Top 10 Kinh nghiệm cho người bán hàng thành công
Trong kinh doanh, để có kinh nghiệm trong nghề bán hàng, người bán hàng cần học hỏi và tích lũy rất nhiều kinh nghiệm cho mình để có thể bán hàng tốt. Kỹ năng ... xem thêm...bán hàng và những trải nghiệm thực tế trong quá trình bán hàng là những điều rất cần thiết của một người bán hàng giỏi. Sau đây là một số kinh nghiệm cho những ai yêu thích bán hàng tham khảo.
-
Lòng đam mê
Lòng đam mê là một trong những bí quyết giúp bạn thành công, không chỉ bán hàng, mà bất cứ nghề nào cũng cần phải có đam mê, phải kiên trì và có trách nhiệm để theo đuổi mục tiêu của bản thân. Không những thế, bạn còn phải đam mê cái nghiệp mà bạn theo, đam mê sản phẩm mà bạn bán để có thể truyền được sự thích thú với sản phẩm đến khách hàng và thuyết phục được khách hàng. Thiếu đam mê, không chỉ khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tạo dựng sự thành công trong sự nghiệp tương của bản thân lai mà nó cũng khiến cho mỗi ngày của bạn trôi qua đều qua đi một cách vô nghĩa.
Nhưng nếu như ngược lại bạn thực sự đam mê và yêu thích công việc đó và dành tất cả tâm trí cho nó thì chắc chắn bạn không chỉ có động lực trong việc phát huy hết khả năng của bản thân để hoàn thành công việc ngày càng tốt hơn mà mỗi ngày trôi quan của bạn cũng đều là những chuỗi ngày thoải mái, vui vẻ cho dù công việc đó có đem lại sự áp lực, mệt mỏi thế nào đi nữa.
-
Đạo đức nghề nghiệp
Mỗi một nghề có một chuẩn mực đạo đức riêng biệt, bán hàng cũng vậy. Người bán hàng có đạo đức không chỉ khẳng định được bản thân mà còn thể hiện được tinh thần và trách nhiệm đối với công việc, với khách hàng và xã hội. Vì vậy, người bán hàng đừng vì cái lợi nhỏ trước mắt mà gây ra thiệt hại lâu dài, vì những gì được xây dựng trên nền tảng đạo đức và sự chân chính sẽ là những gì bền vững nhất.
Người bán nên thành thật với người mua về những cạm bẫy có thể xảy ra cả trước và sau khi họ mua - và cách giúp khách hàng tiềm năng tránh những cạm bẫy đó. Nếu sau khi đặt câu hỏi và lắng nghe, bạn không tin rằng mình có khả năng giúp được khách hàng tiềm năng - hoặc họ không có ngân sách và nhân lực để mua giải pháp của bạn ngay bây giờ, tốt nhất là hãy kết thúc mọi thứ một cách thân thiện.
-
Kỹ năng bán hàng tốt
Một điều quan trọng dành cho người bán hàng là luôn luôn tôn trọng khách hàng, phải đối xử với khách hàng bằng tác phong chuyên nghiệp và chân thành nhất có thể. Một nhân viên bán hàng tốt không thể thiếu ba yếu tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Những kỹ năng về giao tiếp, đàm phán với khách hàng bạn có thể trau dồi trong quá trình làm việc và tiếp xúc với khách hàng.
Tuy nhiên, thái độ của bạn lại do chính bạn quyết định và đó chính là yếu tố quyết định lấy được thiện cảm của khách hàng và tạo ra kết quả bán hàng cho bạn.là yếu tố có thể giúp bạn hoàn thành các công việc của mình một cách tốt mà nó còn là tiền đề cho bạn trong những bước tiến phát triển tương lai của thân. Bởi thế trong tất cả các hoạt động công việc hãy tự tạo dựng cho mình một chiến lược thật vững vàng nhé. Hãy tìm hiểu mô tả công việc nhân viên bán hàng để biết được những gì mình cần có và nâng cao để phục vụ cho công việc tốt nhất.
-
Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ mà mình bán
Nếu người bán hàng mà không hiểu được sản phẩm của mình thì là sao truyền tải được thông tin đến với khách hàng và làm sao có thể thuyết phục được họ sử dụng chúng. Vì thế, người bán hàng cần phải am hiểu thật rõ về sản phẩm mình đang bán, xem nó có những điểm gì vượt trội hay yếu kém ở đâu. Không chỉ thế, người bán hàng còn cần phải hiểu rõ được sản phẩm của đối thủ để có thể so sánh và có chiến lược bán hàng hợp lý.
Phải luôn luôn nhớ rằng không phải tất cả mọi người ngay từ khi mới bắt đầu đều đã là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Vì vậy bạn hãy tự học hỏi các kỹ năng bán hàng khi mới bắt đầu hoặc giúp đỡ những người cần sự giúp đỡ của bạn. Trong bộ máy hoạt động của một doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên bán hàng luôn luôn đóng vai nòng cốt và vô cùng quan trọng. Ai ai cũng đều biết rằng đây là đội ngũ mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn nhất về cho công ty và dĩ nhiên mỗi một người đều muốn mình là người xuất sắc.
-
Là một người tư vấn và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Khi bán hàng, bạn cần đưa cho khách hàng những giải pháp và lựa chọn khác nhau để họ có cơ hội so sánh, điều đó giúp khách hàng hiểu và nhận định rõ hơn về sản phẩm mà bạn đang chào bán. Bên cạnh đó bạn cần có kế hoạch xây dựng và bảo trì niềm tin của khách hàng dành cho sản phẩm của bạn. Bạn cần phải lưu lại thông tin khách hàng và có kế hoạch chăm sóc khách hàng định kỳ khi đã bán sản phẩm cho họ, vừa để bảo vệ sản phẩm, vừa tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Đối với bán hàng đúng là khi mới bắt đầu bạn cần vào đề, có thể tự giới thiệu hoặc nhắc lại cho khách hàng biết về mục tiêu chuyến viếng thăm của bạn với họ, điều mà bạn đã nói tới khi đưa ra cuộc hẹn với những khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên sau đó hãy quan tâm tìm hiểu những nguyện vọng, sở thích và gu chọn sản phẩm của họ chứ không phải chỉ là nói về sản phẩm và dịch vụ của công ty khi bạn chưa thực sự hiểu rõ họ.
-
Làm vừa lòng khách hàng
Điều này đặc biệt rất có ý nghĩa vào những giây phút đầu tiên của cuộc tiếp xúc, nói chuyện với khách hàng tiềm năng. Bạn không nên nói về chính bản thân bạn, chia sẻ về sản phẩm của bạn, về dịch vụ của bạn quá nhiều và cũng đừng nói những gì liên quan tới việc bán hàng.
Làm vừa lòng khách hàng chính là thoải mái, vừa ý, hay thậm chí là thỏa mãn ngay cả với những thứ mà họ không phải bỏ tiền ra mua. Hãy lắng nghe ý kiến khách hàng và cần phải lắng nghe nghiêm túc. Hãy tìm cách khơi gợi đánh giá, nhận xét của khách hàng về sản phẩm của mình mà họ đã mua hay sử dụng... để khách hàng có thể nói lên suy nghĩ, đánh giá của bản thân mình. Điều này không chỉ tạo sự gần gũi với khách hàng mà còn tạo niềm tin cho khách hàng vào sản phẩm của bạn.
-
Phải thật kiên nhẫn
Nếu theo nghiệp bán hàng thì bạn cần phải xác định đây là một nghề có tính nghệ thuật cao, luôn đòi hỏi sự năng động và ứng xử khôn khéo, sự tư duy sáng tạo và rất cần lòng kiên nhẫn. Bởi vì bán hàng sẽ có rất nhiều áp lực và người không kiên trì sẽ nhanh chóng bỏ cuộc. Vì vậy, trong quá trình bán hàng mà có gặp phải những khó khăn, thử thách thì bạn hãy cố gắng, kiên trì và tiếp tục bước đi.
Khách hàng của bạn phản ứng rất nhanh và có vẻ họ không yên tâm, tin tưởng ở bạn. Họ cố gắng xua đuổi bạn đi mặc dù bạn cố gắng nói và thuyết phục rất nhiều. Nếu gặp phải hoàn cảnh tương tự này bạn hãy tự hỏi tại thời điểm bạn gặp gỡ họ đã là thích hợp chưa? Nếu chưa, bạn hãy đề nghị với khách hàng cho một cuộc hẹn vào một dịp khác, khi nào mà họ cảm thấy thoải mái nhất. Bạn thấy đấy, đa số người bán hàng đều đã và đang rất lo lắng về điều mà bạn sẽ nói với họ vào lần tới. Nhưng hãy cố gắng thông qua cử chỉ, hành động, lời nói, thái độ,... của khách hàng để ta có thể nhận biết được ý định mua hàng của họ.
-
Khuyến khích mua thử lần đầu
Một bí quyết nhỏ giúp bạn bán hàng thành công nhanh chóng đó chính là khuyến khích khách hàng mua thử lần đầu, nếu trong quá trình tư vấn bạn nhận thấy khách hàng tiềm năng của mình vẫn còn lưỡng lự bạn hãy nhanh chóng đề ra cho khách hàng một lợi ích thiết yếu nào đó về sản phẩm để gây quan tâm cho khách hàng để thu hút họ.
Nếu thích, khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và mua sắm ngay, thay vì phải chờ đợi khách hàng đến tìm sản phẩm đó. Khi nắm bắt được tâm ký khách hàng có dự định mua hàng nhưng chưa kịp do dự thì đây là lúc bạn nên chen vào vào câu hối thúc họ mua ngay, để khuyến khích mua ngay có thể áp dụng chẳng hạn: "nếu bạn mua hôm nay sẽ được tặng kèm phiếu mua hàng, hôm nay sản phẩm đang được giảm 5%,…" -
Tạo lập các mối quan hệ
Trước khi bắt đầu việc mua sắm, hãy tìm kiếm và xây dựng những mối quan hệ gần gũi với các khách hàng tiềm năng. Muốn như vậy, bạn cần tìm hiểu xem giữa bạn và khách hàng có điểm chung nào hay không? Khách hàng mà bạn đang nhắm tới có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh hay không? Sau đó từ từ xây dựng một mối quan hệ thân mật và tin tưởng.
Khách hàng luôn muốn là một phần của giải pháp, điều đó có nghĩa là người bán phải làm việc với họ để phát triển các giải pháp có thể đưa đến các mục tiêu chung vì vậy việc tạo lập mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng là bí quyết giúp các bạn hàng thành công. Đồng thời nếu xây dựng được mối quan hệ tốt sẽ là tiền đề mở rộng lượng khách của bạn, sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng thông qua sự giới thiệu của lượng khách quen mà bạn đã tạo dựng.
-
Ghi chép lại những khiếu nại, phàn nàn để tạo hướng giải quyết
Đừng ỷ lại vào trí nhớ của bạn, hãy ghi chép ngay lại những ý kiến, những phàn nàn của khách hàng vào một quyển sổ nào đó chẳng hạn. Việc này không chỉ giúp bạn tối ưu công việc buôn bán mà còn để xây dựng cách đối phó với những trường hợp đã gặp phải với những khách hàng trước đó.
Hãy chú ý đến phản ứng của khách hàng. Nét mặt và ngôn ngữ cơ thể có thể “cho thấy” rõ thái độ của khách hàng. Khi bạn giới thiệu sản phẩm cho họ, và ghi chép lại, bạn hãy nhớ rằng bạn ở đó để bán bất cứ thứ gì giúp cho khách hàng cảm thấy thực sự tốt về việc mua hàng của họ. Dự đoán được phần nào thái độ của khách hàng là một kỹ năng bán hàng quan trọng, nó sẽ giúp bạn biết cách phản ứng một cách khéo léo và thuyết phục.