Top 11 mẹo cho giáo viên tự tin nhất khi đứng lớp

Cogailanhlung Violet 13118 1 Báo lỗi

Dù bạn là 1 giáo viên có kinh nghiệm lâu năm hay mới bắt đầu vào nghề thì cũng có những lúc bạn gặp phải một số tình huống bất ngờ xảy ra trong lớp học. Để tự ... xem thêm...

  1. Trang phục là một trong những vấn đề được các thầy cô quan tâm nhất trước mỗi giờ lên lớp. Họ luôn mong muốn học trò của mình không những ngưỡng mộ về kiến thức, phương pháp giảng dạy cả mình mà còn muốn vẻ bề ngoài vừa phù hợp chuẩn mực sư phạm lại vừa sang, đẹp trong mắt học trò.


    Vì vậy việc chọn lựa trang phục phải phù hợp, không nên mặc váy quá ngắn cũng như quần áo quá mỏng. Tuyệt đối không nên mặc những bộ đồ ở nhà khi đến lớp. Trong trường hợp bạn gặp phải vấn đề về trang phục như: quên khóa, áo chẳng may bị sổ chỉ, dính màu...bạn nên bình tĩnh để xử lí. Có thể khi đó bạn xin ra ngoài để chỉnh lại trang phục hoặc nhờ giáo viên khác kiểm tra giùm nhé.

    Áo dài - sự lựa chọn hoàn hảo cho GV
    Áo dài - sự lựa chọn hoàn hảo cho GV
    Váy công sở sang trọng
    Váy công sở sang trọng

  2. Rất nhiều thầy cô có thói quen trình bày bảng cẩu thả khiến học sinh khó quan sát, vừa mất thẩm mĩ. Vì vậy các thầy cô nên chia bảng ra các phần như phần nội dung chính, phần nháp... (chú ý nên dùng thước để chia bảng) để học sinh dễ quan sát và không nhầm lẫn khi ghi bài.
    Trình bày bảng đẹp
    Trình bày bảng đẹp
    Trình bày bảng cẩu thả
    Trình bày bảng cẩu thả
  3. Học sinh cũng rất để ý đến dáng đi, đứng của giáo viên trong mỗi tiết dạy nên bạn đừng xem nhẹ vấn đề này nhé.
    Giáo viên nên đi thẳng, các bước đi vừa phải, chậm rãi. Khi đứng không nên dang chân quá rộng, hay ngồi vắt vẻo lên ghế, bàn. bước đi nên nâng cao dép, giày không để gây ra tiếng động quá mạnh làm học sinh chú ý. Nếu có 1 vài em không hiểu bài nên bước lại gần em đó và chỉ bài cho bạn ấy hiểu.
    Dáng đứng lịch thiệp
    Dáng đứng lịch thiệp
    Dáng đi, đứng
  4. Nhiều thầy cô không để ý đến phấn viết của mình nhưng nên nhớ luôn bẻ phấn ngắn (lý tưởng là 2 cm), mục đích tránh gãy phấn khi viết, đồng thời đề phòng trường hợp quên giáo án có thể lợi dụng cơ hội đổi phấn mới, ngó lại giáo án nhé.
    Phấn viết bảng
  5. Bạn nên chỉ sử dụng một tay để viết bảng hoặc lau bảng thôi nhé, tay còn lại sử dụng để chấn chỉnh trang phục...vì khi trời nắng nóng mồ hôi nhiều, các thầy cô dùng thường có thói quen lấy tay để lau như vậy phấn sẽ bị dính vào mặt mũi khiến thầy cô mất tự tin. Và khi viết không nên tì mạnh tay lên bảng, chữ viết không nên quá to hoặc quá nhỏ, nên viết kích cỡ chữ đều nhau và thẳng hàng.
    Viết và lau bảng
    Viết và lau bảng
  6. Nhiều thầy cô không kìm chế được cảm xúc của mình, khi học sinh mất trật tự liền quát mắng om sòm làm các lớp xung quanh đều nghe. Nhưng bạn chú ý không nên như thế, chỉ nhắc nhỏ, không nên la hét. Nếu em đó không nhẹ có thể mời ra ngoài để không ảnh hưởng đến các bạn và chất lượng giờ day. Lúc giảng bài nên thư thái, giọng nói vừa, không quá nhỏ để học sinh dễ hiểu. Nếu lớp quá đông có thể sử dụng thiết bị trợ giảng nhé.
    Phong thái tự nhiên
    Phong thái tự nhiên
    Thiết bị trợ giảng cho GV
    Thiết bị trợ giảng cho GV
  7. Là GV không có nghĩa cái gì chúng ta cũng biết, cũng hiểu sâu sắc. Nên khi lên lớp sẽ gặp không ít câu hỏi bất ngờ của học sinh mà tạm thời bản thân chưa có câu trả lời hoặc chưa hiểu sâu về câu hỏi của HS. Trong trường hợp này bạn không nên bối rối, cũng không nên trả lời một cách mơ hồ hay lờ đi mà hãy thử áp dụng những mẹo sau:

    • Bạn có thể hẹn em ra chơi hoặc ra về sẽ trả lời riêng.
    • Bạn có thể trả lời "Vấn đề trên rất dài, em có thể tự nghiên cứu, đi sâu hơn. Cô sẽ cho em sách để tìm hiểu vấn đề em quan tâm". Hay là "Vấn đề rất hay nhưng hiện tại cô không nhớ rõ, ngày mai cô sẽ trả lời cho em nhé".
    • Trả lời khái quát, chuyển hướng lại trọng tâm bài giảng.
    Khi học sinh không trả lời được câu hỏi
    Khi học sinh không trả lời được câu hỏi
  8. Để một tiết học chất lượng và bạn có được phong thái tốt, tự tin giảng dạy thì nhất định bạn phải chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nhé. Hãy thử tưởng tượng các tình huống và các câu hỏi trước mỗi bài dạy bạn sẽ không bị bỡ ngỡ khi gặp các câu hỏi hóc búa của HS.
    Giáo viên chuẩn bị bài trước khi lên lớp
    Giáo viên chuẩn bị bài trước khi lên lớp
  9. Một trong những điều làm nên một giáo viên chủ nhiệm giỏi là sử dụng sơ đồ giảng dạy. Giáo án nên soạn kỹ, song nên có một sơ đồ giảng dạy để tránh nhầm lẫn. Chỉ cần nhìn nhanh qua sơ đồ là biết mình đang giảng đến đâu.

    Có một sơ đồ giảng dạy
    Có một sơ đồ giảng dạy
  10. Luôn để dự trữ 2-5 phút để củng cố cho học sinh. Lụt giáo án có thể củng cố dài hơn, nhưng đã cháy là hết chữa. Luôn làm chủ thời gian nằm trong bí kíp giúp trở thành giáo viên dạy giỏi, nên các thầy cô không thể coi nhẹ.

    Để thời gian dự trữ
    Để thời gian dự trữ
  11. Các cô đi giày cao có khả năng bị ngã. Một số cô thấp sẽ khó khăn khi viết bảng, các cô nên chia bảng ngay khi bắt đầu bài giảng. Chia thành 3 phần, các ví dụ ghi ở phần thứ ba, cuối cùng nếu cần viết ý chính thì xóa ở phần ví dụ.

    Chia bảng để viết dễ dàng
    Chia bảng để viết dễ dàng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy