Top 7 Kinh nghiệm cho phóng viên trẻ trước khi bước vào nghề

Hoàng Ngọc Trang 453 0 Báo lỗi

Phóng viên (Nhà báo hay Ký giả) là người làm việc cho Đài phát thanh, Đài truyền hình, Hãng thông tấn, báo, tạp chí... với vai trò, nhiệm vụ chính là viết tin, ... xem thêm...

  1. Năng khiếu là khi sinh ra đã có hoặc được thừa hưởng từ gia đình. Năng khiếu sẽ giúp bạn có được số ít phần trăm thành công nhanh hơn người khác. Tuy nhiên đối với nghề báo ngoài năng khiếu cần có tri thức nữa. Mà muốn tích lũy được nhiều tri thức thì phải học nhiều và đọc rất nhiều. Có thể nói rằng, năng khiếu là "tài sản" sẵn có của con người, như cây măng mập mạp ở trong đất, dù có khỏe mấy mà sau đó gặp mưa thì lớn lên cũng còi cọc. Người có năng khiếu mà không có kĩ năng, không có tri thức thì năng khiếu cũng không thể bộ lộ ra được. Kỹ năng phải rèn luyện thật nhiều, tri thức cũng phải tích lũy dần dần.


    Năng khiếu không tồn tại vĩnh viễn, nó có thể chết đi nếu không được nuôi dưỡng nhưng sẽ phát triển nếu được rèn luyện và đào tạo. Tuy năng khiếu chiếm số phần trăm rất nhỏ nhưng đó là điều kiện cần đầu tiên để phát triển. Nhờ có năng khiếu, qua đào tạo, rèn luyện và ý chí vươn lên mạnh mẽ, năng khiếu sẽ được chuyển hóa thành hiện thực. Tri thức rất quan trọng, có người nói "Không có tri thức, con người không thể tin cậy ngay cả đôi mắt của mình". Tri thức bách khoa làm nền tảng cho mọi hoạt động xã hội tri thức chuyên ngành giúp nhà báo nắm bắt sớm và viết được những bài báo sâu sắc.

    Năng khiếu và tri thức - hai yếu tố để phóng viên phát triển
    Năng khiếu và tri thức - hai yếu tố để phóng viên phát triển
    Năng khiếu và tri thức - hai yếu tố để phóng viên phát triển
    Năng khiếu và tri thức - hai yếu tố để phóng viên phát triển

  2. Quá trình phấn đấu để trở thành nhà báo giỏi rất gian nan, vất vả, vì người đó phải rèn luyện suốt cả cuộc đời, phải sẵn sàng cho hiểm nguy nhưng có khi chỉ một lần sơ sẩy là tan tành sự nghiệp. Bởi vậy, với nhà báo, tự mãn chẳng khác gì tự sát. Kinh nghiệm có được do trải nghiệm của bản thân và đồng nghiệp. Có kinh nghiệm truyền thống và kinh nghiệm tức thời. Có kinh nghiệm tập thể và kinh nghiệm cá nhân. Chúng ta có thể học hỏi, nâng cao kiến thức bằng cách học ở trường, còn kinh nghiệm lại phải tích lũy thực tế, kiến thức là điều kiện cần thiết nhưng kinh nghiệm cũng rất quan trọng. Kỹ năng của phóng viên chính là khả năng vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế hoạt động báo chí. Ví dụ như kĩ năng viết hiện đại: ngắn gọn, đầy đủ, mới mà vẫn sinh động, hấp dẫn.


    Kinh nghiệm và kĩ năng đem lại rất nhiều lợi ích cho phóng viên. Không mất thời gian vô ích, họ biết ngay để viết bài báo này thì phải gặp ai, gặp ở đâu. Và rất nhanh, chẳng quá mệt mỏi, họ thực hiện bài viết nhanh chóng, đúng yêu cầu. Trước đây các nhà báo đổi tuổi trẻ để lấy kinh nghiệm. Ngày nay các nhà báo trẻ thông minh có thể rút ngắn thời gian rất nhiều nếu chịu khó quan sát, chịu khó học hỏi, rèn luyện. Thật lý tưởng khi một phóng viên bắt đầu với sự giáo dục, rèn luyện các kĩ năng một cách đầy đủ và đúng đắn. Thiếu điều đó, người phóng viên có thể phải hứng chịu nhiều thất bại và ngày càng nhận rõ sự "què cụt" kiến thức của mình khi công việc được giao tăng lên.

    Rèn luyện kĩ năng, tích lũy kinh nghiệm
    Rèn luyện kĩ năng, tích lũy kinh nghiệm
    Rèn luyện kĩ năng, tích lũy kinh nghiệm
    Rèn luyện kĩ năng, tích lũy kinh nghiệm
  3. Quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội vừa là yêu cầu, vừa là trách nhiệm của phóng viên. Sự quan tâm này không phải là tò mò đơn thuần mà là quan tâm để hiểu và phục vụ công việc của mình. Bởi vậy, có người đã nói rằng phóng viên là một quái vật: chân luôn chạy, mũi luôn chĩa vào chuyện người khác, mắt nhìn soi mói, tai nghe ngóng mọi điều như ăng ten... Hàng ngày, thậm chí hàng giờ, hàng phút trên thế giới xảy ra biết bao nhiêu sự kiện, nảy sinh biết bao nhiêu vấn đề. Vậy phóng viên phải quan tâm đến cái gì? Hãy chọn đối tượng ta hướng tới để chọn chủ đề viết. Ví dụ như người già quan tâm đến thuốc thang và sức khỏe, sinh viên thì quan tâm đến nhạc trẻ, những cửa hàng, đồ ăn giảm giá...


    Với những đề tài mang tính thời sự thì phải viết ngay và mang đến công chúng khi còn đang nóng hổi vì chả ai thích đọc một cái tin người ta đã biết rồi - đó gọi là tin bị nguội, bị thiu. Biết được nhu cầu bạn đọc, phóng viên sẽ biết mình phải làm gì, nên trước khi là người viết, phóng viên phải là độc giả. Nếu phóng viên chuyên trách một khu vực, hoặc ngành, người đó phải thiết lập được mối quan hệ tốt với các cộng tác viên để không bỏ lỡ sự việc xảy ra. Tóm lại, phóng viên phải quan tâm đến mọi vấn đề, nhưng không phải vấn đề nào cũng quan tâm như nhau. Phóng viên phải biết đánh giá đúng mức độ quan trọng của từng việc.

    Với những đề tài mang tính thời sự thì phải viết ngay
    Với những đề tài mang tính thời sự thì phải viết ngay
    Quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội vừa là yêu cầu, vừa là trách nhiệm của phóng viên.
    Quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội vừa là yêu cầu, vừa là trách nhiệm của phóng viên.
  4. Các nhà báo có kinh nghiệm cho rằng, lấy được đủ tài liệu coi như đã hoàn thành được 50% bài viết. Không những thế, đây là nửa quyết định. Nếu phóng viên lấy tài liệu sơ sài, bài viết vẫn có thể ra đời nhưng chắc chắn sẽ rơi vào một trong hai khả năng sau: Thiếu sinh động hấp dẫn hoặc bị kiện lại. Vậy có cách nào lấy tài liệu để tránh được hai khả năng trên. Qua các văn bản, ví dụ như quyết định, biên bản của các cấp chính quyền, giấy chứng thương, di chúc, giấy tờ sở hữu, sách tham khảo, hay bất kì cuốn sách nào, tờ báo liên quan đến vấn đề đang quan tâm. Khi ta có tài liệu ngày một đủ, câu chuyện cũng hiện lên rõ dần. Để viết được nhanh, sâu sắc nhiều vấn đề, các nhà báo phải có kinh nghiệm thường có kho tư liệu rất phong phú. Ngoài những sách về lịch sử, các bộ luật hoặc quyết định, qui định tạm thời...họ còn có hàng ngàn bài báo được cắt rời và xắp xếp theo chủ đề riêng.


    Ngày nay nhờ Internet, các nhà báo trẻ có thể tra tìm tư liệu nhanh hơn rất nhiều. Kho tư liệu càng phong phú, phóng viên sẽ thực hiện các bài viết nhanh chóng, dễ dàng. Tìm kiếm thông tin bằng quan sát và nhận định cá nhân. Có vô vàn hoàn cảnh khác nhau, phóng viên đưa tin chiến tranh hay vụ hỏa hoạn, phóng viên công trường ngoài đồng...Ở mỗi hoàn cảnh phóng viên phải tìm ra những chi tiết có ý nghĩa, những nhân chứng thuyết phục cho bài viết của mình. Trong các trường hợp này, phóng viên phải luôn đứng ở vị trí độc giả để quyết định tìm hiểu kỹ hơn cái gì, đưa ra cái gì cho bạn đọc. Ngoài ra, lấy tài liệu bằng cách phỏng vấn, hỏi chuyện các nhân vật liên quan. Đây là khâu khó khăn nhất vì phóng viên thường phải đối mặt với người hơn hẳn mình về mọi mặt. Một giáo sư, bác sĩ, cô giáo...

    Ngày nay nhờ Internet, các nhà báo trẻ có thể tra tìm tư liệu nhanh hơn rất nhiều
    Ngày nay nhờ Internet, các nhà báo trẻ có thể tra tìm tư liệu nhanh hơn rất nhiều
    Các nhà báo có kinh nghiệm cho rằng, lấy được đủ tài liệu coi như đã hoàn thành được 50% bài viết
    Các nhà báo có kinh nghiệm cho rằng, lấy được đủ tài liệu coi như đã hoàn thành được 50% bài viết
  5. Dù gặp khó khăn trong những ngày đầu bước vào nghề, nhưng những phóng viên trẻ với niềm đam mê và tình yêu dành cho nghề báo đã tự mình từng bước khắc phục khó khăn, trau dồi bản thân để phát triển nghề nghiệp. Các phóng viên trẻ luôn ý thức được việc tự rèn luyện, trau dồi là yêu cầu cần thiết bắt buộc phải có ở nghề báo để nâng cao nghiệp vụ. Từ đó, kỹ năng nghề nghiệp được nâng lên và vững tay nghề hơn. Và đặc biệt, tôi luôn giữ trong mình “lửa nghề”. Để những phóng viên trẻ có thể tự chủ hơn trong sự nghiệp của mình, họ phải thấu hiểu được những điều giúp mình tự chủ hơn.


    Một là, bạn hãy nhớ rằng, bạn mới chính là nhân vật quan trọng, là người thay mặt bạn đọc đến để phỏng vấn, bạn đang làm phận sự của mình và làm điều đó vì mọi người. Còn người kia là hoa hậu hay nghệ sĩ piano, hay một ca sĩ nổi tiếng thì cũng chẳng phải "con hổ". Hai là, bạn hãy hít thở sâu 3 lần trước khi vào phỏng vấn, thậm chí nhún nhảy chạy tại chỗ vài giây. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy không còn "sụt dưới chân" và bớt đi sự hồi hộp quá mức. Trong các cuộc phỏng vấn, phóng viên nên sử dụng máy ghi âm để làm tài liệu và chứng cứ sau này. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu không ghi âm có thể câu chuyện sẽ thoải mái hơn và óc phán đoán của phóng viên sẽ tốt hơn. Khi phỏng vấn về các vấn đề tiêu cực, người trả lời thường ngại ngùng do sợ bị trả thù, phóng viên cần cam kết rõ ràng với họ về việc bảo vệ bí mật nguồn tin.

    Phóng viên trẻ cần tự chủ hơn
    Phóng viên trẻ cần tự chủ hơn
    Phóng viên trẻ cần tự chủ hơn
    Phóng viên trẻ cần tự chủ hơn
  6. Phỏng vấn là công việc đầu tiên của phóng viên và nó quyết định đến sự thành công của bài viết. Đối với phóng viên trẻ, đây là công việc không dễ dàng, càng khó khăn hơn khi phải phỏng vấn những người nhiều tuổi mà có quyền lực, danh tiếng...hoặc tai tiếng. Một cuộc phỏng vấn sẽ thất bại vì nhiều lý do, chắc chắn sẽ thất bại nếu phóng viên không chuẩn bị trước. Trước tiên, nên đọc các tài liệu có sẵn viết về các vấn đề liên quan đến đề tài đang được quan tâm hoặc các nhân vật được phỏng vấn. Sau đó nên viết ra câu hỏi chính, ghi nhớ chúng và bám sát vào nội dung này trong suốt cuộc phỏng vấn. Đừng để người được phỏng vấn nhìn thấy những gì ta chuẩn bị sẵn, vì điều đó làm người trả lời mất đi tự nhiên. Những điều cần ghi nhớ khi đi phỏng vấn là: Đừng quên máy ghi âm. Những nhà ngoại giao, chính trị gia hoặc nhà kinh doanh đã tiếp xúc nhiều với báo chí, họ có thể đưa ra câu trả lời nhưng thực chất chẳng nói lên điều gì. Trong trường hợp này, phóng viên phải nói là ông, bà chưa trả lời đúng câu hỏi. Nếu họ có ý né tránh thì liệu họ có trả lời được câu hỏi không. Với những nhân vật phỏng vấn, khi trả lời còn rụt rè, e ngại thì bạn nên cất sổ ghi chép, hoặc máy ghi âm và tạo không khí thoải mái hơn cho buổi phỏng vấn. Ngay sau khi phỏng vấn hãy ghi lại tất cả nội dung lại. Bạn cũng cần hiểu rõ trình độ, kiến thức của người bạn phỏng vấn để đưa ra các câu hỏi phù hợp.

    Hãy đưa ra những câu hỏi dễ trước, câu hỏi khó sau
    . Những người có kinh nghiệm thường bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng một câu hỏi thân thiện hoặc câu chuyện hài hước sau đó mới bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng những câu hỏi dễ và mở. Điều tối kỵ là ngay từ đầu đã đưa ra những câu hỏi khó có tính tranh luận vì điều đó dễ tạo ra không khí căng thẳng khiến cuộc phỏng vấn có thể đi vào bế tắc. Khi cảm nhận họ đã thực sự vào cuộc, hãy hỏi một hai câu về vấn đề bạn biết rõ. Chúng sẽ giúp bạn kiểm tra tính trung thực của nhân vật đối thoại. Nói chung cần phải biết nghi ngờ, vì trong nhiều trường hợp người được phỏng vấn muốn che giấu một phần sự thật. Với những vấn đề liên quan đến một lĩnh vực bạn chưa hiểu rõ, bạn hãy hỏi lại. Bạn cũng có thể nói lại hiểu biết của mình về vấn đề đó và hỏi xem hiểu như vậy có đúng không. Khi phỏng vấn bạn phải thật chân thành, đừng xem đồng hồ khi phỏng vấn mà phải sẵn sàng nghe họ nói, cái họ đang bí, cần giúp đỡ... Khi có được sự gần gũi hơn là lúc bạn có thể đưa ra những câu hỏi khó nhất. Bạn cũng đừng vội chào người ta mà tiếp tục câu chuyện ngay cả khi tắt máy ghi âm, gập sổ bởi đó chính là lúc bạn nghe được những câu trả lời trung thực.


    Cuối cùng, bạn đừng quên cảm ơn người đã dành thời gian tiếp bạn và hẹn có thể sẽ gặp lại. Bởi vì ngay cả những người có kinh nghiệm phỏng vấn nhất vẫn có thể muốn biết thêm hoặc xác định lại, tìm hiểu thêm về điều gì đó khi về đến tòa soạn.

    Phỏng vấn là công việc đầu tiên của phóng viên và nó quyết định đến sự thành công của bài viết
    Phỏng vấn là công việc đầu tiên của phóng viên và nó quyết định đến sự thành công của bài viết
    Hãy đưa ra những câu hỏi dễ trước, câu hỏi khó sau khi phỏng vấn
    Hãy đưa ra những câu hỏi dễ trước, câu hỏi khó sau khi phỏng vấn
  7. Hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí không chỉ là yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, mà còn là đòi hỏi cấp bách được các cơ quan báo chí đặc biệt chú trọng. Bởi đó không chỉ là lương tâm, trách nhiệm, mà còn là sự khẳng định vị thế, uy tín và sự tồn tại của mỗi cơ quan báo chí, của mỗi phóng viên. Vì chính những giá trị của các tác phẩm báo chí chất lượng cao sẽ tự nó chỉ ra rõ khả năng nghề nghiệp, tôn vinh sức sáng tạo của mỗi nhà báo, mỗi phóng viên và hoạt động của các cơ quan báo chí. Hơn ai hết, những phóng viên đều biết, thách thức lớn nhất của báo chí trong giai đoạn hiện nay là làm thế nào để tác phẩm báo chí vừa đảm bảo được định hướng chính trị đúng đắn, đáp ứng yêu cầu thông tin đa dạng của công chúng, vừa thu hút được đông đảo bạn đọc và có sức lan tỏa, tác động vào tâm tư tình cảm, lay động lòng người.


    Muốn nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí, trước hết cần nâng cao “chất lượng” các nhà báo, các phóng viên - điều này phụ thuộc vào hai yếu tố: Tự thân nhà báo phải rèn luyện bản lĩnh chính trị, tích lũy kiến thức, không ngừng nâng cao nghiệp vụ; và các cơ quan báo chí chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cũng như đạo đức của những người làm báo. Thực tế cho thấy, để có một tác phẩm báo chí chất lượng cao, hay một tác phẩm báo chí tốt, cần có “ba cái tốt”. Đó là một nhà báo tốt, một môi trường làm việc tốt và một không khí báo chí tốt.

    Uy tín của phóng viên được tạo bởi những bài viết chất lượng
    Uy tín của phóng viên được tạo bởi những bài viết chất lượng
    Muốn nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí, trước hết cần nâng cao “chất lượng” các nhà  báo, các phóng viên
    Muốn nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí, trước hết cần nâng cao “chất lượng” các nhà báo, các phóng viên




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy