Top 15 Loài cây quen thuộc hoá thuốc quý bạn nên trồng trong vườn nhà
Những mảnh vườn xanh trồng cây thuốc, cây dược liệu luôn là niềm yêu thích đặc biệt của tất cả mọi người. Hãy tưởng tượng, xung quanh nơi ở của bạn tràn đầy ... xem thêm...những vườn ươm cây thuốc, giúp tạo một quang cảnh đẹp cho ngôi nhà, vừa cung cấp những giá trị dược liệu mà chỉ bạn mới có. Để giúp bạn xây dựng điều đó, Toplist giới thiệu tới bạn những loại cây thuốc tràn đầy sức sống, vô cùng hữu ích có thể trồng ngay trong khu vườn nhà bạn.
-
Cây gừng
Là một trong những loài cây quá đỗi quen thuộc với mỗi người trong cuộc sống thường ngày. Ngoài vai trò là món gia vị ăn kèm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, gừng còn nổi tiếng với nhiều công dụng chữa bệnh. Là một vị thuốc quý có khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa quá trình oxy hóa hiệu quả. Chất chống oxy hóa trong gừng có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa việc sản xuất chất histamine, phòng chống dị ứng theo mùa.
Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng cân bằng quá trình tiêu hoá, cải thiện tuần hoàn máu và giúp cơ thể hấp thụ được chất dinh dưỡng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, gừng còn là vị thuốc công hiệu trong chữa các chứng đau khớp, buồn nôn, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, hen suyễn...Với các công dụng hữu ích trong cuộc sống và chữa bệnh, gừng trở thành loài cây được hầu hết các gia đình trồng trong vườn nhà và được sử dụng phổ biến. Trong những ngày đông se lạnh đầu mùa, gừng đặc biệt hữu hiệu trong việc làm nóng thân nhiệt, chống dị ứng và cảm lạnh. Nhâm nhi tách trà gừng nóng sẽ khiến bạn thêm ấm, khoẻ khoắn và thoải mái hơn rất nhiều.
-
Cây lá lốt
Lá lốt có tên tiếng Anh là Piperaceae, là loại cây mọc hoang rất nhiều nơi ở thôn quê. Tuy nhiên, lá lốt cũng là loài cây được các gia đình trồng nhiều trong sân vườn nhà mình. Bởi những công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh như chữa đau nhức xương khớp, các bệnh phụ khoa ở phụ nữ như ngứa, viêm nhiễm vùng âm đạo, bị ra khí hư, chữa mồ hôi tay chân, đau răng, tổ đỉa...
Trong dân gian, lá lốt còn có công dụng chữa bệnh viêm xoang, đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, nấc cụt, buồn nôn... Thậm chí trong quá trình kiêng cữ, sinh đẻ của phụ nữ, người già còn quan niệm rải lá lốt dưới chiếu nơi sản phụ cùng đưa trẻ nằm sẽ có công dụng giữ ấm thân nhiệt vào mùa lạnh, trẻ sẽ ngủ ngon hơn và đỡ quấy khóc trong thời gian ở cữ.
-
Cây tỏi
Tỏi là loài cây thuộc họ hành Tây, là loại gia vị quen thuộc góp mặt trong hầu hết các món ăn của gia đình người Việt. Trong tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, Mangan, chất xơ và vitamin B6... có lợi cho sức khoẻ. Trong bữa ăn, các món xào, nộm có thêm chút gia vị tỏi cũng sẽ trở nên thơm và đậm đà hơn rất nhiều, kích thích khẩu vị người ăn. Trong tín ngưỡng dân gian, tỏi còn được cho là có tác dụng giúp xua đuổi yêu ma, mùi hương của tỏi giúp xua đuổi rắn, rết và các loài côn trùng gây hại.
Bên cạnh đó, tỏi còn sở hữu công dụng chữa bệnh đáng nể như chữa vết trầy xước tay chân, kháng khuẩn bởi trong tỏi có chứa allicin - chất kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn hữu hiệu. Các vết trầy xước được đắp một lát tỏi tươi trong khoảng thời gian không quá lâu sẽ giúp cho vết thương mau lành hơn bình thường. Ngoài các công dụng trị bệnh, tỏi còn giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giúp cân bằng hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, huyết áp, giúp cải thiện quá trình trao đổi sắt, giúp thanh lọc và giải độc cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người...
-
Rau diếp cá
Rau diếp cá có mùi hơi tanh và chua nhưng được khá ưa thích khi được dùng ăn kèm với các món chính bởi sự lạ miệng của nó. Bên cạnh đó, diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể rất công dụng. Là loài thuốc trị các bệnh đường ruột, tiêu chảy thậm chí là táo bón do bị đại tràng hoặc nóng trong. Chữa mụn nhọt sưng đỏ, lở ngứa, chỉ cần giã nát một chút lá diếp cá rồi đắp lên chỗ bị mụn và băng lại, chỗ lên mụn sẽ đỡ bị sưng tấy thêm và khỏi dần sau vài lần đắp liên tục.
Bên cạnh đó, sử dụng rau diếp cá còn có tác dụng chống đái buốt và viêm phổi do lên sởi. Ở phụ nữ đang mang thai và trẻ em, bởi sự lành tính của mình, rau diếp cá được sử dụng phổ biến trong thanh nhiệt, hạ sốt, giảm đau khi trẻ sốt mọc răng hay chữa tắc sữa, viêm tuyến sữa ở mẹ đang cho con bú.
-
Cây dương xỉ
Cây dương xỉ vốn được nhiều người lầm tưởng là loại cây cỏ mọc dại trong tự nhiên nhưng thực ra dương xỉ lại đứng trong top đầu những loài thực vật có giá trị chữa bệnh quan trọng trong cuộc sống thường ngày. Dương xỉ được sử dụng phổ biến trong nghệ thuật cắm hoa và là nguyên liệu trong một số món ăn. Nhưng ít ai biết rằng, bộ phận rễ và thân cây dương xỉ lại có tác dụng lớn trong chữa bệnh. Là loại thảo dược tuyệt vời giúp điều trị triệu chứng sốt, ho, chữa lành các vết thương trên da, các vết cháy nắng...
Ngoài ra, cây dương xỉ còn có tác dụng chữa các bệnh hen suyễn, viêm phế quản và viêm phổi. Đồng thời, sự phát triển của các loài dương xỉ trong tự nhiên còn giúp cân bằng hệ sinh thái, tạo ra môi trường trong lành và làm phong phú thêm các thảm thực vật trong tự nhiên.
-
Cây tí tô
Tía tô một cây gia vị, tuy vậy đây cũng là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Cây tía tô còn có tên gọi khác là cây tử tô, tô ngạnh và tô diệp, tùy thuộc và những vùng miền khác nhau mà có cách gọi khác nhau. Nó còn có tên khoa học là Perilla frutescens thuộc họ hoa môi Labiatae. Cây tía tô thường mọc quanh năm và có chiều cao trung bình từ 0,5 - 1m, thân thẳng đứng và có nhiều lông mềm ngắn nhỏ mọc xung quanh. Lá của cây tía tô mọc cân xứng nhau và có có hình quả trứng đầu nhọn, rìa cạnh lá kéo dài từ cuống là tới đầu là có răng cưa lớn. Phiến lá có chiều dài khoảng 4cm - 12cm và có chiều rộng khoảng từ 2.5cm đến 10cm. Lá tía tô thường có 2 màu chính đó là màu xanh tím hoặc màu tím.
Hoa của cây tía tô thường mọc thành chùm có chiều dài khoảng 6cm cho đến 20cm, quả của cây tía tô có đường kính rất nhỏ khoảng 1mm và hình cầu có màu nâu. Cây tía tô có 2 loại, một loại có màu lục và một loại có màu tím. Cây tía tô có thể bắt gặp ở bất cứ đâu và có thể bắt gặp ngay trong vườn nhà bạn. Cây tía tô thường được trồng bằng hạt và chỉ cần trồng khoảng 2 tháng là có thể thu hoặc lá để sử dụng được.
-
Cây bồ công anh
Cây bồ công anh là một trong những loại thuốc quý và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Được dân gian tận dụng cả thân, lá và cành cho các mục đích chữa bệnh, lành vết thương. Trong cây bồ công anh có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, với sức khoẻ con người, loài cây này có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, cân bằng lượng đường và cholesterol trong máu... giúp giảm thiểu các bệnh liên quan đến gan thận và tuyến tuỵ.
Bên cạnh đó, bồ công anh chứa nhiều dinh dưỡng và các vitamin A, B, C hàm lượng cao, tinh bột, chất béo, các nguyên tố vi lượng Magiê, Canxi, Sodium… Đặc biệt là sắt (hàm lượng cao hơn cả trong rau dền). Bồ công anh có tác dụng trị đau bụng, đau khớp, đau cơ, vết chàm và vết bầm tím, lợi tiểu, lợi đại tiện và giúp nhuận trường. Cây bồ công anh còn có tác dụng tuyệt vời trong chữa bệnh sưng tắc tuyến vú, tắc tia sữa, trị mụn nhọt đang sưng mủ. Rễ và thân và lá cây bồ công anh phơi khô sắc lấy nước uống còn có công dụng chữa bệnh đau dạ dày, ăn không tiêu.
-
Cây sả
Sả là loại cỏ sống lâu năm, thường mọc thành bụi lớn, lá hẹp, dài, hai mặt lá giáp nhám và co cạnh sắc. Khi vò hoặc bóc vỏ, cây sả có mùi thơm của chanh. Thân và rễ có màu trắng hoặc hơi tím. Sả được trồng ở nhiều nơi và là cây gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến các món ăn Việt, đặc biệt là những món có mùi tanh. Bên cạnh đó, cây sả còn chứa những công dụng của một loài thuốc quý mà ít ai biết đến. Các món ăn được chế biến từ sả thường rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu.
Thân cây sả được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu... chữa trị một số chứng bệnh ở phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng hành kinh hàng tháng ép lấy chút nước sả tươi để uống sẽ giảm bớt cơn đau bụng cũng như điều hoà kinh nguyệt. Bên cạnh đó, sả còn có tác dụng hạ sốt, giảm đau nhức như đau răng, đau cơ, khớp, giảm huyết áp, tăng cường lưu thông máu, giải độc, giải rượu và chống cảm cúm rất hiệu quả. Trong dân gian người ta vẫn dùng sả để tắm, gội đầu, xông hơi bởi tinh dầu trong sả giúp làm mượt tóc, đen tóc và giúp tinh thần thêm thoải mái, khoan khoái. Sả cũng được nhiều người trồng trong sân vườn với tác dụng xua đuổi các loài côn trùng gây hại.
-
Cây xạ hương
Cơ thể cần được bổ sung nhiều vitamin mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch. Trong cây xạ hương có chứa rất nhiều vitamin C và A, vì vậy sẽ giúp bạn vượt qua cơn cảm lạnh. Bên cạnh đó, cỏ xạ hương còn có nhiều đồng, chất xơ, sắt và mangan, đây là những chất rất tốt cho sức khỏe.
Xạ hương hay đinh hương là loài cây có hương thơm, có hoa, lá và đặc biệt là tinh dầu xạ hương rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ có tác dụng chống nấm, ngăn ngừa sự xâm nhiễm của vi khuẩn, virut và các loài vật ký sinh mà còn có công dụng tuyệt vời giúp cân bằng huyết áp, làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng và là biện pháp hữi hiệu trong xử lý các vết tấy đỏ, sưng, khô da, cảm lạnh, ho...
Đặc biệt, với việc trồng một chậu cây xạ hương trong vườn, mùi hương thoang thoảng đến với căn nhà của bạn sẽ giúp tinh thần thêm sảng khoái, thư giãn với mùi hương dịu nhẹ, làm xoá tan những căng thẳng mệt mỏi khi có cảm giác được đến gần hơn với thiên nhiên.
-
Cây húng quế
Rau húng quế có vị cay ngọt và mùi thơm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn gia đình với vai trò của một loại rau gia vị ăn kèm. Trong húng quế có giàu chất sắt, canxi, kali, vitamin C, K và là nguồn chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Húng quế cũng có tính nóng có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau hiệu quả. Quả húng quế được sử dụng như loại thuốc quý giúp cải thiện và tăng cường thị lực. Tinh dầu húng quế được sử dụng như loại thảo dược chăm sóc da và dưỡng ẩm tóc.
Rau húng quế cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh về da như mụn trứng cá và bệnh vẩy nến, làm giảm lượng cholesterol trong máu. Thậm chí các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, chỉ cần sử dụng vài cọng rau húng quế ăn kèm trong mỗi bữa ăn hàng ngày sẽ làm giảm các nguy cơ tặng lượng mỡi trong máu và tốt cho hệ tiêu hoá.
-
Hành hoa
Hành hoa hay hành ta là nguyên liệu không còn xa lạ với chúng ta, trong bữa cơm hàng ngày hầu như các món ăn đều có hành hoa để món ăn ngon hơn, đẹp mắt hơn. Nhưng có thể bạn chưa biết, loại gia vị này còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Hành lá vốn được gọi bằng nhiều cái tên như hành xanh, hành ta. Nó là một kho lưu trữ của tất cả những điều tốt đẹp mà cơ thể bạn cần. Đây cũng là nguyên liệu rất quen thuộc với các bà nội trợ. Nó được sử dụng nhiều trong nấu nướng, từ những món ăn sống như salad, nộm, gỏi cho đến những món ăn chín…
Hành thân thảo, cây sống lâu năm, có mùi đặc biệt. Một cây có 5 - 6 lá, lá hình trụ rỗng, dài 30 - 50cm, phía gốc lá phình to, trên đầu thuôn nhọn. Hoa tự mọc trên ống hình trụ, rỗng. Hoa tự dạng hình xim, có ngấn thành hình tán giả trông tựa hình cầu. Quả nang, tròn. Hành được trồng khắp nơi, chủ yếu dùng làm gia vị. Ngoài ra hành còn là một vị thuốc nam được dùng để chữa nhiều loại bệnh như trị ho, trừ đờm, lợi tiểu, sát trùng... -
Cây ổi tàu
Hầu hết các bộ phận của cây ổi đều có hoạt tính hóa học nên các công dụng chữa bệnh của cây ổi đến nay vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu. Trên thực tế, người ta biết nhiều về lợi ích của quả ổi, còn lợi ích của lá ổi với sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Lá ổi có nhiều cách sử dụng khác nhau và trong lá ổi có thành phần berbagia rất cao - một loại hoạt chất điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp. Khi pha với trà, lá ổi giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Một trong những lợi ích chính của lá ổi cho sức khỏe của chúng ta chính là giúp giảm cân một cách nhanh chóng. Khi bạn uống nước lá ổi xay cùng với hoa quả khác sẽ giúp ngăn ngừa các loại tinh bột nạp vào cơ thể chuyển hóa thành đường. Một trong những lợi ích chính của lá ổi cho sức khỏe của chúng ta chính là giúp giảm cân một cách nhanh chóng. Khi bạn uống nước lá ổi xay cùng với hoa quả khác sẽ giúp ngăn ngừa các loại tinh bột nạp vào cơ thể chuyển hóa thành đường.
Nếu bạn có tiền sử bệnh tiểu đường trong gia đình thì cách đơn giản nhất để ngăn ngừa việc này là uống trà lá ổi thường xuyên. Loại trà này có thể làm giảm hàm lượng glucose trong cơ thể một cách hiệu quả bằng cách làm giảm hoạt tính của enzym alpha - glucosidease. Nhờ đó, lượng đường trong máu sẽ giảm mà không làm tăng sản xuất insulin trong cơ thể. Búp ổi có tác dụng trong việc làm giảm vấn đề tiêu chảy hoặc các loại đau bụng khác, chỉ cần cho búp ổi và rễ của cây ổi vào nồi, đổ nước, sau đó đun sôi và uống khi đói sẽ cho tác dụng rất tốt.
-
Rau mùi tàu
Mùi tàu hay còn gọi là ngò gai, chính là loại rau thơm rất quen thuộc giúp làm tăng hương vị cho nhiều loại món ăn. Ngoài ra, ít ai ngờ, loại rau này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mùi tàu là cây thân thảo có chiều cao trung bình khoảng từ 15 đến 25cm. Lá rau hình mác và thuôn dài, ở 2 bên mép lá có nhiều răng cưa. Lá rộng dần về phía ngọn, lá ở thân thường có răng cưa nhiều hơn. Các lá ở phía trên xẻ từ 3 - 7 thùy ở phía chóp và có nhiều gai.
Phần hoa có màu trắng lục, mọc ta từ trục thân với hình trụ hoặc hình bầu dục. Phần quả có hình cầu, hơi dẹt và bên trong có chứa nhiều hạt để làm giống. Thông thường khi trưởng thành, hạt của cây sẽ tự rụng và phát tán. Mùi tàu thường được hái tươi về để sử dụng trực tiếp. Có thể thu hái vào bất cứ mùa nào trong năm. Cả cây non và cây đã trưởng thành đều có tác dụng rất tốt.
Ở nhiều vùng, loại vị thuốc này còn được dùng ở dạng khô. Sau khi thu hái tươi về sẽ tiến hành rửa sạch, có thể để nguyên hay cắt ngắn đi rồi phơi khô trong bóng râm và dùng dần. Theo Đông y, mùi tàu có tác dụng tiện kỳ, sơ phong thanh nhiệt, hành khí tiêu thũng, giảm đau, thông khí, giải nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa, khử mùi hôi. -
Cây mần trầu
Cỏ mần trầu là một loại cỏ - cây thảo mộc mọc hoang dại nhiều, có độ cao 15 - 90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi, lá mọc so le, hình dải nhọn, cụm hoa là bông xẻ ngón có 5 - 7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1 - 2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có ba cạnh. Cây ra hoa từ tháng 3 - 11, loài cỏ nhiệt đới này mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang.
Cỏ mần trầu thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi.
-
Cây kinh giới
Kinh giới là loại ra gia vị phổ biến, có mặt trong nhiều món ăn của người Việt, tuy nhiên rất ít người biết rằng rau kinh giới còn là một vị thuốc, chữa được rất nhiều bệnh. Kinh giới còn có tên khương giới, giả tô. Theo y học hiện đại, kinh giới thúc đẩy tuyến mồ hôi phân tiết giải co cứng, đẩy mạnh tuần hoàn máu, ngoài da, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn phế quản, chống dị ứng. Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa 1% tinh dầu.
Hoa kinh giới phát hãn (làm ra mồ hôi) mạnh hơn lá kinh giới. Không có mồ hôi dùng hoa kinh giới, có mồ hôi dùng kinh giới sao. Để vào huyết phận, dùng kinh giới sao thành than. Kinh giới được dùng làm thuốc trị các bệnh ngoại cảm phong tà, phát sốt, nhức đầu, tắc mũi, ho, mẩn ngứa, sởi mới phát, mụn nhọt, đau họng, thũng độc, chảy máu cam, ho, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, băng huyết, sản hậu, cấm khẩu, tứ chi co quắp. Liều thường dùng 4 - 12g, dùng tươi lượng gấp 3 - 4 lần.