Top 17 Lời khuyên của thiền sư số một Nhật Bản khiến bạn phải suy ngẫm

Green Apple 533 0 Báo lỗi

Kodo Sawaki (1880 – 1965) là một trong những vị thiền sư phái Tào Động của Nhật Bản có ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. Ông xuất thân là một đứa trẻ mồ côi, đến năm ... xem thêm...

  1. Như chúng ta biết, chó là loài động vật thường được dùng để trông nhà hoặc huấn luyện để phục vụ trong nghiệp vụ điều tra. Tuy nhiên, ở một số nơi tại Mãn Châu, các chú chó to lớn được dùng để kéo các cỗ xe. Bác xà ích sẽ treo trước mũi chó một miếng thịt với mục đích để chú chó chạy như điên theo miếng thịt. Dĩ nhiên là chú không bao giờ với tới được miếng thịt cho đến khi cỗ xe đã về đích thì miếng thịt đó chính là phần thưởng dành cho chú chó. Và chú chó ngốn miếng thịt bằng một cái nuốt chửng xuống tận cổ họng.

    Con người cũng vậy, từ đầu tháng cho tới cuối tháng, họ cũng chạy theo đồng lương treo trước mũi. Đến khi lĩnh lương, học xung ngốn nó và lại sẵn sàng cho công cuộc chạy theo kỳ lương tới.
    Câu hỏi đặt ra đó chính là: Tại sao bạn phải khốn khổ như thế?
    Bạn có thể sẽ bỏ phí hết cả cuộc đời của mình bằng việc chờ đợi những hi vọng tầm thường nhất của bản thân.
    Kodo Sawaki Roshi
    Kodo Sawaki Roshi

  2. Mỗi con người đều phải sống cuộc đời của riêng mình và dĩ nhiên bạn không thể đổi bất cứ thứ gì để có được cuộc sống của người khác.
    Lời khuyên cho bạn đó chính là: Đừng lãng phí thời gian vào việc suy xét xem ai là người tài giỏi nhất.
    Mọi thứ trên vũ trụ này đều có một nhiệm vụ riêng của mình, giống như các bộ phận trên cơ thể con người vậy: Mũi không thể thay mắt, miệng không thể thay thế cho tai,... Bởi vậy mà thay vì lo lắng người khác nghĩ về mình thế nào thì hãy nghĩ xem ta phải làm gì để thành công trong cuộc sống.
    Đừng lãng phí thời gian vào việc suy xét xem ai là người tài giỏi nhất
    Đừng lãng phí thời gian vào việc suy xét xem ai là người tài giỏi nhất
  3. Trong cuộc sống, đôi khi vấn đề không phải là ai đúng, ai sai mà đơn giản là bạn nhìn nhận sự việc như thế nào.
    Đừng cố gắng làm một người đặc biệt mà hãy cứ là chính mình, biết kiềm chế và bao dung.
    Đừng cố gắng làm một người đặc biệt mà hãy cứ là chính mình
    Đừng cố gắng làm một người đặc biệt mà hãy cứ là chính mình
  4. Liệu rằng bạn có phải là người luôn làm giống người khác? Khi họ ăn khoai tây chiên, bạn cũng đòi ăn khoai tây chiên; khi có người nào đó ăn kẹo, bạn cũng muốn có viên kẹo trong miệng; hoặc nếu ai đó thổi còi, bạn cũng đòi mẹ mua bằng được chiếc còi. Điều này không chỉ xảy ra với trẻ nhỏ mà người lớn cũng vậy.

    Nếu điều này xảy ra với từng cá nhân thì chúng ta còn có thể chịu đựng được nhưng khi những cá nhân này lập thành nhóm thì họ trở thành một nhóm quái dị, ngu ngốc. Khi sống trong sự ngu ngốc chúng ta sẽ dễ dàng bị lẫn lộn giữa sự cuồng điên và kinh nghiệm thực sự. Điều quan trọng là bạn phải rõ ràng với bản thân và thoát khỏi cơn điên đó và Thiền có nghĩa là rời bỏ bầy đàn, tự đi trên chính đôi chân của mình.
    Đừng bao giờ nghĩ rằng làm giống người khác là có lợi
    Đừng bao giờ nghĩ rằng làm giống người khác là có lợi
  5. Nếu như tiền là thước đo của sự hạnh phúc thì sự việc sẽ thật đơn giản. Thực tế cho thấy hạnh phúc hay bất hạnh không chỉ phụ thuộc vào tiền. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn cần tiền để sống bởi chúng ta có thể hoàn toàn sống tốt dù không có cuốn sổ tiết kiệm nào.
    Một vài người nghĩ rằng họ thực sự quan trọng bởi họ có tiền, nhưng số khác lại nghĩ rằng họ quan trọng vì đã đạt được giác ngộ (satori). Song suy cho cùng, dù bạn có gì đi chăng nữa thì bạn cũng không thể biến mình thành bất cứ thứ gì khác - trừ việc trở thành ma.
    Hãy chấm dứt những suy tưởng của cá nhân, khi đó Phật pháp có mặt.
    Chấm dứt suy tưởng của cá nhân, Phật pháp sẽ có mặt
    Chấm dứt suy tưởng của cá nhân, Phật pháp sẽ có mặt
  6. Trong một lần thiền sư Kodo Sawaki viếng thăm một mỏ than, khi đang đi xuống thì ông có cảm giác như thình lình đang trở lại trên cao. Suy nghiệm về cuộc đời cũng vậy, chúng ta luôn sai lầm khi lầm tưởng rằng tổng số luôn là những con số thay đổi.
    Thua là định. Thắng là ảo tưởng. Si mê có nghĩa là chỉ biết chăm lo bản thân mình.
    Món quà lớn nhất mà chúng ta có thể ban tặng cho vũ trụ đó chính là không thèm muốn bất cứ thứ gì.
    Si mê có nghĩa là chỉ biết chăm lo bản thân mình
    Si mê có nghĩa là chỉ biết chăm lo bản thân mình
  7. Bạn là một kẻ điên rồ khi nghĩ rằng thực sự có "tôi" và "người khác" trong suốt cuộc đời. Dù bạn có làm bất cứ điều gì để nổi bật trước đám đông, nhưng thực tế thì không hề có "bạn" hay "người khác".
    Phật pháp có nghĩa là liền một mảnh, bạn và tôi cũng vậy. Thế nhưng chúng ta lại đang dần dần hành xử như thể có đường biên để chia tách bạn và thù. Với cách suy nghĩ đó, ta tin rằng đường biên đó là hiện hữu.
    Thực tế cho thấy, giàu hay nghèo, quan trọng hay không quan trọng thì đều không có gì là hiện hữu.
    Phật pháp liền một mảnh - kết nối con người với con người
    Phật pháp liền một mảnh - kết nối con người với con người
  8. Tất cả chúng sinh đều lầm tưởng rằng hạnh phúc dẫn đến bất hạnh và than khóc vì một bất hạnh nhưng không hoàn toàn là bất hạnh. Quan niệm hạnh phúc đối với những kẻ phàm phu như chúng ta cũng không hơn việc đứa trẻ có thể đang khóc chuyển thành cười khi được cho cái bánh. Đôi lúc bạn cần nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân: Những điều được hay mất có thực sự đáng để bạn reo hò hay than khóc như thế không?
    Mọi điều suy cho cùng cũng đều xuất phát từ lợi ích của cá nhân, bởi khi bạn thốt lên rằng: "Tốt quá!". Thực tế là điều đó chỉ tốt cho bản thân bạn mà thôi.
    Người càng có nhiều ham muốn thì càng dễ bị lường gạt, ngay cả những kẻ lừa đảo tài ba nhất cũng không mong được gì từ người không có lòng tham muốn.
    Phật giáo có nghĩa là vô ngã, không có gì để đạt được.
    Phật giáo có nghĩa là vô ngã, không có gì để đạt được.
  9. Phải cho đến lúc chết đi và nhìn nhận lại cuộc đời, bạn mới thấy những thứ này chẳng đáng chi.
    Mọi việc may mắn hay rủi ro, tốt hay xấu đều không giống như bạn nhìn thấy hay bạn nghĩ tới và đau khổ nhất chính là cái khổ ta tự tạo ra cho bản thân.
    Đau khổ nhất chính là cái khổ ta tự tạo ra cho bản thân
    Đau khổ nhất chính là cái khổ ta tự tạo ra cho bản thân
  10. Mọi người đều than phiền rằng họ bận rộn đến mức không có thời gian. Nhưng thực tế chính ảo vọng là thứ khiến họ bận rộn. Người hành thiền thì luôn có thời gian và khi bạn trở thành người hành thiền, bạn có nhiều thời gian hơn bất cứ ai trên thế giới này.

    Bạn luôn bận rộn, nhưng chỉ là để kiếm miếng ăn cũng giống như đàn gà tíu tít mổ thức ăn chỉ để bị người ta ăn thịt.
    Khó có thể tính toán được số ảo vọng trong cuộc đời của mỗi con người. Thời gian trôi đi, lúc nào cũng: "Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia,...". Chỉ dạo một vòng trong công viên cũng đủ khiến bao nhiêu vọng tưởng hiện ra trong đầu bạn rồi. Và đây chính là ý nghĩa của từ "bận rộn".
    Con người luôn thở không ra hơi vì chạy quá nhanh theo ảo vọng của họ
    Con người luôn thở không ra hơi vì chạy quá nhanh theo ảo vọng của họ
  11. Làm Phật không có nghĩa là phải đi từ chúng sinh lên mà làm Phật có nghĩa là một sự gián đoạn ngắn từ làm chúng sinh. Hãy tịnh lắng rồi mọi thứ sẽ tốt thôi.
    Khi thực sự nắm bắt sự vật như chúng đang là... thì chúng ta được gì? Đó chính là vượt trên suy tư, nhưng vượt lên trên suy tư không có nghĩa là cho phép nó tự suy tư bởi dù ta nghĩ thế nào thì sự vật cũng đơn giản như chúng là.

    "Tất cả mọi pháp đều trống không" tức là không có gì để chúng ta can dự vào bởi không có gì thực sự xảy ra.
    Ảo tưởng sẽ khiến ta đánh mất đi trạng thái tự nhiên - cái mà thông thường chúng ta không nhận ra và che giấu nó với một điều khác, bởi vậy mà nó không còn tự nhiên nữa.
    Phật pháp chính là trạng thái tự nhiên này và thực hành theo Phật tức là hoàn toàn sống trong giây phút hiện tại này.
    Phật pháp chính là trạng thái tự nhiên và ảo tưởng sẽ khiến đánh mất đi trạng thái tự nhiên
    Phật pháp chính là trạng thái tự nhiên và ảo tưởng sẽ khiến đánh mất đi trạng thái tự nhiên
  12. Nếu muốn học Phật pháp để hoàn thiện bản thân thì bạn phải hoàn toàn chết. Chỉ tự hành xác và chết nửa vời thì sẽ không bao giờ có thể quán tưởng về Phật pháp. Hãy đắm cả hồn vào xác vào, bạn sẽ không còn là kẻ "Lý thuyết rỗng tuếch".
    Phật giáo hoàn thiện cuộc sống
    Phật giáo hoàn thiện cuộc sống
  13. Có thể khi nói về Phật, bạn sẽ nghĩ rằng đó là một điều gì đó xa vời, không hề liên quan đến bạn. Đây chính là lý do tại sao bạn luôn chỉ chạy quanh vòng tròn.
    Chúng sinh và Phật đều có cùng hình tướng, tỉnh giác và si mê cũng vậy. Điều này có nghĩa, khi thực hành theo Phật pháp thì chúng ta là Phật hay vì ta đã là Phật nên ta có thể thực hành theo Phật pháp. Phật giáo chính là mỗi và tất cả mọi thứ.
    Phật giáo chính là mỗi và tất cả mọi thứ
    Phật giáo chính là mỗi và tất cả mọi thứ
  14. Bạn nói rằng muốn trở thành người tốt hơn bằng cách hành thiền, nhưng thiền lại không phải là việc học làm thế nào để thành một con người. Thiền chính là dừng lại việc làm người.
    Khi thiền, bạn không bị ảo tưởng mà thực tế là chỉ khi hành thiền bạn mới ý thức đến các ảo tưởng của bản thân. Khi bạn quay cuồng với những ảo tưởng của mình, bạn đâu hề để ý tới chúng nhưng khi hành thiền, một con muỗi chích bạn cũng biết ngay.

    Thực tế, thiền "chẳng lợi ích gì", nhưng khi cái "chẳng lợi ích gì" thấm vào xương thịt bạn thì việc hành thiền của bạn mới thực sự chẳng ích lợi gì. Bởi vậy, đừng càu nhàu, đừng có trao tráo mắt nhìn khoảng không. Chỉ ngồi!
    Đừng càu nhàu. Đừng có trao tráo mắt nhìn khoảng không. Chỉ ngồi!
    Đừng càu nhàu. Đừng có trao tráo mắt nhìn khoảng không. Chỉ ngồi!
  15. Tâm bạn không an vì bạn đang mải đuổi chạy theo lý tưởng của một tâm hoàn toàn thanh tịnh. Thực tế là bạn đang đi thụt lùi. Hãy dõi theo tâm trong từng giây phút, ta chỉ có thể đạt được tâm an lạc rộng lớn khi thực hành với tâm loạn động.
    Khi sân cuối cùng được chấp nhận là tâm sân, thì tâm sẽ an lạc
    Khi sân cuối cùng được chấp nhận là tâm sân, thì tâm sẽ an lạc
  16. Khi bạn còn cho rằng thiền là việc tốt thì điều đó hoàn toàn không bình thường. Đừng làm ô uế việc hành thiền của bản thân bằng cách nói bạn đã tiến bộ, đã tốt hơn hay cảm thấy tự tin hơn trong việc hành thiền bởi đó chỉ là ý chủ quan của chúng ta.

    Thay vì cứ liên tục vọc tay vào để xem nước lạnh hay ấm khiến nó bị vẩn đục thì chúng ta nên để dòng nước của trạng thái ban đầu của ta như nó là.
    Thiền không phải là máy đo nhiệt độ từ từ tăng lên, thiền không bao giờ trở thành một điều gì đó đặc biệt, dù bạn có thực hành bao lâu đi chăng nữa. Nếu bạn cảm thấy nó đặc biệt thì chắc chắn bạn đã lơi lỏng chỗ nào rồi.

    Thiền không bao giờ trở thành một điều gì đó đặc biệt
    Thiền không bao giờ trở thành một điều gì đó đặc biệt
  17. Phật pháp chính là để mọi khía cạnh trong đời sống hàng ngày của bạn đều nương tựa theo Phật.
    Cốt lõi của tất cả mọi hành động chính là đi đến chỗ tận cùng. Nếu tâm bạn vắng mặt dù chỉ là một giây, bạn cũng không khác gì cái xác chết. Thực hành chính là luôn tự hỏi bản thân: "Ngay bây giờ tôi có thể làm gì theo như Phật?"
    Đạt được mục đích chỉ một lần thôi là chưa đủ. Điểm tối đa của năm ngoái chẳng ích lợi gì, bạn cần phải đạt được đích ngay bây giờ, ở hiện tại.
    Đạt được mục đích chỉ một lần thôi là chưa đủ
    Đạt được mục đích chỉ một lần thôi là chưa đủ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy