Top 10 Kiểu người phải tránh xa để không rước họa vào thân

Vân Vân 2026 0 Báo lỗi

Cuộc sống là những bộn bề tấp nập, lòng người là thứ khó đoán nhất, nguy hiểm nhất. Xã hội có người tốt, kẻ xấu nhưng chúng ta làm sao phân biệt được. Ông bà ... xem thêm...

  1. Những người có bản tính hay ghen tỵ thường cảm thấy mình xứng đáng được thành công và hạnh phúc hơn người khác. Cho dù bạn có cố gắng để họ hiểu rằng mình cũng là một phần của chiến thắng thì điều đó càng khiến họ phẫn nộ vì sự khiêm tốn và cao thượng của bạn. Kiểu người này bạn nên tránh xa đầu tiên. 5 dấu hiệu để nhận biết người đố kỵ là: Khó chịu khi ai đó hơn mình, khi nghe ai đó có tin vui thì thay vì chúc mừng họ lại cảm thấy không thoải mái, ganh ghét và tức giận, cảm thấy hả hê, vui sướng khi nghe người khác sa cơ, vấp ngã; Luôn soi mói và so sánh với người khác. Họ thường ngó nghiêng, dòm ngó sự thành công, hạnh phúc, nhan sắc của người khác, sinh lòng tức tối rồi đắm chìm trong suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực. Họ luôn chăm chăm vào những khuyết điểm hay lỗi lầm của người khác để phán xét nhằm giảm giá trị của họ với mọi người.; Ghen ghét, nói xấu người khác; Không công nhận thành quả của người khác; Không kết thân với những người tài giỏi hơn.


    Sự đố kỵ phá hoại mối quan hệ giữa người với người. Vì ganh ghét, đố kỵ mà hòa khí bị rạn nứt, sức mạnh đoàn kết của tập thể bị tổn thương. Trong một tập thể chỉ cần có người nảy sinh lòng ganh ghét, đố kỵ là nội bộ mất đoàn kết, nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát triển. Người có tâm lý đố kỵ không những tự giày vò mình, mà còn gây ra những việc không tốt với những người xung quanh. Họ luôn khó chịu khi thấy ai đó hơn mình. Khi nghe ai đó có tin vui thì thay vì chúc mừng, họ lại cảm thấy không thoải mái, ganh ghét và tức giận. Thậm chí người ganh tị thường cảm thấy hả hê và vui sướng khi người khác sa cơ hay vấp ngã. Luôn soi mói và so sánh với người khác..., những người này bạn nên tránh xa, không nên kết thân để tránh rước họa vào thân nhé.

    Người đố kỵ
    Người đố kỵ
    Người đố kỵ
    Người đố kỵ

  2. Có những người hoàn toàn không làm chủ được cảm xúc của mình. Họ sẽ đổ hết những cảm xúc tiêu cực cả mình vào những người xung quanh với suy nghĩ rằng bạn là người gây ra sự bất ổn cho họ. Bạn chẳng những không giúp họ lý tính hơn mà bạn dễ sẽ bị kéo vào dòng cảm xúc thất thường đó của họ. Có những người tuy không gây uy hiếp đối với thân thể hay tiền tài của bạn nhưng vẫn có thể đe doạ địa vị xã hội của bạn. Điều này lý giải cho những hành động khó hiểu khác, chẳng hạn như trường hợp có kẻ hãm hại cả người đã từng giúp đỡ tiền bạc cho mình. Con người vừa là ánh hào quang vừa là cặn bã của tạo hoá - nhà triết học người Pháp Blaise Pascal kết luận vào năm 1658. Xưa giờ vẫn thế. Con người có yêu thương có hận thù. Con người giúp đỡ nhau nhưng cũng làm hại nhau. Con người chìa bàn tay này cứu giúp nhau song lại cũng có thể rút dao đâm nhau bằng bàn tay kia. Đây là những người luôn chọn con đường ít bị phản đối nhất, họ không có chính kiến của riêng mình, bên nào cũng có thể cho là đúng.


    Nếu bạn cảm thấy mình đang dần bị tẩy não bởi những gì người khác tin, hãy cẩn thận. Một số người hoàn toàn không kiểm soát được cảm xúc của họ. Họ sẽ liên tục đả kích và chĩa mũi dìu vào bạn vì cho rằng, bạn là nguyên nhân khiến tâm trạng của họ tồi tệ như vậy. Những người này thường làm việc kém hiệu quả vì cảm xúc của họ làm lu mờ khả năng nhận định và sự mất kiểm soát làm phá hủy các mối quan hệ xung quanh họ. Bạn hãy cảnh giác với những người có tính khí thất thường, bởi có thể họ sẽ đem bạn ra làm đối tượng để “xả” những bực bội trong lòng. Rất khó để nhận biết kiểu người này bởi ban đầu bạn thường cảm thấy cảm thông với những vấn đề của họ. Nhưng theo thời gian, bạn nhận ra họ là những người dường như lúc nào cũng gặp khó khăn. Họ luôn thoái thác trách nhiệm bằng cách biến mọi việc thành những nhiệm vụ bất khả thi. Họ không bao giờ coi khó khăn như là một cơ hội để học hỏi và phát triển, mà thường cho đó là dấu chấm hết. Hãy nên tránh xa những người này.

    Người tính khí thất thường
    Người tính khí thất thường
    Người tính khí thất thường
    Người tính khí thất thường
  3. Đây là kiểu người khó nhận ra vì ban đầu bạn hoàn toàn thông cảm với những vấn đề của họ. Nhưng thời gian trôi qua, bạn sẽ nhận ra lúc nào họ cũng "cần thời gian để chia sẻ" nỗi niềm. Kiểu người "nạn nhân" thường chối bỏ những trách nhiệm, không thấy khó khăn là một cơ hội để học hành và trưởng thành. Cả đàn ông lẫn phụ nữ, từ mọi địa vị và hoàn cảnh xã hội dường như đều có cách riêng để làm nổi bật hình ảnh “nạn nhân tội nghiệp” của mình; họ cho rằng hầu hết (nếu không phải tất cả) những gì chưa được như ý trong cuộc đời mình là do ai đó hoặc thế lực nào đó gây ra. Họ cho rằng có quá nhiều yếu tố bên ngoài, không kiểm soát được tạo nên sự bất công, thiếu may mắn, sai lầm trong cuộc đời mình; rằng phần nào số phận của họ đã được sắp đặt, dù có cố gắng đến mấy cũng không thể nào vươn lên được bằng người nọ, người kia. Họ liên tục đổ lỗi, buộc tội và tỏ ra thương hại do cảm giác bi quan, sợ hãi và tức giận.


    Chúng ta có thể phải đối mặt với kiểu người này mỗi ngày, cảm thấy thương cảm cho họ và muốn giúp đỡ, và thậm chí không nhận ra rằng họ có thể lợi dụng sự đồng cảm của chúng ta vì mục đích của họ. Họ luôn cố gắng “kêu gào” điều này với phần còn lại của thế giới. Nhưng sự thật là, xã hội ngoài kia thực sự vô cảm, và để đối phó với điều này, nạn nhân liên tục cảm thấy tiếc cho bản thân và cố gắng thuyết phục người khác cảm thấy điều tương tự. Càng nhiều người đồng cảm với chiêu trò của họ, càng có nhiều nạn nhân bị mắc kẹt trong vai diễn này. Họ thích tỏ ra bất lực khơi gợi lòng trắc ẩn của bạn và có được sự cảm thông cũng như sự giúp đỡ của bạn. Họ cũng có thể khiến bạn cảm thấy có lỗi vì những điều bạn từng làm với họ. Cuối cùng, họ cố gắng ‘diễn’ tròn vai chỉ để thu hút ngày càng nhiều sự chú ý và khiến mọi người lắng nghe họ... Bạn không nên kết giao với những người này.

    Người tự cho mình là
    Người tự cho mình là "nạn nhân"
    Người tự cho mình là
    Người tự cho mình là "nạn nhân"
  4. Họ là những người thích tán chuyện, thích đem chuyện của người này đi kể cho người khác, ngồi với người này thì nói xấu người kia và ngược lại. Người như vậy sẽ dễ dàng tạo thành khoảng cách, gây thị phi, tổn hại cho người khác bằng câu chuyện chưa rõ đúng sai, tốt xấu. Người này tốt nhất không nên kết giao để tránh hậu họa về sau. Hẳn đâu đó trong cuộc sống bạn đã từng bắt gặp một người hơi rảnh rỗi, chuyên đem chuyện xấu của cô A nói với cô B, đem chuyện cô B nói với anh C, rồi lại nói từ chuyện trong nhà ra ngoài phố, hầu như là những chuyện vặt vãnh, chẳng tốt đẹp gì. Người nghe đôi khi thấy vui, đôi khi thấy chán, song nhìn chung chúng ta không ai muốn kết thân với dạng người này: chúng ta sợ chuyện riêng tư của mình một ngày nào đó cũng bị họ đem ra mổ xẻ, bàn tán.


    Những người có thói quen ngồi lê đôi mách đa số đều có khiếu nói chuyện: họ biết cách làm cho câu chuyện trở nên hài hước hay bi thương, biết nhấn nhá đúng chỗ và tập trung vào nhân vật khi cần thiết. Song nhược điểm lớn nhất của họ là không ý thức được điều mình nói có thể gây nhàm chán cho người nghe, ảnh hưởng xấu đến người khác và cả bản thân mình. Với họ, việc kể chuyện này chuyện nọ là điều hoàn toàn hết sức bình thường, thậm chí họ nghĩ là người đối diện thích nghe chuyện của họ nên càng phát huy thói quen này hơn. Người hay buôn chuyện thường rất hay lèo lái chủ đề sang nhiều lĩnh vực khác nhau khiến cho người nghe bị nhiễu loạn bởi quá nhiều điều được đề cập. Người nhiều chuyện, ngồi lê đôi mách, thích bàn tán chuyện không phải của mình. Người như vậy sẽ dễ dàng tạo thành khoảng cách, gây thị phi, tổn hại cho người khác bằng câu chuyện chưa rõ đúng sai, tốt nhất là không nên kết giao.

    Người nhiều chuyện, ngồi lê đôi mách
    Người nhiều chuyện, ngồi lê đôi mách
    Người nhiều chuyện, ngồi lê đôi mách
    Người nhiều chuyện, ngồi lê đôi mách
  5. Người nham hiểm, lòng dạ khó lường là loại người bạn nên tránh xa. Bởi thâm sâu khó đoán, thường xuyên tính kế, không biết lúc này hay lúc khác sẽ ngầm hãm hại mình để đạt được mục đích. Kẻ nguy hiểm nhất không phải kẻ ác, mà là kẻ có dã tâm. Người tính cách thâm hiểm, luôn có tính toán trong lòng, luôn mưu đồ việc không đoan chính, là loại người không nên tiếp xúc. Vì sao? Vì ở gần biết đâu bị hãm hại lúc nào không hay. Vì biết đâu, họ lại lôi kéo, lừa lọc mình vào những chuyện bất chính. Sông tuy sâu nhưng còn nhìn thấy đáy, lòng người tuy nông mà khó lường. Những người nham hiểm thường có lòng dạ thâm sâu khó đoán. Một người luôn hằn học nói xấu người khác chắc chắn không phải 1 người có thế giới quan tươi sáng và bạn không nên thân thiết với những người này kẻo bản thân sẽ là 1 “nạn nhân” của những lời nói độc địa, bịa đặt đấy.

    Kết giao và làm bạn nên bắt nguồn từ duyên phận và thành ý với một trái tim chân thật. Đừng thân thiết với những kẻ nham hiểm kẻo bị hãm hại lúc nào không hay vì biết đâu, họ lại lôi kéo, lừa lọc mình vào những chuyện bất chính. Khôn ngoan đến mấy cũng không thể lấy thước mà đo lòng người, nên chỉ có thể cẩn trọng ngôn hành, tính toán kỹ lưỡng lời ăn tiếng nói, không tự tay dâng nhược điểm ra cho người ngoài lợi dụng.lòng người lúc nào cũng vô định và khó lường. Các mối quan hệ cũng không thể luôn ở trạng thái tốt đẹp như chúng ta mong muốn.Điều nguy hiểm nhất là các mối quan hệ của người trưởng thành thường thay đổi bản chất trong thầm lặng. Nhiều khi, chúng ta coi họ là bạn bè thân thiết nhất, chia sẻ rất nhiều chuyện quan trọng trong lòng, nhưng họ có thể coi đó là vũ khí để tấn công lại chính bạn.Do đó, sống trên đời này, tâm hại người không nên có, nhưng tâm phòng người nhất định phải có.

    Người nham hiểm, lòng dạ khó lường
    Người nham hiểm, lòng dạ khó lường
    Người nham hiểm, lòng dạ khó lường
    Người nham hiểm, lòng dạ khó lường
  6. Ranh ma, hay ranh mãnh trái hẳn với sự trung thực, thật thà và đồng nghĩa với gian giảo, dối trá, tráo trở, lật lọng, láu tôm láu cá. Ranh ma chỉ là sự “khôn vặt”, học lỏm, học mót, bắt chước người khác một điều gì đó, và chủ yếu là những thủ đoạn, mánh lới, mưu mẹo xảo quyệt lừa người, để kiếm lợi bất chính cho bản thân. Ranh ma là một thói xấu, một nét đối nghịch với văn hóa và tinh thần nhân văn. Những người này lấy đi thời gian và năng lượng của bạn. Họ biết bạn thích gì, điều gì làm bạn vui vẻ nhưng muốn lấy đi nhiều thứ của bạn, không muốn bạn đạt được những gì bạn muốn. Nhìn lại mối quan hệ từ trước tới giờ thì bạn chỉ thấy họ luôn nhận tất cả những gì tốt đẹp về mình và không muốn cho đi bất cứ điều gì. Thói ranh ma có nhiều kiểu, nhiều loại: Ranh ma cá nhân, ranh ma nhóm, ranh ma “tập thể”. Có thứ ranh ma lộ liễu, có thứ ranh ma cực kỳ tinh vi. Ranh ma từ những cái thật nhỏ, đến những chuyện thật lớn.


    Thói ranh ma có những biểu hiện và biến thái vô cùng đa dạng và phức tạp. Người xưa có câu “Minh thương dễ tránh, ám tiễn khó phòng”, tức là, đòn trước mặt còn dễ tránh thoát, đòn sau lưng khó lòng phòng bị. Vì sự dối trá đội lốt chính nghĩa, kẻ thủ đoạn toan tính bên ngoài sự lương thiện là nguy hiểm nhất. Cũng vì thế mà người dạng này ẩn nấp kĩ, khó nhìn ra lòng dạ thật. Dù kết giao thân thiết, chúng ta khó có thể nào biết được, người bạn bên cạnh có dụng ý thế nào, thật lòng thật dạ hay chỉ tư lợi cho bản thân. Đừng vì cuộc sống cho ta một viên kẹo ngọt liền ngỡ đó là điều may mắn. Vì không ai biết rằng có một lúc nào đó có người sẽ cướp đi viên kẹo đó. Đề phòng rủi ro, thất bại thôi là chưa đủ. Xã hội phức tạp là vì những con người phức tạp, bạn nên tránh xa những người này.

    Người gian xảo, ma mãnh
    Người gian xảo, ma mãnh
    Người gian xảo, ma mãnh
    Người gian xảo, ma mãnh
  7. Thói nịnh hót, bợ đỡ đã có từ ngàn xưa, lắm chuyện cười ra nước mắt. Ấy thế mà ngày nay, nhiều người vẫn cứ giữ cái thói xấu này để trèo lên người khác giúp mình có một vị trí cao trong công việc... Người nịnh nọt, khua môi múa mép, lời nói không thật thà, không thành tâm, khi cần thì vun vào, khi không cần thì vứt bỏ, là loại người mà tốt nhất bạn không nên tin tưởng. Đa số những kẻ mồm mép đều không tài năng, giỏi giang nên đành dùng mồm miệng đỡ chân tay. Vì muốn được giữ chân trong công ty, vì muốn được thăng quan tiến chức nên đành hạ thấp danh dự của bản thân để thỏa lòng người khác. Mồm miệng cũng chỉ là lời nói, mà lời nói thì gió bay nên nhiều kẻ còn dùng vật chất để đánh cược với danh dự. Những người hay nịnh nọt không bao giờ nhận được sự tôn trọng của mọi người vì những hành vi và lời nói của họ gây ra sự phản cảm và khó chịu.


    Tuân Tử đã từng nói: “ Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.” Trong câu nói bao gồm ba đối tượng: “Người chê ta”, “người khen ta”, “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta” và vai trò của họ đối với cuộc sống mỗi con người. Những người thuộc nhóm này thường gió chiều nào xoay chiều ấy, ham lợi mà quên nghĩa, chỉ lo lợi ích của bản thân. Đây là kiểu người nguy hiểm nhất trong đời người, bạn cần phải hết sức cẩn trọng và tránh xa những kẻ tiểu nhân giả tạo, chỉ biết sống vì mình để tránh rước họa vào thân trong thời điểm bất ngờ. Chẳng phải tự nhiên mà người ta có câu: “Kẻ giả tạo dùng miệng, người chân thành dùng tâm". Lấy dối trá đổi về dối trá, lấy chân thành mới nhận được lòng người.

    Người nịnh nọt, khua môi múa mép
    Người nịnh nọt, khua môi múa mép
    Người nịnh nọt, khua môi múa mép
    Người nịnh nọt, khua môi múa mép
  8. “Thật giả khôn lường, lòng người khó đoán”. Đây đã là đạo lý mà từ xưa đến nay, ông cha ta không ngừng truyền dạy. Rất nhiều điển tích, câu chuyện, ca dao, thành ngữ… đều nhằm xoay quanh câu chuyện về lòng người. Hiện nay để giải quyết mâu thuẫn cá nhân, rất nhiều chủ thể cố ý đưa ra những thông tin sai sự thật về bản chất vấn đề nhằm bôi xấu danh dự nhân phẩm người khác. Trong xã hội có người thực hiện một hành vi nào đó sai trái, dù mục đích của họ không phải là xấu, nhưng họ vẫn bị phê phán. Vì thế ai cũng biết, nếu mục đích tốt thì nên được cảm thông, nhưng để đạt được mục đích bằng mọi giá, trong đó có cả hành động bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật thì không thể chấp nhận.


    Hành vi bịa đặt được hiểu là việc tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có thật đối với người khác để bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Chính sự theo đuôi mù quáng của những kẻ mắc bệnh a dua đã làm cho cái xấu, cái sai nhỏ bị loang rộng, đẩy lên và hậu quả thật khôn lường. Cho nên nếu bạn kết thân với những người bạn tốt – những người bạn quan tâm đến việc tự hoàn thiện và phát triển bản thân – thì bạn cũng có thể tiến theo chiều hướng tích cực. Kết giao với những người tự hủy hoại bản thân dù sao cũng có những hậu quả không tốt, kéo bạn xuống cùng với họ. Hãy can đảm từ bỏ những ảnh hưởng tiêu cực và tránh xa những người có thể khiến bạn hành động theo cách mà bạn thấy không thoải mái như người hay xuyên tạc sai sự thật chẳng hạn, để tránh rước họa vào thân mình bạn nhé.

    Người hay xuyên tạc
    Người hay xuyên tạc
    Người hay xuyên tạc
    Người hay xuyên tạc
  9. Chúng ta ai cũng đã từng nói dối và sự thật là không phải lúc nào nói dối cũng xấu. Tuy nhiên ở cạnh những người hiếm khi nói thật sẽ khiến bạn mất lòng tin và luôn phải đề phòng, cảnh giác. Dần dần bạn sẽ thấy vô cùng mệt mỏi và mất lòng tin vào cuộc sống. Thông thường nói dối nhằm mục đích lừa dối, khi lừa dối thành công, người nghe cuối cùng có một niềm tin sai lệch (hoặc ít nhất là một cái gì đó mà người nói tin là sai). Khi sự lừa dối không thành công, một lời nói dối có thể bị phát hiện. Việc phát hiện ra lời nói dối có thể làm mất uy tín của các tuyên bố khác bởi cùng một người nói, làm mất danh tiếng của người đó. Có những mục đích chính đáng như tránh bị trừng phạt, không để người khác buồn phiền nhưng cũng có những mục đích không chính đáng như lừa đảo, vu khống người khác hay thậm chí là để thỏa mãn thú vui của bản thân.


    Người hay nói dối, dù chỉ để đùa vui cũng tạo ra nghiệp ác. Họ khiến nhiều người không tin tưởng, dễ bị xếp vào hạng người lừa lọc, không đạo đức. Cũng có những người do bản thân khiếp nhược, không bản lĩnh, nên khi bị ai đó ép buộc đã phải nói dối. Họ nói không đúng sự thật khi bị người xấu ép khai khống, hoặc đổ tại ai đó. Việc làm đó khiến những người bị họ khai mắc họa. Hay có những người vì hám danh, thích địa vị nên cứ khoe khoang. Họ nói dối để khiến người khác nghĩ mình tài giỏi, thông minh, hơn người… nhưng đó là sự giả tạo. Đây là nghiệp ác tự tạo, chỉ vì sở thích hám danh đem lại. Nói dối cũng chính là sự không trung thực, hành động đó dần sẽ làm cho con người không sống thực với chính bản thân mình, làm mất đi lý trí và sẽ sống trong sự giả dối của chính lương tâm. Một người đã sống không thật với người khác, và với bản thân mình, thì sẽ không bao giờ tìm tới sự thật. Những người giả tạo, ngụy quân tử chính là kiểu người không nên kết giao.

    Người nói dối
    Người nói dối
    Người nói dối
    Người nói dối
  10. Đầu tiên, chúng ta phân tích về nghĩa đen của câu thành ngữ này. Ở đây, “phú” có nghĩa là giàu có, phú quý, còn “bần” là nghèo hèn, bần cùng. Câu này nghĩa là ham thích cái giàu và ruồng bỏ cái nghèo. Suy rộng ra, câu thành ngữ muốn phê phán những con người coi trọng vật chất, coi trọng những vật ngoài thân mà không nhìn thấy những giá trị tốt đẹp ở bên trong. Giàu nghèo không nói lên nhân cách của một người, đó chỉ là thước đo phù phiếm. Kiểu người tham phú phụ bần với người giàu thì nịnh hót, đối đãi thân tình hết mình. Nhưng với người nghèo thì họ dè bỉu chê bai, lòng dạ bạc bẽo khó lường. Họ không thật tình đối đãi với ai, chỉ vì bản thân. Bởi thế, với kiểu người này đừng nên thân thiết mà dễ thất vọng, hay tệ hơn là có ngày họ vì ham mê giàu có mà tìm cách hãm hại ta.


    Đối với những loại người như thế này thì tốt nhất bạn đừng nên giao tiếp cho nhẹ nhàng. Vì họ sẽ chẳng bao giờ thật tâm với mình, bị hại hay nói xấu lúc nào không hay. Nếu là người tử tế, khi nhận được sự giúp đỡ của người khác lúc gặp khó khăn thì sau đó họ sẽ luôn hàm ơn ân nhân của mình. Họ không ngừng tìm kiếm cơ hội để trả ơn cho người đã hỗ trợ mình, chỉ cần đối phương mở lời sẽ nhiệt tình giúp sức. Ngược lại, người tham phú phụ bần, lòng dạ khó lường thường xem việc người khác giúp đỡ mình là điều đương nhiên, là nghĩa vụ của đối phương. Chẳng những thoải mái tận hưởng những điều tốt đẹp mà người khác mang lại cho mình, họ còn vì lòng đố kỵ mà sẵn sàng dùng đủ mưu hèn kế bẩn để có thể hãm hại, khiến ân nhân của mình phải khốn khổ tận cùng mới hả dạ. Với kiểu người này, bạn chớ dại kết giao kẻo rước họa vào người, lành ít dữ nhiều.

    Người tham phú phụ bần
    Người tham phú phụ bần
    Người tham phú phụ bần
    Người tham phú phụ bần



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy