công bằng và bình đẳng. Đó là người đánh giá nhân viên dựa trên năng lực thực sự và những tiêu chí rõ ràng, minh bạch. Có như vậy mới tạo được động lực làm việc cho nhân viên của mình.
-
Jason Harris - CEO Mekanism đã nói: “Để có thể vươn tới những điều to lớn, bạn cần tạo ra một văn hóa lạc quan. Con đường tới thành công có nhiều thăng trầm, nhưng sự lạc quan sẽ giúp doanh nghiệp tiếp tục tiến lên phía trước. Hãy lưu ý: Bạn cần phải thật sự gan dạ. Bạn phải thật sự tin vào khả năng biến điều không thể thành có thể”.
Các nhà lãnh đạo tài giỏi luôn có một thái độ lạc quan và lan tỏa như một nguồn cảm hứng tới những người xung quanh. Bất cứ việc gì nếu được nhìn dưới lăng kính tích cực sẽ đem lại thái độ lạc quan cho nhân viên và mọi người. Thái độ lạc quan giúp họ nhìn nhận mọi thứ liên quan đến công việc một cách rõ ràng hơn. Khi làm việc, họ biết nghĩ về kết quả mong muốn và tìm kiếm các cơ hội hơn là chỉ nghĩ đến những khó khăn. Từ đó dễ dàng cảm thấy tự tin hơn trong công việc và can đảm gánh vác trách nhiệm.