Top 10 Lưu ý quan trọng nhất trước khi thiết kế phòng bếp

Nguyễn Trần Thu Hằng 109 0 Báo lỗi

Bếp được xem là nơi giữ lửa, là nơi yên vui, sum họp ấm cúng của cả gia đình. Bếp nằm trong dương trạch tam yếu (cửa chính, phòng ngủ, bếp) có vai trò vô cùng ... xem thêm...

  1. Phòng bếp là nơi gia đình sum họp với những bữa cơm thân mật cùng nhau sau ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Đây được coi là trái tim của ngôi nhà, vì thế khi xây dựng nhà cửa người ta luôn đặc biệt quan tâm đến việc thiết kế nội thất phòng bếp sao cho hợp lý, tiện nghi, thoải mái nhất cho tất cả thành viên. Mỗi căn bếp dù thiết kế cho ai, có hoàn cảnh như thế nào thì đều phải được dựa trên nhu cầu cuộc sống mà họ hướng tới chứ không phải dựa trên những chuẩn mực chung. Đây là vấn đề quyết định xem bạn sẽ thiết kế phòng bếp như thế nào và mua sắm nội thất ra sao. Cần thiết kế phòng bếp phù hợp với nguồn tài chính bạn hiện có và trong khoảng có thể huy động được.


    Nếu bạn xem nhẹ việc lập kế hoạch chi tiêu cho việc xây bếp có thể bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc kế hoạch tài chính hiện tại của gia đình bạn sẽ bị ảnh hưởng. Phòng bếp là một trong những không gian quan trọng nhất của căn nhà, chính vì thế mà việc đầu tư cho thiết kế nội thất phòng bếp dự sẽ mất rất nhiều tiền. Tuy nhiên, nếu biết cách thiết kế và lựa chọn đồ nội thất thông minh sẽ mang đến nhiều lợi ích cho không gian và đặc biệt tiết kiệm kha khá chi phí của bạn. Nên lựa chọn những mẫu thiết kế nhà bếp phù hợp với gia đình bạn nhé.

    Lên kế hoạch tài chính trước khi xây bếp
    Lên kế hoạch tài chính trước khi xây bếp
    Cần thiết kế phòng bếp phù hợp với nguồn tài chính
    Cần thiết kế phòng bếp phù hợp với nguồn tài chính

  2. Ngũ hành có Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi hành đều ứng với một năm sinh nhất định. Việc đặt hướng bếp hay bố trí bếp theo cung mệnh ngũ hành, đã không còn quá xa lạ. Đặt bếp đúng hướng không chỉ giúp gia chủ đón được nhiều luồng khí tốt, mà dòng sinh khí còn thường xuyên vận động xung quanh ngôi nhà, giúp gia chủ tránh khỏi những dòng yếu khí bất lợi cho sức khỏe, cũng như tài vận cho gia đình. Điều đầu tiên quan tâm tới khi thiết kế phòng bếp là nên đặt chức năng của tủ bếp lên hàng đầu. Dù đó là mẫu tủ gỗ hay nhựa...,dù là thiết kế hình chữ U, I, L thì luôn luôn chú ý đến các khoảng cách giữa những bộ phận chức năng: bồn rửa bát, tủ lạnh, bàn chuẩn bị, bàn thức ăn... sao cho hợp lí để tạo thành hình tam giác với khoảng cách đẹp nhất là dưới 1,8m.


    Không gian bếp cần phải có sự thông thoáng và rộng rãi để đảm bảo thuận tiện cho việc di chuyển. Khoảng cách lối đi rộng ít nhất là 1.2m để đảm bảo sự thoáng rộng giữa các khoảng nội thất được sắp đặt. Không gian bếp nên thiết kế đảm bảo mô hình tam giác. Khu vực lưu trữ thức ăn – khu chế biến – khu dọn rửa. theo mô hình tam giác sẽ đảm bảo sự thuận tiện và tính khoa học cho không gian bếp trong quá trình sử dụng. Nhà bếp là nơi chưa nhiều thiết bị và máy móc cũng như thức ăn, gia vị. Trước khi bắt tay vào sắp xếp lại căn bếp của bạn, hãy đi một vòng quanh bếp và lấy hết tất cả những gì bạn có trong căn bếp và đặt chúng ở dưới sàn nhà. Việc có quá nhiều đồ đạc khiến căn bếp của bạn trở nên chật hẹp, bạn sẽ không có đủ không gian và việc sắp xếp nhà bếp khoa học cũng khó hơn rất nhiều. Bạn nên lưu tâm đến không gian lưu trữ, nên tận dụng tủ, hộc, kệ, giá treo tường để mở rộng không gian lưu trữ cho căn phòng bếp của gia đình nhé.

    Cách bố trí phòng bếp gọn gàng, ngăn nắp
    Cách bố trí phòng bếp gọn gàng, ngăn nắp
    Cách bố trí phòng bếp
    Cách bố trí phòng bếp
  3. Ánh sáng trong phòng bếp là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Nội thất phòng bếp trong từng khu vực sẽ cần có độ sáng hợp lý, giúp bạn tăng thêm cảm hứng nấu ăn để làm ra những bừa ăn ngon miệng cho các thành viên trong gia đình. Để có được một phòng bếp với ánh sáng hợp lý, đòi hỏi ngay từ khi thiết kế phải được tính toán và nghiên cứu kĩ lưỡng các yếu tố như phong thủy, hướng gió, hướng ánh sáng để nhà bếp được thông thoáng và có ánh sáng tự nhiên hài hòa nhất có thể. Nên chú ý lắp đặt hệ thống chiếu sáng vào trước mặt để không bị chính cái bóng của mình làm ảnh hưởng tới quá trình nấu ăn. Vì vậy, nên lắp đặt các hệ thống đèn chiếu sáng ngay phía dưới của hệ thống tủ bếp là một sự lựa chọn vô cùng hợp lí.


    Hiện nay tại các đô thị lớn, không gian sống dù có bị thu nhỏ lại nhưng không phải vì thế mà ánh sáng cần ít đi. Trái lại những căn nhà nhỏ đầy tiện nghi đó, ánh sáng vẫn rất cần thiết và không thể thiếu, đặc biệt là khu bếp. Chúng ta đều biết có hai loại ánh sáng chính đó là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo (ánh sáng đèn). Tận dụng ánh sáng tự nhiên là một trong những cách tốt nhất, vừa tiết kiệm điện năng, vừa thân thiện với môi trường, không gian thoáng mát. Tuy nhiên ta cũng phải biết kết hợp hài hòa với ánh sáng nhân tạo để bổ sung cho những góc khuất hoặc chiếu sáng vào buổi tối. Ánh sáng tổng hợp và bao quát phòng bếp thường dùng cho cả căn phòng như nhưng khu vực khác trong nhà. Đèn ánh sáng chung nên được đặt ở trên đầu tủ bếp, tránh đặt đối diện sẽ làm sấp bóng người nội trợ.

    Thiết kế hệ thống ánh sáng hợp lí vừa tăng tính thẩm mỹ mà còn tiện lợi cho việc nấu nướng
    Thiết kế hệ thống ánh sáng hợp lí vừa tăng tính thẩm mỹ mà còn tiện lợi cho việc nấu nướng
    Ánh sáng trong phòng bếp
    Ánh sáng trong phòng bếp
  4. Trong quá trình thiết kế phòng bếp, nên mua thêm các thiết bị mới hoặc thay thế các thiết bị cũ để đảm bảo an toàn điện khi nấu nướng. Nguồn điện phải đảm bảo cung cấp đủ cho các thiết bị trong phòng bếp. Bạn nên lắp thêm một số ổ cắm điện dự phòng để tiện lợi cho mọi hoạt động trong bếp được diễn ra bình thường. Luôn đảm bảo có ổ cắm điện, sạc điện dự phòng. Trong căn bếp hiện đại, có rất nhiều thiết bị điện như bếp từ, tủ lạnh, máy rửa chén, lò nướng, lò vi sóng, nồi cơm điện, máy xay sinh tố,… Các thiết bị này đều có công suất lớn (từ vài trăm W đến vài kW). Do đó, cần phải thiết kế hệ thống điện đảm bảo công suất cho các thiết bị, có dự phòng công suất mua thêm thiết bị sử dụng. Cần sử dụng dây dẫn lớn hơn yêu cầu của mỗi thiết bị.

    Không thiết kế ổ điện ở nơi đặt bình gas, chứa dây dẫn gas hoặc những nơi gần nguồn nước, dễ bị bắn nước. Không để các thiết bị điện gần nguồn nước, lửa, nơi bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Sử dụng ổ điện và phích cắm ba chân. Với các thiết bị điện có vỏ bọc bằng kim loại như lò nướng bánh, bếp từ, bếp hồng ngoại, tủ lạnh… nhà sản xuất thường dùng phích cắm điện và ổ điện 3 chân. Do đây đều là những thiết bị chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc khi sử dụng. Các vỏ bọc bằng kim loại dễ dàng truyền điện ra ngoài khi điện bị rò rỉ, rất nguy hiểm khi người sử dụng. Chân thứ 3 của ổ cắm sẽ giúp trung hòa dòng điện, truyền dòng điện bị rò rỉ xuống đất, giúp người sử dụng không bị điện giật. Tuyệt đối không vận hành đồng thời nhiều thiết bị công suất lớn, dễ gây quá tải dẫn đến chập cháy điện.

    Nguồn điện trong phòng bếp phải luôn đảm bảo cả về chất và lượng
    Nguồn điện trong phòng bếp phải luôn đảm bảo cả về chất và lượng
    Hệ thống điện trong phòng bếp
    Hệ thống điện trong phòng bếp
  5. Bếp là nơi dễ xảy ra những “sự cố” nhất trong nhà. Thực phẩm chưa được nấu chín, những đồ vật sắc nhọn, xoong chảo đang nóng, sàn nhà ướt dễ trơn trợt… đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra những tai nạn bất ngờ cho các thành viên trong gia đình. Nguy cơ bị thương hoặc nhiễm khuẩn trong bếp rất cao... Để đảm bảo an toàn trong phòng bếp chúng ta cần: Sử dụng các loại bàn tròn thay cho bàn góc cạnh. Vệ sinh bếp thường xuyên, tránh làm đổ mỡ hay nước ra sàn bếp để tránh trơn trượt. Đảm bảo hệ thống điện an toàn, phòng tranh cháy nổ. Không nên để bếp ga quá gần bình ga. Luôn luôn để những vật sắc nhọn như dao, kéo tránh xa tầm tay trẻ em. Khi thiết kế và sắp xếp bất kỳ một không gian nào trong nhà cũng cần lưu ý đến tính an toàn của căn phòng ấy, đặc biệt đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.


    Bàn ghế cần có các góc bo tròn hiện đại và an toàn, sàn nhà chống trơn trượt,… đảm bảo hệ thống điện nước an toàn, chống cháy nổ tối đa cho không gian phòng bếp. Khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, lò vi sóng, tủ lạnh,.. cần sắp xếp vị trí khoa học và đảm bảo sự tiện nghi trong quá trình sử dụng. Bạn có thể chọn sàn nhà bếp bằng gỗ công nghiệp, sàn nhựa hay lát gạch men. Nếu lát nhà bằng gạch nem, bạn cần lưu ý loại gạch chống trơn hoặc trải thảm để tránh bị ngã khi vào bếp. Chọn vật liệu và sắp xếp hợp lí vừa giúp bạn tránh được những rủi ro vừa làm nhà bếp của bạn thêm thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, bếp điện công nghiệp. Căn bếp của bạn có thể được trang bị nhiều thiết bị điện như máy pha cà phê, ấm đun nước, lò vi sóng, tủ lạnh, máy rửa bát hoặc lò nướng. Hãy đảm bảo rằng các thiết bị này luôn được bảo dưỡng và kiểm tra vì có thể có đoạn dây bị sờn, các đầu nối bị lỏng…

    Bàn bếp đá hoa cương tròn đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ
    Bàn bếp đá hoa cương tròn đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ
    An toàn là bạn, là yếu tố hàng đầu
    An toàn là bạn, là yếu tố hàng đầu
  6. Việc vệ sinh nhà bếp nói chung và cụ thể là làm sạch các bộ phận như tủ lạnh, lò vi sóng, sàn nhà bếp, bồn rửa bát, ...nói riêng là việc làm rất quan trọng để giữ cho căn bếp luôn sạch sẽ và thoáng mát. "Nhà sạch thì mát - bát sạch ngon cơm" một căn bếp sạch sẽ đem lại những bữa ăn ngon cho gia đình cung cấp dinh dưỡng và ngăn ngừa bệnh bằng những thức ăn tốt cho sức khoẻ. Giữ cho căn bếp được sạch sẽ là một việc vô cùng quan trọng đối với các chị em phụ nữ, bởi đây là nơi được sử dụng nhiều nhất trong căn nhà, đặc biệt bếp lại là nơi chứa các vết dầu mỡ cứng đầu, các mùi thức ăn đọng lại khó chịu. Nếu không vệ sinh nhà bếp đúng cách sẽ dẫn đến mất thẩm mỹ cho căn bếp của bạn cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.


    Để đảm bảo an toàn cho chính bạn và người thân trong gia đình thì việc vệ sinh sàn bếp là không thể bỏ qua. Hãy luôn đảm bảo sàn bếp luôn sạch sẽ, chống trơn trượt vì trong quá trình chế biến và nấu nướng thức ăn không thể tránh khỏi làm rơi vãi thức ăn hay làm bắn nước. Nên chọn những loại đá lát nền hay đá tự nhiên là lựa chọn hoàn hảo cho căn bếp của bạn vì nó dễ dàng lau chùi và quét dọn. Nếu đã nói đến việc vệ sinh nhà bếp thì chắc chắn công việc cuối cùng trong công cuộc này đó chính là làm sạch sàn nhà bếp, để sàn nhà bếp luôn được sạch sẽ thì chúng ta nên lau sàn nhà bếp mỗi ngày, vừa giúp sạch sẽ lại tránh được việc té ngã do các loại dầu mỡ trong quá trình nấu ăn gây ra. Để việc làm sạch sàn nhà bếp hiệu quả, bạn có thể tìm mua các loại nước lau sàn sát khuẩn trung tính.

    Luôn vệ sinh sàn bếp sau khi nấu ăn để đảm bảo an toàn
    Luôn vệ sinh sàn bếp sau khi nấu ăn để đảm bảo an toàn
    Vệ sinh sàn bếp là điều không thể bỏ qua
    Vệ sinh sàn bếp là điều không thể bỏ qua
  7. Phòng bếp là nơi chế biến thức ăn nên hay sản sinh ra những mùi khó chịu như mùi ga, mùi thực phẩm, mùi trong quá trình chế biến và nấu ăn. Điều này làm ảnh hưởng tới không gian sống của chính gia đình bạn. Hãy lựa chọn các sản phẩm làm sạch không khí như sản phẩm hút mùi, trồng một vài loại cây hút mùi trong bếp, giữ lại vỏ của các loài cam, quýt cũng là cách hữu hiệu để khử mùi nhà bếp. Nơi đặt bếp ga nên có lỗ thông gió để không khí trong nhà bếp luôn thơm tho, sạch sẽ. Trong quan niệm xưa, bếp được coi là “công trình phụ”, vì thế hay được đặt vào những góc nhà, thiếu sáng, thiếu thoáng, vì thế kém thẩm mỹ và tiện nghi. Thực tế, ngoài việc là một phòng chức năng quan trọng, thì bếp có đặc thù khác các phòng sinh hoạt khác trong ngôi nhà ở. Khi nấu nướng, bếp nấu tạo ra nhiều khí thải độc hại. Hơi nước cùng các loại khí thải trong quá trình nấu bếp gây ẩm thấp, tác động tiêu cực đến bầu không khí riêng của bếp và chung trong môi trường của cả ngôi nhà, rất dễ bám bẩn vào bề mặt trần, tường và các đồ đạc vật dụng.


    Để có một phòng bếp thẩm mỹ và tiện nghi, thì việc tổ chức thông thoáng bằng các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật rất quan trọng. Một phòng bếp sáng sủa, thông thoáng, không khí trong lành không chỉ làm cho căn bếp đẹp, vệ sinh mà còn làm cho người nấu bếp thoải mái và mọi người ăn ngon hơn. Phòng bếp cần sự thông thoáng tối đa trong phạm vi cho phép, tất nhiên phù hợp với giải pháp kiến trúc chung của ngôi nhà và ý đồ kiến tạo không gian nội thất. Bếp cần có cửa sổ mở ra phía ngoài, cùng với khoảng mở phía khác để tạo sự đối lưu, luân chuyển không khí. Trong nhiều nhà phố chỉ có một mặt tiền, và bếp nằm phía sau nhà, nên thiết kế giếng trời để tạo sự thông thoáng cho bếp. Cửa sổ nơi phòng bếp nên ưu tiên cho vị trí chậu rửa – bàn gia công vì đây là nơi cần nhiều ánh sáng.

    Bếp ga có lỗ thông gió để tránh tạo mùi
    Bếp ga có lỗ thông gió để tránh tạo mùi
    Không khí trong nhà bếp
    Không khí trong nhà bếp
  8. Nên chọn mặt bàn chế biến thức ăn có diện tích phù hợp với không gian phòng bếp. Không nhỏ quá vì nhỏ quá không thể đủ để chế biến thức ăn cũng như không lớn quá vừa tốn diện tích lại gây lãng phí. Ưu tiên chọn những mặt bàn dễ lau chùi và dọn dẹp. Những loại mặt bàn ưa chuộng hiện nay là: mặt đá, thép không gỉ. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ bát đũa, thường xuyên thay và rửa lại bằng nước sôi. Do thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn đòi hỏi bạn phải thật cẩn thận và để ý đến những bề mặt dùng để chế biến thực phẩm. Rửa sạch tất cả các vật dụng chế biến: dao, thớt, nồi… và bề mặt nơi chế biến thức ăn rất quan trọng vì đó chính là môi trường làm cho thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.


    Đối với các gia đình ở nông thôn chú ý tránh không cho côn trùng, thú nuôi và các động vật khác vào bếp. Ngay cả các nhà căn hộ khép kín cũng cần chú ý điều này vì thú nuôi làm cảnh trong nhà cũng có thể mang những mầm bệnh do chúng thường chui rúc trong các nơi không đảm bảo vệ sinh. Cần phải để thức ăn sống và chín riêng biệt trong quá trình nấu nướng, chế biến. Để riêng thịt, cá, gia cầm, hải sản… vào những vị trí nhất định trong các dụng cụ chuyên đựng cho từng loại. Dụng cụ dùng cho chế biến sống và chín phải riêng biệt như: dao, thớt, thau rửa. Thực phẩm dự trữ cho ngay hôm sau phải được đậy kín. Không được để chung thực phẩm sống và chín.

    Mặt bàn chế biến thức ăn được thiết kế phù hợp với bếp
    Mặt bàn chế biến thức ăn được thiết kế phù hợp với bếp
    Bề mặt bàn chế biến thức ăn
    Bề mặt bàn chế biến thức ăn
  9. Bạn nên làm tủ cao sát với trần để tiết kiệm diện tích, các ngăn kéo được thiết kế sát vào tường để tăng thêm không gian lưu trữ. Có thể kết hợp kệ mở để lưu trữ được nhiều đồ dùng cũng như làm theo phong cách Garage: ẩn các đồ gia dụng để tiết kiệm không gian... Mọi không gian đều có giá trị sử dụng, dù đó là góc khuất giữa hai tủ bếp, khoảng trống thừa bên trong ngăn kéo, chiều rộng của bức tường, hoặc cấu trúc của cầu thang. Với sự khéo léo và sáng tạo trong bài trí nội thất, mọi thứ đều có thể trở thành không gian lưu trữ hữu ích cho nhà nhỏ. Sử dụng mọi không gian ngóc ngách của căn bếp, tận dụng làm tủ cao sát trần nhà thay vì chừa ra một khoảng trống để bụi bẩn bám vào sẽ giúp bạn có thêm không gian lưu trữ cho phòng bếp. Thêm vào đó, các văn kéo của tủ nên được thiết kế sâu hơn và sát với tường để tăng thêm không gian lưu giữ đồ đạc cho căn bếp.


    Có thể căn bếp nhà bạn có nhiều ngăn, nhiều kệ nhưng vẫn còn những chỗ trống chưa được sử dụng triệt để. Hãy nghiên cứu và tìm ra những vị trí trống để lựa chọn mua sắm thêm một vài kệ xoay giúp tận dụng tối đa diện tích phía trong tủ cũng là ý tưởng tuyệt vời tránh lãng phí không gian lưu trữ. Kệ xoay cũng giúp bạn lưu trữ được vô số đồ đạc và cũng dễ dàng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến ngăn, kệ xung quanh. Bạn vẫn thường bỏ quên khoảng tường trống nhỏ xinh gần mép cửa. Hãy tận dụng ngay khoảng tường này, lắp đặt thêm một vài kệ nhựa, không ảnh hưởng đến không gian sử dụng nhưng có thể làm tăng thêm không gian lưu trữ một cách đắc lực. Bạn sẽ không phải cất trữ nhồi nhét vào các tủ nhỏ, ngăn đã đầy mà có thêm kệ nhựa để thoải mái sắp xếp đồ ăn, đồ uống một cách tiện lợi.

    Tận dụng góc bếp chết làm chỗ để thức ăn
    Tận dụng góc bếp chết làm chỗ để thức ăn
    Tận dụng khoảng trống làm tăng không gian lưu trữ
    Tận dụng khoảng trống làm tăng không gian lưu trữ
  10. Trong nhà bếp thường có rất nhiều các loại rác thải từ thực phẩm tươi sống, thức ăn thừa, túi nilong... Do đó mà thùng rác dùng để chứa đựng các loại rác thải trên là một vật không thể không có. Nó sẽ giúp cho chất thải không bốc mùi ra bên ngoài, tránh được tình trạng các con côn trùng bu vào rác... gây ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình. Có rất nhiều những gia chủ đã không hề nghĩ tới nó trong quá trình thiết kế mặc dù nó là vật dụng rất hữu ích. Thùng rác là vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp của gia đình bạn. Nó giúp bạn đựng rác khi bạn chưa có thời gian đổ bỏ vào thùng rác lớn như: túi nilong, gốc rau, vỏ các loại củ quả, hành tỏi…


    Hiện nay cũng không quá khó trong việc lựa chọn loại thùng rác hợp với căn bếp của mỗi nhà. Thông thường các bạn có thể chọn thùng rác inox, sọt hay các loại thùng rác thông minh. Trong đó, để đảm bảo tính thẩm mĩ cho mỗi căn bếp, người ta thường chọn thùng rác âm tủ bếp. Loại này cũng có nhiều kiểu dáng khác nhau từ đơn giản đến thiết kế hiện đại, tiện lợi trong vị trí đặt. Nhờ đó mà luôn đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ cho căn bếp. Thùng rác nên được bố trí ở các góc khuất trong căn bếp để giữ tính thẩm mỹ. Trong một số thiết kế bếp, thùng rác có thể bố trí ngay bên dưới bồn rửa. Thùng rác nên được bố trí bên trái hoặc bên phải bồn rửa để thuận tiện khi sơ chế thực phẩm. Bạn cũng có thể tận dụng làm thùng rác chung cho cả gia đình...

    Thùng rác hiện đại cho nhà bếp
    Thùng rác hiện đại cho nhà bếp
    Thùng rác trong nhà bếp
    Thùng rác trong nhà bếp




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy