Top 10 lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm
Cách thi trắc nghiệm hiện nay đang được áp dụng khá nhiều trong các đợt thi. Từ thi giữa cuối kì ở trường học, thi chứng chỉ ngoại ngữ đến kì thi tốt nghiệp ... xem thêm...THPT đều đang sử dụng hình thức ra đề này với mức độ ngày càng phức tạp hơn. Do vậy, việc nắm vững những mẹo làm bài trắc nghiệm là cực kì quan trọng. Sau đây là 10 lưu ý các thí sinh cần phải nhớ khi làm bài thi trắc nghiệm.
-
Chuẩn bị đồ dùng
Ngoài những vật dụng cá nhân được mang vào phòng thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để làm bài thi trắc nghiệm thí sinh cần chuẩn bị mang theo những đồ dùng cần thiết sau đây:
- 2 – 3 bút chì đã gọt sẵn (loại mềm 2B, 6B) để bút này
gãy còn có bút khác thay thế. - 2 bút bi cùng loại (mực màu xanh hoặc màu đen) để ghi thông tin cá nhân
- Dụng cụ gọt bút chì, tẩy
- Thước kẻ
- Máy tính theo quy định (sử dụng cho những môn cần tính toán.
- Đồng hồ để theo dõi thời gian làm bài
Lưu ý: không nên gọt bút chì quá nhọn, diện tích tiếp xúc của đầu bút chì với giấy thi nhiều hơn tô đáp án nhanh hơn và không làm rách giấy thi.
- 2 – 3 bút chì đã gọt sẵn (loại mềm 2B, 6B) để bút này
-
Đọc lướt qua một lượt đề thi
Sau khi giám thị phát đề thi, thí sinh sẽ có khoảng 5 – 10 phút để kiểm tra đề xem có thiếu sót hoặc thắc mắc gì không. Hãy tranh thủ thời gian này để lướt nhanh qua một lượt đề thi.
Sau khi đọc lướt một lượt xem phần nào chắc chắn thì làm trước. Đọc thật kĩ yêu cầu của câu hỏi là bước để tránh việc sai những câu đáng tiếc dù bạn đã biết rõ câu trả lời, vì yêu cầu đề có thể rất đa dạng từ chọn câu đúng, chọn câu sai, chọn nhiều câu, v.v.
Khi nhận đề thi, thí sinh cần lưu ý: Các môn thi thành phần trong mỗi bài thi Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội có cùng một mã đề thi, nếu không cùng mã đề thi, thí sinh phải báo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 10 phút sau khi thí sinh nhận đề thi.
Đề thi phải đảm bảo đủ số lượng câu hỏi như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã. Nếu thí sinh bỏ qua bước kiểm tra mà dành thời gian làm bài ngay thì nguy cơ không được tính điểm bài thi này rất cao. -
Chọn câu trả lời
Hãy trả lời ngay một lượt những câu bạn biết rồi quay lại những câu bạn không biết sau đó, vì việc dừng lại cố giải hết một câu vừa gây tốn thời gian mà còn khiến bạn thêm hoang mang, lo lắng khi làm bài. Các bạn nên làm theo từng phần để tránh bị bỏ sót, câu nào chưa làm được đánh dấu lại, sau khi làm xong các câu dễ thì quay lại hoàn thành nốt những câu đã bỏ qua.
Hãy tự trả lời câu hỏi trước khi nhìn phần đáp án vì thường các câu hỏi sẽ khá giống nhau và rất dễ gây nhầm lẫn. Nếu chúng ta đọc ngay phần trả lời sau khi xem câu hỏi, rất có thể chúng ta sẽ bị rối và tốn nhiều thời gian hơn cho một câu khi phải đọc lại từ đầu.
Lưu ý: Đừng bỏ trống câu nào. Câu sai không bị trừ điểm nên chúng ta đừng bỏ trống câu hỏi nào, vì với mỗi câu hỏi có 4 đáp án chúng ta đều có 25% xác suất trả lời đúng, còn khi chúng ta không trả lời sẽ không có cơ hội trả lời đúng nào cả.
-
Phương pháp phỏng đoán và loại trừ
Khi bạn không chắc chắn về một đáp án nào đó thì hãy sử dụng phương pháp loại trừ. Phỏng đoán, loại trừ không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa trên những dữ liệu có trong bài và phỏng đoán một cách logic và có khoa học sẽ làm tăng khả năng lựa chọn được đáp án đúng cho bạn.
Đây là một vài mẹo thí sinh có thể sử dụng để loại trừ các lựa chọn sai:
- Loại trừ đáp án sai rõ ràng
- Loại trừ đáp án sai chút ít, tức là đáp án có vẻ đúng nhưng có một hoặc hai từ làm nó sai
- Loại trừ đáp án vốn dĩ là đúng với dữ liệu của đề bài nhưng lại không liên quan đến câu hỏi
- Nếu có hai đáp án đối nghịch nhau thì một trong hai đáp án là đúng
- Nếu có hai đáp án rất giống nhau thì một trong hai đáp án là đáp án đúng
- Loại bỏ được một đáp án nào thì bạn đã có nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó.
-
Ghi đầy đủ thông tin trong phiếu thi và bài thi
Nhiều thí sinh ghi thiếu hoặc sai các thông tin trên bài thi gây mất điểm. Chẳng hạn thí sinh thường quên ghi tên, ghi sai số báo danh, mã đề thi,...
Nhiều bạn chủ quan sau khi nhận được giấy thi không điền đầy đủ thông tin, mà để đến cuối giờ mới viết. Điều này dễ gây ra nhầm lẫn và thiếu sót. Trước khi hết giờ làm bài, thí sinh phải chủ động kiểm tra lại các thông tin ghi đã đầy đủ chưa, sắp xếp bài thi và ghi thông tin cho chính xác.
-
Phân bố tời gian hợp lý
Thời gian làm bài thi trắc nghiệm không nhiều, trung bình mỗi câu trả lời chỉ từ 01 - 1,5 phút, do vậy, các thí sinh cần phân bổ thời gian làm bài hợp lý, không dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi, tránh việc bỏ sót các câu hỏi ở phía sau hoặc cuối giờ, làm bài một cách qua loa, vội vàng, kết quả sẽ không được như ý.
Các thí sinh cần phân bổ thời gian làm bài hợp lý khi hết giờ, thí sinh nộp phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ coi thi, ký tên vào hai phiếu thu bài thi và chỉ được rời phòng thi sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu trả lời của cả phòng thi và cho phép ra về.
-
Tô câu trả lời đúng chỗ tương ứng câu trắc nghiệm
Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh tô trên phiếu trả lời phải tương ứng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng tô nhầm vào hàng của câu khác trong phiếu trả lời. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ dẫn đến các câu trả lời trong phiếu sẽ sai hàng loạt.
Tâm lý, áp lực nên không ít thí sinh sợ sai đã chọn đáp án trên đề thi mà quên không tô vào phiếu trả lời. Hết giờ, với tâm lý hoảng loạn nên không tô kịp, thậm chí tô nhầm đáp án. Chính vì vậy, lời khuyên cho các thí sinh là hãy giữ bình tĩnh, tô đáp án ngay vào phiếu trả lời và đánh dấu lại trên đề thi nếu còn phân vân.
-
Chỉ tô các ô trả lời bằng bút chì
Dùng bút chì tô đậm và lấp kín cả ô trả lời, không gạch chéo hoặc đánh dấu vào ô được chọn. Trong những trường hợp tô nhầm hoặc thay đổi đáp án thì thí sinh dùng tẩy thật sạch ô trả lời cũ và tô vào ô đáp án mình lựa chọn.
Không được tô bất cứ ô nào trong phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút mực, bút bi. Tưởng chừng như đây là lỗi khó xảy ra nhưng vẫn có nhiều học sinh mắc phải khi rơi vào trạng thái căng thẳng. Theo quy định của Bộ Giáo dục, bài thi chỉ được sử dụng duy nhất màu bút chì để tô đáp án. Học sinh khi làm sử dụng loại bút khác sẽ bị đánh dấu, dẫn đến bài thi bị hủy.
Để tránh xảy ra tình trạng này, học sinh nên tập luyện trước khi đi thi với việc sử dụng bút chì để tô khi luyện đề. Mỗi khi làm bài dạng tô ở trên lớp hay tại nhà, học sinh hãy luyện cho mình thói quen sử dụng bút chì. Khi đi thi, học sinh có thể cất bút mực đi ngay sau khi điền xong phần thông tin cá nhân để tránh bị căng thẳng cầm nhầm bút khi tô. -
Chỉ tô 1 đáp án cho 1 câu trắc nghiệm
Tránh tuyệt đối việc tô 2 ô trả lời trở lên cho một câu trắc nghiệm. Trong trường hợp này máy sẽ không chấm và câu đó sẽ không có điểm. Việc tô nhầm này rất thường xuyên xảy ra vì trong quá trình căng thẳng về thần kinh, có thể suy nghĩ chúng ta là một đáp án nhưng tay lại khoanh một đáp án khác. Như vậy rất dễ xảy ra và hầu như ai cũng mắc phải.
Học sinh nên ghi phần đáp án ra giấy nháp. Sau khi làm bài xong hãy quay lại rà soát, đối chiếu 2 phần kết quả lần nữa trước khi nộp bài. Đây là bước cần thiết và không được bỏ qua khi làm bài thi. Bước này sẽ giúp tránh được việc tô nhầm đáp án làm ảnh hưởng kết quả bài thi. -
Rà soát lại bài thi
Sau khi đã hoàn thành xong bài làm, thí sinh nên rà soát lại một lượt. Đặc biệt cần kiểm tra lại những thông tin quan trọng như: thông tin cá nhân, số báo danh, mã đề thi, rà soát đáp án xem còn bỏ sót câu nào không, hoặc có đáp án nào quá mờ hoặc tô 2 đáp án… để kịp thời sửa hoặc bổ sung.
Lỗi bỏ sót không tô đáp án xảy ra khi học sinh không rà soát kĩ bài làm cũng như không chú ý đánh dấu những câu hỏi chưa làm. Với số lượng câu hỏi trải dài trên nhiều mặt giấy, học sinh rất dễ không kiểm soát được câu nào đã làm, câu nào chưa.
Hướng khắc phục với lỗi sai này là sử dụng giấy nháp. Học sinh mang giấy nháp vào phòng thi, đánh sẵn số thứ tự các câu hỏi. Khi làm đến đâu, điền và tích ngay vào phần đã đánh số thứ tự trên giấy nháp. Sau khi hoàn thành bài làm, học sinh kiểm tra lại giấy nháp để đối chiếu lại bài thi.
Vi Võ 2017-01-29 01:15:32
bài viết này đã được chọn làm clip youtube toplist. Cám ơn tác giả!