Top 10 Lưu ý quan trọng nhất khi sử dụng bếp gas
Bếp ga tiện lợi, dễ sử dụng, thông dụng trong không gian bếp gia đình Việt. Tuy nhiên, việc sử dụng bếp gas cũng tiềm ẩn những nguy cơ thiếu an toàn. Toplist ... xem thêm...sẽ chia sẻ với các bạn những lưu ý cơ bản để sử dụng bếp gas đúng cách, an toàn và hiệu quả nhất.
-
Lắp đặt bếp đúng tiêu chuẩn an toàn
Khi sử dụng bếp gas, trước tiên hãy chọn bếp gas, bình gas và các phụ kiện gas chính hãng. Sử dụng bình gas phải có nhãn mác đầy đủ, xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không sử dụng bình và bếp gas đã cũ, quá hạn hoặc bị rỉ sét. Không nên chọn bếp có chất liệu gỗ vì dễ bắt lửa, nên bằng đá, kính,... Một bếp gas được lắp đặt an toàn và đúng cách sẽ phải thỏa mãn các tiêu chí: Bếp phải cao hơn bình gas. Bếp nên đặt trong phòng thông thoáng, và tránh gió lùa trực tiếp. Không nên sát mặt tường mà nên cách một khoảng ít nhất 15cm, đồng thời tuyệt đối cách xa nguồn lửa, các đồ điện, các công tắc điện với khoảng cách tối thiểu 1m. Khoảng cách giữa bếp gas với các đồ dùng, kệ đựng bếp núc phải cách xa 1 mét. Phần ống dẫn gas phải được lắp thật cẩn thận, chắc chắn và khít với các khớp nối để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Khi lắp đặt, cần lưu ý:
- Chọn vị trí đặt bếp và bình gas thông thoáng nhưng tránh gió lùa trực tiếp (gây tiêu tốn nhiên liệu khi sử dụng.
- Bếp cách trần ít nhất 1.5m, cách xa các vật liệu bắt lửa.
- Bình gas cần đặt thẳng đứng và thấp hơn bếp gas, để xa bếp và các nguồn điện.
- Kiểm tra dây dẫn: còn mới nguyên, không bị đứt gãy hay gấp khúc.
- Sau khi lắp đặt, cần bật bếp để kiểm tra ngọn lửa và van.
-
Lau dọn bếp sau khi sử dụng
Sau khi nấu nướng thực phẩm, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bếp. Hãy sử dụng khăn ẩm sạch có thể tẩm thêm một chút nước tẩy rửa để lau sạch bề mặt của bếp gas. Việc làm này sẽ giúp duy trì tuổi thọ lâu dài cho bếp gas và đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Bởi vì các loại dầu mỡ trong quá trình nấu thực phẩm sẽ thường bám rất lâu trên khung bếp gas và khiến chúng bị gỉ sét. Nếu bếp gas bị gỉ sét thì nguy cơ rò rỉ khí gas rất cao, dẫn tới hỏa hoạn.
Mặc dù khá đơn giản, nhưng đôi khi bếp gas lại dính những vết bẩn rất khó làm sạch với chỉ bằng cách thông thường. Khi đó, bạn dùng thử các mẹo: Sau khi bạn nấu xong, khi bếp không còn nóng, nên lau bếp gas ngay. Lúc này các vết dầu và thức ăn bám trên mặt bếp được làm sạch một cách nhanh nhất. Để giữ sạch kiềng bếp, bạn có thể mua tấm lót kiềng bếp gas đặt lên phía trên. Cách này sẽ giúp bếp đứng vững, nồi, chảo khi nấu, không bị rung lắc, tràn ra ngoài.
-
Khóa bình gas sau khi sử dụng
Khóa bình ga sau khi sử dụng là điều được nhắc lại rất nhiều lần đối với những người sử dụng bếp gas. Thậm chí cảnh báo "khóa bình gas khi không sử dụng" còn được dán trên bếp, bình gas và được nhân viên lắp đặt dặn dò thường xuyên. Tuy nhiên nhiều người dùng bỏ qua thói quen khóa bình ngay sau khi sử dụng. Như thế sẽ nguy hiểm trong trường hợp quên tắt bếp, dây dẫn vô tình bị đứt gãy gây rò rỉ khí gas, sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu không có ai ở nhà. Và trên thực tế, có không ít những trường hợp nổ gas, lí do chủ yếu là rò rỉ khí gas.
Khi không khóa van sau khi tắt bếp, một lượng gas sẽ còn lưu lại ở đường ống dẫn, nếu trong điều kiện bình thường thì không sao. Nhưng nếu ống dẫn bị nứt, điểm nối giữa dây dẫn và bình gas không xiết chặt khiến gas rò rỉ, khi gặp tia lửa điện thì sẽ gây ra sự cố cháy nổ. Việc nhớ khóa van không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp tiết kiệm gas nữa đó. Bạn hãy tạo thói quen khóa van gas sau khi sử dụng nhé.
-
Thường xuyên kiểm tra bếp gas định kì
Để chắc chắn toàn bộ bếp gas ở trong tình trạng an toàn nhất cho sử dụng, tốt nhất bạn hãy kiểm tra ít nhất 6 tháng 1 lần bếp, bình, dây dẫn gas và cả khóa gas. Ngoài ra, 2 - 3 năm nên thay mới ống dẫn gas 1 lần. Bên cạnh đó, nếu bếp gas hoặc bình gas đã cũ và hư hỏng, bạn nên thay mới càng sớm càng tốt. Đường dây dẫn gas bị xì, khoá van bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trường hợp bị rò rỉ gas. Vậy nên bạn hãy là người tiêu dùng thông thái cần chủ động kiểm tra định kì và thay mới dây dẫn gas, van gas để đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Đường dây dẫn gas bị xì, khoá van bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trường hợp bị rò rỉ gas.
Hãy là người tiêu dùng thông thái cần chủ động kiểm tra định kì và thay mới dây dẫn gas, van gas để đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Nếu sử dụng bếp gas không cẩn thận gây ra cháy nổ nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, ngoài việc mua được chiếc bếp tốt, người dùng nên lưu ý bảo dưỡng định kỳ & thường xuyên kiểm tra van gas và dây dẫn gas để đảm bảo sự an toàn cho bạn, cả gia đình. Van gas, dây dẫn gas là phụ kiện để quản lý nguồn ga cung cấp từ bình tới bếp. Mà trong quá trình sử dụng, áp suất khí ga trong bình lại lớn, đè ép lên khiến bộ phận van gas này hay hỏng và dẫn đến tình trạng rò rỉ gas. Chính vì vậy, người dùng nên thường xuyên kiểm tra van gas định kì đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng.
-
Theo dõi bếp trong quá trình đun nấu
Có những nguy hiểm bất ngờ mà bạn có thể không lường trước được nếu chủ quan bỏ quên món ăn trên bếp gas đang cháy như: thực phẩm sôi trào gây tắt bếp hay bốc lửa lớn, gió có thể vô tình thổi tắt bếp, hoặc thổi một vật dễ bắt lửa vào bếp đang cháy. Vậy nên bạn hãy luôn túc trực gần bếp suốt quá trình đun nấu vì sự an toàn của bạn và gia đình. Không nên mở quạt khi nấu ăn vì sẽ làm ngọn lửa bị tạt, nhiệt bị tỏa ra bên ngoài gây tốn gas. Người dùng nên tránh chạm vào kiềng khi đang sử dụng hay ngay khi vừa nấu xong vì có thể gây bỏng.
Nếu ngọn lửa cháy chập chờn, xanh không đều, bạn nên khóa gas và kiểm tra lại bếp. Nếu thấy bếp gas cháy không bình thường, có hiện tượng rò gỉ khí gas, bạn nên khóa gas vào và lập tức kiểm tra lại bình gas, bếp gas xem có vấn đề gì không. Người dùng cần phải đảm bảo hoa sen luôn được khít với nhau, giúp cho gas không bị tràn ra ngoài quá nhiều, ngọn lửa không đều gây hao phí và nguy hiểm. Khi đang đun nấu, bạn không nên đi ra ngoài vì không theo dõi được quá trình nấu nướng, dễ hao gas. Ngoài ra, chị em cũng nên nhớ kiểm tra chắc chắn nút on/off đã đưa về đúng vị trí và van gas đã được khóa an toàn hay chưa sau khi kết thúc quá trình nấu ăn.
-
Lưu ý để tiết kiệm gas
Khi cháy, ngọn lửa gas thường màu xanh nước biển. Để tiết kiệm gas, thứ nhất, bạn nên điều chỉnh lửa tập trung phần đáy nồi, tránh để lửa tràn lên thành nồi. Thứ hai, hãy lựa chọn sử dụng nồi có kích cỡ phù hợp, không nên sử dụng nồi quá nhỏ (gây lãng phí gas), cũng không nên sử dụng nồi quá to (nồi thoát nhiệt nhanh, gây tốn gas và thời gian nấu nướng). Trước khi nấu, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng các thức ăn cần nấu như rửa rau, vo gạo, thái thịt... rồi mới bật bếp để nấu liên tục cho đến khi kết thúc. Có như vậy, khi bật bếp gas lên, bạn mới có thể cho thức ăn vào nồi nấu một cách liên tục được, giúp tiết kiệm gas được một lượng đáng kể. Bởi việc vặn, bật bếp nhiều lần sẽ làm gas thoát ra ngoài càng nhiều. Hơn nữa, việc tắt mở bếp nhiều sẽ làm giảm tuổi thọ của bếp.
Nhiều người nghĩ rằng, để lửa càng to thì việc đun nấu sẽ nấu càng nhanh chín, song thực tế hoàn toàn ngược lại. Trong khi nấu bạn hãy chú ý tới ngọn lửa, chỉ cần điều chỉnh sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi không bao trùm ra ngoài thành nồi, tránh để nhiệt thất thoát ra ngoài làm hao gas. Ngọn lửa quá lớn vừa tốn gas mà món ăn của bạn lại lâu chín bởi lượng nhiệt thay vì tập trung vào đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh. Khi nấu lửa nhỏ, bạn chú ý chọn các loại xoong, nồi cỡ nhỏ. Ngược lại, khi nấu với loại xoong, nồi có đáy lớn, bạn nên mở lửa lớn để tránh hao gas. Theo nghiên cứu của các công ty sản xuất bếp gas, có 3 điểm chính có nguy cơ dẫn đến rò rỉ, thất thoát gas: van bình, van điều áp và dây dẫn. Nếu dùng van bình, van điều áp và dây dẫn loại tốt (hàng chính hãng) sẽ tránh được thất thoát gần 3kg/tháng so với loại có chất lượng kém. Tuy nhiên, cách dùng tốt nhất vẫn là nên khóa bình gas sau khi dùng vừa tránh thất thoát gas vừa đảm bảo an toàn, tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra cho gia đình.
-
Không nên để trẻ em nghịch bếp gas
Đặc tính của trẻ em là tò mò, thích khám phá những thứ khác lạ mà không ý thức được hết những nguy hiểm có thể phát sinh. Vì vậy, hãy luôn để mắt tới con em mình, tránh để bé tiếp xúc với bếp. Nếu cảm thấy bé đã có đủ khả năng sử dụng bếp ga một cách an toàn bạn cũng nên trông chừng và chỉ dẫn thêm nhằm hạn chế các tình huống nguy hiểm xảy ra. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy trong khi bếp ga ít gây ô nhiễm hơn nhiều so với bếp than, một số khí thải vẫn có thể tích tụ trong nhà và có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Nitrogen dioxide và các hạt PM2.5 nói riêng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các hạt PM2.5 có thể đi sâu vào phổi, và các chất độc mang theo trên các hạt sẽ được hấp thụ vào máu.
Không rõ liệu bếp ga có phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe đáng kể hay không, vì trên thực tế các hộ gia đình đều có nhiều nguồn ô nhiễm tiềm ẩn khác trong nhà. Nhiều ngôi nhà sử dụng lò sưởi bằng khí đốt, tạo ra khí thải tương tự như bếp lò, hay có nhiều nguồn tạo ra formaldehyde ngoài quá trình đốt cháy khí tự nhiên (chẳng hạn như đồ nội thất, chất kết dính và thảm). Tuy nhiên, vì nitơ điôxít và các hạt PM2.5 có ảnh hưởng rõ rệt đến hô hấp, nên một số lượng lớn nghiên cứu đã được hướng đến bệnh hen suyễn. Do đó, để hạn chế điều này, bạn hãy cho trẻ em tránh xa bếp gas nhé. -
Hiện tượng ngọn lửa bếp gas có màu đỏ
Mỗi một màu sắc của ngọn lửa đều đang thể hiện một ý nghĩa riêng biệt về tình trạng cụ thể của nguồn nhiên liệu đang sử dụng cũng như những vấn đề của các bộ phận bếp gas. Màu sắc thường gặp nhất chính là màu xanh hoặc màu hơi vàng đỏ. Khi bếp cho ngọn lửa xanh tức đang báo cho bạn biết tình hình hoạt động rất tốt, lượng nhiệt cung cấp có thể đạt đến 1.980 độ C và sử dụng triệt để nguồn khí gas, hoàn toàn không để lãng phí. Lúc này món ăn khi nấu cũng sẽ nhanh chín hơn và bạn cũng sẽ tiết kiệm được một khoản lớn, hạn chế những tình trạng rò rỉ khí gas trong không gian.
Ngọn lửa vàng hoặc đỏ, màu sắc này sẽ không xuất hiện thường xuyên trong quá trình sử dụng như ngọn lửa xanh nhưng chúng là dấu hiệu để cảnh báo mà bạn nên quan tâm. Khi xuất hiện ngọn lửa màu vàng hoặc đỏ tức khí gas đã không sử dụng hết, tạo ra khí CO độc hại và nhiệt độ đáp ứng chỉ khoảng 1.000 độ C mà thôi. Thêm vào đó, lượng khí gas dư thừa sẽ thoát ra bên ngoài không gian, gây lãng phí và dẫn đến nguy cơ gây cháy nổ rất cao. Lúc này, bạn nên ngừng sử dụng bếp tìm kiếm nguyên nhân để nhanh chóng khắc phục.
-
Kiểm tra van gas ở bình có kín hay không
Khi mở bếp, mở van đầu bình gas trước, sau đó mở van ở bếp để sử dụng. Khi tắt bếp, khóa van đầu bình gas, chờ cho ngọn lửa ở bếp tắt hẳn rồi sau đó mới khóa van bếp. Nếu sau khi khóa van đầu bình gas mà ngọn lửa ở bếp vẫn cháy mãi mà không tắt chứng tỏ van đầu bình gas không kín. Cách xử lí trong tình huống này là không tắt bếp và gọi điện ngay cho nhân viên đại lí gas đến yêu cầu đổi bình gas khác. Van gas chính là nơi có thể cấp nguồn gas đến dây dẫn và làm cho bếp có thể hoạt động. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm áp suất gas trong bình đang ở mức rất cao xuống mức rất thấp, thay đổi theo nhiệt độ và duy trì ổn định áp suất thấp nhất. Van gas ngoài chức năng đóng mở gas thì chúng còn điều chỉnh áp suất.
Để kiểm tra van gas hay dây dẫn gas có bị rò rỉ gas không các bạn có thể kiểm tra bằng cách lấy xà phòng hòa vào nước sau đó lấy bọt xà phòng phủ kín thân van gas và dây dẫn gas. Nếu có hiện tượng sủi bọt nghĩa là van gas bị rò rỉ còn nếu ngược lại là van gas an toàn. Với loại gas mà chúng ta hay sử dụng nếu bạn ngửi thấy mùi gas thì có nghĩa van gas đang bị dò gas, bởi gas có chất tạo mùi riêng nên rất dễ phát hiện nếu gas bị dò. Nhưng trong một số trường hợp bạn không ngửi được mùi gas như bạn bị ngạt mũi, hoặc nhà quá rộng… thì tốt nhất bạn nên kiểm tra như trường hợp bên trên. -
Hiện tượng rò rỉ khí gas
Do đường dây dẫn gas bị xì, khoá van bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp. Lúc này cần khóa ngay van bình ga, hãy mở tung cửa để giảm bớt nồng độ của gas. Nếu ngửi thấy mùi gas đậm đặc, bình rò rỉ tạo thành tuyết bám xung quanh, nhiệt độ trong phòng tăng lên phải nhanh chóng mở toang cửa, dùng quạt tay quạt bớt nồng độ gas. Đặc biệt chú ý không bật tắt các thiết bị điện, tốt nhất là ngắt được nguồn điện từ xa, sau đó gọi ngay thợ sửa chữa đến kiểm tra. Đặc biệt chú ý không bật lửa lên xem, không bật quạt điện, tránh tia đánh lửa của quạt gây cháy. Lấy xà phòng bít vào chỗ khí gas thoát ra, phun nước vào bình, nếu thấy bình phồng lên ngay lập tức chạy thoát ra ngoài, đề phòng bình gas nổ. Tuy nhiên, theo tính toán thì bình gas rất hiếm khi nổ vì được thiết kế với vật liệu đặc biệt. Thường là cháy nổ lượng gas rò rỉ ra bên ngoài, với sức nổ rất mạnh.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi khí gas bị rò rỉ là mùi khí gas nồng nặc do đường dây dẫn gas bị xì, khóa van bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp. Lúc này, việc quan trọng bạn cần làm, đó là:
- Khóa ngay van bình gas.
- Mở hết các cửa để giảm nồng độ của gas.
- Tuyệt đối không bật bếp, không tắt các thiết bị điện vì có thể tạo ra tia lửa điện gây cháy nổ.
- Dùng xà phòng bịt vào chỗ khí gas thoát ra, phun nước vào bình.
- Ngay lập tức gọi thợ sửa chữa đến để khắc phục sự cố.