Top 11 Lưu ý quan trọng nhất về thoái hóa điểm vàng

Bùi Thị Phương Thảo 34 0 Báo lỗi

Thoái hóa điểm vàng được cảnh báo là nguyên nhân gây mù lòa nguy hiểm nhất ở người lớn tuổi. Việc nắm rõ các thông tin về bệnh để phát hiện và chữa trị ngay ở ... xem thêm...

  1. Top 1

    Thoái hóa điểm vàng là gì?

    Điểm vàng (còn gọi là hoàng điểm của mắt) là một bộ phận nằm sâu ở vùng trung tâm võng mạc. Đây là vùng nhạy cảm nhất của võng mạc, nơi tập trung hàng triệu tế bào cảm quan, đóng vai trò quan trọng trong thu nhận hình ảnh, giúp nhận biết màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh. Điểm vàng rất quan trọng đối với thị lực trung tâm.


    Thoái hóa điểm vàng hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm là sự thoái hóa các tế bào điểm vàng, làm mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác làm thị giác giảm, hình ảnh được nhìn thấy mờ, méo mó, biến dạng. Thoái hóa điểm vàng không gây ra mù hoàn toàn, tầm nhìn xung quanh của người bệnh vẫn còn bình thường nhưng làm khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc, sự tương phản lại bị suy yếu nghiêm trọng. Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu trên thế giới, chiếm khoảng 50% tất cả các trường hợp khiếm thị.

    Thoái hóa điểm vàng là gì?
    Thoái hóa điểm vàng là gì?
    Thoái hóa điểm vàng là gì?

  2. Top 2

    Các loại thoái hóa điểm vàng

    Có hai loại thoái hóa điểm vàng là thoái hóa điểm vàng thể khô và thoái hóa điểm vàng thể ướt. Cả hai dạng này đều bắt đầu trong lớp tế bào nuôi dưỡng võng mạc (Retinal Pigment Epthelium - RPE).

      • Thoái hóa điểm vàng thể khô: Có biểu hiện đặc trưng là các mảng lắng đọng chất béo màu vàng (kết tụ màu vàng) ở võng mạc. Là dạng phổ biến nhất, chiếm 85 - 90% các trường hợp thoái hóa điểm vàng. Bệnh phát triển dần dần, khi các tế bào nuôi dưỡng võng mạc chết đi, các tế bào võng mạc ở trên cũng chết, các mảng võng mạc sẽ biến mất. Bệnh thường xuất hiện và diễn biến âm thầm trong 5 - 10 năm trước khi có tình trạng suy giảm thị lực.
      • Thoái hóa điểm vàng thể ướt: Thoái hóa điểm vàng thể ướt tuy chỉ chiếm 10-15% số trường hợp, nhưng tính chất bệnh thường nặng, thị giác của bệnh nhân bị giảm đột ngột và nghiêm trọng trong thời gian ngắn. Thoái hóa điểm vàng thể ướt phát triển khi mạch máu mới phát triển mạnh dưới võng mạc, các mạch máu này có thể chảy máu, rỉ dịch gây ra sẹo võng mạc, làm mất thị giác trung tâm rất nhanh. Hình ảnh quan sát bị biến dạng, đường thẳng có thể bị nhìn thấy thành đường cong, xuất hiện điểm mù ở thị giác trung tâm, thấy ảo giác, nếu không được điều trị, điểm mù sẽ ngày càng lớn hơn.
      Các loại thoái hóa điểm vàng
      Các loại thoái hóa điểm vàng
      Thoái hóa điểm vàng thể ướt
    • Top 3

      Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa điểm vàng ở mắt

      Ở giai đoạn đầu, thoái hóa điểm vàng thường không có dấu hiệu bất thường nào nên rất khó phát hiện. Thoái hóa điểm vàng thể ướt và thể khô đều không gây triệu chứng đau mắt.


      Dấu hiệu sớm nhất của thoái hóa điểm vàng thể khô là mắt mờ, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đọc sách, lái xe hoặc khi làm những việc đòi hỏi tính chính xác cao. Mờ mắt thường biến mất khi nguồn sáng nhiều hơn. Nếu thoái hóa điểm vàng thể khô chỉ xuất hiện ở một mắt, người bệnh sẽ không nhận thấy sự thay đổi thị lực vì mắt còn lại vẫn còn nhìn thấy rõ ràng, người bệnh vẫn nhìn tốt như thường cho đến khi bệnh phát triển ở cả hai mắt.


      Dấu hiệu bệnh đầu tiên và thường gặp nhất ở thoái hóa điểm vàng thể ướt là nhìn đường thẳng như cửa sổ nhưng lại thấy thành đường cong hoặc lượn sóng. Có thể xuất hiện điểm mù nhỏ gây mất thị lực trung tâm. Tuy nhiên, do không mất thị lực hoàn toàn nên người bệnh thoái hóa điểm vàng vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, không cần phụ thuộc người khác.

      Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa điểm vàng ở mắt
      Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa điểm vàng ở mắt
      Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa điểm vàng ở mắt
    • Top 4

      Đối tượng dễ mắc thoái hóa điểm vàng ở mắt

      Thoái hóa điểm vàng ở mắt thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tuổi tác là nguy cơ lớn nhất gây thoái hóa điểm vàng, có khoảng 10-12% những người trên 65 tuổi mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, tỉ lệ người mắc bệnh trên 75 tuổi là 30%. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới. Những phụ nữ mãn kinh sớm có nguy cơ thoái hóa điểm vàng cao hơn.


      Những nguy cơ khác bao gồm:

      • Chủng tộc: những người có da màu sáng dễ mắc thoái hóa hoàng điểm hơn những người có da tối màu.
      • Tiền sử gia đình: một người sẽ có nguy cơ thoái hóa điểm vàng cao hơn nếu trong gia đình đã có người thân mắc bệnh. Nếu gia đình có người bị thoái hóa điểm vàng, nên điều chỉnh lối sống để giảm các nguy cơ khác.
      • Hút thuốc: hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Kết quả của nhiều nghiên cứu có thể kết luận rằng, khói thuốc lá có thể gây thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
      • Béo phì: béo phì làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng, ngoài ra một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa béo phì và sự phát triển của thoái hóa điểm vàng ở mắt từ giai đoạn sớm chuyển sang giai đoạn nặng. Những người có chế độ ăn nhiều chất béo có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng dạng ướt.
      • Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: nếu thường xuyên làm việc ngoài trời mà mắt không được bảo vệ, tia cực tím sẽ làm tăng tốc độ quá trình thoái hóa điểm vàng.
      • Sử dụng nhiều các thiết bị điện tử: Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện thoại di động, máy tính, tivi,... là tác nhân làm điểm vàng thoái hóa nhanh hơn. Thoái hóa điểm vàng không còn là bệnh của người lớn tuổi, độ tuổi của người mắc bệnh đang trẻ dần.
      Sử dụng nhiều các thiết bị điện tử làm tăng nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng
      Sử dụng nhiều các thiết bị điện tử làm tăng nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng
      Thoái hóa điểm vàng - căn bệnh thầm lặng lấy đi thị lực ở người già
    • Top 5

      Thoái hóa điểm vàng nguy hiểm như thế nào?

      Không chỉ người cao tuổi có nguy cơ cao với bệnh thoái hóa hoàng điểm mà những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Trong những năm trở lại đây, do công nghệ thông tin ngày càng phát triển, chúng ta phải thường xuyên làm việc và tiếp xúc với những thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi, đèn led,... Đây cũng chính là nguyên nhân rất phổ biến khiến không chỉ thoái hóa hoàng điểm mà nhiều bệnh lý về mắt khác cũng ngày càng trẻ hóa.


      Thoái hóa điểm vàng là căn bệnh “nguy hiểm thầm lặng”. Tuy bệnh không gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh nhưng lại có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bệnh nhân, thậm chí gây mất thị giác khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và phải phụ thuộc vào những người xung quanh. Điều đáng lo ngại là hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này. Đa số bệnh nhân được điều trị với mục đích ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của tình trạng này.

      Thoái hóa điểm vàng có thể gây mất thị giác
      Thoái hóa điểm vàng có thể gây mất thị giác
      Thoái hóa điểm vàng nguy hiểm như thế nào?
    • Top 6

      Chẩn đoán thoái hóa điểm vàng

      Để chẩn đoán bệnh thoái hóa điểm vàng ở mắt, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp sau:

        • Kiểm tra thị lực: sử dụng các bảng đo thị lực để kiểm tra khả năng nhìn của mắt ở các khoảng cách gần, xa khác nhau.
        • Đo nhãn áp: bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để đo áp suất bên trong mắt.
        • Kiểm tra đáy mắt: bác sĩ sẽ nhỏ thuốc làm giãn đồng tử, sau đó sử dụng kính lúp chuyên biệt kiểm tra võng mạc và dây thần kinh thị giác để tìm kiếm các dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng cũng như các vấn đề khác của mắt.
        • Dùng lưới Amsler: người bệnh sẽ được yêu cầu nhìn vào một tờ giấy vẽ ô caro như một bàn cờ. Bệnh nhân bị che một mắt và nhìn thẳng vào một chấm đen ở giữa lưới. Nếu nhìn thấy các đường thẳng trong lưới Amsler bị lượn sóng hoặc một số đường bị thiếu, người bệnh có thể đã mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.
        • Chụp cộng hưởng mạch hoặc OCT (chụp bằng ánh sáng quét):
          • Trong chụp động mạch, thuốc nhuộm được tiêm vào tĩnh mạch cánh tay bệnh nhân. Hình ảnh được chụp khi thuốc nhuộm đến mắt qua các mạch máu của võng mạc. Các bức ảnh sẽ hiển thị vị trí chính xác nếu có sự xuất hiện của cách mạch máu mới, xuất huyết hoặc chảy dịch trong điểm vàng.
          • Chụp OTC có thể giúp nhìn thấy dịch hoặc máu bên dưới võng mạc mà không cần sử dụng thuốc nhuộm.
        Chẩn đoán thoái hóa điểm vàng
        Chẩn đoán thoái hóa điểm vàng
        Chẩn đoán thoái hóa điểm vàng
      • Top 7

        Điều trị thoái hóa điểm vàng thể khô

        Với thoái hóa điểm vàng thể khô, hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân có thể được kê đơn các thuốc bổ sung kẽm, Vitamin A, C, E, B2 liều cao để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

          • Vitamin A: là những chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong tăng cường thị lực ở mắt, giúp duy trì hoạt động của nhiều mô và màng ở mắt. Vitamin A có nhiều trong gan động vật, cá, sữa, cà rốt, bí ngô,...
          • Vitamin C và vitamin E: giúp bảo vệ tế bào và mô của mắt khỏi tấn công của những phân tử gốc tự do. Vitamin C có nhiều trong trong cà chua, cải bắp, bông cải xanh, các loại quả thuộc họ cam chanh,...
          • Vitamin B2: giúp khôi phục chức năng cơ thị giác, tăng cường thị lực. Vitamin B2 có nhiều trong sữa, trứng, gan động vật, men bia, rau quả,...
          • Kẽm: tập trung nhiều ở vùng võng mạc, giúp bảo vệ và tăng cường thị lực ở mắt. Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như hàu, tôm, cua, thịt bò, ngũ cốc, sữa chua,...
          • Omega 3 là một acid béo không bão hòa, là thành phần cấu tạo võng mạc, giúp tăng cường thị lực, bảo vệ mắt. Omega 3 có nhiều trong sữa, sữa đậu nành, các loại cá,...
          Điều trị thoái hóa điểm vàng thể khô
          Điều trị thoái hóa điểm vàng thể khô
          Điều trị thoái hóa điểm vàng thể khô
        • Top 8

          Điều trị thoái hóa điểm vàng thể ướt

          Thoái hóa điểm vàng thể ướt, hiện cũng chưa có phương pháp điều trị nào có thể đảo ngược quá trình thoái hóa, một số phương pháp được sử dụng để ngăn bệnh phát triển nghiêm trọng hơn gồm:

            • Sử dụng thuốc điều trị thoái hóa điểm vàng:
              • Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu là một protein có vai trò kích thích hình thành các mạch máu mới, giúp tăng tính thấm thành mạch và cung cấp oxy cho các mô. Tuy nhiên, nếu yếu tố tăng trưởng nội mô phát triển quá mức sẽ làm rò rỉ chất dịch và tăng sinh các mạch máu mới ở võng mạc.
              • Các thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu gồm: Bevacizumab (Avastin), Ranibizumab (Lucentis), Aflibercept (Eyle),...là những kháng thể đơn dòng, tác dụng ức chế sự hình thành yếu tố tăng trưởng nội mô, giúp ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới, ngăn chặn sự chảy máu và chảy dịch từ các mạch máu bất thường trong mắt. Nhóm thuốc này được sử dụng qua đường tiêm trực tiếp vào dịch kính của mắt. Mắt sẽ được gây tê trước khi tiêm. Sau khi tiêm, bệnh nhân phải ở lại bệnh viện để theo dõi trong một vài ngày.
            • Trị liệu bằng laser: ánh sáng laser năng lượng cao được sử dụng để phá hủy các mạch máu bất thường phát triển trong thoái hóa điểm vàng.
            • Liệu pháp laser quang động võng mạc (PDT): một loại thuốc nhạy cảm với ánh sáng được dùng để điều trị các mạch máu bất thường. Sau đó, tia laser được chiếu vào mắt để kích hoạt thuốc, phá hủy các mạch máu bị rò rỉ mà không gây tổn hại đến các phần khác của mắt. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi điều trị một biến thể của thoái hóa điểm vàng thể ướt là bệnh lý đa xơ đơn bào không tự phát.
            • Cải thiện tầm nhìn: các thiết bị có ống kính đặc biệt tạo hình ảnh phóng to của các vật thể giúp những người bị thoái hóa điểm vàng có thể sử dụng tối đa tầm nhìn còn lại.
            • Sử dụng các thuốc và chế độ ăn giàu vitamin, khoáng chất tương tự như điều trị thoái hóa điểm vàng thể ướt để tăng cường dinh dưỡng cho mắt.
            Tiêm thuốc chống tạo mạch là cách chữa thoái hóa điểm vàng thể ướt phổ biến nhất
            Tiêm thuốc chống tạo mạch là cách chữa thoái hóa điểm vàng thể ướt phổ biến nhất
            Thoái hóa điểm vàng chữa khỏi được không?
          • Top 9

            Người mắc thoái hóa điểm vàng nên ăn gì?

            Dinh dưỡng là một yếu tố góp phần làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng. Hãy bổ sung ngay những dưỡng chất tốt cho mắt bị thoái hoá điểm vàng như:

              Các chất chống oxy hóa gồm Lutein, zeaxanthin, Vitamin A, C, E:

              • Lutein và zeaxanthin là hai thành phần nằm trong võng mạc và điểm vàng của mắt, giúp lọc bỏ các sóng ánh sáng xanh nguy hại từ các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi…), tia cực tím từ ánh nắng mặt trời do đó, có thể bảo vệ mắt tốt hơn. Đặc biệt, hai loại hợp chất này có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, cơ thể lại không thể tự sản xuất đủ bộ đôi lutein và zeaxanthin, nên việc bổ sung hai hợp chất này sẽ thông qua các loại thực phẩm hàng ngày. Lutein và zeaxanthin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, rau củ có màu xanh đậm hoặc vàng như rau cải xoăn, rau chân vịt, bí đỏ, cam, bắp ngọt…
              • Nhóm vitamin A, C và E – đây là các chất chống oxy hóa cần thiết làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, tăng sức đề kháng cho mắt, đồng thời, giúp cơ thể chống các gốc tự do làm tổn thương các tế bào bằng cách ngăn chặn tác hại của việc tích tụ các hóa chất. Vitamin A có nhiều trong gan bò, dầu gan cá, khoai lang, cà rốt, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông… Vitamin C dồi dào trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, ổi, chanh, vải thiều, đu đủ, dâu tây, nho đen, kiwi… Vitamin E có nhiều trong các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hướng dương), quả bơ, cải bó xôi, bó đỏ, măng tây, bông cải xanh…

              Axit béo – Omega 3:

              • Axit béo omega-3 gồm chuỗi dài như eicosapentaenoic acid (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt. EPA khả năng giúp các tế bào cảm thụ ánh sáng ở điểm vàng luôn trong tình trạng khỏe mạnh. Còn DHA được tìm thấy ở lượng lớn trong võng mạc, nơi giúp duy trì chức năng của mắt. Do đó, thiếu hụt Omega-3 có thể làm suy giảm thị lực, khiến biến chứng mù lòa ở người bệnh thoái hóa điểm vàng đến sớm hơn.
              • Các loại thực phẩm dồi dào Omega-3 như: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, cá ngừ, hàu, trứng cá muối, hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, đậu nành…

              Kẽm – Khoáng chất cần thiết cho mắt:

              • Một trong những nguyên nhân khiến mắt bị thoái hóa điểm vàng hoặc đục thủy tinh thể là thiếu kẽm – khoáng chất quan trọng giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc, cần thiết cho sự sản xuất melanin – loại sắc tố giúp bảo vệ mắt. Các chuyên gia Nhãn khoa cho biết, những người có nguy cơ cao bị thoái hóa điểm vàng có thể làm chậm quá trình thoái hóa bằng cách bổ sung kẽm cùng nhiều chất chống oxy hóa khác.
              • Các loại thực phẩm có hàm lượng kẽm cao là thịt (thịt bò, thịt gà, thịt cừu, thịt lợn), các loại động vật có vỏ như hàu, cua, sò, hến…

              Dinh dưỡng cho mắt từ sản phẩm chuyên biệt: Nghiên cứu ra một sản phẩm có những dưỡng chất chuyên biệt cho mắt là mục tiêu mà các nhà khoa học đặt ra nhằm tác động trực tiếp vào cơ chế sinh bệnh từ đó mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về mắt cũng như chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên trong.

              Thực phẩm chứa vitamin A tốt cho mắt
              Thực phẩm chứa vitamin A tốt cho mắt
              Thực phẩm tốt cho mắt
            • Top 10

              Người mắc thoái hóa điểm vàng nên kiêng gì?

              Đồng thời, khi bị mắc thoái hóa điểm vàng, bạn cần tránh các loại thực phẩm sau:

                • Thực phẩm chế biến sẵn: Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn không chỉ là “kẻ thù” hủy hoại sức khỏe mà còn là tác nhân làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Những thực phẩm này dễ dẫn đến sự tích tụ mảng bám chứa cholesterol trong các mạch máu, trong đó có cả mảng bám trong mắt. Các mảng bám này làm tổn thương các mạch máu và cảm trở các chất dinh dưỡng và oxy đến mắt của bạn. Một số thực phẩm chế biến sẵn bạn nên tránh xa như bánh ngọt, bánh quy, bơ đậu phộng, khoai tây chiên, kẹo, nước ngọt…
                • Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ: Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ rất có hại cho cơ thể và đặc biệt là đôi mắt. Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm này có thể làm gia tăng số lượng gốc tự do trong cơ thể, dẫn đến rối loạn mắt, quá trình lão hóa ở mắt đến nhanh hơn, gây suy giảm thị lực. Đặc biệt, các chất béo không lành mạnh này có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa điểm vàng khiến tình trạng mù lòa đến sớm hơn.
                • Ngoài ra, người thoái hóa điểm vàng còn cần phải kiêng các thực phẩm có hại cho sức khỏe của mắt như: thực phẩm có tính nóng (ớt, tiêu, hành, tỏi…), thuốc lá hoặc đồ uống có cồn (rượu, bia, cà phê), thực phẩm nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo (các loại bánh kẹo, nước ngọt)…
                Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ
                Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ
                Những loại thực phẩm có hại cho mắt
              • Top 11

                Phòng ngừa thoái hóa điểm vàng

                Ngừng hút thuốc

                • Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gây nên thoái hóa võng mạc ở mắt, làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh gấp 5 lần so với những người không hút thuốc. Hút thuốc cũng làm cho các phương pháp điều trị kém hiệu quả hơn vì nó làm tăng mức độ oxy hóa trong máu và trong mắt.
                • Do vậy, ngừng hút thuốc được xem là cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mạc. Một đánh giá năm 2013 trên Tạp chí Nhãn khoa kết luận rằng những người bỏ thuốc lá và không hút thuốc lá trong 20 năm có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mạc thấp như những người chưa từng hút thuốc.

                Ăn nhiều rau lá xanh đậm

                • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ các loại rau lá sẫm màu nhất giàu lutein và zeaxanthin (chẳng hạn như cải xoăn, rau bina sống và rau cải xanh) có nguy cơ mắc bệnh AMD thấp hơn 43% so với những người trong nghiên cứu ăn ít nhất những thực phẩm tốt cho sức khỏe này.

                Uống vitamin tổng hợp hàng ngày

                • Nếu bạn không ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tốt cho sức khỏe, bạn có thể khó có được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ chế độ ăn kiêng đơn thuần.
                • Một số nghiên cứu cho thấy các chất bổ sung vitamin tổng hợp có chứa vitamin C và E, beta-carotene, kẽm, đồng, lutein và zeaxanthin có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng sớm tiến triển thành một dạng bệnh tiến triển đe dọa thị lực hơn.

                Ăn nhiều cá hơn

                • Một số nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của việc ăn cá đối với việc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
                • Những người tham gia nghiên cứu ăn cá ít nhất một lần một tuần có nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng giai đoạn đầu thấp hơn 40% so với những người cho biết ăn cá ít hơn một lần một tháng hoặc hoàn toàn không.

                Duy trì một lối sống năng động

                • Trong một nghiên cứu dài hạn (15 năm), sau khi xem xét các yếu tố nguy cơ khác như cân nặng, nồng độ cholesterol và tuổi tác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có lối sống hay vận động ít có nguy cơ mắc thoái háo điểm vàng hơn 70% so với những người ít vận động trong nghiên cứu.
                • Để được đưa vào nhóm “hay vận động”, người tham gia phải đã đi bộ ít nhất hai dặm mỗi ngày, ba lần mỗi tuần, hoặc thực hiện một mức độ hoạt động tương đương.

                Ăn trái cây và các loại hạt hàng ngày

                • Một nghiên cứu tại Trường Y Harvard cho thấy những người tham gia ăn ba phần trái cây trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng thể "ướt" hoặc tiến triển thấp hơn đáng kể.
                • Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng ăn các loại hạt giúp ngăn chặn sự tiến triển của thoái hóa điểm vàng giai đoạn sớm hoặc giai đoạn trung gian đến các giai đoạn tiến triển hơn của bệnh.

                Cắt giảm carbohydrate tinh chế khỏi chế độ ăn uống

                • Chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế (ví dụ: đồ uống có đường, bánh mì trắng, khoai tây nướng, bánh rán và khoai tây chiên giòn) có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng.
                • Thay thế những thực phẩm này bằng trái cây, các loại hạt, rau và nước.

                Theo dõi huyết áp và nồng độ cholesterol

                • Một số nghiên cứu cho thấy việc kiểm soát mức cholesterol trong máu có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Cholesterol là một chất béo có thể tích tụ trong mạch máu, ức chế lưu lượng máu cần thiết để duy trì sức khỏe của mô mắt.
                • Ngoài ra, kiểm soát huyết áp có thể có vai trò quan trọng đối với việc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Các nghiên cứu lớn đã tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa huyết áp cao và sự phát triển của dạng thoái hóa điểm vàng “ướt”, tiến triển, có khả năng gây mù lòa.

                Đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng xanh

                • Ở thời điểm này, mặc dù không có bằng chứng thuyết phục rằng việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời gây ra thoái hóa điểm vàng, một số nghiên cứu cho thấy ít nhất mối liên quan giữa thoái hóa điểm vàng và mức tiếp xúc tích lũy với tia UV và ánh sáng "xanh dương" năng lượng cao trong suốt cuộc đời của một người.
                • Để được an toàn, bạn nên đeo kính râm có tác dụng chặn 100% tia UV của mặt trời và một lượng đáng kể ánh sáng xanh dương có thể nhìn thấy, bất cứ khi nào bạnị ở ngoài trời vào ban ngày.

                Đi khám mắt thường xuyên

                • Trong quá trình khám mắt toàn diện, chuyên gia chăm sóc mắt của bạn có thể phát hiện sớm các vấn đề về thị lực và các mối quan tâm về sức khỏe mắt trước khi bạn nhận thấy chúng và khi nào các phương pháp điều trị có thể hiệu quả nhất.
                Đi khám mắt thường xuyên để sớm phát hiện các vấn đề về thị lực
                Đi khám mắt thường xuyên để sớm phát hiện các vấn đề về thị lực
                Phòng ngừa thoái hóa điểm vàng



              Công Ty cổ Phần Toplist
              Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
              Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
              Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
              Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
              Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy