Top 10 Mức phạt mới nhất với xe máy khi tham gia giao thông các bạn phải biết

Vũ Minh Hoàng 84503 1 Báo lỗi

Nghị định 46 có hiệu lực từ 1/8/2016 thay đổi một số mức phạt các lỗi vi phạm khi tham gia giao thông, các bạn nên nắm được để tránh mất tiền oan nhé.... xem thêm...

  1. Đối với xe máy:


    Căn cứ theo quy định tại Điểm i và k Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:


    “3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    […] i. Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

    k. Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.”.

    Không đội MBH khi tham gia giao thông bị xử phạt từ 100k - 200k
    Không đội MBH khi tham gia giao thông bị xử phạt từ 100k - 200k

  2. Nghị định 46 quy định bật đèn xe từ 19h hôm trước tới 5h hôm sau, theo đó các phương tiện không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt cao nhất đối với người lái xe máy là 100.000 đồng (theo điểm c, khoản 2, điều 6).


    Bật đèn pha chỉ mất 1 thao tác nhỏ là bạn gạt công tắc đèn, thế thôi. Đừng để mất 100k chỉ vì quên không làm một hành động "nhỏ xíu" này bạn nhé. Ngoài ra thì bạn sẽ thấy rất nguy hiểm khi đi buổi tối mà xe không bật pha, lại còn chạy ngược chiều nữa thì...

    Luôn nhớ bật đèn pha vào giờ quy định để tránh mất tiền oan bạn nhé!
    Luôn nhớ bật đèn pha vào giờ quy định để tránh mất tiền oan bạn nhé!
  3. Nghị định số 46/2016/NĐ-CP đề xuất tăng mức phạt tiền đối với nhóm người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

    Cụ thể, người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (mức phạt cũ là 60.000 - 80.000 đồng). (tại điểm o, khoản 3, điều 6).

    Giải pháp cho bạn nếu đang đi có điện thoại, hoặc muốn nhắn tin, chụp ảnh thì nên tấp vào lề đường rồi hãy sử dụng. Như vậy vừa không phạm luật, vừa không gây nguy hiểm cho những người đi xung quanh. Bản thân mình thấy rất nhiều bạn nữ tay lái yếu, đi xe nặng như Lead hay LX, 1 tay dùng đt 1 tay giữ lái nhưng không vững nên xe có cảm giác chao đảo nhìn rất nguy hiểm.

    Hãy vì an toàn của chính bạn và cả những người khác bạn nhé!
    Thế này mà có xe cắt ngang qua thì phản ứng kiểu gì nhỉ?
    Thế này mà có xe cắt ngang qua thì phản ứng kiểu gì nhỉ?
  4. Tại điểm c, khoản 4, điều 6 trong NĐ 46 quy định phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với hành vi Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Người đi môtô, xe gắn máy, xe máy điện vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ với mức phạt tối đa 400.000đ.


    Một số bạn khi thấy đèn vàng có suy nghĩ đi cố chút, vượt luôn! Trong khi bên kia họ đã chuẩn bị sang đèn xanh và họ cũng di chuyển. Thế là hai bên giao nhau tại...bệnh viện.


    Trường hợp bạn vượt được an toàn nhưng bên ngã tư bên kia có anh "Pikachu" đã soi bạn từ xa, và thế là...Toéttttt -> Mời anh/chị xuống xe xuất trình giấy tờ và nộp phạt.


    Khi thấy đèn vàng lên thì tốt nhất dừng lại luôn bạn nhé. Nhanh một phút chậm cả đời mà!

    Vượt đèn vàng bị phạt nặng đấy các bạn nhé!
    Vượt đèn vàng bị phạt nặng đấy các bạn nhé!
  5. Hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc tại điểm b, khoản 5, điều 6 quy định: Tăng mức phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng lên mức 500.000 – 1.000.000 đồng; bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

    Không phải nói quá nhiều về độ nguy hiểm khi bạn đi xe máy mà lấn vào làn cao tốc của ô tô đúng không nào? Cả bạn lẫn người lái ô tô đều có khả năng cao gặp tai nạn trong trường hợp này.

    Đừng như vậy bạn nhé!

    Đường cao tốc luôn có phân làn rất rõ, đừng lấn làn của ô tô bạn nhé!
    Đường cao tốc luôn có phân làn rất rõ, đừng lấn làn của ô tô bạn nhé!
  6. Nếu quên gạt chân chống, người điều khiển xe gắn máy có thể đứng trước nhiều nguy hiểm. Bởi vì khi đó, trong trường hợp xe đi qua các khúc cua, đường giao cắt, lên xuống dốc hay đường gập ghềnh, người ngồi trên xe rất dễ bị ngã xe, văng ra đường.


    Theo đó, Nghị định 171/2013/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) có quy định xử phạt liên quan tới vi phạm này.

    Cụ thể, tại Điểm a Khoản 6, Điểm c Khoản 10, Điều 6 quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi thực hiện hành vi vi phạm: “Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy”.

    Như vậy, theo đó, khi người lái xe quên không gạt chân chống (nhưng chưa để chân chống quệt xuống đường) thì không bị xử phạt. Nhưng nếu trong trường hợp người lái xe quên không gạt chân chống mà để chân chống quệt xuống đường khi xe đang chạy thì sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.


    Người Việt mình vẫn có một thói quen văn hóa rất đẹp: nhắc nhở người khác khi quên gạt chân chống xe. Vừa làm được một việc tốt, vừa giúp người khác tránh gặp tai nạn và... mất tiền. Lỗi này mình ít thấy bị CSGT để ý, trừ những thanh niên "trẻ trâu" cố tình chơi trò gạt chân chống lúc xe đang chạy tốc độ cao để tạo ra vệt lửa.

    Xe ga các đời hiện nay hầu như đều là chân chống điện, không gạt lên thì không thể đề nổ. Ngoài ra thì những bạn chạy xe số, hoặc xe ga đời không có chân chống điện luôn để ý gạt chân chống khi lên xe nhé.

    Có, chắc chắn là có, mà còn bị phạt lên đến 3 triệu cơ nhé!
    Có, chắc chắn là có, mà còn bị phạt lên đến 3 triệu cơ nhé!
    Tam Luuminh 2019-11-22 12:16:21
    Gạt chân chống Thông thường do quên
  7. Trong nhóm vi phạm về tốc độ, trong NĐ 46 quy định, người điều khiển xe môtô chạy vượt quá tốc độ quy định trên 20 km/h, có thể bị phạt đến 4 triệu đồng và tước GPLX 3 tháng.

    Cụ thể tại điểm a, khoản 8, điều 6 quy định Phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng ( điểm b,khoản 12, điều 6).

    Dễ hiểu hơn thì mình sẽ lấy ví dụ như sau: Đường bạn đang đi cho phép tốc độ tối đa 40km/h, bạn rồ ga chạy với tốc độ 65km/h. Anh "Pikachu" đẹp trai sẽ dừng bạn lại và mời bạn xuống xe, xuất trình giấy tờ và nộp phạt theo đúng luật, có thể bị thu cả bằng lái nữa. Ở đây lỗi vi phạm của bạn là chạy quá tốc độ quy định 25km/h (65 - 40 = 25).

    Luôn để ý các biển cho phép tốc độ quy định ở đường mình đang đi bạn nhé!
    Bị bắn tốc độ thì thôi chúc mừng bạn, chuẩn bị tấp xe vào lề nhé!
    Bị bắn tốc độ thì thôi chúc mừng bạn, chuẩn bị tấp xe vào lề nhé!
  8. Theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8, Khoản 12, Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:


    • Trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn từ 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc từ 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở, sẽ bị phạt tiền từ 1- 2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng.
    • Trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, sẽ bị phạt tiền từ 3- 4 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 3- 5 tháng.

    Như vậy, người điều khiển xe máy uống rượu, bia có thể bị cảnh sát giao thông xử phạt từ 1- 4 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 1- 5 tháng tùy theo mức độ vi phạm.


    Đây là Luật mà các bạn được nghe thấy nhiều nhất trong vài năm trở lại đây, đơn giản thôi vì nó gắn liền với thói quen của chúng ta: Nhậu. Những câu nói như: "cẩn thận bị phạt mấy triệu", "ra kia bị công an bắt thổi đấy", "Ô tô còn bị phạt 18 - 22 triệu đấy"... mình tin chắc các bạn được nghe thường xuyên đúng không?


    Kể từ T8/2016, Chính phủ làm rất căng việc này. Chỉ cần bạn có dấu hiệu không bình thường, CSGT hoàn toàn có quyền mời bạn xuống xe và thổi vào ống thổi để kiểm tra nồng độ cồn trong máu. Nếu dưới mức phạt thì xin chúc mừng, bạn được đi tiếp. Còn trên thì... xin lỗi bạn quá đen! Nếu bạn từ chối không thổi vào ống CSGT có thể coi bạn là người chống đối người thi hành công vụ và phức tạp hơn nhiều đấy.


    Hiện nay CSGT cũng tăng cường lập chốt ở gần các quán bia, quán nhậu để đón đầu luôn các "bợm nhậu" từ quán đi ra. Hãy chú ý vui thôi đừng vui quá nhé!


    Tốt nhất đừng nên quá chén bạn ạ, nhậu vui thật đấy và ai cũng thích. Nhưng nếu say quá, thì nên đi taxi, nhờ người bạn nào đó không uống đi hộ xe về. Đừng cố đấm ăn xôi đi xe rồi tiền mất tật mang, bị CSGT bắt còn may chứ bị tai nạn giao thông vì say xỉn thì...

    Nhậu đã mất tiền, bị phạt còn mất thêm 4 triệu nữa, bạn còn muốn say xỉn không?
    Nhậu đã mất tiền, bị phạt còn mất thêm 4 triệu nữa, bạn còn muốn say xỉn không?
  9. Tại khoản 11, điều 6 quy định: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

    Mức độ này thì còn kinh khủng hơn cả uống rượu bia lái xe, nó là tệ nạn của xã hội rồi. Tốt nhất bạn không đi xe máy thì cũng ĐỪNG nên dính vào: đập đá, hút cỏ, các loại ma túy tổng hợp, thuốc lắc... Chỉ làm khổ gia đình bạn, chính bạn và xã hội mà thôi!!!
    Chơi ma túy đá, hút cần, cỏ, thuốc lắc... bị phạt tiền cũng vẫn còn là may!
    Chơi ma túy đá, hút cần, cỏ, thuốc lắc... bị phạt tiền cũng vẫn còn là may!
  10. Theo Nghị định 46, nếu dùng chân để điều khiển xe máy khi xe đang chạy trên đường bị phạt từ 5.000.000 -7.000.000 đồng.

    Cụ thể tại điểm a, khoản 9, điều 6 quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 -7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy dùng chân điều khiển xe khi xe đang chạy trên đường.


    Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 -05 tháng, tịch thu phương tiện.


    Kể từ sau khi có những clip kiểu anh/chị em thi nhau phô diễn khả năng lái xe bằng chân, làm trò tiêu khiển khi đang lái xe thì CSGT rất mạnh tay với những trường hợp này. Suy cho cùng cũng là vì sự an toàn của chính người điều khiển xe, và cả những người tham gia giao thông khác nữa.

    Đừng dại dột bạn nhé!

    Không hiểu sau khi
    Không hiểu sau khi "xòe" thì 2 thánh này còn tự tin thế này được không




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy