Top 8 Kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu cần thiết để thành công
Mở quán nhậu là một nghề kinh doanh rất sôi động. Tuy nhiên, đây là mô hình kinh doanh khó, cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, nhu cầu khách ... xem thêm...hàng. Cùng Toplist tìm hiểu một số kinh nghiệm cần thiết nhất để kinh doanh quán nhậu thành công nhé!
-
Chuẩn bị cấc giấy tờ, thủ tục để kinh doanh quán
Theo Quy định của pháp luật Việt Nam, tất cả hoạt động buôn bán, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến ẩm thực, thực phẩm đều phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Do đó, trước khi mở quán nhậu, bạn cần chú ý hoàn thành đầy đủ các giấy tờ, thủ tục pháp lý cần thiết cho việc kinh doanh của mình. Có hai hình thức kinh doanh chính: kinh doanh hộ cá thể (dành cho quán ăn quy mô vừa, nhỏ) và kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp (nhà hàng, quán ăn quy mô lớn). Sau đây là các nội dung cũng như giấy tờ cần thiết để đăng ký kinh doanh mô hình hộ cá thể, tức mở quán ăn nhỏ, mở quán nhậu bình dân:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể: Một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh cho nhà hàng, quán nhậu bình dân sẽ bao gồm:
- Đơn xin đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao (photo công chứng) thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân sẽ tham gia vào mô hình kinh doanh
- Bản sao (photo công chứng) biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Trình tự, thủ tục đăng ký:
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn đến UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh để tiến hành nộp hồ sơ. Theo nội dung quy định tại Thông tư số 176/2012/TT-BTC, mức phí đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại các cơ quan hành chính là 100.000 đồng/lần.
- Thông thường, sau khoảng 3 ngày nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh từ cơ quan hành chính địa phương. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo bằng văn bản để bạn kịp thời chỉnh sửa và bổ sung.
- Lưu ý rằng bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo nếu chưa nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc thông báo chỉnh sửa hồ sơ sau 3 ngày làm việc. Như vậy, thủ tục đăng ký kinh doanh không quá phức tạp và thời gian hoàn thành thủ tục cũng không quá dài, nên sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của bạn.
Các giấy tờ cần thiết khác:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là một giấy tờ rất quan trọng của các cơ sở kinh doanh ẩm thực, giúp thực khách tin tưởng hơn với nhà hàng, quán ăn của bạn.
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu (Nếu quán nhậu có bán rượu);
- Giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy.
-
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng là một trong những vấn đề tiêu tốn nhiều chi phí nhất khi kinh doanh, vì vậy, bạn nên tìm kiếm và cân nhắc chọn mặt bằng phù hợp
- Thứ nhất, địa điểm quán phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến (người lao động, dân văn phòng, người thu nhập cao…). Quán ăn nên nằm ở mặt đường lớn, đông người qua lại, không gian rộng rãi, có chỗ để xe cho khách. Nếu mở quán nhậu trong hẻm nhỏ có khả năng đẩy quán vào tình trạng “không một bóng người.
- Đối với mô hình quán nhậu bình dân khoảng 30 – 50 bàn, bạn có thể chọn thuê mặt bằng có sẵn nhà hoặc thuê đất công trường chờ thi công. Ưu điểm lớn của việc thuê đất công trường là chi phí thấp và không gian rộng rãi, thoáng mát. Trong khi đó, nếu thuê ở một vị trí đắc địa được xây dựng sẵn, với hợp đồng từ một năm trở lên, công việc buôn bán sẽ ổn định hơn, không phải thấp thỏm lo sợ nhà thầu “đòi” đất bất ngờ.
- Đồng thời, một quán ăn có không gian sạch sẽ và thoáng mát sẽ khiến khách hàng thoải mái, muốn ngồi lại lâu hơn, đồng nghĩa với việc họ ăn nhiều hơn và đem về lợi nhuận cho quán.chắc chắn là phải có người quản lý xe cũng như dắt xe mỗi khi khách tới hoặc về. Như vậy sẽ tạo cho khách hàng cảm giác yên tâm, tin tưởng hơn.
Thực tế, nhiều quán nhậu bình dân mở ra không thể trụ vững vì không “gánh” nổi tiền thuê mặt bằng mỗi tháng. Chính vì thế, bạn phải cẩn thận và tính toán thật kĩ lưỡng trong vấn đề này để công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn.
- Thứ nhất, địa điểm quán phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến (người lao động, dân văn phòng, người thu nhập cao…). Quán ăn nên nằm ở mặt đường lớn, đông người qua lại, không gian rộng rãi, có chỗ để xe cho khách. Nếu mở quán nhậu trong hẻm nhỏ có khả năng đẩy quán vào tình trạng “không một bóng người.
-
Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu
Sau khi đã ổn định vị trí mở quán nhậu bình dân, bạn cần phải tìm được nơi cung cấp thực phẩm phù hợp. Hiện nay, có những đầu mối cung cấp ốc, ngao và nhiều đồ hải sản khác
- Để tìm được một mối cung cấp thực phẩm sạch với giá cả rẻ, bạn cần phải kiên trì và nhanh nhạy. Thông thường, ở các chợ đầu mối lớn của thành phố đều có bỏ sỉ thực phẩm sạch với giá rất phải chăng.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến tận những nơi trồng rau sạch, những trang trại nuôi hải sản… để thương lượng.
- Bên cạnh mồi nhậu, nguồn “hái ra tiền” cho các quán nhậu bình dân còn đến từ nước uống. Đa số các quán nhậu hiện nay không lấy hàng về rồi bán lại vì như thế dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng, lời không nhiều. Thay vào đó, chủ quán sẽ có hợp đồng với các công ty cung cấp rượu, bia, nước giải khát và bán hàng cho công ty để lấy phần trăm hoa hồng. Bằng phương thức kinh doanh này, bạn vừa giảm được một phần tiền vốn đầu tư, vừa không phải e ngại vấn đề hàng lấy về nhưng không tiêu thụ hết.
-
Mua sắm vật dụng và bố trí không gian quán nhậu
Vì bạn xác định mở một quán nhậu bình dân nên mặt bằng, đồ đạc không nhất thiết phải mới mà quan trọng là sạch sẽ và sử dụng tốt. Nếu vốn hạn hẹp bạn có thể mua sắm đồ đồ dùng thanh lý như bàn ghế, quạt, rổ rá, xong nồi….Điều này giúp quán của bạn tiết kiệm đến 50% so với chi phí mua mới.
Cách bố trí không gian quán cũng cần lưu ý một số điểm như:
- Không gian phải thật thoáng mát: Việc đầu tiên trong thiết kế quán nhậu là làm sao để không gian thoáng mát nhất có thể. Vì thế, các quán nhậu thường xây dựng với diện tích mặt bằng lớn hơn các loại hình kinh doanh ăn uống khác chỉ để đáp ứng yếu tố này.
- Không gian ăn uống quán nhậu được thiết kế ngoài trời kết hợp với mái che còn khu chế bến, phòng vệ sinh sẽ ở trong nhà. Phần mái che thường có chiều cao từ 5 đến 7 mét nhằm tạo cho không gian được rộng hơn giúp khách thoải mái khi ngồi lâu. Cùng với đó, do khu vực ăn uống ở ngoài trời nên chủ cửa hàng thường bố trí các quạt có công suất lớn tại nhiều vị trí khác nhau để tạo một luồng không khí mát mẻ cho khách hàng.
- Mặt khác, để phù hợp với nhu cầu của từng người mà quán nhậu cũng bố trí khu vực ăn trong nhà với điều hòa nhưng diện tích chỉ chiếm một phần nhỏ. Cách bố trí quán nhậu kiểu này rất được nhiều chủ kinh doanh ưa chuộng.
- Bàn ghế và nội thất phải đem lại sự thoải mái: Đối với quán nhậu, bàn ghế ngồi cho thực khách đóng vai trò quan trọng, cần mang đến sự thoải mái, thư giãn cho khách hàng trong suốt quá trình ăn uống với gia đình, bạn bè hay đối tác. Chất liệu của bàn ghế thường được làm bằng gỗ với khung kim loại và được phủ một lớp sơn bóng chống bám bụi và dễ lau chùi. Chủ kinh doanh nên lựa chọn những bộ bàn ghế có kích thước vừa đủ, không quá cao hay thấp giúp khách hàng thoải mái và muốn ngồi lâu. Không chỉ vậy, bàn ghế gỗ luôn đem đến sự đơn giản, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế. Ngoài ra, để việc phục vụ diễn ra thuận lợi chủ cửa hàng nên sắp xếp bàn ghế có khoảng cách lớn đủ để nhân viên cũng như thực khách đi lại thoải mái. Nên bố trí bàn ăn phù hợp dựa trên số lượng khách như bàn dành cho từ 2 - 4 người hay 8 - 12 người.
- Có khu vực để xe rộng: Thường thấy, các quán nhậu lớn thường dành một khoảng diện tích rất rộng dành cho chỗ để xe. Đón tiếp một số lượng lớn khách hàng, chỉ vỉa hè thôi sẽ không đủ mà còn làm mất mỹ quan bên ngoài của quán nhậu. Trước khi xây dựng quán nhậu, chủ kinh doanh nên thiết kế chỗ gửi xe bên trong quán một cách hợp lý, dễ dàng sắp xếp mà không ảnh hưởng đến không gian ăn uống của khách hàng. Chỗ để xe tại quán phải đảm bảo yếu tố thông thoáng, gọn gàng để thuận tiện cho việc ra vào của khách hàng cũng như dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức cho bảo vệ hay nhân viên trong sắp xếp các phương tiện.
- Thiết kế không gian ăn thân thiện: Quán nhậu thường là địa điểm tụ tập vui chơi của khách hàng bên gia đình bạn bè hay để gặp đối tác làm ăn. Vì vậy, cách bố trí quán nhậu đòi hỏi phải tạo ra được không gian ăn thân thiện, lôi cuốn nhất cho mọi người. Chủ quán có thể chọn một thiết kế nhà hàng độc lạ cuốn hút theo ý tưởng của riêng mình nhằm thu hút khách hàng nhưng cũng phải luôn đảm bảo sự thông thoáng, dễ chịu nhất cho họ. Thiết kế các tiểu cảnh như cây cối, hồ nước sẽ là một ý tưởng rất hay đem lại nét tự nhiên cho không gian quán.
-
Xậy dựng menu món ăn đa dạng
Thực đơn quán nhậu nên cần được đầu tư đa dạng, nhiều món, cách chế biến phong phú và thường xuyên cập nhật mới để khách hàng cảm thấy hứng thú
- Bạn có thể kinh doanh quán nhậu thập cẩm hoặc chuyên một món gà, vịt, dê, bò… nhưng thực đơn các món ăn phải thật hấp dẫn và đa dạng, thường xuyên bổ sung món mới để đem đến nhiều sự lựa chọn cho thực khách.
- Bên cạnh món ăn, các loại bia, nước giải khát chất lượng cũng nên có mặt đầy đủ trong thực đơn quán nhậu. Đảm bảo sử dụng nguồn thực phẩm sạch sẽ, rõ nguồn gốc, không dùng lại thực phẩm cũ vì có thể gây ngộ độc cho thực khách có vấn đề về tiêu hóa. Quy trình bảo quản, chế biến cũng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì đây là một trong những yếu tố để quán ăn của bạn được khách hàng tin tưởng chọn lựa.
-
Chế biến món ăn hợp khẩu vị vùng miền, linh hoạt thay đổi theo mùa
Món ăn ngon là yếu tố quyết định đến sự thành công khi kinh doanh quán nhậu. Quán nhậu vỉa hè bình dân không đồng nghĩa với việc chất lượng món ăn cũng bình dân
- Muốn thu hút và giữ chân thực khách lâu dài, các món ăn phải được chế biến theo công thức, bí quyết riêng sao cho thật thơm ngon và khác biệt với quán khác. Đồng thời, phù hợp với khẩu vị của đa số thực khách hoặc có thể chế biến theo khẩu vị từng người nếu khách có nhu cầu. Để làm được điều đó, bạn phải tuyển được đầu bếp có tay nghề cao hoặc tham gia các khóa học nấu ăn chuyên nghiệp để tự làm đầu bếp cho quán nhậu của mình.
- Nếu quán nhậu của bạn chỉ tập trung vào đối tượng bình dân, có thu nhập trung bình thì thực đơn quán không cần quá cầu kỳ. Một số món phải có như đậu phộng rang hoặc luộc, nộm, nem chua, giò, rau xào, trứng chiên, khoai tây hoặc khoai lang… Các món ăn đơn giản, không đắt tiền, phù hợp cho những đối tượng trên dễ lựa chọn để ngồi lai rai, giải khát.
- Còn nếu quán nhậu của bạn tập trung vào những tầng lớp cao hơn, thì tốt nhất nên kinh doanh theo kiểu nhà hàng ăn. Lên thực đơn các món theo ngày, cập nhật ngay ngoài cửa cho khách hàng dễ lựa chọn. Đối với loại hình kinh doanh quán nhậu này, đòi hỏi quán của bạn phải thật phong phú trong thực đơn mới thu hút được khách hàng.
- Món ăn ngon, trang trí bắt mắt, … mới tạo được sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh. Bạn nên chọn một món làm đặc sản của quán, hôm nào cũng có trong thực đơn. Từ đó, giúp khách hàng dễ nhớ tới quán nhậu của mình hơn. Đây chính là điểm nhấn của quán, do đó yêu cầu phải luôn thơm ngon, đặc sắc.
- Đồ uống cũng phải linh hoạt: Tùy từng địa phương và đối tượng khách hàng mà bán từng loại bia cho phù hợp. Người vùng nào uống bia vùng ấy, dân miền nam thường uống Bia Sài Gòn, người miền bắc thì uống Bia Hà Nội hoặc Bia Việt Hà, đồng bào Huế thì dùng Bia Huda; người dân lao động thì uống rượu đế, bia hơi, dân văn phòng thì các loại bia rượu khác cao cấp hơn…
- Để đảm bảo chất lượng bia bạn nên đầu tư tủ bảo quản bia, bia để được lâu với chất lượng đảm bảo và ngon hơn do lạnh sâu, tránh tình trạng đến cuối ngày phải đổ bia thừa đi vì lên men chua.
- Mùa hè thì kinh doanh bia tươi và đồ nhậu khô, mùa lạnh thì chuyển sang làm lẩu, nướng. Tuy nhiên, cũng không thể ôm đồm quá nhiều khi lượng khách quá đông và nhà bếp không thể đáp ứng tức thời.
-
Gía thành hợp lí cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Ngoài không gian, chất lượng, giá cả phù hợp, quán nhậu bình dân muốn hút khách đều cần phải dùng “chiêu”. Mỗi người đầu tư đều phải luôn cố gắng để thu hút và tạo được ấn tượng tốt đẹp nơi khách hàng bằng nhiều phương thức khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nguồn vốn và óc sáng tạo kinh doanh riêng của mỗi người
- Muốn cho quán nhậu của mình được nhiều người biết đến thì các bạn cần phải sử dụng những công cụ truyền thông hiện nay như: Facebook, website,… để nhiều khách hàng biết đến. Thường xuyên cập nhật những thông tin của quán để gây sự tò mò cho khách hàng.
- Nhiều quán nhậu hiện nay có tên gọi rất “kêu” và menu với những món ăn rất độc đáo. Dê tại bàn (dê nướng, lẩu dê), râu rồng đại dương (rau muống xào tỏi), vũ nữ chân dài (khô nhái)… là cách đặt tên sáng tạo khiến thực khách tò mò, thích thú và muốn thưởng thức ngay khi đến những quán nhậu bình dân.
- Cùng với món ăn ngon, các quán nhậu cũng cần tỏ ra chiều lòng khách hàng ở cách phục vụ thân thiện, nhanh nhẹn, có nơi gửi xe an toàn. Mặc dù kinh doanh với quy mô bình dân, song bạn cũng nên đầu tư đúng mực vào những yếu tố này bởi lẽ không ai muốn đến những quán nhậu xuề xòa, phục vụ chểnh mảng, không tận tình.
- Ngoài ra, việc tung ra các chiêu thức khuyến mãi vào những dịp lễ như: khuyến mãi một món 100.000 đồng cho bàn nhậu trên 500.000 đồng hoặc giảm 10% cho bàn gia đình trên 6 người… cũng sẽ mang đến hiệu quả cao trong việc lôi kéo người qua đường và những khách hàng thân quen.
- Tùy vào quy mô cũng như nguồn vốn của mỗi quán mà sẽ có chiến lược marketing khác nhau. Tuy nhiên, cách hiệu quả và ít tốn kém nhất chính là đồng phục của nhân viên. Đồng phục giúp bạn định hình được thương hiệu, tạo sự khác biệt so với những quán nhậu khác. Ngoài ra, đây cũng là tiêu chí giúp khách hàng đánh giá được chất lượng phục vụ.
-
Thái độ phục vụ khách hàng
Đây là yếu tố quyết định khách hàng có quay lại với quán của mình không. Hãy hoạt động với tiêu chí khách hàng là thượng đế, họ là những người mang lộc đến quán mình
- Luôn phục vụ khách hàng tận tình trong khả năng cho phép. Quán nhậu khá phức tạp, khi có chút men trong người nhiều khách hàng thường rất “khó chiều”.Tốt nhất quán của bạn nên phục vụ thật nhanh chóng, đúng theo yêu cầu. Hạn chế tối đa tình trạng order nhầm món ăn, khách hơi xỉn sẽ dễ cáu gắt hơn. Các quán nhậu thường có lượng khách hàng tập trung đông vào một thời điểm trong ngày, thường là trưa và tối. Do đó, khi thanh toán phải đảm bảo chính xác, nhanh chóng. Nhiều khi nhân viên tính lâu, để khách phải đợi dễ gây ra xích mích.
- Nếu quán bạn cao cấp bạn có thể xây dựng xe đưa đón khách để khách yên tâm ăn uống không lo say xỉn và đảm bảo an toàn.
- Khi kinh doanh, người chủ phải chịu một áp lực rất lớn đến từ phía khách hàng. Họ đến quán, cứ hễ uống là phải thật say mới ngưng và sau đó thì dẫn đến tệ nạn. Say xỉn rồi đánh nhau, đập phá đồ đạc, cá độ,... là những trường hợp thường xuyên xảy ra và nó trở thành cái “nghiệp của quán nhậu”. Ngoài ra, còn rất nhiều mâu thuẫn “lặt vặt” như chuyện làm đồ, mang đồ nhắm lên chậm, nhân viên thái độ kém,... và háng tá vấn đề liên quan tới khách. Việc này, đòi hỏi bạn phải sẵn sàng trở trở thành quan tòa, luật sư bất cứ lúc nào để đối chấp với những khách khó tính. Trong quá trình kinh doanh còn gặp nhiều khách nhậu từ tối đến gần khuya cũng không ngưng, quán xin phép đóng cửa thì họ không chịu về và bắt đầu chửi bởi, nhiều khi đánh cả nhân viên lẫn chủ quán. Những lý do trên khiến không ít người áp lực quá mà phải bỏ nghề. Vì thế, để mở và phát triển quán nhậu thành công không hề đơn giản mà phải đòi hỏi tính kiến nhân và sự kiên trì của bạn.