Chuẩn bị cấc giấy tờ, thủ tục để kinh doanh quán
Theo Quy định của pháp luật Việt Nam, tất cả hoạt động buôn bán, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến ẩm thực, thực phẩm đều phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Do đó, trước khi mở quán nhậu, bạn cần chú ý hoàn thành đầy đủ các giấy tờ, thủ tục pháp lý cần thiết cho việc kinh doanh của mình. Có hai hình thức kinh doanh chính: kinh doanh hộ cá thể (dành cho quán ăn quy mô vừa, nhỏ) và kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp (nhà hàng, quán ăn quy mô lớn). Sau đây là các nội dung cũng như giấy tờ cần thiết để đăng ký kinh doanh mô hình hộ cá thể, tức mở quán ăn nhỏ, mở quán nhậu bình dân:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể: Một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh cho nhà hàng, quán nhậu bình dân sẽ bao gồm:
- Đơn xin đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao (photo công chứng) thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân sẽ tham gia vào mô hình kinh doanh
- Bản sao (photo công chứng) biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Trình tự, thủ tục đăng ký:
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn đến UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh để tiến hành nộp hồ sơ. Theo nội dung quy định tại Thông tư số 176/2012/TT-BTC, mức phí đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại các cơ quan hành chính là 100.000 đồng/lần.
- Thông thường, sau khoảng 3 ngày nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh từ cơ quan hành chính địa phương. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo bằng văn bản để bạn kịp thời chỉnh sửa và bổ sung.
- Lưu ý rằng bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo nếu chưa nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc thông báo chỉnh sửa hồ sơ sau 3 ngày làm việc. Như vậy, thủ tục đăng ký kinh doanh không quá phức tạp và thời gian hoàn thành thủ tục cũng không quá dài, nên sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của bạn.
Các giấy tờ cần thiết khác:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là một giấy tờ rất quan trọng của các cơ sở kinh doanh ẩm thực, giúp thực khách tin tưởng hơn với nhà hàng, quán ăn của bạn.
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu (Nếu quán nhậu có bán rượu);
- Giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy.